Kết Quả Bảo Lãnh Phát Hành L/c Tại Vpbank Các Năm 2004 – 2006


Kết quả đạt được từ nghiệp vụ phát hành L/C của VPBank thời gian qua như sau:

Bảng 6: Kết quả bảo lãnh phát hành L/C tại VPBank các năm 2004 – 2006

Đơn vị: 1000 USD



Bảo lãnh mở L/C

2004

2005

2006

Số

món

Doanh

số

Số

món

Doanh

số

Số

món

Doanh

số

L/C trả ngay

350

26.000

475

37.868

740

59.600

L/C trả chậm

50

1.000

35

900

70

1.400

Tổng L/C phát hành

400

27.000

510

38.768

810

61.000

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 97 trang tài liệu này.

Hoạt động tài trợ thương mại quốc tế theo phương thức thanh toán tín dụng chứng từ tại VPBank - thực trạng và giải pháp - 7

(Nguồn: Báo cáo hoạt động thanh toán quốc tế các năm 2004 – 2006)

Từ bảng số liệu trên ta thấy quy mô hoạt động bảo lãnh phát hành L/C của VPBank không ngừng tăng lên qua các năm. So với năm 2004, số lượng và trị giá L/C do VPBank bảo lãnh phát hành trong năm 2005 và 2006 đều tăng khá mạnh, năm sau có bước phát triển hơn năm trước. Cụ thể, về giá trị L/C phát hành năm 2005 tăng 43,6% so với năm 2004 còn năm 2006 tăng 57% so với năm 2005 và 190% so với năm 2004. Điều này không chỉ chứng tỏ uy tín của VPBank trong TTQT mà còn khẳng định sự lớn lên về quy mô của hoạt động hỗ trợ NK tại VPBank trong điều kiện thị trường cạnh tranh ngày càng khốc liệt.

Về phát hành L/C trả chậm, cũng như các nghiệp vụ khác, VPBank luôn tuân theo các quy định của Thống đốc NH Nhà nước Việt Nam, đúng thông lệ quốc tế, phù hợp với chính sách XNK hàng năm của Chính phủ, các quy định hiện hành của Nhà nước và của các Bộ, Ngành có liên quan đến vay, trả nợ nước ngoài.

Theo thời hạn trả chậm, L/C trả chậm có hai loại là dưới một năm và trên một năm. Việc cho phép mở L/C trả chậm có nghĩa là VPBank cam kết


bảo lãnh cho khách hàng vay nợ nước ngoài mà theo đó trong trường hợp người NK đến kỳ hạn thanh toán không trả được nợ thì NH phải trả thay. Vì vậy, NH phải xem xét việc mở L/C trả chậm theo các điều kiện như đối với một khoản cho vay.

VPBank đồng ý mở L/C trả chậm cho các khách hàng có đủ các điều kiện sau:

Khách hàng là DN được phép kinh doanh XNK trực tiếp có đầy đủ tư cách pháp nhân, thành lập và hoạt động theo Luật Doanh nghiệp Việt Nam.

DN có tình hình tài chính lành mạnh, đang hoạt động bình thường, kinh doanh có lãi và có phương án sản xuất kinh doanh khả thi, có khả năng trả nợ nước ngoài khi đến hạn thanh toán L/C.

Ngoài ra, khách hàng phải làm rõ các nguồn vốn đảm bảo thanh toán L/C:

- Thực hiện ký quỹ bằng USD hoặc VND (mức ký quỹ tối thiểu 80% giá trị L/C).

- Hoặc đủ điền kiện và được ký hợp đồng bảo lãnh của các NHTM quốc doanh, NHTM cổ phần có uy tín.

- Hoặc có hợp đồng tín dụng ký với NH cam kết phát tiền vay thanh toán L/C khi đến hạn.

- Hoặc có tiền gửi đối ứng của Tổng công ty, của một NH khác hoặc tiền gửi VND của chính DN.

- Hoặc có tài sản cầm cố, thế chấp. Phương thức cầm cố bằng chính lô hàng NK đối với những trường hợp được Chính phủ cho phép.

Tuy nhiên, chính những quy định chặt chẽ này đã làm giảm đáng kể nhu cầu mở L/C trả chậm từ phía khách hàng do họ phải đáp ứng những yêu cầu cao hơn về điều kiện xin mở L/C cũng như mức ký quỹ.

VPBank bảo lãnh mở L/C trả chậm dưới một năm cho khách hàng NK nguyên vật liệu gia công hàng XK, nhiên liệu, nguyên liệu vật tư sản xuất như phân bón, xăng dầu, xi măng…Ngoài ra, VPBank còn bảo lãnh mở L/C trả


chậm cho khách hàng có nhu cầu NK chậm máy móc thiết bị, dây chuyền sản xuất…VPBank chỉ bảo lãnh mở L/C trả ngay và L/C trả chậm dưới một năm cho khách hàng và đến nay vẫn chưa thực hiện bảo lãnh đối với L/C trả chậm trên một năm.

Hoạt động bảo lãnh và mở L/C trả chậm tại VPBank được quản lý chặt chẽ, chỉ dành cho những DN đảm bảo kinh doanh có hiệu quả, chắc chắn trả được nợ, hồ sơ pháp lý chặt chẽ, cho đến thời điểm này chưa phát sinh khoản nợ quá hạn nào, NH chưa phải thanh toán thay khoản nào.

1.2. Tài trợ thanh toán L/C nhập khẩu


Khi có nhu cầu xin tài trợ thanh toán L/C NK, khách hàng phải lập phương án sản xuất kinh doanh cho lô hàng nhập về. Đây là một hình thức NH cho vay bắt buộc đối với nhà NK. Tại VPBank, mỗi khách hàng đều có một hạn mức tín dụng nhất định và họ được phép vay trong hạn mức tín dụng đó. Thông thường khách hàng phải có tài sản thế chấp để đảm bảo khoản nợ vay. Nếu không có tài sản thế chấp hoặc bảo lãnh bởi chính NH đứng ra làm nghiệp vụ bảo lãnh thì phải thế chấp bằng chính lô hàng nhập. NH xem xét cẩn thận về uy tín của khách hàng, tình hình tài chính, lô hàng nhập phải dễ tiêu thụ trên thị trường, giá cả ổn định…Tùy theo sự thẩm định của NH mà quyết định tỷ lệ tài trợ.

Bảng 7: Tài trợ thanh toán L/C tại VPBank các năm 2004 – 2006

Đơn vị: USD


Chỉ tiêu

2004

2005

2006

Số món L/C được tài trợ thanh toán

14

25

31

Tổng số tiền

206.300

331.025

408.750

(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh VPBank các năm 2004 – 2006)


Từ bảng trên có thể thấy giá trị tài trợ thanh toán L/C NK tại VPBank từ 2004 – 2006 luôn tăng trưởng. Năm 2005 doanh số cho vay tài trợ NK tăng 60,5% so với năm 2004, bước sang 2006 con số này đã phát triển thêm 23,5% so với năm 2005 và 98% so với năm 2004. Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng năm 2006 giảm so với năm 2005.

1.3. Bảo lãnh nhận hàng


Bảo lãnh nhận hàng là hình thức tài trợ của NH nhằm giúp cho người NK có thể lấy được hàng trong trường hợp hàng hoá đến trước bộ chứng từ, đặc biệt là khi chưa có vận đơn gốc.

VPBank, cũng như những NH khác, thực hiện nghiệp vụ bảo lãnh nhận hàng nhằm mục đích duy trì mối quan hệ thường xuyên với khách hàng và tạo điều kiện tốt nhất cho khách hàng là các nhà NK. Hình thức tài trợ này được thực hiện phổ biến tại VPBank, nó mang lại nhiều lợi ích cho nhà NK bởi hình thức này giúp nhà NK nhận được hàng ngay, tiết kiệm được chi phí lưu kho lưu bãi. Tuy vậy, việc phát hành bảo lãnh có thể mang lại rủi ro cho NH nên NH rất cẩn trọng khi thực hiện nghiệp vụ này.

VPBank chỉ bảo lãnh nhận hàng (trường hợp chưa có vận đơn gốc) cho người NK đi nhận hàng khi người NK đó đã có đủ số dư trên tài khoản ký quỹ để thanh toán L/C bất kể bằng vốn tự có hay vốn vay NH hoặc đã hoàn tất thủ tục nhận nợ vay với VPBank đối với L/C trả ngay hoặc đã chấp nhận hối phiếu đối với L/C trả chậm.

Ngoài ra, khách hàng còn phải đáp ứng các điều kiện là khi bộ chứng từ gốc chưa về đến VPBank thì khách hàng phải lập văn bản chấp nhận đối với bộ chứng từ bất đồng, không khiếu nại gì liên quan đến việc nhận lô hàng và cam kết thanh toán vô điều kiện.

2. Tài trợ xuất khẩu


2.1. Tài trợ vốn cho doanh nghiệp xuất khẩu


Hoạt động tài trợ vốn cho doanh nghiệp XK thực hiện thanh toán theo phương thức TDCT tại VPBank bao gồm:

Tài trợ vốn lưu động để thu mua, chế biến, sản xuất hàng XK theo quy định của L/C.

Tín dụng ngắn, trung, dài hạn trực tiếp cho doanh nghiệp XK thanh toán theo phương thức TDCT qua VPBank.

VPBank đặc biệt ưu tiên các doanh nghiệp XK Việt Nam chỉ định VPBank là NH thông báo hoặc thanh toán L/C hoặc các DN cam kết bán lại ngoại tệ từ doanh thu hàng xuất cho VPBank. Việc vay trả chủ yếu thực hiện bằng VND.

Tại VPBank, các hoạt động tín dụng tài trợ XK trên đều do Phòng Tín dụng thực hiện mà không liên quan gì đến Phòng Thanh toán quốc tế.


Bảng 8: So sánh doanh số tài trợ vốn XK với doanh số cho vay tương ứng của VPBank qua các năm 2004 – 2006.

Đơn vị: Triệu đồng


Chỉ tiêu

Năm 2004

Năm 2005

Năm 2006

Cho vay ngắn hạn

1.004.349

1.407.151

2.310.429

Tài trợ vốn ngắn hạn cho XK

(Tỷ trọng trong cho vay ngắn hạn)

180.782

(18%)

239.215

(17%)

485.190

(21%)

Cho vay trung, dài hạn

861.015



Tài trợ vốn trung, dài hạn cho XK

(Tỷ trọng trong cho vay trung, dài hạn)

86.101

(10%)

208.917

(13%)

266.883,4

(13,8%)

(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh của VPBank các năm 2004 – 2006)


Từ bảng trên ta thấy, tỷ lệ vốn tài trợ cho XK bằng cách cho vay ngắn hạn tuy chiếm tỷ trọng không lớn nhưng đang có xu hướng tăng dần. Mặc dù trong năm 2005, tỷ trọng vốn ngắn hạn tài trợ cho XK trong tổng giá trị cho vay ngắn hạn giảm xuống chỉ còn 17% (giảm 1% so với năm 2004) nhưng doanh số cho vay thì lại tăng từ 180782 triệu đồng lên 239215 triệu đồng, và sang đến năm 2006 thì tăng lên 485190 triệu đồng (tăng 2,02 lần). Có được sự tăng trưởng này là do những năm gần đây, Nhà nước có chính sách khuyến khích đẩy mạnh XK, theo đó đã có rất nhiều các DN tham gia vào thị trường XNK và nhu cầu tài trợ vốn từ NH của các DN này do đó mà cũng tăng lên. Thêm vào đó, VPBank cũng có những chính sách ưu đãi lãi suất khi tài trợ cho sản xuất, chế biến và gia công hàng XK. Chính vì vậy, trong những năm qua số lượng khách hàng tìm đến với VPBank xin được tài trợ ngày càng tăng, từ đó làm cho doanh số tài trợ tăng lên.

Bên cạnh đó, tài trợ bằng cách cho vay trung, dài hạn chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng doanh số cho vay trung, dài hạn và tăng với tốc độ khá chậm. Điều này có thể giải thích do hoạt động kinh doanh XNK tiềm ẩn những rủi ro


khó lường và thiệt hại khi có rủi ro xảy ra thường nặng nề cho các bên, chính vì vậy, các NH nói chung và VPBank nói riêng còn khá e dè trong việc tài trợ trung, dài hạn cho hoạt động này.

Để có cái nhìn cụ thể hơn về hoạt động tài trợ XK theo phương thức thanh toán L/C tại VPBank, ta xem xét bảng số liệu sau:

Bảng 9: So sánh tài trợ vốn XK theo phương thức thanh toán L/C với tài trợ vốn XK tương ứng qua các năm 2004 – 2006

Đơn vị: Triệu đồng



Chỉ tiêu

Năm 2004

Năm 2005

Năm 2006

Trị giá

Tỷ trọng

Trị giá

Tỷ trọng

Trị giá

Tỷ trọng

Tài trợ vốn XK ngắn hạn

180.782


239.215


485.190


Tài trợ vốn XK theo phương thức L/C

54.234

30%

76.548,8

32%

160.112,7

33%

Tài trợ vốn XK trung, dài hạn

86.101


208.917


266.883,4


Tài trợ vốn XK theo phương thức L/C

5.166

6%

10.445,8

5%

21.350,6

8%

(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh của VPBank các năm 2004 – 2006)

Từ bảng trên có thể thấy tỷ trọng tài trợ vốn XK ngắn hạn theo phương thức thanh toán TDCT trong tài trợ vốn XK ngắn hạn là khá lớn (30%), còn tỷ trọng tài trợ vốn trung, dài hạn lại khá khiêm tốn (5% – 8%). Điều này chứng tỏ tài trợ XK vốn trung, dài hạn ít được khách hàng yêu cầu ở NH hoặc NH chưa chú ý đến loại hình tài trợ này. Có thể giải thích điều này là do các DN XK chủ yếu xin được NH tài trợ vốn ngắn hạn để thu mua, chế biến, sản xuất hàng XK theo quy định của L/C.

2.2. Bảo lãnh thực hiện hợp đồng


Bảo lãnh thực hiện hợp đồng được sử dụng thay thế cho yêu cầu ký quỹ mà người NK đề nghị đối với người XK để đảm bảo bồi thường vi phạm hợp đồng trong trường hợp người XK không thực hiện hợp đồng như không giao hàng, giao hàng thiếu hoặc giao hàng kém chất lượng…. Nếu vi phạm, người XK phải chịu phạt với mức phạt thường có giá trị từ 5 – 10% giá trị của hợp đồng thương mại.

VPBank bắt đầu thực hiện nghiệp vụ bảo lãnh thực hiện hợp đồng từ năm 2001. Doanh số bảo lãnh của VPBank tăng qua các năm nhưng trong đó doanh số bảo lãnh thực hiện hợp đồng còn rất hạn chế, chiếm tỷ trọng rất nhỏ (khoảng 0,1%), có tăng nhưng tăng rất chậm.

2.3. Chiết khấu bộ chứng từ hàng xuất theo L/C


Đây là nghiệp vụ VPBank thực hiện khá hiệu quả trong thời gian gần đây. Chiết khấu bộ chứng từ hàng xuất nhằm mục đích hỗ trợ vốn cho các DN XK trong khi chờ người NK thanh toán. Cụ thể trong hình thức này, VPBank ứng trước một phần giá trị của bộ chứng từ cho nhà XK. Tại VPBank, chiết khấu được thực hiện trên cơ sở có truy đòi.

VPBank sẽ quyết định đồng ý hoặc không đồng ý chiết khấu tuỳ theo mức độ tín nhiệm của khách hàng sau khi xem xét, đánh giá bộ chứng từ và điều kiện chiết khấu. VPBank sẽ ứng trước cho nhà XK một phần giá trị bộ chứng từ trên cơ sở nhà XK chuyển nhượng quyền đòi tiền cho NH với điều kiện:

L/C do một NH có uy tín phát hành, có quan hệ đại lý với VPBank và L/C phải do VPBank thông báo cho khách hàng (trừ trường hợp khách hàng có hạn mức tín dụng tại VPBank).

VPBank được quyền truy đòi khách hàng số tiền đã chiết khấu (kể cả phí chiết khấu và phí dịch vụ) trong trường hợp NH nước ngoài từ chối thanh toán bộ chứng từ vì bất cứ lý do gì.

Xem tất cả 97 trang.

Ngày đăng: 04/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí