Gia Định tam gia thi trong tiến trình văn học Hán Nôm Nam bộ - 12


Khi đối đáp với các nhân sĩ Thanh triều, các ông luôn tỏ ra nhún nhường, nhưng trong sự nhún nhường ấy, chúng ta vẫn có thể nhận ra trong lòng sứ thần Việt Nam luôn dạt dào niềm tự hào dân tộc được ông viết lại giữa đường đi:

士夫刮目看旁道

草木傾心拜下風

Sĩ phu quát mục khan bàng đạo, Thảo mộc khuynh tâm bái hạ phong.

(Trịnh Hoài Đức, Đồ trung thư sự)

(Sĩ phu trố mắt nhìn, đứng hai bên đường, Cây cỏ nghiêng lòng vái lạy dưới gió.)

Trong Sứ hành tự thuật, Trịnh Hoài Đức còn nói những chặng đường ông đã trải qua, những ứng biến của ông khi nói tiếng Quảng, khi nói tiếng Bắc Kinh, chuyện ông phải để râu để giữ gìn quốc thể… Phần ghi chú có chép sứ đoàn của ông không giống như những sứ đoàn trước, ăn mặc triều phục đẹp đẽ, ứng đối nhanh nhẹn, nên các bậc sĩ phu, quan chức, cả những người dân Trung Quốc đều xem trọng sứ đoàn Việt Nam:

嶺海窮人跡

乘車復駕舟手逢巡撫展鬚奉帝王留南北隨聲應江山有句酬歸來妻子問幸免笑虛遊

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 409 trang tài liệu này.

Lĩnh hải cùng nhân tích, Thừa xa phục giá chu.

Thủ phùng tuần phủ triển, Tu phụng đế vương lưu.

Gia Định tam gia thi trong tiến trình văn học Hán Nôm Nam bộ - 12

Nam bắc tùy thanh ứng, Giang sơn hữu cú thù. Quy lai thê tử vấn, Hạnh miễn tiếu hư du.

(Trịnh Hoài Đức, Sứ hành tự thuật)

(Vùng biển núi Lĩnh chẳng thấy bóng người, Đi xe rồi lại đi thuyền.

Tay này, gặp tuần phủ thì dang ra,

Râu này, vì phụng mệnh vua mà để dài.

Ở Nam hay ở Bắc đều tùy tiếng nói mà đối đáp,

Cảnh đẹp non sông, thì dùng thơ thù họa. Khi trở về nhà, vợ con có hỏi,

Rằng may mắn không uổng một chuyến đi.)


Chẳng riêng Trịnh Hoài Đức, trong thơ Ngô Nhân Tĩnh và Lê Quang Định vẫn tìm thấy những tiết điệu tự hào về nền văn hiến của dân tộc. Dân tộc ta vốn xem văn hiến là bảo vật của đất nước, vì thế sứ đoàn Việt Nam đến đâu cũng được người Trung Quốc tiếp đón thân tình. Đó cũng là một kiểu tự hào dân tộc.

文獻也知吾國寶

將從何處不逢迎

Văn hiến dã tri ngô quốc bảo,

Tương tùng hà xứ bất phùng nghênh.

(Lê Quang Định, Nam Ninh ký thắng, hựu)

(Văn hiến cũng biết là báu vật nước ta, Nên ở nơi nào cũng được nghênh đón.)

Thuyền sứ đến thành Vĩnh Thuần, Trung Quốc, nhân dân thành ấy cùng nhau chào đón đoàn sứ giả Việt Nam. Tác giả có dịp ghi lại quang cảnh người dân tranh nhau gặp đoàn sứ: những người già cả thì nghiêng lọng chào đón, trẻ con thì lên thuyền xem áo gấm người phương Nam:

丈夫傾蓋迎王使

稚子登舟看錦衣通夜淹畱清旅夢燠逢天氣刧寒威

Trượng phu khuynh cái nghênh vương sứ, Trĩ tử đăng chu khán cẩm y.

Thông dạ yêm lưu thanh lữ mộng,

Úc phùng thiên khí khước hàn uy.

(Lê Quang Định, Vĩnh Thuần thành ký kiến)

(Người lớn thì che lọng đón sứ đoàn nhà vua,

Trẻ con thì lên thuyền xem áo gấm. Suốt đêm giấc mộng khách bồng bềnh,

Cuộc gặp gỡ ấm áp xua tan thời tiết lạnh.)

Cái cảnh náo nhiệt đã xua tan hơi lạnh làm ấm lòng tác giả không thể không buộc người ta suy nghĩ: phải chăng niềm tự hào về văn hoá dân tộc ẩn sâu trong lòng vị sứ thần nay được hun lên giữa cảnh xứ người? Lần khác ông nói:

山僧不識南人服

笑認蓬萊羽客飛

Sơn tăng bất thức Nam nhân phục, Tiếu nhận Bồng Lai vũ khách phi.

(Lê Quang Định, Hựu bộ Trịnh Cấn Trai nguyên vận)

(Nhà sư không quen với y phục người nước Nam,

Cười tưởng khách là tiên ở Bồng Lai.)


Câu thơ nhẹ nhàng trào lộng nhưng mang âm hưởng tự hào của vùng đất “văn hiến chi bang”: Sứ đoàn được đón tiếp nồng nhiệt, ông cảm thấy mình đã làm vẻ vang cho triều đình nước Việt Nam:

斾影日光新國號

遙分仙寵耀南朝

Bái ảnh nhật quang tân quốc hiệu, Dao phân tiên sủng diệu Nam triều.

(Lê Quang Định, Quế Lâm giải lãm thứ vận)

(Dưới ánh nắng bóng cờ bay mang quốc hiệu mới,

Nơi xa được sủng như tiên, làm rạng rỡ triều Nam.)

Ngô Nhân Tĩnh thì cho rằng, dẫu ở nơi xa nhưng tất cả đều là bạn bè văn chương cũ:

謾道今年鄉域異

文章四海舊知交

Mạn đạo kim niên hương vực dị,

Văn chương tứ hải cựu tri giao.

(Ngô Nhân Tĩnh, Nhâm Tuất niên mạnh đông sứ hành do Quảng Đông thuỷ trình vãng Quảng Tây

hoạ Trịnh Cấn Trai thứ Lạp Ông tam thập vận, 18)

(Chớ nói năm này ở quê người đất lạ,

Văn chương bốn biển đều là bạn cũ.)

Tự đưa mình và thơ ca nước mình vào ngang tầm với các nước khác, là biểu hiện lòng tự hào dân tộc, tự hào văn hiến Việt Nam. Như có lần sứ thần Trung Quốc phát biểu về văn chương đất Việt:

安南雖小文章在

謂可輕談井底蛙

An Nam tuy tiểu văn chương tại, Vị khả khinh đàm tỉnh để oa.

(An Nam tuy nhỏ, văn chương thịnh,

Ếch giếng, khuyên đừng chế giễu ngoa) [104, tr.263]

Niềm tự hào dân tộc trong thơ Gia Định tam gia trên chặng đường đi sứ cũng nằm trong nguồn mạch chung của dân tộc. Mặc dầu các ông là người Minh hương, nhưng các ông luôn xem mình là con dân đất Việt, đặc biệt họ còn là người đại diện cho quốc gia đi làm nhiệm vụ bang giao. Chính vì thế, lòng tự hào dân tộc của các ông thể hiện khá rõ qua những trang sáng tác. Thật hiếm khi người ta thấy cái cảnh sứ thần Việt Nam tặng thơ, đề thơ lên quạt lên tranh cho nhân sĩ Trung Quốc và được mọi người mến mộ, đồng thời người ta tranh nhau chờ xem sứ đoàn nhiều đến vậy.


Riêng Trịnh Hoài Đức, mạch nguồn yêu quê hương và tự hào dân tộc Việt Nam của ông thật vững chắc. Toàn tập thơ Cấn Trai hoàn toàn không thấy nhắc đến tổ tịch của ông như Ngô Nhân Tĩnh có lần từng tâm sự:

直以君王事

難來父母邦1

Trực dĩ quân vương sự, Nan lai phụ mẫu bang.

(Ngô Nhân Tĩnh, Khách trung tạp cảm, 2)

(Mải vì việc vua việc nước, Khó đến được quê cha mẹ.)

mà trong sâu thẳm lòng ông, Đồng Nai Gia Định là quê hương đất nước, mặc dù điều đó không có nghĩa là ông quên tổ tịch của mình. Chính với tấm lòng như thế, Trịnh Hoài Đức khi ứng đối, khi thù hoạ thơ với nhân sĩ Thanh triều, ông đều là người mực thước và giữ đại thể quốc gia. Điều khác nữa với hai người bạn ông là, trong dòng thơ vịnh sử, ngoài việc nêu suy nghĩ của mình về những nhân vật trung thần lương tướng như Trương Lương, Hàn Tín, Gia Cát Lượng, Mã Viện hay bậc quốc sĩ như Dự Nhượng… trong lịch sử Trung Quốc để gián tiếp bày tỏ lòng trung quân ái quốc của ông đối với triều Nguyễn, có bài còn ẩn trong đó niềm tự hào dân tộc:

萬家雞犬夜相聞

帶楚襟閩九郡分牝馬禁前南自帝褚衣賜後北尊君黃昏祠冷龍川月白晝關沈虎嶂雲朝漢2尚畱當日氣嵐煙晨夕散香薰

Vạn gia kê khuyển dạ tương văn, Đới Sở khâm Mân cửu quận phân. Tẫn mã cấm tiền Nam tự đế,

Trử y tứ hậu Bắc tôn quân.

Hoàng hôn từ lãnh Long Xuyên nguyệt, Bạch trú quan trầm Hổ Chướng vân.

Triều Hán thượng lưu đương nhật khí, Lam yên thần tịch tán hương huân.

(Trịnh Hoài Đức, Việt trung hoài cổ)

(Vạn nhà trong đêm nghe thấy tiếng gà chó của nhau,

Đất Sở đất Mân (Quảng Đông) liền một vạt, chia chín quận.

Trước khi ra lệnh cấm ngựa, (đất Nam Việt) phương nam đã tự xưng đế,


1 Nguyên chú: 祖籍浙江陰縣 (Quê cha đất tổ của ông ở huyện Âm, tỉnh Triết Giang.)

2 Nguyên chú: 臺 名 (Triều Hán là tên ngôi đài). Tức đài chầu nhà Hán của Triệu Đà.


Sau khi ban áo bông, (nhà Hán) phía bắc mới phong làm quân

(vương).

Chiều tà, ngôi đền lạnh lẽo dưới bóng trăng Long Xuyên,

Ban ngày cửa ải chìm trong mây mịt mù núi Hổ.

Nơi đài chầu triều Hán (tuy chầu triều Hán), vẫn giữ hơi (khí khái)

của ngày xưa,

Khói núi đêm ngày làm tan khói hương thơm.)

Hai câu thực của bài thơ trên như vừa thực vừa luận. Chuyện của Triệu Đà nhưng cũng là chuyện của nước ta: bao đời xưa nay tự lập một cõi, xưng đế một phương trước khi được thiên triều thừa nhận. Ngay cả hai câu kết cũng ngụ cái khí khái của bậc đế vương: dẫu chầu nhà Hán nhưng không chịu theo nhà Hán, giống như khí núi non lam chướng tuôn trào át cả khói hương bình thường kia được tác giả coi như một ẩn dụ về khí khái của người phương Nam.

Trên đường đi sứ về nước, Hoài Đức vẫn không quên nhắc nhở đối phương về chủ quyền đất nước, dân tộc. Đến ải Nam Quan, thấy cảnh hai nước thái bình ông viết:

南關無事樂情多

中外民夷擊壤歌

Nam quan vô sự lạc tình đa,

Trung ngoại dân di kích nhưỡng ca…

(Trịnh Hoài Đức, Sứ bộ xuất Nam Quan hồi quốc khẩu chiếm)

(Nam Quan thảnh thơi vô sự, vui vẻ vô cùng,

Nhân dân hai nước ca hát mừng cảnh thái bình…)

Nỗi niềm tự hào dân tộc trong ông lại được dịp trỗi dậy, vì vậy, hai câu kết của

bài thơ, tác giả đã cảnh cáo những kẻ có ý xâm lược:

寄語瘴嵐今似昔飛鳶跕跕墜洪波

… Ký ngữ chướng lam kim tự tích, Phi diên thiếp thiếp trụy hồng ba.

(… Nhắn gửi rằng lam chướng nay vẫn như xưa,

Chim diều hâu bay lượn thường bị rơi xuống làn sóng lớn)

Điều ấy chứng tỏ, một mặt, khi Trịnh Hoài Đức đi sứ để bang giao thì những bài thơ ông viết đều mang tính chất thù tạc, còn khi đã hoàn thành nhiệm vụ thì vẫn không quên nhắc nhở những kẻ có ý đồ xâm lược đừng nuôi ý xâm chiếm nước ta.

Với Lê Quang Định tình yêu quê hương đất nước hẳn nhiên không cần phải bàn cãi, nhưng Trịnh Hoài Đức và Ngô Nhân Tĩnh, tuy gốc người Minh hương,


nhưng họ vẫn xem đất nước Việt Nam là quốc thổ, quê hương của mình, là mảnh đất tâm hồn đã nuôi dưỡng, vun bồi cuộc đời nên các ông chịu ơn mảnh đất và con người nơi đây… Tình cảm ấy và những biểu hiện của nó đối với quê hương Việt Nam sẽ khiến cho thơ của các ông có thể hoà chung với dòng chảy của thơ ca dân tộc đồng thời nối dài nguồn mạch văn chương nơi miền đất vừa mới sơ khai…


2.2. PHONG THÁI NHÀN DẬT VÀ HƯỞNG LẠC

Chịu ảnh hưởng tư tưởng tích cực nhập thế trị chính của Nho gia, Gia Định tam gia rõ ràng là những nhà Nho nhập thế tích cực. Các ông xuất thân từ quan văn, nhưng cũng trải qua nhiều chức vụ, làm nhiều việc, đóng góp lớn cho triều Nguyễn trong buổi đầu giành chính quyền từ triều Tây Sơn. Từ Hàn lâm viện, các ông ra giữ chức khuyến nông, sau lại giữ nhiều chức vụ trong các bộ của triều đình, tham gia chính trị, kể cả quân sự. Dù ở cương vị nào, các ông đều làm tròn chức trách, được vua Gia Long và sau đó là vua Minh Mệnh trọng vọng. Thế nhưng, bên cạnh tư tưởng nhập thế trị chính tích cực của Nho gia ấy, không phải không có những tư tưởng nhàn dật, tư tưởng quy ẩn, hay những cảm thức về cuộc đời về kiếp người vô thường của Lão giáo và Phật giáo.

Trong bối cảnh văn hoá tư tưởng ở Gia Định thời bấy giờ, tuy Nho giáo đã bám rễ khá sâu trong đời sống tư tưởng của các tầng lớp trí thức, nhưng bên cạnh đó, những tư tưởng khác Nho cũng nảy mầm khá sớm. Có thể thấy một Võ Trường Toản với tư tưởng rất Nho nhưng suốt một đời ông chỉ ở ẩn dạy học, đào tạo khá nhiều nhân tài tham gia vào chính quyền Nguyễn Ánh; một Đặng Đức Thuật tính khí rắn rỏi tích cực tham gia việc chính nhưng khẳng khái từ quan bỏ về quy ẩn. Hay trước đó, một Hoàng Quang tuy đỗ đạt từng làm thơ ca ngợi đạo lý chính thống của Nho gia nhưng không chịu ra làm quan, và sau đó lại có một Nguyễn Hương tài hoa nhưng thoái ẩn… Mặc dù đó là cách ứng xử của nhà Nho trong buổi loạn lạc nhưng nếu nói hoàn toàn không có mầm mống của những tư tưởng phi Nho thì lại không đúng.

Sự chung sống của nhiều thành phần dân tộc trên vùng đất Gia Định với nền kinh tế xã hội đã có mầm mống của một nền kinh tế nông – thương thời bấy giờ dẫn đến hệ quả tạo nên một nền văn hoá hội tụ nhiều sắc thái văn hoá khác nhau một cách khá tự do. Do đó, trong đời sống tư tưởng của các nhà Nho ở Gia Định, bản


thân nó cũng đã mang tính không thuần nhất. Sự giao lưu tư tưởng giữa Nho gia và Phật, Lão đã tạo nên khí chất vừa cứng rắn vừa phóng khoáng trong phong cách các nhà Nho ở Gia Định, trong đó có Gia Định tam gia. Nhà Nho khi không xuất thế hành đạo thì nhàn ẩn, cũng có khi bất đắc chí hay đạt được danh vọng cao cũng thoái ẩn vui với ruộng vườn, hỏi đạo tu học. Nét tư tưởng phi Nho này từng xuất hiện trong tư tưởng của Gia Định tam gia, góp phần làm nên tính đa dạng trong thơ và chất phóng khoáng tài tử trong phong cách của các ông.

Trịnh Hoài Đức dẫu một đời tích cực nhập thế nhưng phong thái nhàn dật cũng có khi trỗi dậy, ông từng muốn được như Hứa Hoa Phong:

處亂卷懷謨聖訓

居家完美範賢規有香花圃能醫俗無稅書園足養兒閒興半酣賓友散臥雲邀月洞簫吹

Xử loạn quyển hoài mô thánh huấn,

Cư gia hoàn mỹ phạm hiền quy. Hữu hương hoa phố năng y tục, Vô thuế thư viên túc dưỡng nhi. Nhàn hứng bán hàm tân hữu tán,

Ngoạ vân yêu nguyệt động tiêu xuy.

(Trịnh Hoài Đức, Đề đồng hương Hứa Hoa Phong tiên bối lữ địa tân trạch thành nhưng khai giáo quán)

(Giữa đời loạn ẩn thân theo lời dạy của thánh nhân,

Ở nhà vẫn theo nếp của bậc thánh hiền.

Vườn cây ngát hoa thơm, có thể cứu được sự phàm tục,

Vườn sách chẳng phải chịu thuế, đủ để nuôi con. Nhân hứng rượu ngà ngà say, bạn bè tan hết, Nằm giữa mây mời trăng bằng tiếng sáo vang.)

Trong một lần nói chuyện cùng bạn, Trịnh Hoài Đức bày tỏ lòng mình muốn

được nhàn nhã, khỏi bị bó buộc bởi cái danh nhà Nho:

抱膝羨誰能遯世虛名慚我誤驚人

Bão tất tiện thuỳ năng độn thế,

Hư danh tàm ngã ngộ kinh nhân.

(Trịnh Hoài Đức, Thu dạ đồng cố nhân thoại cựu bộ cổ vận) (Ôm gối mến mộ người biết lánh đời,

Theo hư danh nghĩ thẹn cho mình, tưởng làm kinh người đời.)

Và cũng từng 撫 衾 長 恨 爲 名 纒 “Phủ khâm trường hận vị danh triền” (Vỗ chăn luôn hận cho ta bị cái danh ràng buộc) (Bệnh trung đắc Huỳnh Hối Sơn bệnh


). Có lần Trịnh Hoài Đức còn khẩn khoản xin bậc tiền bối Hứa Hoa Phong chỉ cách hành xử ứng biến trong đời:

入世似翁能出世

此中何道可相賙

Nhập thế tự ông năng xuất thế, Thử trung hà đạo khả tương chu.

(Trịnh Hoài Đức, Chân Lạp ký hoài Hứa Hoa Phong)

(Người nhập thế như ông cũng có thể xuất thế,

Trong đó có đạo lý gì, xin giúp cùng nhau.)

Ngô Nhân Tĩnh trên chặng đường đi sứ vẫn ước được như cánh hạc nhàn nhã bay khắp trời, nghỉ đỗ ở chân mây, thoát hết mọi ràng buộc cuộc đời:

羨爾山居分外佳

春風秋月滿衿懷慣從天際栖雲鶴不見人間當道豺四壁未曾留耳聽十年今始得心齋

Tiện nhĩ sơn cư phân ngoại giai,

Xuân phong thu nguyệt mãn khâm hoài. Quán tùng thiên tế thê vân hạc,

Bất kiến nhân gian đáng đạo sài. Tứ bích vị tằng lưu nhĩ thính, Thập niên kim thuỷ đắc tâm trai.

(Ngô Nhân Tĩnh, Hồ Quảng quy chu đồ trung tác tam thập vận, 9) (Muốn được ở trong núi non tách biệt ngoài trần thế,

Gió xuân, trăng thu đầy ngực áo.

Cánh hạc bay suốt cả vùng trời, rồi đỗ ở chân mây, Chẳng thấy loài lang sói cản đường giữa nhân gian. Bốn vách chưa từng để tai nghe,

Mười năm nay mới được lòng thanh tịnh.)

Ý tưởng ấy hoàn toàn không giống của một nhà nho nhập thế hành đạo. Ngô Nhân Tĩnh luôn thích lắng lòng mình như kiểu ngồi thiền trong Phật giáo hay kiểu thoát đời của Lão Trang.

Ông ước mong nhàn dật nhưng trong lòng ông vẫn luôn khắc ghi ơn đãi ngộ của vua tận xương cốt:

朝朝飛去暮飛還

語語雙雙雲水間卻笑塵中人役役不如洲上鳥關關欲酬雨露恩銘骨

Triêu triêu phi khứ mộ phi hoàn, Ngứ ngứ sang sang vân thuỷ gian.

Khước tiếu trần trung nhân dịch dịch, Bất như châu thượng điểu quan quan. Dục thù vũ lộ ân minh cốt,

Xem tất cả 409 trang.

Ngày đăng: 02/02/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí