Lộ trình nhiều khó khăn, năm tháng cứ tự trôi qua.)
Cũng chính cảnh lưu trệ nơi đất khách lúc bấy giờ là tiền đề để các tác giả bày tỏ tình cảm với chúa, bày tỏ lòng trung muốn đền ơn chúa:
輕肥我遇深於赤
報補心雄貫彼蒼
Khinh phì ngã ngộ thâm ư xích,
Báo bổ tâm hùng quán bỉ thương.
(Trịnh Hoài Đức, Đông nguyệt do Quảng Đông thuỷ trình vãng Quảng Tây…, 22)
(Ta được ơn tri ngộ đối đãi sâu đậm hơn son đỏ, Lòng muốn báo đáp thấu suốt đến trời xanh.)
Ngô Nhân Tĩnh thì dẫu thấy mình tài hèn nhưng cũng dốc lòng báo đáp ơn vua:
Có thể bạn quan tâm!
- Gia Định tam gia thi trong tiến trình văn học Hán Nôm Nam bộ - 8
- Gia Định tam gia thi trong tiến trình văn học Hán Nôm Nam bộ - 9
- Tình Cảm Trung Quân Ái Quốc Và Tự Hào Dân Tộc
- Gia Định tam gia thi trong tiến trình văn học Hán Nôm Nam bộ - 12
- Gia Định tam gia thi trong tiến trình văn học Hán Nôm Nam bộ - 13
- Trịnh Hoài Đức, Người Nặng Tình Với Quê Hương Và Con Người Nam Bộ
Xem toàn bộ 409 trang tài liệu này.
才微安敢說將兵航海梯山答聖明
Tài vi an cảm thuyết tương binh,
Hàng hải thê sơn đáp thánh minh.
(Ngô Nhân Tĩnh, Nhâm Tuất niên mạnh đông sứ hành do Quảng Đông thủy trình vãng Quảng Tây
hoạ Trịnh Cấn Trai thứ Lạp Ông tam thập vận, 23)
(Tài hèn nào dám nói chuyện điều binh khiển tướng,
Chỉ biết vượt biển cả trèo núi non (đi sứ), mong đền đáp ơn vua.)
Và với ông dốc hết lòng son báo đáp ơn vua, đất nước là ý nguyện lớn nhất
trong đời:
報 國 丹 心 盡 Báo quốc đan tâm tận,
(Ngô Nhân Tĩnh, Đối kính)
(Báo đền đất nước, lòng son dốc)
Khi nghe tin chiến tranh kết thúc, lại thêm việc thỉnh phong đã thành, trên
đường giong bè trở về nước, Nhân Tĩnh vui sướng được đền đáp thánh ân:
局罷征誅勝負分乘槎萬里答明君
Cục bãi chinh tru thắng phụ phân, Thừa tra vạn lý đáp minh quân.
(Ngô Nhân Tĩnh, Hồ Quảng quy chu đồ trung tác tam thập vận, 12)
(Cuộc chiến chinh đã dứt, thắng thua đã định,
Cỡi thuyền đi muôn dặm (đi sứ), đền đáp ơn vua.)
Cùng cách nghĩ như Ngô Nhân Tĩnh, Lê Quang Định gián tiếp gởi gắm ý muốn báo đền ơn vua qua bài thơ lưu biệt cùng Tổng trấn Bắc Thành Tiền quân Nguyễn Văn Thành:
創國正關公鎖鑰
泛槎莫說我風塵
Sáng quốc chính quan công toả dược, Phiếm tra mạc thuyết ngã phong trần.
(Lê Quang Định, Lưu biệt Bắc Thành Nguyễn Tổng trấn) (Việc dựng nước, chính nhờ một phần ông mở mang,
Chuyện đi sứ, đừng kể rằng tôi xông pha nơi gió bụi.)
Trên đường đi sứ và có lẽ trong suốt cuộc đời, các ông luôn nghĩ đến vua đến nước. Trịnh Hoài Đức ví tấm lòng ấy như hoa quỳ hoắc luôn hướng về ánh mặt trời:
葵藿惟知向日忱
週遭覺已一年深
Quỳ hoắc duy tri hướng nhật thầm, Chu tao giác dĩ nhất niên thâm.
(Trịnh Hoài Đức, Sứ đình Hán Dương Thiên Đô Am lưu đề) (Một tấm lòng như hoa quỳ lá dâu hướng về mặt trời,
Giáp lại đây, mới hay đã một năm hơn.)
Ngô Nhân Tĩnh tuy thân ở bắc mà lòng vẫn dõi theo tin tức quê hương:
客地幽懷隨臘去故鄉喜信共春來間關萬里逢元日遙望南山獻壽杯
Khách địa u hoài tuỳ lạp khứ, Cố hương hỷ tín cộng xuân lai.
Gian quan vạn lý phùng nguyên nhật, Dao vọng Nam sơn hiến thọ bôi.
(Ngô Nhân Tĩnh, Nguyên nhật ngẫu thành)
(Nỗi u hoài nơi đất khách theo mùa đông trôi đi,
Tin mừng ở quê hương đến cùng mùa xuân. Cách trở núi non muôn dặm, gặp ngày tết,
Xa trông về núi Nam dâng chén rượu chúc thọ.)
Ở Trịnh Hoài Đức, trì trệ mãi nơi đất khách, việc sứ chưa thành, vẫn không dằn vặt như ở Ngô Nhân Tĩnh, mà chỉ là tiếng than thở xen lẫn trong niềm nhớ bè bạn quê hương:
明 日 椒 花 難 遠 獻
旅 亭 臣 子 歎 磋 砣
Minh nhật tiêu hoa nan viễn hiến, Lữ đình thần tử thán tha đà.
(Trịnh Hoài Đức, Quế Lâm trừ dạ)
Hay:
(Ngày mai hoa hồ tiêu khó dâng lên vì ở xa xôi,
Nơi đình trọ đất khách, kẻ bầy tôi than nỗi ngày tháng dần dà.)
王 事 靡 遑 稽 地 遠 Vương sự mỹ hoàng kê địa viễn,
客 愁 無 那 值 長 年 Khách sầu vô ná trị trường niên.
(Trịnh Hoài Đức, Việt Tây sứ quán nhuận nhị nguyệt khẩu chiếm)
(Việc vua chưa thành, còn ở mãi nơi xa,
Khách buồn chẳng biết thế nào, năm tháng dài đằng đẵng.)
Còn lại là sự hào hứng từ đáy lòng của Trịnh Hoài Đức với việc nhận mệnh đi sứ quyết làm tròn phận sự một bầy tôi coi như đó là sự báo đền ơn vua. Thế nên dù ở nơi cứ người vẫn cứ xem như là quê hương:
致身從許國
到處便成家
Trí thân tòng hứa quốc,
Đáo xứ tiện thành gia.
(Trịnh Hoài Đức, Hành quán khiển hứng)
(Đem thân đền ơn nước, Nơi đâu cũng có thể là nhà.)
Thì với Ngô Nhân Tĩnh, cuộc trì hoãn lưu trệ nơi đất khách được cảm nhận ở
mức cao hơn, rằng đó không còn là nỗi niềm mà là cái tội:
君恩多寵錫臣罪在流連百憂何處結五夜不成眠
Quân ân đa sủng tứ, Thần tội tại lưu liên. Bách ưu hà xứ kết, Ngũ dạ bất thành miên.
(Ngô Nhân Tĩnh, Khách trung tạp cảm, 7)
(Ơn vua ban cho nhiều sủng ái,
Tội của thần cứ phải chần chừ nơi đất khách.
Trăm mối lo nơi nào kết lại,
Suốt năm canh giấc ngủ không thành.)
Bởi Lê Quang Định làm chánh sứ sứ đoàn thỉnh phong khởi hành sau sứ đoàn của Trịnh Hoài Đức nên ông hoàn toàn không có những cảm xúc như Trịnh Hoài Đức và Ngô Nhân Tĩnh. Nếu có nhớ chúa nhớ quê thì mượn rượu giải nỗi lòng:
黃巵半酌瘳鄉思
白扇頻開憶主恩
Hoàng chi bán chước sưu hương tứ, Bạch phiến tần khai ức chủ ân.
(Lê Quang Định, Toàn Châu khách trung đoan ngọ)
(Chén vàng rót lưng, làm vơi nỗi nhớ quê hương,
Quạt trắng thường mở ra, lòng nhớ đến ơn chúa.)
Không nề hà mệt nhọc chỉ dốc lòng làm trọn phận sự của người bầy tôi, như thế là tỏ lòng trung quân, mới báo đáp được ơn vua ơn nước. Trịnh Hoài Đức từng đặt mình vào vị trí như Tô Tần, Trương Nghi khi du thuyết, nhưng chỗ khác nhau giữa ông với họ là, kẻ kia thì cầu phú quý, còn ông thì vì vua vì nước:
江山莫比蘓張笑
爲國何妨暮敂燕
Giang sơn mạc tỷ Tô Trương tiếu, Vị quốc hà phương mộ khấu Yên.
(Trịnh Hoài Đức, Linh Xuyên huyện ký hứng)
(Sông núi chớ cười so ta với Tô Tần, Trương Nghi,
Vì nước, nào ngại phải cúi lạy giữa xứ người.)
Ngô Nhân Tĩnh dẫu cúi mình nhưng nếu vì nghĩa lớn, vì việc nước cũng cam:
也知有命當微服只爲求仁且屈身
Dã tri hữu mệnh đương vi phục, Chỉ vị cầu nhân thả khuất thân.
(Ngô Nhân Tĩnh, Đồng Trần Tuấn, Hà Bình,
Xích Hạ chu trung tạp vịnh, 1)
(Cũng biết có mệnh, nên ta phải giấu thân phận, Chỉ vì mong cầu điều nhân, mới chịu cúi mình.)
Năm 1801, bị vây trong thành Bình Định bởi lực lượng hùng hậu của tướng Tây Sơn Trần Quang Diệu, Võ Tánh và Ngô Tòng Châu bèn lấy cái chết để bảo toàn tính mạng cho quân sĩ trong thành cũng là một trong kế sách giúp Nguyễn Ánh lấy thành Phú Xuân. Cái chết đó được Tam gia nhìn dưới quan điểm của Nho gia: hy sinh vì điều nhân, vì chúa, vì đại nghiệp:
突圍不忍人爲席
報國惟知我匪躬
Đột vi bất nhẫn nhân vi tịch, Báo quốc duy tri ngã phỉ cung.
(Trịnh Hoài Đức, Kỷ mùi niên tứ nguyệt…, 1)
(Nếu đột phá vòng vây, chẳng nỡ đem mạng người làm chiếu lót,
Đền ơn nước, chỉ cần biết ta không phải chịu bó mình.)
一死歸仁酬帝眷千秋南越振文風
Nhất tử Quy Nhơn thù đế quyến, Thiên thu Nam Việt chấn văn phong.
(Trịnh Hoài Đức, Kỷ mùi niên tứ nguyệt…, 2)
(Thà chịu chết ở Quy Nhơn báo đền ơn vua,
Mà ngàn năm cõi Nam Việt chấn hưng văn phong.)
Lê Quang Định xem ngọn lửa của Võ Tánh và ly rượu của Ngô Tòng Châu trở thành biểu tượng về cái chết oanh liệt của trung thần:
古來兵火屬英雄
許國鎔成一點忠
Cổ lai binh hoả thuộc anh hùng,
Hứa quốc dung thành nhất điểm trung.
(Lê Quang Định, Võ Hậu quân hoả)
(Xưa nay binh lửa thuộc về anh hùng,
Báo đền ơn nước đúc thành một điểm trung.)
一生事業杯中洌千載功名醉後完
Nhất sinh sự nghiệp bôi trung liệt, Thiên tải công danh tuý hậu hoàn.
(Lê Quang Định, Ngô Lễ bộ tửu)
(Sự nghiệp một đời thanh trong trong chén rượu, Công danh ngàn năm vẹn toàn sau cơn say.)
Gia Định tam gia là những văn thần theo bước Nguyễn Ánh ngay từ khi khởi nghiệp, cùng chịu ơn tri ngộ của Nguyễn Ánh, do đó cùng mang một lòng trung quân. Bản thân lòng trung quân ấy của các ông không mang yếu tố tiêu cực nếu xét trong bối cảnh lịch sử thời ấy, do đó, vẫn có thể xem là một phẩm chất tốt đẹp của một bầy tôi mang tinh thần Nho gia.
Nhưng không chỉ có lòng trung quân là ái quốc, lòng yêu nước của các ông còn được thể hiện ở tình yêu thương quê hương, gắn kết với mảnh đất Nam Bộ. Trong giấc mơ của người xa xứ, quê hương là tổ quốc, đất nước:
曉風淡蕩吹塵慮
故國分明續夢魂
Hiểu phong đạm đãng xuy trần lự, Cố quốc phân minh tục mộng hồn.
(Ngô Nhân Tĩnh, Hà bắc đạo trung hiểu hành)
(Gió sớm hây hây thổi tan nỗi phiền nơi cõi trần,
Quê hương rành rành mãi hiện trong giấc mơ.)
Ngô Nhân Tĩnh từng khẳng định tấm lòng của ông luôn dành cho quê hương
Việt Nam như định luật của tự nhiên:
心在南邦身在北水歸東海月歸西
Tâm tại Nam bang thân tại Bắc, Thuỷ quy Đông hải nguyệt quy Tây.
(Ngô Nhân Tĩnh, Nhâm Tuất niên mạnh đông sứ hành do Quảng Đông thuỷ trình vãng Quảng Tây hoạ Trịnh Cấn Trai thứ Lạp Ông tam thập vận, 8)
(Lòng ở nước Nam, thân dù ở phương Bắc, Sông trôi về biển Đông, trăng lặn về Tây.)
Trịnh Hoài Đức cũng từng ví lòng mình như sóng nước đêm ngày xuôi về quê
hương, từ những ngày chạy loạn sang Cao Miên:
囘看物換星年改不捨初心獨汝潮
Hồi khan vật hoán tinh niên cải, Bất xả sơ tâm độc nhữ triều.
(Trịnh Hoài Đức, Nguyên nhật khách Cao Miên quốc)
(Ngoảnh nhìn, chỉ thấy vật đổi sao dời,
Mà riêng ta, vẫn không bỏ tấm lòng ban đầu như dòng nước kia chảy về đông!)
đến khi đi sứ Trung Quốc, tấm lòng ấy của ông vẫn không hề thay đổi. Niềm thương nhớ quê hương luôn cháy bỏng và nồng nàn trong những trang thơ sau những bận rộn trên đường đi sứ:
久作他鄉客
那堪折柳聲愁同江九曲江曲遶江城
Cửu tác tha hương khách, Na kham chiết liễu thanh. Sầu đồng giang cửu khúc,
Giang khúc nhiễu giang thành.
(Trịnh Hoài Đức, Văn địch)
(Đã lâu làm khách nơi quê người,
Đâu chịu nổi tiếng sáo thổi điệu chiết liễu. Nỗi sầu như chín khúc sông,
Sông uốn cong bao lấy thành sông.)
Lê Quang Định với nỗi nhớ quê pha lẫn nỗi nhớ nhà:
塵夢未醒青草畔鄉心每寄白雲端
Trần mộng vị tinh thanh thảo bạn,
Hương tâm mỗi ký bạch vân đoan.
(Lê Quang Định, Đăng Hoàng Hạc lâu tác)
(Giấc mộng trần chưa tỉnh, bên bờ cỏ xanh xanh, Lòng quê hương thường gởi theo làn mây trắng.)
Nói như Trịnh Hoài Đức và Ngô Nhân Tĩnh thì nỗi nhớ quê và niềm hoài cổ là hai thứ khiến người ta dễ bạc đầu.
懷古思鄉行客事
驚人華髩落芳樽
Hoài cổ tư hương hành khách sự, Kinh nhân hoa mấn lạc phương tôn.
(Trịnh Hoài Đức, Hoạ Thỉnh phong sứ Lê Binh bộ Tấn Trai
Toàn Châu đoan ngọ) (Ôn chuyện xưa, nhớ quê nhà, là chuyện của khách đi xa,
Giật mình thấy mái tóc hoa rơi vào trong chén rượu thơm.)
思 鄉 白 髮 新 Tư hương bạch phát tân.
(Ngô Nhân Tĩnh, Đối kính)
(Thương nhớ quê hương, tóc trắng bạc thêm.)
Cùng một nỗi nhớ quê hương, nhưng nỗi nhớ của Lê Quang Định dường như mang tính khái quát mà không cụ thể bằng Ngô Nhân Tĩnh và Trịnh Hoài Đức. Nhớ quê khi thì gọi trẻ rót rượu, khi thì gởi tình vào mây trắng, cũng có khi nhờ mộng để trở về…
佳節恐牽離別況
且憑欹枕夢中歸
Giai tiết khủng khiên li biệt huống, Thả bằng khi chẩm mộng trung quy.
(Lê Quang Định, Nghi Câu khách trung thất tịch)
(Gặp thời tiết tốt, sợ rằng vương thêm nỗi chia cách, Nên dựa gối nằm để được về trong mơ.)
Đến Ngô Nhân Tĩnh đã có chút cụ thể hơn:
遙望故園千萬里最關情處是南山
Dao vọng cố viên thiên vạn lý, Tối quan tình xứ thị Nam san.
(Ngô Nhân Tĩnh, Nhâm Tuất niên mạnh đông sứ hành do Quảng Đông thuỷ trình vãng Quảng Tây
hoạ Trịnh Cấn Trai thứ Lạp Ông tam thập vận, 28)
(Xa ngóng vườn xưa cách xa ngàn vạn dặm,
Nơi hữu tình nhất, chính là ngọn núi phương Nam.)
Còn Trịnh Hoài Đức thì gọi thẳng tên quê hương Gia Định:
制陵山水饒煙瘴嘉定鄉關入夢魂
Chế Lăng sơn thuỷ nhiêu yên chướng, Gia Định hương quan nhập mộng hồn.
(Trịnh Hoài Đức, Hoài nội)
(Núi sông Chế Lăng mịt mù khói chướng, Quê hương Gia Định luôn vào hồn mộng.)
Nỗi nhớ quê còn được cụ thể hoá bằng món ăn:
紹興可借冲愁酒
嘉定常思煿食獾1
Thiệu Hưng khả tá xung sầu tửu,
Gia Định thường tư bác thực hoan.
(Trịnh Hoài Đức, Khiển muộn hý trình sứ bộ liệt vị)
(Ở Thiệu Hưng, có thể mượn rượu tiêu sầu,
Còn ở Gia Định, thường nhớ món thịt lửng nướng.)
So với hai bạn ông, Trịnh Hoài Đức là người viết nhiều về mảnh đất quê hương Nam Bộ, mảnh đất gắn liền với cuộc sống tuổi thơ và những năm tháng ông giữ chức vụ khuyến nông trong chính quyền Gia Long, với hơn ba mươi bài thơ tả cảnh và cuộc sống người dân Nam Bộ (Gia Định tam thập cảnh phân Bội văn vận phủ vận). Điều đó khiến Trịnh Hoài Đức quay quắt nhớ quê hương, xúc chạm vào đâu cũng gợi cho ông nỗi nhớ. Nhìn bóng trăng ông cũng nghĩ đến quê hương:
語言人客相左
明月猶如故鄉
Ngữ ngôn nhân khách tương tả, Minh nguyệt do như cố hương.
(Trịnh Hoài Đức, Hồ Nam đạo trung chu hành tạp vịnh, 5) (Ngôn ngữ ta với người trái nhau,
Vầng trăng sáng vẫn như ở quê hương.)
Ở nhiều phương diện, lòng trung quân ái quốc được biểu hiện với những sắc thái đậm nhạt khác nhau. Lúc trong trận tuyến: trọn chức phận hiến kế bày mưu; khi ra làm quan cai trị: dốc sức giúp dân, giữ vững xã tắc; lúc xuất sứ bang giao: không làm nhục quốc thể; ứng đối với khách: biết giữ đại thể dân tộc và dẫu khi bận rộn hay nhàn rảnh, tình cảm các ông dành cho quê hương Việt Nam vẫn rất đậm đà... Tất cả đều là những biểu hiện của lòng trung quân ái quốc. Trung quân ái quốc không cứ phải khăng khăng theo lời phán xử của bề trên kiểu “quân xử thần tử thần bất tử bất trung” của Tống Nho.
Đã yêu quý quê hương đất nước, người ta có quyền tự hào về quê hương tổ quốc của mình, tự hào về những con người sinh sống trên vùng đất ấy. Niềm tự hào ấy, là tự hào về tài năng cá nhân, tự hào dân tộc của một vùng đất được người Trung Quốc thời ấy đánh giá là “y quan văn hiến”.
1 Chữ 獾 dùng thông với chữ 貛 có nghĩa là một giống thú có hình xác nhỏ mà béo, mõm nhọn chân ngắn, đuôi ngắn, thường ở hang, hay đào thủng đê điều. Một số tự điển cho nghĩa là con lửng (không biết có phải là giống chuột đồng hay không?). Chữ này còn cho nghĩa là một giống lợn lông vàng, gọi là trư hoan. Không rõ tác giả muốn nói món nào.