Vấn Đề Phiên Dịch, Giới Thiệu Thơ Gia Định Tam Gia


Thoái thực truy biên tập với ý nghĩa là lúc rảnh rỗi việc công lui về nhà sắp xếp thơ lại, gồm có 127 bài thơ được sáng tác từ những năm Nhâm Dần (1782) đến năm Tân Dậu (1801), trong đó: Thể ngũ ngôn tuyệt cú: 3 bài; Ngũ ngôn luật: 15; bài; Thất ngôn tuyệt cú: 10 bài; Thất ngôn luật: 99 bài.

Quan quang tập với ý nghĩa là “quan quốc chi quang” (xem xét cảnh quan đất nước) được ông sáng tác từ năm Nhâm Tuất (1802) đến Quý Hợi (1803), khoảng thời gian đi sứ Trung Quốc, gồm 152 bài, trong đó: Ngũ ngôn tuyệt cú: 7 bài; Ngũ ngôn luật thi: 12 bài; Lục ngôn tuyệt cú: 8 bài; Thất ngôn tuyệt cú: 3 bài; Thất ngôn luật: 122 bài.

Khả dĩ tập với ý nghĩa là có thể bày tỏ nỗi niềm, xuất ý từ câu “Thi khả dĩ hưng, khả dĩ quan, khả dĩ quần, khả dĩ oán” (xem Thi, nghĩa là có thể phấn khởi được ý chí, có thể xem xét phong tục, có thể hoà hợp được với mọi người, có thể bày tỏ nỗi sầu oán), tập hợp những bài thơ điếu vãn, thù tạc, ngâm vịnh… gồm 48 bài, trong đó: Ngũ ngôn cổ phong: 1 bài; Ngũ ngôn tuyệt cú: 10 bài; Thất ngôn luật: 37 bài, được sáng tác khoảng thời gian từ năm Giáp Tý (1804) đến năm Bính Tý (1816) như lời ông nói trong bài tự đề tựa của mình, nhưng theo chúng tôi thì, ít nhất cũng là năm Mậu Dần (1818). Về việc này, chúng tôi tìm thấy bài Thương đệ tam tử Thiên Hoá, phần nguyên chú có ghi: Mậu Dần niên mạnh thu chấp tứ nhật vong (mất ngày 24 tháng bảy năm Mậu Dần), mà năm Mậu Dần tức là 1818.

Về thể thơ được dùng trong Cấn Trai thi tập như sau:

Thể ngũ ngôn tuyệt cú: 20 bài; Ngũ ngôn luật: 27 bài;

Thất ngôn tuyệt cú: 13 bài; Thất ngôn luật: 258 bài; Lục ngôn tuyệt cú: 8 bài; Ngũ ngôn cổ phong: 1 bài.

Mỗi mặt giấy có 9 cột, mỗi cột 20 chữ, nếu đài hàng thì là 21 chữ.

1.3.2. Thập Anh thi tập của Ngô Nhân Tĩnh

Thập Anh thi tập (hay Thập Anh đường thi tập) của Ngô Nhân Tĩnh được Trịnh Hoài Đức cho khắc in lần đầu tiên vào năm Minh Mệnh thứ 3 (1822) chung với tập Cấn Trai thi tập của ông và Hoa Nguyên thi thảo của Lê Quang Định với

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 409 trang tài liệu này.


tên gọi chung là Gia Định tam gia thi. Thế nhưng, với tình hình tư liệu hiện nay, chúng tôi vẫn chưa tìm thấy bản in thật sự của Gia Định tam gia mà chỉ tìm thấy trang bìa Gia Định tam gia cùng với mục lục các thi tập của ba nhà trong Cấn Trai thi tập, được lưu trữ tại Thư viện Viện nghiên cứu Hán Nôm, Hà Nội, với ký hiệu A.1392 như chúng tôi đã mô tả ở trên.

Gia Định tam gia thi trong tiến trình văn học Hán Nôm Nam bộ - 7

Theo mục lục Gia Định tam gia thi tập tìm thấy trong Cấn Trai thi tập ký hiệu A.1392, thì Thập Anh thi tập có 187 bài:

Thể ngũ ngôn luật: 44 bài Thất ngôn tuyệt cú: 27 bài Thất ngôn luật: 116 bài

Toàn bộ văn bản thơ chữ Hán Thập Anh thi tập của Ngô Nhân Tĩnh và Hoa Nguyên thi thảo của Lê Quang Định lại được đóng chung thành quyển riêng, ký hiệu A.779bis, lưu tại Thư viện Viện Nghiên cứu Hán Nôm, Hà Nội. Theo chúng tôi suy đoán, thì hai tập thơ của Ngô Nhân Tĩnh và Lê Quang Định, có lẽ đã bị những người sưu tầm nộp cho Viện Viễn Đông bác cổ trước đây tách ra từ tác phẩm Gia Định tam gia thi vì mục đích kiếm lợi.

Thập Anh thi tập của Ngô Nhân Tĩnh gồm 187 bài thơ và 3 bài tựa:

Thập Anh đường thi tập tự của Trần Tuấn Viễn người Quảng Đông Trung

Quốc, viết vào năm Bính Dần, Gia Long năm thứ 5 (1806);

Thập Anh đường thi tự của Nguyễn Địch Cát viết vào năm Đinh Mão, Gia Long thứ 6 (1807);

Thập Anh đường thi tự của Bùi Dương Lịch viết vào năm Tân Mùi, Gia Long

thứ 10 (1811).

Theo bài tựa của Trần Tuấn Viễn, thì Thập Anh thi tập có hai phần: một phần viết trong thời gian ông phụng mệnh đi hỏi thăm tin tức vua Lê, và một phần được viết trong thời gian đi sứ năm Nhâm Tuất: “Tháng ba năm Bính Dần, tôi đến Việt Nam ngụ ở nhà người bạn cũ là (mất chữ) Binh (mất chữ) hầu gia. Hầu gia liền mang ra hai tập bản thảo thơ đưa tôi xem và nói tôi rằng, (mất chữ) vì tôi mà đề tựa. Tôi xem những bài thơ của ông, một tập được làm khi phụng mệnh tìm thăm tin tức của vua Lê, một tập được làm khi bắt bọn trộm cướp sang nộp cống” [2]. Nhưng với tình hình hiện nay, vẫn chưa thể xác quyết hết thời gian sáng tác của


từng bài cụ thể, ngoại trừ một số bài có ghi rõ, còn lại chỉ có thể đoán định để tìm hiểu tâm sự của ông một cách tương đối chính xác.

Tuy nhiên, văn bản chụp lại Thập Anh thi tập mà chúng tôi có được từ Thư viện Viện Nghiên cứu Hán Nôm Hà Nội, có một số bài bị thiếu khuyết mất chữ, nên không thể dịch được, đành chịu tồn nghi, chờ dịp thẩm sát lại. Ngoài ra, trong tập thơ còn bị mất tờ 11. Theo thống kê của chúng tôi, chỉ còn lại 182 bài, và từ mục lục khắc in của tập thơ (gồm có 187 bài) cho thấy, tập thơ bị thiếu mất 5 bài. Ở tờ 10b, bài Áo Môn lữ ngụ Xuân Hoà đường thư hoài, nhưng từ bài thứ ba, bị thiếu. Tiếp theo chúng tôi thấy có hai bài Thi Hoạ.

Theo một vài tư liệu mà Cao Tự Thanh đưa ra trong bài viết Văn học Hán Nôm ở Gia Định” của ông, thì bài Thi, Hoạ kia chính là nằm trong tựa Ức hữu đắc cầm kỳ thi hoạ tứ vịnh. Từ đó ta có thể biết, bản này bị thiếu mất 2 bài là Cầm Kỳ.

Như vậy, bản Thập Anh thi tập mà chúng tôi hiện có, mất tờ 11, trong đó có khắc những bài sau: nửa bài Áo Môn lữ ngụ Xuân Hoà đường thư hoài 3; nguyên bài Áo Môn lữ ngụ Xuân Hoà đường thư hoài 4, 5 và 6; và 2 bài Cầm Kỳ trong bộ tứ bài Ức hữu đắc cầm kỳ thi hoạ tứ vịnh.

Sở dĩ chúng tôi nói thế là căn cứ vào số cột và số chữ khắc in của tập thơ. Mỗi mặt có 9 cột, mỗi cột có 20 chữ. Dựa vào tờ 10, chúng ta dễ dàng suy ra được, tờ 11 bị thiếu những bài thơ như chúng tôi đã trình bày trên.

1.3.3. Hoa Nguyên thi thảo của Lê Quang Định

Hoa Nguyên thi thảo của Lê Quang Định được ông sáng tác trong thời gian đi sứ Trung Quốc. Trịnh Hoài Đức cho khắc in cùng với thơ ông và Ngô Nhân Tĩnh, gọi chung là Gia Định tam gia thi vào năm Minh Mệnh thứ 3 (1822). Như trên đã trình bày, văn bản tập thơ Hoa Nguyên thi thảo của ông (bản chúng tôi có) được ghép chung với Thập Anh thi tập của Ngô Nhân Tĩnh, ký hiệu A.779bis, Thư viện Viện Nghiên cứu Hán Nôm Hà Nội lưu trữ.

Nếu không kể bài tựa khắc in chung trong Gia Định tam gia của Trịnh Hoài Đức thì tập thơ Hoa Nguyên thi thảo của Lê Quang Định chỉ có bài Hoa Nguyên thi thảo tự của Ngọc Sơn Lê Lương Thận.

Từ mục lục khắc in Gia Định tam gia thi tập, thì Hoa Nguyên thi thảo có 77 bài, gồm:

Thơ ngũ ngôn luật: 7 bài


Thể thất ngôn tuyệt cú: 9 bài

Thể thất ngôn luật (bát cú): 61 bài

Theo chúng tôi thống kê, Hoa Nguyên thi thảo của Lê Quang Định, gồm 75 bài, thiếu mất 2 bài so với mục lục khắc in thời ấy. Trong đó, nhiều bài thơ được Ngô Thì Vị và Nguyễn Du điểm bình. Lễ Khê Ngô Thì Vị điểm bình 32 bài, Tố Như Nguyễn Du điểm bình 33 bài. Số lượng bài thơ mà Ngô Thì Vị và Nguyễn Du bình trùng nhau là 16 bài. Số cột trong mỗi tờ có 9 cột, mỗi cột 20 chữ như Cấn Trai thi tập Thập Anh thi tập.


1.4. VẤN ĐỀ PHIÊN DỊCH, GIỚI THIỆU THƠ GIA ĐỊNH TAM GIA

Thơ Gia Định tam gia, như trong phần lịch sử vấn đề chúng tôi đã trình bày

trên, đã được từng bước giới thiệu đến với bạn đọc.

Việc giới thiệu thơ Gia Định tam gia khởi đầu sớm nhất có lẽ là Lê Quang Chiểu với Quốc âm thi hiệp tuyển, xuất bản tại Sài Gòn năm 1903, trong đó giới thiệu 18 bài thơ Nôm của Trịnh Hoài Đức. Tuần báo Tân văn phát hành tại Sài Gòn, số 8-1935 có đăng bài thơ Nôm Từ giã mẹ đi sứ được cho là của Trịnh Hoài Đức. Sách Võ Trường Toản, phụ Gia Định tam gia của Nam Xuân Thọ, Tân Việt xuất bản ở Sài Gòn năm 1957 cũng có giới thiệu về Gia Định tam gia. Văn đàn bảo giám có giới thiệu hai bài thơ Nôm của Trịnh Hoài Đức.

Nguyễn Văn Sâm trong Văn học Nam Hà giới thiệu được 13 bài thơ chữ Hán trong Thoái thực truy biên và phiên âm 18 bài thơ Nôm của Trịnh Hoài Đức, nhưng vẫn chưa thể giới thiệu thơ của Ngô Nhân Tĩnh và Lê Quang Định [97, tr.397-429]. Trong sách Gia Định xưa, tác giả Huỳnh Minh có giới thiệu về Gia Định tam gia và dẫn vài bài thơ nôm của Trịnh Hoài Đức [74, tr.119-124, 311].

Năm 1978, Nxb. Văn học tái bản cuốn Hợp tuyển thơ văn Việt Nam do Huỳnh Lý chủ biên, tập 3 có nhắc đến Gia Định tam gia như đại biểu trong dòng thơ chữ Hán ở Nam Bộ. Trong công trình này, tuyển dịch thơ Trịnh Hoài Đức: 11 bài, Lê Quang Định: 5 bài, Ngô Nhân Tĩnh: 9 bài [72, tr.562-591]

Nguyễn Thị Thanh Xuân, Nguyễn Khuê, Trần Khuê trong công trình Sài Gòn

– Gia Định qua thơ văn xưa, Nxb. TP.HCM xuất bản năm 1987, có giới thiệu 7 bài của Trịnh Hoài Đức, vẫn không có thơ của Ngô Nhân Tĩnh và Lê Quang Định [149, tr.87-104].


Tổng tập văn học Việt Nam, tập 16, cũng có giới thiệu tiểu sử tác giả, tác phẩm của Tam gia. Trong đó, thơ Trịnh Hoài Đức 4 bài, Lê Quang Định 5 bài, Ngô Nhân Tĩnh 9 bài [99, tr.15-34]. Số bài thơ của Tam gia trong Tổng tập này tiếc là được trích lại từ Hợp tuyển thơ văn Việt Nam nói trên. Đây là công trình lớn, lại là tổng tập văn học Việt Nam, nhưng số lượng thơ của Tam gia được trích dịch in trong này lại quá ít so với số lượng sáng tác thơ của Tam gia. Điều đó cho thấy còn rất nhiều bất cập trong việc biên dịch các tác phẩm văn học Hán Nôm, đặc biệt Hán Nôm ở Nam Bộ. Vả lại còn cho thấy, vị trí của Tam gia trong văn học sử Việt Nam chưa được đánh giá thoả đáng.

Nguyễn Q Thắng trong Tiến trình văn nghệ miền Nam xuất bản năm 1990, và gần đây là trong công trình Văn học Việt Nam, nơi miền đất mới, Nxb. Văn học xuất bản năm 2007 cũng có giới thiệu về tác giả tác phẩm Gia Định tam gia với ý nghĩa dựng lại chân dung của nhà văn nhà thơ ở Gia Định. Trong đó, ông có nhắc đến mục lục gồm 74 bài thơ của Lê Quang Định; về Ngô Nhân Tĩnh thì ông chỉ giới thiệu qua trong gần 1 trang; Trịnh Hoài Đức gần 7 trang, có trích dẫn ba bài thơ chữ Hán và một bài thơ Nôm [113, tr.86-95] [114, tr.162-167].

Việc tìm hiểu thơ Tam gia, trước đây thường cũng chỉ dừng lại ở Trịnh Hoài

Đức với Cấn Trai thi tập, mà chưa có điều kiện đi vào hai tác giả còn lại.

Gần đây, cũng có các nhà nghiên cứu nỗ lực nghiên cứu và phiên dịch thơ của Trịnh Hoài Đức một cách nghiêm túc như Nguyễn Khuê, Cao Tự Thanh, nhưng tiếc là cho đến nay công trình ấy vẫn chưa có dịp ra mắt độc giả.

Công trình nghiên cứu đồ sộ, có quy mô lớn và toàn diện về Gia Định, có thể kể bộ Địa chí văn hóa Thành phố Hồ Chí Minh, do Giáo sư Trần Văn Giàu và Trần Bạch Đằng chủ biên với sự tham gia của các nhà nghiên cứu uy tín, xuất bản từ năm 1987, có bài Văn học Hán Nôm ở Gia Định của Cao Tự Thanh [36, tr.55-129]. Trong đó, tác giả đã khái quát diện mạo văn học Hán Nôm trong tiến trình văn hóa ở Gia Định, đồng thời giới thiệu sơ lược nội dung thơ của Tam gia Trịnh Hoài Đức, Ngô Nhân Tĩnh, Lê Quang Định.

Năm 2005, Gia Định tam gia của tác giả Hoài Anh [8], cũng được xuất bản nhân dịp trùng tu và tôn tạo di tích lịch sử văn hóa Văn miếu Trấn Biên, Đồng Nai, cũng đóng góp đáng kể vào công việc nghiên cứu thơ của ba nhà Trịnh, Ngô, Lê. Trong công trình này, tác giả Hoài Anh thừa kế những công trình dịch thuật, khảo


cứu của những người đi trước, ông giới thiệu một số lượng đáng kể về thơ của Tam gia, cung cấp cho người đọc cái nhìn khái quát về Tam gia.

Tuy nhiên, khuyết điểm của công trình này là còn quá nhiều sai sót trong phiên âm, dịch nghĩa, lại không có đính kèm nguyên bản Hán văn, nên việc tiếp nhận tác phẩm chưa thật tốt. Tuy nhiên phải nói rằng, công trình này đã góp phần quan trọng trong việc giới thiệu khái quát thơ của Gia Định tam gia.

Về thơ Trịnh Hoài Đức, trong công trình Gia Định tam gia, Hoài Anh đã dịch được 167 bài trong tổng số 327 bài thơ chữ Hán, trích lại 18 bài thơ Nôm; thơ Ngô Nhân Tĩnh 94 bài trong tổng số 182 hiện còn (187 bài theo mục lục); thơ Lê Quang Định 62 bài trong tổng số 75 hiện còn (77 bài theo mục lục).

Trong công trình Văn học Việt Nam thế kỷ X-XIX, những vấn đề lý luận và lịch sử, Nxb. Giáo dục, 2007, có bài viết Văn học Đàng Trong của Cao Tự Thanh, cũng có nhắc đến Gia Định tam gia qua một vài bài thơ mang tính minh hoạ [148, tr.270- 346].

Ngoài ra, những bài viết đăng trên các báo và tạp chí liên quan đến việc nghiên cứu tác giả tác phẩm Gia Định tam gia như Cao Tự Thanh với bài Về bài thơ của Trịnh Hoài Đức tặng hoà thượng Viên Quang đăng trên Tập văn Phật đản, Giáo hội Phật giáo Việt Nam, số 23, tháng 4-1992 có dịch giới thiệu bài thơ ngũ ngôn cổ phong của Trịnh Hoài Đức tặng hoà thượng Viên Quang; Nguyễn Khuê với bài Mai Sơn tự và Mai Khâu tự đăng trên Tập văn số 20…

Từ tình hình giới thiệu và phiên dịch thơ Gia Định tam gia chúng tôi thuật lại trên có thể có vài nhận xét sơ bộ sau:

Các bản dịch thơ của Gia Định tam gia in trong các bộ Hợp tuyển, Tổng tập, Văn học Nam Hà, Sài Gòn - Gia Định qua thơ văn xưa… tuy số lượng không nhiều nhưng bản dịch tốt, sát ý, có chất thơ (mặc dù trong Hợp tuyển Tổng tập không có bản dịch thơ, chỉ có bản dịch nghĩa). Bản dịch thơ của Tam gia mà Cao Tự Thanh công bố trong hai bài viết Văn học Hán Nôm ở Gia Định Văn học Đàng Trong kể trên, tuy không có phần dịch nghĩa, chỉ có phần dịch thơ, nhưng rất sát nghĩa và lột tả được ý tứ của nguyên tác. Nhưng vì hạn chế trong khuôn khổ nội dung bài viết nên số thơ của Tam gia kể không nhiều.

Trong Gia Định tam gia, một mặt, ông Hoài Anh đã kế thừa những thành tựu của người đi trước, một mặt ông đã cố gắng dịch thêm thơ của ba nhà nâng số lượng


thơ dịch lên con số rất đáng kể, tuy nhiên số lượng nhiều nhưng cũng không ít hạn chế. Ở đây chúng tôi xin nêu ra vài trường hợp trong Gia Định tam gia của Hoài Anh, vì đây là công trình biên soạn thơ Tam gia nhiều nhất, có thể nói là tiêu biểu nhất từ trước đến nay, để thấy công tác dịch thuật không phải là không cần thiết khi tiếp nhận và nghiên cứu tác giả, tác phẩm.

Mắc lỗi về phiên âm:

Bài 步艮齋望晉齋原韻 Bộ Cấn Trai vọng Tấn Trai nguyên vận 1 (Làm theo vần bài thơ Cấn Trai mong đợi Tấn Trai) của Ngô Nhân Tĩnh, Hoài Anh phiên nhầm Tấn Trai (là hiệu của Lê Quang Định), thành Tấn Tề, vì vậy ông đã dịch: “Làm theo vần bài thơ Vọng đất Tấn Tề của Cấn Trai” [8, tr.446]

Trong bài Chiêu Thái tình yên của Trịnh Hoài Đức có câu: 麓寺惰童扉未啓

“Lộc tự noạ đồng phi vị khải” (Ngôi chùa dưới chân núi, tiểu đồng lười chưa mở cửa), Hoài Anh phiên thành: “Ly tự tuỳ đồng phi vị khải” dẫn đến việc dịch sai nghĩa nguyên tác thành: theo tiểu đồng đến chùa chân núi, cửa chưa mở.

Trong bài Dạ toạ của Trịnh Hoài Đức có câu: 學易將梅卜 ,敲詩對雪吟

“Học Dịch tương mai bốc / Xao thi đối tuyết ngâm”, Hoài Anh đã phiên thành “Học dị …” và dịch là “Học dễ đem cành mai ra bói, sửa thơ ngâm trước tuyết” [8, tr.244] đều dẫn đến việc dịch sai ý thơ.

Ngoài ra, việc phiên âm cũng sai rất nhiều, như 澧溪吳時位 Lễ Khê Ngô Thì

Vị thì ông lại phiên là Phong Khê Ngô Thì Vị; 陳 濬 遠 Trần Tuấn Viễn thì phiên là Trần Duệ Viễn; 賣 花 聲 Mại hoa thanh (tiếng rao bán hoa) thì phiên là Mãi hoa

thanh (tiếng mua hoa)… Nói chung, về kiểu sai này thì rất nhiều.

Có những trường hợp một chữ đọc nhiều âm, một là do âm đó quy định nghĩa của câu như trường hợp “dịch” đọc thành “dị” nói trên, một là do nó nằm ở vị trí đặc biệt trong câu thơ, vì để đúng niêm luật của thơ Đường, mà ta phải đọc âm khác đi như bài Đề khắc Ngô Khê kính thạch:

地毓浯溪秀

山開鏡石名莫教塵蘚汚

Địa dục Ngô Khê tú,

Sơn khai kính thạch danh. Mạc giao trần tiên ,


1 Bài thơ Cấn Trai vọng Tấn Trai của Trịnh Hoài Đức mà Ngô Nhân Tĩnh làm theo nguyên vận, đúng ra có tên là: Quế Lâm đông nhật vọng Thỉnh phong chánh sứ Lê Quang Định binh bộ Thượng thư nằm trong Quan quang tập.


畱 照 往 來 情 Lưu chiếu vãng lai tình.

thì ông Hoài Anh đã phiên câu 3 thành: Mạc giao trần tiên ô, làm mất đi thanh luật của thơ.

Mắc lỗi trong dịch nghĩa:

Phần dịch nghĩa, do không chú ý đến câu chữ ngữ pháp tiếng Việt, nên ý nghĩa của câu thơ có bài thật khó hiểu rối rắm, hoặc hiểu sai ý dẫn đến việc không sát ý, thiếu chất thơ, từ đó, cũng làm giảm đi việc cảm nhận thơ Tam gia.

Bài Khách Cao Miên quốc ký hoài Diệp Minh Phụng Kỳ Sơn của Trịnh Hoài

Đức:


新洲解纜繫藩城越客相思觸處生帝釋寺前胡偈調南榮江上貊歌聲同吟顏色孤篷月故國音書萬里程極目風濤行不得撩人時復鷓鴣鳴


Tân châu giải lãm hệ Phiên thành, Việt khách tương tư xúc xứ sinh.

Đế Thích tự tiền Hồ kệ điệu,

Nam Vinh giang thượng Mạch ca thanh. Đồng ngâm nhan sắc cô bồng nguyệt, Cố quốc âm thư vạn lý trình,

Cực mục phong đào hành bất đắc, Liêu nhân thời phục giá cô minh.

Bản dịch nghĩa của Hoài Anh trong Gia Định tam gia:

Tân Châu cởi dây neo thuyền buộc ở thành Phiên, Bỗng dưng khách Việt động mối tương tư.

Trước chùa Đế Thích tiếng đọc kệ điệu Hồ, Trên sông Nam Vang tiếng hát mạch vẳng lên.

Người cùng ngâm thơ dáng vẻ nay ở con thuyền lẻ dưới trăng, Nước cũ tin thư dặm ngàn xa xôi.

Nhìn hút tầm mắt sóng to không đi được,

Trêu ngươi dắng dỏi tiếng chim đa đa kêu. [8, tr.97]

Rõ ràng là có những câu khó hiểu. Một phần do dịch giả Hoài Anh không ngắt

câu, nhưng một phần cũng là do chưa rõ ý.

Chúng tôi dịch:

Vừa cởi dây neo ở Tân Châu, nay lại buộc thuyền ở thành Phiên, Nỗi thương nhớ của khách Việt chợt tràn khắp nơi.

Trước chùa Đế Thích, vang tiếng đọc kệ theo điệu người Hồ,

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 02/02/2023