Gia Định tam gia thi trong tiến trình văn học Hán Nôm Nam bộ - 9


thuyết, tư tưởng Nho gia, mà quan trọng hơn là dùng thơ để bộc lộ tư tưởng, tình cảm, những suy nghĩ, cảm xúc của tác giả, của chủ thể trữ tình.

Những bài thơ Trịnh Hoài Đức làm trong thời gian cuộc chiến xảy ra trên vùng đất Nam Bộ vốn khá thanh bình này ghi lại cảm xúc của ông và ghi lại sự kiện loạn lạc bấy giờ:

囘首京華淚暗垂

生民荼毒巿朝移

飽食鵶鴉郊噪喜無依燐鬼夜嗁悲江流半是英雄血真宰冥冥知不知

Hồi thủ kinh hoa lệ ám thuỳ,

Sinh dân đồ độc thị triều di…

… Bão thực nha nha giao táo hỉ, Vô y lân quỷ dạ đề bi.

Giang lưu bán thị anh hùng huyết, Chân tể minh minh tri bất tri?

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 409 trang tài liệu này.

(Trịnh Hoài Đức, Thương loạn)

(Ngoảnh đầu nhìn kinh đô, lệ chảy thầm, Dân chúng lầm than, triều chợ đổi dời.

Gia Định tam gia thi trong tiến trình văn học Hán Nôm Nam bộ - 9

… Lũ kền kền no mừng kêu ồn ã ngoài ven thành,

Ma trơi chẳng nơi nương tựa, kêu khóc thảm thiết trong đêm.)

Dòng sông một nửa là máu của bao anh hùng, Cõi trời cao xa có biết chăng?)

Nếu ngòi bút các tác giả không hướng vào hiện thực xã hội, không quan sát hiện thực xã hội, hẳn không thể có những lời thơ ghi lại cảnh loạn lạc trong vùng đất mới vốn khá bình yên này.

Cuộc chiến nơi thành Đồ Bàn năm 1800, có thể nói, hiện lên đầy đủ tính thê lương, chất rùng rợn của nó chỉ với hai câu thơ, mà chính tác giả từng nói “nhắc đến sa trường, cả trong mơ vẫn kinh hoàng”:

木末經秋粘戰血

禾根入夜宿奇兵

Mộc mạt kinh thu niêm chiến huyết,

Hoà căn nhập dạ túc kỳ binh.

(Trịnh Hoài Đức, Thu nhật Cầu Mông sơn đồn thư sự)

(Ngọn cây trải qua mùa thu còn dính vết máu nơi chiến trận, Gốc lúa vào đêm lại chứa thêm kỳ binh)

Cảnh tượng nơi đồn lính giữa núi non cũng được tái hiện khá sinh động dưới ngòi bút của tác giả, chứng tỏ khả năng miêu tả của Trịnh Hoài Đức vừa chân thực vừa mang tính khái quát cao:


淋漓砦壁滑如酥

壑漲溪漫雨載途卒掛簑衣傳將令濠關木馬洗觚殳鼓鳴帥幕聲猶濕檄發詞言墨尚濡

Lâm ly trại bích hoạt như tô, Hác trướng khê mạn vũ tái đồ. Tốt quải xoa y truyền tướng lệnh, Hào quan mộc mã tẩy cô thù.

Cổ minh soái mạc thanh do thấp, Hịch phát từ ngôn mặc thượng nhu.

(Trịnh Hoài Đức, Sơn đồn thu vũ)

(Vách trại ướt nhèm, trơn như váng sữa, Suối khe tràn nước, mưa ngập đường.

Lính mang áo tơi, truyền lệnh của tướng, Dưới hào đóng cọc ngang, rửa khí giới.

Tiếng trống vang nơi trướng soái, tiếng nghe như ướt, Hịch đưa ra từ người thảo hịch, mực còn đẫm.)

Những ghi chép mang tính hiện thực không hiếm trong thơ Trịnh Hoài Đức, nhưng ghi lại cảnh chiến tranh loạn lạc như thế thì quả là không nhiều. Nhưng quan niệm văn chương ghi lại hiện thực đó sẽ có dịp phát huy với những nhà thơ Nam Bộ trong giai đoạn sau, đặc biệt là khi điểm nhìn của họ đứng về phía nhân dân.

Một loạt sáng tác thiên về tả cảnh trữ tình được làm trong thời gian đầu của Trịnh Hoài Đức, Ngô Nhân Tĩnh và trên đường đi sứ Trung Quốc của cả ba nhà thơ, phần nào đó nói lên việc dùng thơ trước hết là để ghi chép sự việc, miêu tả cảnh vật, bày tỏ quan điểm, ghi lại cảm xúc của mình như ông từng nói:

因其境多艱苦,跡遍華夷,即故即景題情,篇什幾已盈尺 Nhân kỳ cảnh

đa gian khổ, tích biến Hoa Di, tức cố tức cảnh đề tình…” (Bởi tình cảnh của tôi nhiều gian khổ, vết tích in khắp trong và ngoài nước, nên chi gặp cảnh sinh tình mà đề thơ…) (Trịnh Hoài Đức, Tự tự).

Lê Quang Định khi có mối tình muốn bày tỏ, thì:

呼童供筆墨索韻賦騷情

Hô đồng cung bút mặc, Sách vận phú tao tình.

(Lê Quang Định, Vãn thi hứng)1


1 Các trích dẫn thơ của Lê Quang Định trong đây đều trích dẫn từ Hoa Nguyên thi thảo, ký hiệu A.779 (phần sau, đóng chung với Thập Anh thi tập của Ngô Nhân Tĩnh), Thư viện Viện Nghiên cứu Hán Nôm Hà Nội lưu trữ.


(Gọi trẻ nhỏ đem bút mực ra, Tìm vần tả mối tình tao nhã.)

Có thơ là do xúc cảm ở lòng:

百感有詩皆去國寸心無愧是登高

Bách cảm hữu thi giai khứ quốc, Thốn tâm vô quý thị đăng cao.

(Lê Quang Định, Lữ trung trùng cửu)

(Trăm nỗi niềm, có thơ, vì xa quê hương, Một tấc lòng không thẹn, nên cứ lên cao.)

Và cả khi viếng mộ cha mẹ, Lê Quang Định cũng dùng thơ để bày tỏ lòng thành:

幸逢今祭掃

命筆記心誠

Hạnh phùng kim tế tảo, Mệnh bút ký tâm thành.

(Lê Quang Định, Khốc tiên phần)

(May gặp ngày tảo mộ cúng tế, Lấy bút ghi lại tấm lòng thành.)

Trong ba nhà thơ, Trịnh Hoài Đức là người thể hiện quan niệm này rõ nhất.

Những bài thơ ông làm đều ghi lại tình cảnh thực tại của ông với nhiều ghi chú bổ ích để người đọc có thể biết rõ về tác phẩm tác giả: 彙次紀年以表其時屬正僞,運際窮通,并自註事蹟名號庶備。他時采風之一助可也。 … vựng thứ kỷ niên dĩ

biểu kỳ thời thuộc chính nguỵ, vận tế cùng thông, tịnh tự chú sự tích danh hiệu thứ bị. Tha thời thái phong chi nhất trợ khả dã.” (… rồi sắp xếp theo thứ tự thời gian sáng tác để cho rõ chính nguỵ, vận cùng hay thông, đồng thời tự chú sự tích, danh hiệu đầy đủ. Ngày sau có góp nhặt phong tục thì cũng giúp ích được vậy.) (Trịnh Hoài Đức, Cấn Trai thi tập, Tự tự)

Hơn nữa, việc làm thơ của ông ban đầu với mục đích để lại cho con cháu biết được việc làm bình sinh của cha ông mà thôi: 留與子孫,使知余平生履歷有如此之磳磴以蓋保其後云耳,非著作之謂也 lưu dữ tử tôn, sử tri dư bình sinh lý lịch

hữu như thử chi tằng đặng dĩ cái bảo kỳ hậu vân nhĩ, phi trứ tác chi vị dã” (… để lưu con cháu, cho chúng biết lý lịch bình sinh của tôi từng có những khi vất vả gập ghềnh như thế, mà giữ gìn nó về sau, chứ không phải gọi là sáng tác gì cả.) (Trịnh Hoài Đức, Tự tự).


Tuy việc học hành của các ông xuất phát từ ý nghĩ làm rạng rỡ nếp tổ tiên, chấn chỉnh gia phong, nhưng ý thức của việc học làm thơ của Gia Định tam gia, trước hết là sự tự thoả mãn nhu cầu giải trí, một kiểu chơi văn nghệ, ghi lại cảm xúc, cảnh ngộ của chính mình, hoàn toàn không phải là học để thi cử, làm quan.

Chính Trịnh Hoài Đức ghi lại cảnh học làm thơ của ông và Ngô Nhân Tĩnh:

余以仁靜且長四歲,遂以世兄稱之,攜手文塲,刮摩淬礪其於經史子集,三教九流,凡遇同文之書必求竟讀,不辤駁雜鹵莽之笑 Dư dĩ Nhân Tĩnh

thả trưởng tứ tuế, toại dĩ thế huynh xưng chi, huề thủ văn trường, quát ma thối lệ, kỳ ư Kinh Sử Tử Tập, tam giáo cửu lưu, phàm ngộ đồng văn chi thư tất cầu cánh độc, bất từ bác tạp lỗ mãng chi tiếu” (Trịnh Hoài Đức, Tự tự Cấn Trai thi tập) (Tôi vì Nhân Tĩnh lớn hơn 4 tuổi, nên gọi bằng anh (thế huynh), cùng dắt tay vào trường văn, trau dồi rèn luyện. Đối với các sách Kinh, Sử, Tử, Tập, tam giáo cửu lưu1, hễ gặp được sách cùng chung văn tự chữ viết thì ắt tìm mà đọc, chẳng từ những thứ bị chê là tạp nham sơ sài.)

Cho nên vài năm sau, tuy các ông tức cảnh sinh tình, hạ bút thành thơ, nhưng

thấy nhạt nhẽo, chưa đạt được cái thần tình và phong cách của kinh Thi:

然亦時或着力更費推敲,欲入古學之藩籬,終落時文之圈套,不有勦襲陳腐則鄙俗浮媚。雖筆下成篇而味同嚼蠟,求其風雅神情,三百篇之軌轍,終不能得 Nhiên diệc thời hoặc trước lực cánh phí thôi xao, dục nhập cổ học chi

phiên ly, chung lạc thời văn chi quyển sáo, bất hữu tiễu tập trần hủ tắc bỉ tục phù mị. Tuy bút hạ thành thiên nhi vị đồng tước lạp, cầu kỳ phong nhã thần tình, tam bách thiên chi quỹ triệt, chung bất năng đắc” (Trịnh Hoài Đức, Tự tự Cấn Trai thi tập) (Nhưng cũng có khi dốc sức phí công tìm lời chọn chữ, muốn vào phên giậu của cổ học, rốt cuộc rơi vào sáo rỗng của văn chương thời nay, nếu không bắt chước theo lời xưa cũ thì lại quê mùa phù phiếm. Dẫu hạ bút thành thơ nhưng mùi vị nhạt nhẽo, muốn tìm vào khuôn phép của kinh Thi, thần tình của Phong, Nhã, mà rốt cuộc vẫn không thể được).

Kinh Thi là tiếng hát lời ca trong sinh hoạt của người dân Trung Quốc thời cổ đại, được Khổng Tử biên tập lại. Do vậy tinh thần của kinh Thi chính là sự phản ánh



1 Kinh sử tử tập: Các nhà thư tịch học của Trung Quốc chia sách vở thành 4 loại là kinh, sử, tử, tập. Ở đây chỉ sách vở nói chung; Tam giáo: ba đạo Nho, Phật và Lão; Cửu lưu: chín học phái của Trung Quốc là Nho gia, Đạo gia, Âm dương gia, Pháp gia, Danh gia, Mặc gia, Tung hoành gia, Tạp gia và Nông gia.


cuộc sống bằng chính lời ăn tiếng nói của dân chúng, và cũng vì thế, phong cách của kinh Thi là hồn nhiên, chất phác. Thế nhưng chất phác thôi chưa đủ, mà phải đẹp. Vẻ đẹp một bài thơ thường được người ta đánh giá “tự nhiên thiên thành” sinh động mà không thấy tỳ vết. Để làm được điều đó, nhà thơ phải thông qua sự rèn luyện, trau dồi, kinh lịch từ sách vở đến thực tế. Khi đó mới có thể có thơ hay. Thơ hay, chưa nói đến có thể truyền được lâu dài, hay có thể có ích cho phong hoá, mà trước hết, có thể chữa được bệnh người ta, căn bệnh về tinh thần thẩm mỹ, nó làm sướng khoái tinh thần như người xưa từng quan niệm.

Một bài thơ hay có thể làm cho cảnh vật cuộc đời, thế giới tự nhiên thêm rạng

rỡ:


錦綉新題光水閣管絃逸韻遶江城


Cẩm tú tân đề, quang thuỷ các,

Quản huyền dật vận, nhiễu giang thành.

(Lê Quang Định, Hựu)

(Đề thơ mới như gấm vóc, sáng rực đài gác trên sông,

Vần thơ cao vời tựa tiếng sáo đàn, vương vấn thành sông.)

Trịnh Hoài Đức thì cho rằng thơ hay, vần điệu phải thanh thoát trong ngần như

tiếng hạc và vẻ đẹp phải như uyên ương:

黃鶴新奇調鴛鴦俊逸篇

Hoàng hạc tân kỳ điệu, Uyên ương tuấn dật thiên.


trưa:

(Trịnh Hoài Đức, Bệnh đình Hà Nam tỉnh thành công quán…) (Vần điệu mới lạ như tiếng hoàng hạc,

Thơ cao nhã như dáng uyên ương.)

Ngô Nhân Tĩnh thấy sảng khoái khi làm xong một bài thơ, có thể ngủ đến xế

吟成詩一首睡已日三竿多得忘憂物托身處處安

Ngâm thành thi nhất thủ, Thụy dĩ nhật tam can.

Đa đắc vong ưu vật, Thác thân xứ xứ an.

(Ngô Nhân Tĩnh, Khách trung ngẫu thành)1


1 Các trích dẫn thơ của Ngô Nhân Tĩnh trong đây đều trích dẫn từ Thập Anh thi tập, ký hiệu A.779 (phần đầu, đóng chung với Hoa Nguyên thi thảo của Lê Quang Định), Thư viện Viện Nghiên cứu Hán Nôm Hà Nội lưu trữ.


(Ngâm thành một bài thơ,

Ngủ đến khi nắng lên ba cây sào.

Thường quên đi mọi lo nghĩ,

Thì mình ở nơi nào cũng được yên.)

Trịnh Hoài Đức thì dường như nói đến tác dụng làm thanh sạch tâm hồn của

độc giả, mà ông gọi là có thể dùng thơ để chữa bệnh:

不覺驚人句能操已病權

Bất giác kinh nhân cú,

Năng thao dĩ bệnh quyền.

(Trịnh Hoài Đức, Bệnh đình Hà Nam tỉnh thành công quán, Khâm mệnh Đề đốc toàn tỉnh học chính Ngô Phương Bồi dĩ tân khắc bản tập Vân Tiều thi tiên huệ

tống, thuyên kỳ khởi hành dĩ thi đạo tạ) (Bất chợt được câu thơ hay,

Có thể dùng để chữa bệnh.)

Những bài thơ hay bao giờ cũng là những tác phẩm toàn bích về mặt nghệ thuật cũng như nội dung. Nhưng để đạt được điều đó, nhà thơ phải điều phối kỹ thuật làm thơ của mình sao cho tự nhiên mà không tỳ vết. Vì vậy, có lúc Trịnh Hoài Đức đã rất khổ nhọc trong cấu tứ làm thơ: “Xao thi đối tuyết ngâm” (làm thơ ngâm trước tuyết) (Dạ toạ), tức đề cao cảnh vật gợi hứng thơ. Khổ nhọc trong việc cấu tứ làm thơ, nhưng Trịnh Hoài Đức chưa bao giờ lấy đó làm cứu cánh, mà quan trọng hơn hết là phải có tình, có cảnh, có việc mới có thơ. Trong một sáng tác khác, ông bày tỏ kiểu làm thơ vất vả sẽ ảnh hưởng đến tinh thần:

酒多戒蕩性

詩苦警勞神

Tửu đa giới đãng tính, Thi khổ cảnh lao thần.

(Trịnh Hoài Đức, Cấn Trai đề bích)

(Uống rượu thường răn tính buông thả, Làm thơ vất vả, coi chừng nhọc thần.)

Cái kiểu khổ ngâm cũng được ông tán thưởng nếu sự khổ ngâm đó mang lại cho thơ vẻ tân kỳ như một người bạn của ông là Bùi Độn Am:

爲愛清新調

都忘遲暮論

忽聞吟苦響知是裴遯門

Vị ái thanh tân điệu, Đô vong trì mộ luân.

… Hốt văn ngâm khổ hưởng, Tri thị Bùi Độn môn.


(Trịnh Hoài Đức, Phỏng Bùi Độn Am tịch thiên mê lộ khẩu chiếm) (Vì yêu điệu mới mẻ trong trẻo,

Nên quên nghĩ đến trời đã chiều tối.

… Chợt nghe tiếng ngâm thơ vất vả, Biết là đến cửa nhà của Bùi Độn.)

Và với ông, tự nhiên mới là đẹp toàn vẹn, cái gì ngược lại với tự nhiên hẳn

không tươi mới:

庭花開不折留賞自然春

Đình hoa khai bất chiết,

Lưu thưởng tự nhiên xuân.

(Trịnh Hoài Đức, Cấn Trai đề bích)

(Hoa ngoài thềm nở, đừng hái đi,

Để lại thưởng thức mùa xuân tự nhiên.)

Vì thế mà, ông cũng rất xem trọng hứng thơ đến tự nhiên:

起視夜何其橫窗月半規忙挑眠後燭快寫夢中詩

Khởi thị dạ hà kỳ?

Hoành song nguyệt bán quy. Mang khiêu miên hậu chúc, Khoái tả mộng trung thi.

(Trịnh Hoài Đức, Dạ khởi)

(Thức dậy nhìn đêm nó thế nào, Ngang song cửa sổ, nửa vành trăng. Vội khêu đèn sau giấc ngủ,

Viết nhanh bài thơ trong mộng.)

Trong sáng tác khác, Trịnh Hoài Đức cũng nhắc lại: 詩 興 無 勞 踏 雪 來 “Thi

hứng vô lao đạp tuyết lai” (Hứng thơ đến tự nhiên, không cần nhọc công đi dẫm tuyết) (Đề Trường Sa Triệu tri huyện phiến diện Lý Hàn lâm hoạ mai) cũng là đề cao hứng thơ xuất thần trong sáng tác.

酒 躋 稱 聖 斯 無 量

詩 到 驚 神 即 脫 胎

Tửu tê xưng thánh tư vô lượng, Thi đáo kinh thần tức thoát thai.

(Trịnh Hoài Đức, Đông nguyệt do Quảng Đông thủy trình

vãng Quảng Tây tỉnh…, 10)

(Rượu lên đến mức xưng thánh, thì là vô lượng,

Thơ đến chỗ kinh cả thần linh, ấy là thơ thánh)


Ngô Nhân Tĩnh từng yêu thích những câu thơ hay, nên thường tìm những câu

thơ hay để ngâm như kiểu Viên Mai:

詩索隨園尋好句舟臨倒水望迴潮

Thi sách Tuỳ Viên tầm hảo cú,

Chu lâm đáo thuỷ vọng hồi triều.

(Ngô Nhân Tĩnh, Nhâm Tuất niên mạnh đông, sứ hành do Quảng Đông thuỷ

trình vãng Quảng Tây, hoạ Trịnh Cấn Trai thứ Lạp Ông tam thập vận, 17)

(Thơ học Tuỳ Viên, thích tìm câu hay, Thuyền vào nước ngược, ưa nhìn sóng trào.)

Nếu Trịnh Hoài Đức trong đêm trở dậy chép nhanh bài thơ trong mộng, thì Ngô Nhân Tĩnh trong đêm dậy sửa lại những vần thơ trong ngày:

作客不成睡

三更起坐時寒磨燈下墨閒改日中詩

Tác khách bất thành thuỵ, Tam canh khởi toạ thì.

Hàn ma đăng hạ mặc, Nhàn cải nhật trung thi.

(Ngô Nhân Tĩnh, Dạ khởi)

(Thân làm khách, chẳng ngủ được, Canh ba, lại ngồi dậy.

Cái rét như mài người, người mài mực dưới ánh đèn,

Nhàn rỗi sửa thơ làm trong ngày.)

Cái kiểu làm thơ này của Ngô thật cũng đầy dụng công, có phải vì thế mà ta thấy từ ngữ trong thơ của Ngô Nhân Tĩnh trôi chảy nhẹ nhàng như chưa hề qua sự gọt dũa? Nhưng ông cũng tâm sự thật lòng rằng, thơ chỉ cần tỏ bày tâm sự với tri âm, mà chẳng dám khoe lời tuyệt diệu. Ông tự đùa cho việc làm thơ khó hơn việc rót rượu:

昔日詩多欠

今朝句苟完敢求文絕妙但願格平安斟酌樽中易推敲字上難可同知己和不許別人看

Tích nhật thi đa khiếm, Kim triêu cú tạm hoàn. Cảm cầu văn tuyệt diệu, Đãn nguyện cách bình an. Châm chước tôn trung dị, Thôi xao tự thượng nan. Khả đồng tri kỷ họa,

Bất hứa biệt nhân khan.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 02/02/2023