Gia Định tam gia thi trong tiến trình văn học Hán Nôm Nam bộ - 8


Trên sông Nam Vang, vọng tiếng hát người Mạch (chỉ người Cao Miên).

Dung mạo người bạn thơ, như vầng trăng mái thuyền lẻ, Tin tức nơi quê hương, giờ xa xôi cách vạn dặm.

Hút tầm mắt gió sóng mịt mùng, không đi được, Trêu người, thường vọng mãi tiếng chim đa đa.

Có những câu chưa thật hiểu ý nên dẫn đến việc dịch không thoát ý. Ví như hai câu trong bài Hổ Môn quan dạ bạc của Trịnh Hoài Đức:

墨水抹山雲暮閉

白花粘樹鷺宵眠

Mặc thuỷ mạt sơn vân mộ bế, Bạch hoa niêm thụ lộ tiêu miên.

Hoài Anh dịch là: “Nước như mực bôi núi, mây tối khép/ Hoa trắng dán cây, cò ngủ đêm” [8, tr.219].

Thoạt nhìn tưởng như không có gì sai, nhưng nếu tinh ý sẽ thấy, câu thơ trên của Trịnh Hoài Đức làm theo lối đảo trang. Ta có thể sắp xếp hai câu thơ ấy thành kiểu câu văn xuôi: “Vân mộ bế (như) mặc thuỷ mạt sơn / Lộ tiêu miên (tự) bạch hoa niêm thụ”, hoặc có thể trình bày như sau: “Mặc thuỷ mạt sơn: vân mộ bế / Bạch hoa niêm thụ: lộ tiêu miên”, từ đó có thể dịch là: “Chiều tối, mây đen giăng phủ ngọn núi, giống như nước mực tàu bôi lên núi non / Đêm tối, cò ngủ trên cây, như hoa trắng dán trên cây”. Dịch như vậy, vừa đúng với cảnh thật, vừa đúng với ý thơ mà tác giả muốn tả cảnh Hổ Môn khi trời tối chiều, đồng thời bộc lộ chất nghệ sĩ của Trịnh Hoài Đức.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 409 trang tài liệu này.

Hoặc như bài Đối kiếm của Ngô Nhân Tĩnh:

倚看天外劍贈憶意中人勇負凌雲氣雄懷報國身射星知有分彈鋏笑無因試向山中過時聞泣鬼神

Gia Định tam gia thi trong tiến trình văn học Hán Nôm Nam bộ - 8

Ki khan thiên ngoại kiếm, Tặng ức ý trung nhân.

Dũng phụ lăng vân khí, Hùng hoài báo quốc thân. Xạ tinh tri hữu phận,

Đàn giáp tiếu vô nhân. Thí hướng sơn trung quá, Thời văn khấp quỷ thần.

Bản dịch trong Gia Định tam gia:

Dựa nhìn kiếm ngoài trời,


Nhớ ý trung nhân đã tặng cho.

Nghĩ mình về cái dũng có thể là phụ cái khí vút lên mây,

Nhưng vẫn mang hùng tâm đem thân đền ơn nước. Bắn ra tia sáng như sao biết có thể được,

Nhưng có tính chất đàn hồi cuộn vào rồi lại bật ra, tự cười không

đạt nổi.

Thử đi vào trong núi,

Thỉnh thoảng nghe thấy tiếng quỷ thần khóc [8, tr.486]

Sở dĩ Hoài Anh dịch như thế vì quên đây là bài thơ nói về thanh bảo kiếm của Nguyễn Quận công tặng cho Ngô Nhân Tĩnh nhân dịp đi sứ Trung Quốc. Mà nói đến kiếm phải dùng những điển cố liên quan đến kiếm, trong đó có điển “xạ tinh” và “đàn giáp”. Xạ tinh: kiếm khí chiếu lên sao. Xuất từ điển Trương Hoa sai Lôi Hoán tìm thấy kiếm Long tuyền và Thái a trong sách Hán thư. Ở đây có ý nói thanh kiếm của Nguyễn Văn Thành tặng cho cũng thuộc bảo kiếm. Đàn giáp: gõ kiếm, xuất từ điển Phùng Huyên trong Sử ký. Phùng Huyên làm khách nhà Mạnh Thường Quân, từng ba lần gõ kiếm hát, mong Thường Quân xem mình là khách và đãi ngộ tốt cho mình. Sau Phùng Huyên thu nợ ở đất Tiết, mua tiếng nghĩa cho Mạnh Thường Quân. Ở đây Ngô Nhân Tĩnh cũng gõ kiếm nhưng không có ý đòi hỏi sự đãi ngộ, nên mới nói là “gõ kiếm hát mà không có lý do gì”.

Ngoài ra, chúng tôi phiên âm là “ki khan” chứ không phiên “ỷ khan” như ta

vẫn quen đọc trước đây. Vì “ki khan” có nghĩa là “một mình nhìn” có lẽ hợp lý hơn.

Từ những lỗi dịch như trên, nên Hoài Anh đã diễn giải “đàn giáp” là đàn hồi rồi bật ra, là tính khí của Ngô Nhân Tĩnh. Hẳn nhiên, Ngô Nhân Tĩnh không mềm dẻo khéo léo như Trịnh Hoài Đức, nhưng ở đây tác giả không hề có ý đó, mà chỉ mượn điển Phùng Huyên để nói về mình. Phùng Huyên thì đòi hỏi được đãi ngộ mới phục vụ cho Mạnh Thường Quân, còn Ngô Nhân Tĩnh thì không đòi hỏi nhưng vẫn hết lòng vì chúa vì nước. Từ đó, bản dịch của chúng tôi là:

Một mình nhìn núi ngoài xa1,

Nhớ người đem kiếm tặng cho mình.


1 Dịch từ “thiên ngoại kiếm”, ở đây núi nhô lên trời như kiếm, vì vậy gợi cho tác giả nhớ đến thanh kiếm của Tiền quân Nguyễn Văn Thành tặng mình. Sở dĩ chúng tôi có ý dịch như vậy bởi xuất từ câu: 方地为车,圆天为盖,长剑耿耿倚天外 (đất vuông làm xe, trời tròn làm lọng, (núi như) trường kiếm cao vút dựa ngoài

trời xa) trong bài Đại ngôn phú của Tống Ngọc thời Chiến Quốc.


Đành luống phụ chí khí chọc trời mây, Chỉ ôm lòng xả thân đền ơn nước.

Khí kiếm xông trời đêm biết là có phận, Gõ kiếm cười vang không duyên cớ.

Thử mang kiếm qua non núi,

Thường nghe tiếng gào khóc của quỷ thần.

Bài Tự trào của Trịnh Hoài Đức:

天若於予鬨笑端生逢亂世彊名安因仍忙歲偷閒日慚愧微才博好官泥醉一杯驕酒伯鴉塗五韻傲詩壇近來儌倖乾坤量水秀山奇足我歡

Hoài Anh dịch là:

Thiên nhược ư dư hống tiếu đoan, Sinh phùng loạn thế cưỡng danh An. Nhân nhưng mang tuế thâu nhàn nhật, Tàm quý vi tài bác hảo quan.

Nê tuý nhất bôi kiêu tửu bá,

Nha đồ ngũ vận ngạo thi đàn.

Cận lai kiểu hãnh càn khôn lượng, Thuỷ tú sơn kỳ túc ngã hoan.

Trời dường như trêu cợt ta,

Sinh gặp đời loạn mà vẫn gượng giữ vẹn được danh. Bởi vẫn năm bận rộn trộm rút lấy ngày nhàn,

Thẹn mình tài nhỏ mà lại được chức quan kha khá. Say nhàmột chén kiêu căng với tửu bá,

Bôi lem nhem năm vận mà ngạo với đàn thơ. Gần đây đánh cuộc may rủi đo lường trời đất, Nước đẹp núi lạ đủ cho ta vui [8, tr.328].

Không kể lỗi đánh máy sai chữ “say nhè” thành “say nhà”, trong bản dịch trên, có chỗ ông chưa dịch ra ý của tác giả. Trường hợp câu thứ hai là một minh chứng. Trịnh Hoài Đức thuở nhỏ tên An (như ông tự viết trong bài tự đề tựa cho tập thơ Cấn Trai của ông), vì vậy, câu hai nên hiểu là: Sinh gặp đời loạn mà vẫn gượng đặt tên là An. Từ đây mới thấy được chất trào lộng của tác giả. Ngoài ra, bản dịch cũng không thoát ý khiến người đọc khó hiểu, khó cảm.

Bản dịch của chúng tôi là:

Trời dường như đùa cợt ta chăng?


Sinh gặp thời loạn, mà ta vẫn gượng đặt tên là An. Vì suốt năm bận rộn nên trộm lấy vài ngày nhàn rỗi, Thẹn mình tài hèn, vẫn có được chức quan tốt.

Uống một chén rượu đã say nhè, mà vẫn khoe mình là bậc bá

trong làng rượu,

Bài thơ năm vần lem luốc như quạ bôi, vẫn ngạo nghễ với làng

thơ.


Gần đây may mà được đất trời rộng lượng, Non nước đẹp đẽ kỳ lạ, đủ làm vui lòng ta.

Không chú ý đến điển tích nên dẫn đến việc dịch sai:

Về phần chú thích, mặc dù Hoài Anh đã cố gắng chú giải các điển cố, điển tích, từ ngữ khó hiểu, nhưng cũng có nhiều bài ông bỏ qua không chú, hoặc có lẽ ông thấy đã có nghĩa, hoặc có thể bỏ sót, do đó, cũng có nhiều câu mù mờ về nghĩa như trường hợp bài Đối kiếm đã dẫn ở trên.

Bài Tế phong đài của Trịnh Hoài Đức:

搖橹輕舟掠水來南屏山下見遺臺蘆花倚阜禳旗展鴉翅翻樷羽扇開學究也知風可借運移無柰力難囘江山愛護忠純跡銅雀當年已綠苔

Hoài Anh dịch nghĩa:

Dao lỗ khinh chu lược thuỷ lai, Nam Bình sơn hạ kiến di đài.

Lô hoa ỷ phụ nhương kỳ triển, Nha sí phiên tùng vũ phiến khai. Học cứu dã tri phong khả tá, Vận di vô nại lực nan hồi.

Giang sơn ái hộ trung thuần tích,

Đồng Tước đương niên dĩ lục đài.

Khua chèo thuyền nhẹ lướt dòng nước tới,

Dưới núi Nam Bình thấy đài còn sót lại. Hoa lau nép bến thuyền đậu cờ phất phới, Cánh quạ trở trong lùm cây, lông xoà ra.

Lối học kiểu thầy đồ cũng biết có thể giúp cho phong hoá, Thời vận chuyển dời biết làm sao, sức khó vãn hồi.

Non sông yêu dấu che chở dấu tích trung thuần,

Đài Đồng Tước năm xưa nay đã phủ rêu xanh. [8, tr.274]


Chưa nói đến phần dịch bài thơ, ngay tựa đề dịch đã khó hiểu. Đài tế phong thì ta cứ dịch là Đài cầu gió, như vậy sẽ dễ hiểu hơn nhiều. Hai câu thơ đầu, tạm thời ổn, hai câu thực thì đã có vấn đề. Hai câu thực này, Trịnh Hoài Đức vừa tả cảnh thực ở Nam Bình, đồng thời chính nó gợi liên tưởng để tác giả nhớ đến chuyện cầu gió của Gia Cát Lượng năm xưa. Ở hai câu luận, dịch giả Hoài Anh đã đi quá xa nghĩa của nguyên tác để dịch thành “Lối học kiểu thầy đồ cũng biết có thể giúp cho phong hoá”. Chúng tôi thiết nghĩ nên dịch lại bài Tế phong đài (Đài cầu gió) như sau:

Mái chèo lay nhẹ, thuyền rẽ nước đi,

Dưới núi Nam Bình còn thấy ngôi đài sót lại ở đó.

Hoa lau mọc dựa vào gò đất như lá cờ cầu gió giương lên,

Cánh quạ bay đậu ở bờ rậm tựa chiếc quạt lông mở ra.

Học mà suy xét sâu xa thì biết rằng gió cũng có thể mượn được, Vận mệnh đã thay đổi thì đành vậy, sức người khó cứu vãn.

Sông núi thích bảo vệ vết tích của người trung trinh, Còn lầu Đồng Tước, ngay năm ấy đã phủ ngập rêu xanh.

Vấn đề dịch thơ:

Phần dịch thơ, Hoài Anh chủ yếu vẫn là dùng thể thơ lục bát để chuyển dịch. Như vậy cũng không tránh khỏi việc làm giảm ý vị của thơ Đường. Không những thế, thể lục bát mà Hoài Anh dùng lại được ngắt câu, ngắt nhịp không đều, thanh luật thơ lục bát nhiều khi trúc trắc khó đọc. Có bài ông dịch theo thể lục bát 12 dòng, so với nguyên tác thì hơn cả 4 dòng như bài Thuỳ vân quất phố.

Những bài dịch theo nguyên thể cũng có chỗ thất niêm luật so với nguyên tác, chúng tôi chỉ dẫn ra một, hai bài để ví dụ:

為愛清新調

都忘遲暮論岐多分大道地僻失孤邨北極星晨隱南郊霧露繁忽聞吟苦響知是裴遯門

Vị ái thanh tân điệu,

Đô vong trì mộ luân (luận). Kỳ đa phân đại đạo,

Địa tịch thất cô thôn. Bắc cực tinh thần ẩn, Nam giao vụ lộ phồn.

Hốt văn ngâm khổ hưởng, Tri thị Bùi Độn môn.


(Trịnh Hoài Đức, Phỏng Bùi Độn Am tịch thiên mê lộ khẩu chiếm) Hoài Anh dịch thơ:

Điệu thanh tân riêng thích, Chuyện tối muộn không bàn. Đường lớn nhiều ngã rẽ, Xóm lẻ sương ngập tràn.

Sao Bắc Cực chìm lặn, Nẻo Nam mù móc lan. Tiếng ngâm thơ nghe vẳng,

Biết là nhà Độn Am. [8, tr.94]

Bài thơ này của Trịnh Hoài Đức được làm theo thể ngũ ngôn luật, vì vậy, nếu

đã dịch thơ theo nguyên thể thì nên giữ đúng niêm luật của nó.

Hoặc bài:

久作他鄉客那堪折柳聲愁同江九曲江曲遶江城


Hoài Anh dịch:

Cửu tác tha hương khách Na kham chiết liễu thanh, Sầu đồng giang cửu khúc,

Giang khúc nhiễu giang thành.

(Trịnh Hoài Đức, Tương hành tạp vịnh, Văn địch)

Làm khách tha hương mãi, Nghe “Chiết liễu” động lòng. Sầu như sông chín khúc, Khúc sông quanh thành sông.

Cũng như bài trên, bài sau làm theo thể ngũ ngôn tứ tuyệt, do đó, dịch như

trên cũng làm mất đi niêm luật của thể thơ này.

… Dẫn vài trường hợp để thấy rằng, công tác văn bản vô cùng quan trọng. Nếu không làm kỹ thao tác này, việc tìm hiểu ý thơ, tư tưởng, tình cảm của tác giả cũng theo đó mà lệch lạc. Sở dĩ chúng tôi phải dẫn ra những trường hợp đáng tiếc trên trong công trình Gia Định tam gia của Hoài Anh vì bởi đây là công trình tuyển dịch nhiều thơ của Tam gia nhất từ trước đến nay. Thường những bài thơ tác giả Hoài Anh dẫn lại bản của những tác giả khác thì lại không mắc những lỗi chúng tôi vừa nêu. Do đó, việc khảo sát điểm qua tình hình dịch thuật giới thiệu thơ Tam gia


là công việc chúng tôi phải làm, chứ hoàn toàn không có ý bới lông tìm vết, hay thiếu tôn trọng đối với tiền bối.

Thơ của Gia Định tam gia không phải là không hay, không đặc sắc. Chỉ vì trước đây chưa được phiên dịch, công bố một cách có hệ thống nên việc tìm hiểu về thơ của Gia Định tam gia cũng bị hạn chế. Công trình của Hoài Anh khắc phục được tình trạng tư liệu thiếu thốn nói trên, nhưng bản thân nó lại mang một số hạn chế trong công tác dịch thuật, do vậy làm ảnh hưởng đến nguyên ý gây hiểu sai trong việc tiếp nhận tác phẩm.

Chúng tôi vì vậy vẫn phải tiếp tục con đường khảo sát văn bản, phiên dịch và chú thích những phần còn thiếu sót, diễn giải, dịch nghĩa lại những chỗ lạc ý, kể cả việc dịch thơ theo đúng thể Đường luật ngõ hầu cung cấp cho người đọc bản dịch sáng nghĩa để có thể cảm nhận hết ý thơ của Tam gia. Không những thế, chúng tôi còn dịch thêm các bài tựa bạt, những lời bình của thi hào Nguyễn Du và Ngô Thì Vị bình phẩm thơ Lê Quang Định trong Hoa Nguyên thi thảo. Việc làm này của chúng tôi không ngoài mục đích là góp phần giới thiệu thêm tác phẩm của Tam gia và từ đó tìm hiểu thơ Tam gia một cách toàn diện hơn.

1.5. QUAN NIỆM VỀ VĂN CHƯƠNG

Trịnh Hoài Đức, Lê Quang Định và Ngô Nhân Tĩnh được danh xưng là Gia Định tam gia, ắt hẳn trong phong cách thơ của các ông có những điểm tương đồng, và vì thế, sẽ có chung những quan niệm về văn chương. Tìm hiểu quan niệm văn chương của Gia Định tam gia cho phép chúng ta nhìn thấy những yếu tố tích cực hay tiêu cực trong quan niệm sáng tác, quan điểm thẩm mỹ, quan niệm về văn chương của họ trong mạch nguồn văn chương dân tộc.

Quan niệm văn chương là những quan điểm, suy nghĩ, phát biểu, kể cả ý thức của tác giả đối với văn chương nghệ thuật ở phương diện thẩm mỹ, hoạt động sáng tác văn chương, thưởng thức văn chương… Sự thật, ông cha ta bàn về văn chương không nhiều, nhưng từ tình hình thực tiễn sáng tác và những ý kiến phát biểu thông qua các bài tựa bạt hay trong sáng tác thơ, có thể thiết lập quan niệm văn chương của họ một cách khá chính xác. Do đó, khi tìm hiểu về quan niệm văn chương của Gia Định tam gia, chúng tôi tiến hành tìm hiểu trực tiếp trên những phát biểu mang tính chất lý luận được thể hiện trong thơ, trong các bài tựa bạt, đồng thời thông qua thực tiễn sáng tác của họ.


Quan niệm văn chương của tác giả bao giờ cũng chịu sự ảnh hưởng từ ý thức hệ và tình hình sáng tác thơ ca đương thời. Bối cảnh lịch sử xã hội thời đại của Gia Định tam gia hết sức phức tạp và rối ren, với sự đảo lộn các giá trị xã hội bởi thiết chế chính trị một vua hai chúa.

Dưới quyền cai quản của các chúa Nguyễn, bấy giờ ở Gia Định, tuy không thể sánh cùng vùng đất Đàng Ngoài vốn có cội rễ văn hoá lâu đời, với lực lượng sáng tác phong phú, nhưng ở Đàng Trong cũng bắt đầu hình thành lực lượng sáng tác mà chủ yếu là các nhà nho di cư từ Đàng Ngoài vào, hay từ vùng Hoa Nam Trung Quốc đến. Dẫu số nho gia này không thật sự hùng hậu nhưng lại có ảnh hưởng lớn đến sự hình thành và phát triển văn hoá ở Gia Định. Nho giáo ở Gia Định cũng đã được định hình theo bước chân mở cõi và ổn định vương quyền của các chúa Nguyễn.

Chịu ảnh hưởng từ những tư tưởng Nho giáo, sáng tác của đội ngũ trí thức đa số là nho thần trong đó có Gia Định tam gia, hiển nhiên cũng mang những quan điểm văn chương của tư tưởng Nho giáo: “thi ngôn chí” (thơ phải nói chí), “văn dĩ tải đạo” (văn là để chở đạo), phải “ôn nhu đôn hậu” (phải hài hoà, mềm mại, đôn hậu), tức không đả kích không làm rung chuyển chế độ xã hội. Nhưng, thông qua tình hình thực tiễn sáng tác của Gia Định tam gia, “chí” hay “đạo” chính là những tư tưởng, tình cảm, suy nghĩ của các ông đối với hiện thực đương thời.

Khi các ông vịnh ngọn lửa và chén rượu của Võ Tánh và Ngô Tòng Châu trong thành Bình Định lúc bị Trần Quang Diệu vây thành, vẫn thấy trong thơ niềm xúc động mến phục, cảm thông chân thành của những người bạn cùng chiến tuyến, hoàn toàn không phải thuần dùng thơ chở đạo lý thánh hiền một cách khô khan. Trước bài thơ, Trịnh Hoài Đức còn ghi lại sự kiện lịch sử này và bày tỏ quan điểm:

訃音至廣義屯舉皆哀慟,余因哭之以詩並誌其名臣大節云耳非以詩鳴也 Phó

âm chí Quảng Nghĩa đồn, cử giai ai đỗng, dư nhân khốc chi dĩ thi, tịnh chí kỳ danh thần đại tiết vân nhĩ, phi dĩ thi minh dã”. (Tin buồn đến đồn Quảng Nghĩa, ai cũng thương xót, tôi nhân khóc các ông mà làm thơ để ghi nhớ cái tiết cả của người bầy tôi danh tiếng, chứ nào phải mượn thơ để cầu cái tiếng ở đời1.)

Từ đó, có thể thấy, quan niệm “chí”, “đạo” ít nhiều mở rộng biên độ trong quan niệm văn chương của Tam gia. Thơ không phải chỉ để truyền đạt giáo lý, lý



1 Chỗ này chúng tôi dịch khác với cách hiểu của Hoài Anh [8, tr.215] và Cao Tự Thanh [36, tr.70].

Xem tất cả 409 trang.

Ngày đăng: 02/02/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí