Cuộc Đời Và Sự Nghiệp Của Lê Quang Định


Năm Canh thìn, Minh Mệnh thứ 1 (1820), được truy cấp cho phu coi mộ. Năm

Tự Đức thứ 3 (1850) được thờ phụ vào miếu Trung hưng công thần.1

Mộ của Ngô Nhân Tĩnh hiện ở trong khuôn viên của chùa Giác Lâm, trên đường Lạc Long Quân, quận Tân Bình, thành phố Hồ Chí Minh. Trên bia mộ của ông hiện nay có dòng chữ: Khâm sai Công bộ Thượng thư Hiệp hành Gia Định thành Tổng trấn thuỵ Túc Giản Ngô hầu chi mộ (Mộ của Ngô hầu, quan Khâm sai, Thượng thư Công bộ, Hiệp Tổng trấn thành Gia Định, thuỵ Túc Giản).

Liệt truyện chép Ngô Nhân Tĩnh có người con tên là Quốc Thuỵ [164, tr.1139]. Nhưng qua bài tựa tập Gia Định tam gia thi của Trịnh Hoài Đức soạn vào năm

Minh Mệnh thứ 3, tức 1822, có câu: 適 亡 友 黎 户 部 次 子 光 瑶 , 吳 工 部 弎

子 國 珪 偕 來 叅 見 Thích vong hữu Lê Hộ bộ thứ tử Quang Dao, Ngô Công bộ

tam tử Quốc Khuê, giai lai tham kiến” (Vừa lúc ấy con thứ của người bạn đã mất Lê Hộ bộ (Lê Quang Định) là Quang Dao, con thứ ba của Ngô Công bộ (Ngô Nhân Tĩnh) là Quốc Khuê đều đến tham kiến…), từ đó thấy Ngô Nhân Tĩnh có người con tên là Quốc Khuê làm quan với triều Nguyễn. Như vậy, Ngô Nhân Tĩnh ít nhất là có 2 người con trai là Quốc Thuỵ và Quốc Khuê.

1.2.2.3. Sự nghiệp văn chương

Năm Mậu Ngọ, 1798, Nguyễn Văn Thành và Đặng Trần Thường dâng biểu tiến cử người đi sứ sang Trung Quốc để dò la tin tức vua Lê, có câu: 靜操守端正學問優長可當斯選 Tĩnh tháo thủ đoan chính, học vấn ưu trường, khả đương tư

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 409 trang tài liệu này.

tuyển” (Tĩnh phẩm hạnh tiết tháo ngay thẳng, học vấn giỏi giang, có thể gánh vác

được chức tuyển ấy). Và đánh giá về văn nghiệp ông, có viết:

Gia Định tam gia thi trong tiến trình văn học Hán Nôm Nam bộ - 6

靜文學該博好吟詠常與鄭懷德黎光定相唱和有嘉定三家詩集行世 Tĩnh

văn học cai bác, hiếu ngâm vịnh, thường dữ Trịnh Hoài Đức, Lê Quang Định tương xướng hoạ. Hữu Gia Định tam gia thi tập hành thế.” (Tĩnh, văn học uyên bác, thích ngâm vịnh, thường cùng Trịnh Hoài Đức, Lê Quang Định xướng hoạ với nhau. Có tập thơ Gia Định tam gia thi tập lưu hành ở đời) [164, tr.1139].

Theo lời Trịnh Hoài Đức, Ngô Nhân Tĩnh sáng tác khá nhiều thơ, tuy nhiên bị

thất lạc, chỉ còn chừng một phần trăm, mười phần ngàn, tập hợp thành tập Thập Anh


1 Quốc sử quán triều Nguyễn, Đại Nam nhất thống chí, Lục tỉnh Nam Việt, mục Tỉnh Gia Định, phần Nhân vật, truyện Ngô Nhân Tịnh, bản dịch của Tu Trai Nguyễn Tạo, Nha Văn hoá phủ Quốc vụ khanh đặc trách văn hoá xuất bản, 1973, tr.99 và bản chữ Hán in kèm, tờ 37a,b. Nhưng theo Liệt truyện, sđd., tr.216, cho rằng ông được thờ vào miếu Trung hưng công thần vào năm Tự Đức thứ 5 (tức 1852).


thi tập (theo Gia Định tam gia thi tự), gồm 187 bài (nhưng hiện còn 182 bài) (xem phần khảo về văn bản ở dưới).

Ngoài ra, ông còn có Thập Anh văn tập, 81 bài mẫu dành cho học trò tập để thi cử, chủ yếu lấy đề tài từ Kinh, Sử, Tử, Tập. Trong thời gian ra trấn nhậm chức Hiệp Tổng trấn Nghệ An, ông sai Bùi Dương Lịch biên soạn Nghệ An phong thổ ký và ông viết tựa.

1.2.3. Cuộc đời và sự nghiệp của Lê Quang Định

1.2.3.1. Xác định năm sinh năm mất của Lê Quang Định

Năm sinh năm mất của Lê Quang Định qua các công trình nghiên cứu có ghi ông sinh năm 1760 mất năm 1813 như các tài liệu [38, tr.345], [43, tr.54], [72, tr.577], [99, tr.20]…; thuyết khác cho rằng ông sinh năm 1759, mất năm 1813 như các tài liệu [8, tr.9], [44, tr.829], [113, tr.87]… Cũng có trường hợp ghi năm sinh của ông là 1767 như các tài liệu [8, tr.515], [36, tr.65]...

Sách Thực lục chép Lê Quang Định mất vào tháng 2 năm 1813 (Quý Dậu) [92, tr.858]; Sách Liệt truyện chép Lê Quang Định mất vào tháng 2 mùa xuân năm Gia Long thứ 12 tức năm Quý Dậu 1813, tuổi 54 [94, tr.207]. Từ hai cứ liệu này chúng ta có thể tính được năm sinh âm lịch của Lê Quang Định là năm Canh Thìn 1760. Còn những số liệu cho rằng ông sinh năm 1759 là cách tính theo dương lịch, và năm 1767 là do nhầm lẫn.

Vậy Lê Quang Định sinh năm 1760 mất năm 1813.

1.2.3.2. Cuộc đời Lê Quang Định

Vào năm Canh Thìn, 1760, đời chúa Võ vương Nguyễn Phúc Khoát, Lê Quang Định (1760-1813), tự Tri Chỉ, hiệu Tấn Trai, sau được ban tước Mẫn Chính hầu, ra đời tại huyện Phú Vang, phủ Thừa Thiên trong gia đình nhà quan sa sút. Cha ông là Sách, làm Thủ ngự nguyên Đà Bồng. Nhưng mấy năm sau cha ông chết tại nơi làm quan. Gia đình lâm vào cảnh nghèo túng, lại mồ côi cha, ông cùng anh mình là Hiến vào sinh sống ở đất Gia Định, ngụ tại Bình Dương. Thuở nhỏ ông đã thông minh, ham học, nên được y sinh Huỳnh Đức Thành quý trọng, có ý gả con gái cho. Quang Định càng cố chí học hành, thờ Võ Trường Toản làm thầy và cùng kết bạn với Trịnh Hoài Đức và Ngô Nhân Tĩnh, lập thi xã Bình Dương. Bấy giờ các văn nhân ở khắp nơi theo đến kết giao [94, tr.205].


Năm 1786, Tây Sơn tiến quân ra bắc, đánh chiếm Thăng Long. Tháng 7, vua Lê Hiển Tông (1740-1786) mất, Nguyễn Huệ bèn lập cháu Lê Hiển Tông là Lê Duy Kỳ lên ngôi, lấy hiệu Chiêu Thống. Tháng 8 năm ấy, ba anh em Nguyễn Nhạc cắt đất phong vương. Tình hình nội bộ của nhà Tây Sơn bắt đầu lục đục. Lợi dụng thời cơ này, Nguyễn Ánh bí mật đưa quân về nước, Nguyễn Lữ hoảng sợ bỏ Gia Định, kéo về Quy Nhơn rồi ốm chết. Nguyễn Huệ lại tiến quân ra bắc giết Vũ Văn Nhậm, vì Nhậm có ý mưu phản, ủng họ nhà Lê. Vua Lê Chiêu Thống cho người ngầm sang Trung Quốc cầu viện.

Cuối năm 1788, Nguyễn Huệ lên ngôi vua, lấy hiệu Quang Trung, chuẩn bị cho cuộc chống trả với quân binh nhà Thanh. Cuối năm ấy, quân Thanh tiến vào bờ cõi nước ta, binh hùng tướng mạnh những tưởng có thể đè bẹp được nghĩa quân Tây Sơn, nhưng chỉ trong những ngày đầu năm sau, Quang Trung đã đưa quân thần tốc ra bắc đánh đuổi quân Thanh. Lê Chiêu Thống hoảng sợ bỏ trốn sang Trung Quốc chờ dịp phục hưng nhà Lê.

Chúa Nguyễn rảnh sức ở Đàng Trong, đánh chiếm lại Gia Định, mở phủ Nguyên soái. Bấy giờ, Trịnh Hoài Đức, Lê Quang Định, Ngô Tòng Châu… ra ứng thí được bổ chức Hàn lâm viện chế cáo. [92, tr. 237].

Năm 1789, Lê Quang Định được bổ chức Điền tuấn cùng với Trịnh Hoài Đức, Ngô Tòng Châu, Hoàng Minh Khánh… gồm 12 người chia đi bốn dinh Phiên Trấn, Trấn Biên, Vĩnh Trấn, Trấn Định để khuyên bảo nông dân gắng sức làm ruộng. [92, tr. 248]

Tháng 3 năm 1793, lập Hoàng tử cả là Cảnh làm Đông cung, ban cho ấn Đông cung. Bởi Đông cung tuổi còn trẻ nên muốn được thái phó, thái bảo tốt để giúp, bèn dựng nhà Thái học, đặt một Đông cung phụ đạo, hai thị giảng, tám Hàn lâm thị học, sáu Quốc tử giám thị học. Lê Quang Định cùng Trịnh Hoài Đức được chọn làm Đông cung thị giảng cho Hoàng tử Cảnh [92, tr. 291]. Cuối năm này, ông lại được phong chức Hữu tham tri Binh bộ [92, tr. 302].

Mùa thu năm 1799, khi Tham tri Hộ bộ Nguyễn Kỳ Kế và Trịnh Hoài Đức chở gạo lương ở kho Đại La (Nước Mặn) về chứa ở kho Cự Tích (trong thành Bình Định) thì Lê Quang Định cùng với Tả tham tri Lễ bộ Nguyễn Cửu Hanh, Tả tham tri Hình bộ Phạm Như Đăng được giao việc thu gạo thị nạp của dân Bình Định, Phú Yên [92, tr. 389]. Bấy giờ, Nguyễn Ánh sắp rút khỏi thành Bình Định, để Võ Tánh


và Ngô Tòng Châu ở lại giữ thành. Tháng 10, Nguyễn Ánh về Gia Định, cho quân các dinh nghỉ ngơi. Sai Hữu tham tri Binh bộ Lê Quang Định kiểm tra các thứ quan vật ở nhà đồ nội, từ năm Kỷ Dậu đến nay, xuất nhập và còn lại bao nhiêu rồi làm sổ dâng lên. [92, tr. 398]

Theo Liệt truyện, năm 1802, được triệu về thăng Hiệp trấn Thanh Hoa [94, tr.

206], nhưng trong Thực lục vào năm này không thấy chép sự kiện trên.

Tháng 11 năm 1802, Lê Quang Định đang giữ chức Tham tri Binh bộ được phong làm Thượng thư Binh bộ sung làm Chánh sứ, cùng với Thiêm sự Lại bộ Lê Chính Lộ và Đông các học sĩ Nguyễn Gia (Địch) Cát làm Giáp Ất phó sứ sang Trung Quốc xin phong và đổi quốc hiệu là Nam Việt [92, tr.535]. Đây là đoàn sứ thỉnh phong đi tiếp theo sau đoàn sứ của Trịnh Hoài Đức và Ngô Nhân Tĩnh. Trên chặng đường đi sứ, đoàn sứ thỉnh phong do Lê Quang Định dẫn đầu đã đến Bắc Thành được Tiền quân Nguyễn Văn Thành tiếp đón long trọng. Lê Quang Định làm mấy bài thơ tả lại cuộc gặp gỡ này chép trong đầu tập Hoa Nguyên thi thảo.

Năm 1803, cả hai đoàn sứ một do Trịnh Hoài Đức dẫn đầu và một do Lê Quang Định dẫn đầu đến được Yên Kinh (Bắc Kinh). Nhà Thanh không chịu đổi quốc hiệu Nam Việt, mấy tháng thư từ qua lại, sau cùng đổi thành quốc hiệu Việt Nam. Sự kiện này có chép trong bài Tự tự của Trịnh Hoài Đức và trong bài thơ thứ 23 trong chùm bài ba mươi bài Hồ Quảng quy chu đồ trung tác tam thập vận của Ngô Nhân Tĩnh.

Sau khi xong việc sứ về nước ông vẫn giữ chức cũ. Ông từng cùng Lê Văn

Duyệt biên binh và dân Quảng Ngãi làm mười kiên cơ [92, tr. 601].

Năm 1806 Lê Quang Định dâng sách Nhất thống dư địa chí, gồm 10 quyển, với bài biểu dâng sách do trước đây vua từng sai ông kê cứu các sách vở bản đồ cả nước, các thành dinh trấn đạo trong cả nước để làm cuốn địa dư. [92, tr.684]

Đến tháng 11 năm 1809, triều Nguyễn bắt đầu đặt lại chức thượng thư ở 6 bộ. Lê Quang Định đổi từ Thượng thư Binh bộ sang làm Thượng thư Hộ bộ, Đặng Trần Thường làm Thượng thư Binh bộ [92, tr. 768].

Năm sau, 1810, ông vẫn giữ chức Thượng thư Hộ bộ kiêm việc trông coi Khâm thiên giám [92, tr.783]. Đồng thời ông phụng sắc khâm định chương trình kiến canh điền bạ [94, tr.206].


Năm 1811, Hoàng Thái hậu băng, Lê Quang Định cùng Tống Phước Lương được giao việc chọn đất xây lăng, và ông trực tiếp trông coi việc xây lăng ở Định Môn [92, tr. 826, 832]

Mùa xuân năm Quý Dậu, 1813, ông bị bệnh nặng, vua sai Hoàng tử Kiến An công đến thăm hỏi, lại sai Trung sứ mang cho sâm quế [94, tr.207]. Tháng 2 năm này, ông mất, được truy tặng Tham chính, còn được cấp quan tài, ba cây gấm Tống, 500 quan tiền, 3 người mộ phu [92, tr.858]. Mộ của Lê Quang Định hiện nay vẫn chưa rõ toạ lạc ở đâu.

Ông có hai người con là Dao và Dần, cả hai đều làm quan trong triều Nguyễn [94, tr.207] [164, tr.1134 ].

Cuộc đời làm quan của Lê Quang Định có thể nói rất suôn sẻ. Mặc dù có lần ông từng bị Nguyễn Ánh quở trách nhưng không đến nỗi như Ngô Nhân Tĩnh hàm oan và mất trong nỗi lạnh nhạt của vua.

1.2.3.3. Sự nghiệp văn chương

Văn nghiệp của Lê Quang Định, theo sử sách ghi chép gồm có:

- Hoàng Việt nhất thống dư địa chí, 10 quyển, ghi chép lộ trình, đường trạm, cương giới, phong tục của các dinh trấn trong cả nước. Cuốn sách này được ông biên soạn và dâng lên năm 1806, sau khi triều đình ban lệnh tìm các sách cũ lưu chứa ở trong dân gian vào năm 1804 [92, tr.648]. Trong cuốn sách này, Quỳ Giang Nguyễn Gia (Địch) Cát viết tựa, Ngô Nhân Tĩnh hiệu chính, Lê Lương Thận khảo chính.

- Tập thơ Hoa Nguyên thi thảo sáng tác trong thời gian đi sứ Trung Quốc, gồm 77 bài (nhưng theo khảo sát của chúng tôi từ bản khắc của tập thơ này lưu trữ tại Thư viện Viện Nghiên cứu Hán Nôm Hà Nội, hiện chỉ còn 75 bài). Tập thơ này được Trịnh Hoài Đức cho khắc in chung với thơ của mình và Ngô Nhân Tĩnh, gọi chung là Gia Định tam gia thi lưu hành ở đời (xem phần khảo về văn bản ở dưới).

Như vậy, cùng với sự nghiệp quan trường khá hiển hách, văn nghiệp của các ông để lại tuy không quá đồ sộ, nhưng cũng có thể sánh với những nhân vật đương thời ở Bắc Hà như Nguyễn Du, Ngô Thì Nhậm, Phan Huy Ích…

Đánh giá văn nghiệp của Gia Định tam gia, sách Đại Nam chính biên liệt truyện sơ tập chép:


定才識通敏練達政體性慎密寡嗜慾善偕法工詩畫尤長於水墨蘭竹輶

軒一路墨跡詩篇爲清人所稱賞鄭懷德曾集其詩與光定吳仁靜所作付梓名嘉定三家詩行世 Định tài thức thông mẫn, luyện đạt chính thể, tính thận mật,

quả thị dục, thiện giai pháp, công thi hoạ, vưu trường ư thuỷ mặc lan trúc, du hiên nhất lộ, mặc tích thi thiên vi Thanh nhân sở xưng thưởng. Trịnh Hoài Đức tằng tập kỳ thi dữ Quang Định, Ngô Nhân Tĩnh sở tác phó tử, danh Gia Định tam gia thi hành thế” (Định, tài thức tinh thông, minh mẫn, am hiểu chính thể, tính cẩn thận kín đáo, ít sự ham muốn, chữ viết tốt, thơ hay, vẽ khéo, đặc biệt vẽ tranh thuỷ mặc lan trúc rất giỏi, trên chặng đường đi sứ, nét vẽ bài thơ của ông được người nước Thanh phải khen ngợi tán thưởng. Trịnh Hoài Đức từng tập hợp thơ của mình cùng các sáng tác của Quang Định, Ngô Nhân Tĩnh cho khắc in, đặt tên là Gia Định tam gia thi, lưu hành ở đời.) [164, tr.1134].


1.3. VĂN BẢN TÁC PHẨM THƠ CỦA GIA ĐỊNH TAM GIA

1.3.1. Cấn Trai thi tập của Trịnh Hoài Đức

Hiện thư viện Viện Nghiên cứu Hán Nôm Hà Nội còn lưu trữ các bản in và

chép tay thơ của Trịnh Hoài Đức như sau:

- Cấn Trai thi tập, ký hiệu A.780, bản khắc in. Dòng trên cùng tờ bìa ghi: “Gia Long thập bát niên trọng xuân tuyên” (khắc in vào tháng 2 năm Gia Long thứ 18, tức năm 1819); ở giữa chữ lớn: “Cấn Trai thi tập”; bên phải ở dưới: “Trịnh”; bên trái phía dưới: “Bản trai tàng bản”, bên trong có ba bài tự, bạt của Nguyễn Địch Cát, Ngô Thì Vị, Cao Huy Diệu, nhưng không có Tự tự.

- Cấn Trai thi tập, ký hiệu A.3139, bản chép tay, có đủ các bài

tự, bạt, nhưng cũng không có Tự tự. Có lẽ được chép theo bản A.780.

- Cấn Trai thi tập, ký hiệu A.1392, bản khắc in. Tờ bìa giống hệt với bản có ký hiệu A.780, bên trong có bài Tự tự ở đầu. Sau Tự tự lại là Cấn Trai Quan quang tập, rồi đến Cấn Trai Khả dĩ tập, tiếp theo chúng tôi lại thấy trang bìa của tập thơ Thập Anh đường thi tập được khắc in là Thập Anh thi tập (ở trên ghi Minh Mệnh tam niên mạnh xuân tuyên (khắc in vào tháng giêng năm Minh Mệnh thứ 3, tức1822), bên phải ghi:


Ngô; bên phải ghi: Cấn Trai tàng bản), tiếp theo là trang bìa của Gia Định tam gia thi được khắc theo lối chữ chân phương nét tròn mềm mại hơn, ở trên ghi: Minh Mệnh tam niên mạnh xuân cát nhật (Ngày lành tháng giêng năm Minh Mệnh thứ 3); bên phải ghi: Trịnh Lê Ngô tam gia hợp tuyên (bản khắc chung của ba nhà Trịnh, Lê, Ngô); bên trái ghi: Cấn Trai tàng bản. Tiếp theo là mục lục ba tập thơ của ba tác giả. Sau phần mục lục là Cấn Trai thi tập tự của Nguyễn Địch Cát, Cấn Trai thi tập bạt của Ngô Thì Vị, Độc Cấn Trai thi tập bạt của Cao Huy Diệu, và Gia Định tam gia thi tập tự của Trịnh Hoài Đức (riêng bài này được khắc theo lối chữ lệ, phần tên của Trịnh Hoài Đức thì chữ Hoài Đức lại được thay bằng dạng chữ khải, có lẽ do người đời sau thêm vào, rồi đến Cấn Trai Thoái thực truy biên.

Ngoài ra, tôi được nhà nghiên cứu Nguyễn Khuê cung cấp thêm bản Cấn Trai thi tập do giáo sư Trần Kinh Hoà biên tập, in tại Hồng Kông năm 1962, trước đây được lưu trữ tại thư viện Đại học Văn khoa Sài Gòn. Trong tập này, Trần Kinh Hòa đã dựa vào các bản trên để hiệu đính và sắp xếp khá đầy đủ, tuy nhiên cũng có những sai sót trong việc xếp chữ và in ấn khiến cho câu thơ bị mờ nghĩa hoặc không đúng tinh thần của nguyên tác.

Như vậy về thơ, Trịnh Hoài Đức chỉ có tập Cấn Trai thi tập mà thôi. Còn về tác phẩm Gia Định tam gia thi tập, khắc in năm Minh Mệnh thứ 3 (1822) chính là Cấn Trai thi tập đã khắc in trước đây vào năm Gia Long thứ 18 (1819) được in lại chung với tập thơ Thập Anh thi tập (tức Thập Anh đường thi tập) của Ngô Nhân Tĩnh và Hoa Nguyên thi thảo của Lê Quang Định, có lời tựa chung Gia Định tam gia thi tập tự của Trịnh Hoài Đức, nên không thể kể đấy là một tác phẩm mới riêng biệt được, để tránh việc hiểu nhầm thơ của Trịnh Hoài Đức in trong Gia Định tam gia thi tập là một tác phẩm hoàn toàn khác với Cấn Trai thi tập.

Về tập thơ Bắc sứ thi tập của Trịnh Hoài Đức mà Liệt truyện nói đến thì thế

nào?

Vào năm Nhâm Tuất (1802), Trịnh Hoài Đức được cử làm chánh sứ sang

Trung Quốc tiến cống cùng với hai phó sứ là Hối Sơn Huỳnh Ngọc Uẩn và Nhữ Sơn Ngô Nhân Tĩnh. Theo bài tựa tự viết cho tập thơ Cấn Trai thi tập của ông, trong thời gian đi sứ, Trịnh Hoài Đức làm rất nhiều thơ, xong việc, ông về nước,


mới đóng thành tập đặt tên là Sứ hành quan quang. Cũng trong thời gian này, ông đã sưu tập những bài thơ trước đây, đóng thành tập đặt tên là Thoái thực truy biên xếp thứ tự theo thời gian sáng tác. Đến năm Bính Tý (1816), vì thấy tập thơ của mình bị sâu mọt gặm nát, ông mới biên tập lại các tập thơ, tập đầu đặt tên là Thoái thực truy biên, tập tiếp theo lấy tên là Quan quang tập và thu thập những bài thơ ứng chế, tống tặng, ai vãn từ năm Giáp Tý (1804) trở về sau, đến cuối năm Bính Tý (1816)1 đặt tên là Khả dĩ tập. Rồi đóng chung thành một quyển, lấy tên hiệu đặt cho tập thơ là Cấn Trai thi tập.

Nhiều người lâu nay căn cứ vào Liệt truyện cho rằng thơ của Trịnh Hoài Đức có Gia Định tam gia thi tập, Cấn Trai thi tập Bắc sứ thi tập… là chưa chính xác, dễ gây nhầm lẫn cho những người hậu học.

Gia Định tam gia thi tập là tên gọi chung của ba tập thơ Cấn Trai thi tập của Trịnh Hoài Đức, Thập Anh (đường) thi tập của Ngô Nhân Tĩnh và Hoa Nguyên thi thảo của Lê Quang Định được Trịnh Hoài Đức cho khắc chung vào năm Minh Mệnh thứ 3 (1822). Chúng tôi đã đối chiếu hai bản khắc in ký hiệu A.780 và A.1392 thì thấy các trang khắc in đều giống nhau. Tuy nhiên, trong tập tài liệu mà chúng tôi có được từ Thư viện Viện Nghiên cứu Hán Nôm, thì thứ tự trang có bị đảo lộn và thiếu khuyết đôi chút, nhưng vẫn giữ nguyên các đề mục.

Bắc sứ thi tập chỉ là tên gọi khác của tập Sứ hành quan quang, mà sau này chính ông lấy tên lại là Quan quang tập nằm trong tập Cấn Trai thi tập của ông.

Như vậy, Cấn Trai thi tập gồm có ba phần là: Thoái thực truy biên tập, Quan quang tập Khả dĩ tập, theo đề mục khắc in, tổng cộng có 327 bài, với các bài tựa, bạt:

Cấn Trai thi tập tự của Nguyễn Địch Cát, đề năm Gia Long thứ 4 (1805);

Cấn Trai thi tập bạt của Ngô Thì Vị, đề năm Gia Long thứ 4 (1805);

Độc Cấn Trai thi tập bạt của Cao Huy Diệu, đề năm Gia Long thứ 17 (1818);

Tự tự của Trịnh Hoài Đức đề năm Gia Long thứ 18 (1819).



1 Tuy nhiên, chúng tôi thấy có những bài Trịnh Hoài Đức làm vào năm Mậu Dần (1818) chứ không phải chỉ đến năm Bính Tý (1816) như ông nói.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 02/02/2023