Tình Cảm Trung Quân Ái Quốc Và Tự Hào Dân Tộc


(Ngô Nhân Tĩnh, Thi thành trình cố nhân)

(Ngày trước thơ thường thiếu, Sáng nay câu cú tạm xong.

Chẳng dám mong lời thơ tuyệt diệu, Chỉ cần thể cách êm thuận.

Rót rượu vào chén còn dễ dàng, Chọn lựa trên chữ thật khó khăn. Chỉ muốn hoạ cùng người tri kỷ,

Chẳng muốn cho người khác thấy thơ.)

Thơ là để giãi bày tâm sự, nhưng đôi lúc dường như khó có thể giãi hết được niềm riêng. Đôi lúc văn chương cũng bế tắc với nỗi lòng của người muốn giãi bày. Với Nguyễn Du, tâm sự sâu kín như dòng nước sông Quế dưới chân núi Hồng “Ngã hữu thốn tâm vô dữ ngữ, Hồng sơn sơn hạ Quế giang thâm” đã khó nói, thì với Ngô Nhân Tĩnh cũng vậy:

半盞孤燈客夢殘

百年心事話尤難老天不與人方便漠漠溟溟一太寬

Bán trản cô đăng khách mộng tàn, Bách niên tâm sự thoại vưu nan.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 409 trang tài liệu này.

Lão thiên bất dữ nhân phương tiện, Mạc mạc minh minh nhất thái khoan.

(Ngô Nhân Tĩnh, Tiên Thành lữ thứ)

Gia Định tam gia thi trong tiến trình văn học Hán Nôm Nam bộ - 10

(Chén đèn lẻ loi tàn hết nửa, giấc mơ khách cũng tàn, Tâm sự một đời, nói thật khó.

Trời già không cho người được dễ dàng, Một bầu vũ trụ mênh mông mịt mờ.)

Lê Quang Định có lần cũng tự thấy văn chương nhiều khi khó có thể ghi lại hình ảnh thiên nhiên:

詩句自慚當物色

尋常聊紀日程書

Thi cú tự tàm đương vật sắc,

Tầm thường liêu ký nhật trình thư.

(Lê Quang Định, Nam Hương Đường ký kiến)

(Câu thơ tự thẹn với cảnh sắc khi ấy,

Bình thường gượng chép nhật ký đi đường.)

Thế nhưng ngàn năm sau còn lại chính là văn chương, văn chương có sức sống

lâu dài cùng đất trời:


漢傅文章遺古樹

楚臣忠憤逐蒼浪

Hán phó văn chương di cổ thụ,

Sở thần trung phẫn trục thương lang.

(Lê Quang Định, Đăng Củng Cực lâu)

(Văn chương Thái phó nhà Hán, còn lưu với cây xưa,

Nỗi trung phẫn của bầy tôi nước Sở, vẫn trôi với sóng xanh.)

Trên quan niệm ấy, các ông đã có ý thức thơ phải là tiếng lòng, là sự hồi ánh hiện thực chứ không phải chỉ trau chuốt ngôn ngữ một cách gượng ép gò bó. Ở phương diện nào đó, quan niệm văn chương của Gia Định tam gia cũng gần như chủ trương của Lê Quý Đôn khi ông phát biểu việc làm thơ cần phải có ba điểm: “một là tình, hai là cảnh, ba là sự”.

Quan niệm này của các ông được chính Trịnh Hoài Đức phát biểu trong bài tựa tập thơ của các ông. Theo Trịnh Hoài Đức, văn chương đối với ông không phải là để làm vang danh trong đời như có lần ông từng nói, mà văn chương là sự thể

hiện tính tình, là tinh hoa của tâm hồn, tấm lòng: “… 在 顧 不 假 乎 詩 文 以 炫 耀

于 世 也 。然 文 者 心 之 華, 其 性 情 之 正 偏, 士 學 之 醕 疵, 須 此 以 見 其梗 槩 焉 … tại cố bất giả hồ thi văn dĩ huyễn diệu vu thế dã. Nhiên văn giả tâm chi

hoa, kỳ tính tình chi chính thiên, sĩ học chi thuần tỳ, tu thử dĩ kiến kỳ ngạnh khái yên (… vốn không mượn thơ văn để huênh hoang với đời. Nhưng thơ văn là tinh hoa của lòng, là sự thẳng ngay hay tà vạy của tính tình, là vết tích tốt xấu của bậc sĩ học, cũng nhờ đó mà thấy được đại khái.) (Trịnh Hoài Đức, Gia Định tam gia thi tự).

Ngoài ra, việc đặt tựa cho các tập thơ của Trịnh Hoài Đức cũng bộc lộ quan niệm về văn chương, về sáng tác của mình. Với thơ đi sứ Quan quang tập có ý nghĩa là xem xét cảnh quan đất nước, Khả dĩ tập thì lại mang ý nghĩa của hưng, quan, quần, oán, một tinh thần tiến bộ của Nho giáo trong Luận ngữ. Tuy chịu ảnh hưởng của ý thức hệ Nho giáo, nhưng những quan niệm văn chương của Gia Định tam gia vẫn biểu hiện những yếu tố khá tiến bộ chứ không phải cực đoan như một số tác giả khác quan niệm ở thời kỳ trước và sau ông một chút. Được thế, có lẽ nhờ các ông hấp thu và học hỏi từ nhiều phong cách thơ, trong đó có Đặng Đức Thuật, người đã ảnh hưởng rất lớn khiến cho thơ các ông có những chuyển biến tích cực. Đó cũng là kết quả của việc tiếp nối mạch nguồn văn học của dân tộc, đặc biệt là văn mạch Nam Bộ.


TIỂU KẾT

Trong bối cảnh văn học Hán Nôm Nam Bộ từ giữa thế kỷ 18 đến cuối thế kỷ 19, Gia Định tam gia là những tác giả mang tính chất bản lề, vừa thừa kế những thành tựu thơ ca trực tiếp của Đàng Trong, vừa khơi nguồn cho dòng mạch văn học Hán Nôm Nam Bộ. Gia Định tam gia tiếp nối dòng thơ của Tao đàn Chiêu Anh Các, Võ Trường Toản, Đặng Đức Thuật… kể cả trong sáng tác lẫn sinh hoạt văn chương. Sau Chiêu Anh Các, các ông đã thành lập nhóm Sơn Hội Gia Định tập trung những người yêu thơ, chủ yếu con em người Hoa để ngâm thơ xướng hoạ học tập lẫn nhau. Việc thành lập nhóm thơ này, sau đó lại mở đường cho những thi xã khác trong đó có Bạch Mai Thi xã ở Nam Bộ được nhiều nhà trí thức nổi tiếng đương thời tham gia như Phan Văn Trị, Bùi Hữu Nghĩa, Huỳnh Mẫn Đạt, Trần Thiện Chánh, Nguyễn Thông…

Văn học Hán Nôm Nam Bộ được hình thành và kết thúc chỉ trong vòng hơn một thế kỷ, nhưng vẫn thể hiện rõ tính chất đa dạng và phức tạp của nó. Về nội dung tư tưởng, văn học Hán Nôm Nam Bộ có nội dung phản ánh cuộc sống Nam Bộ khá phong phú, trong đó có bộ phận mang nội dung phò Nguyễn chống Tây Sơn. Thơ Gia Định tam gia, đặc biệt thơ của Trịnh Hoài Đức có một ít bài mang nội dung chống Tây Sơn rất rõ, còn lại phần nhiều là ca ngợi cảnh sắc và con người Nam Bộ. Bước sang thế kỷ 19, sau khi Nguyễn Ánh thống nhất bờ cõi, các đời vua tiếp theo tiếp tục việc thống nhất hành chính trên cả nước. Đặc biệt là biến cố xâm lược của thực dân Pháp vào nửa cuối thế kỷ 19, đã khiến cho thơ ca Hán Nôm Nam Bộ ngoài những nội dung ca ngợi quê hương, đất nước, còn mang thêm nội dung chống Pháp, đả kích bè lũ tay sai bán nước khá đặc sắc bên cạnh bộ phận văn học phản ánh các mặt của đời sống Nam Bộ đặc biệt là ở Gia Định thời bấy giờ.

Về cuộc đời và sự nghiệp của Gia Định tam gia, trong chương này, chúng tôi đã xác định năm sinh năm mất của các tác giả Trịnh Hoài Đức, Lê Quang Định, Ngô Nhân Tĩnh mà lâu nay có nhiều số liệu chưa thống nhất. Qua sự khảo sát của chúng tôi có thể đi đến xác định năm sinh năm mất của các ông như sau: Trịnh Hoài Đức (1764-1825), Lê Quang Định (1760-1813) và Ngô Nhân Tĩnh (1760-1813). Đồng thời chúng tôi trình bày tiểu sử hành trạng của các ông từ các nguồn tài liệu của quốc sử như Thực lục Liệt truyện và qua thơ của các ông.


Vấn đề văn bản tác phẩm và việc giới thiệu phiên dịch thơ của Gia Định tam gia: Công trình giới thiệu được nhiều thơ của Gia Định tam gia nhất chính là công trình của tác giả Hoài Anh. Thơ Trịnh Hoài Đức, Hoài Anh đã dịch 167 bài trong tổng số 327 bài thơ; thơ Ngô Nhân Tĩnh đã dịch được 94 bài trong tổng số 187 bài (hiện còn 182 bài); thơ Lê Quang Định đã dịch được 62 bài trong tổng số 77 bài (hiện còn 75 bài). Tiếp tục công tác chỉnh lý tư liệu, dịch thuật và công bố văn bản, chúng tôi đã dịch thơ Trịnh Hoài Đức được 287 bài/327 bài, thơ Ngô Nhân Tĩnh 182 bài/187 bài và thơ Lê Quang Định 75 bài/77 bài. Như vậy tổng số thơ chúng tôi dịch được là 544 bài so với Hoài Anh là 323 bài, chúng tôi dịch thêm được 221 bài. Ngoài ra chúng tôi còn dịch tất cả các bài tự bạt trong ba thi tập của Gia Định tam gia và lời bình của thi hào Nguyễn Du và Ngô Thì Vị trong tập Hoa Nguyên thi thảo của Lê Quang Định để thấy toàn cảnh thơ Gia Định tam gia.

Từ thực tiễn sáng tác có thể thấy quan niệm văn chương của Gia Định tam gia có mấy đặc điểm sau: thơ là để bày tỏ tư tưởng, giãi bày tình cảm, cảm xúc, để ghi lại sự việc hay hồi ánh hiện thực mà mình thấy, mình cảm; Văn chương cũng là thứ nghệ thuật tiêu khiển, giải trí, có tác dụng làm sảng khoái tinh thần, nhưng nó lại là một hoạt động gian khổ, khó nhọc; Văn chương có thể truyền đời để con cháu biết bình sinh của tổ tiên; Văn chương cũng có thể giúp cho mọi người xem xét hành trạng và sự nghiệp của một người…


CHƯƠNG 2


ĐẶC ĐIỂM NỘI DUNG TRONG TGIA ĐỊNH TAM GIA


2.1. TÌNH CẢM TRUNG QUÂN ÁI QUỐC VÀ TỰ HÀO DÂN TỘC

Theo quan niệm của người xưa, vua là đại diện cho một nước, trung với vua tức là trung với nước. Mang ơn tri ngộ của vua cũng có nghĩa là mang nợ của đất nước. Điều này rất dễ nhận thấy trong thi ca, lịch sử Trung Quốc, Việt Nam nói riêng, ở các nước chịu ảnh hưởng của Nho giáo nói chung. Mặc dù trong hoàn cảnh chính trị xã hội thời bấy giờ, cuộc khởi nghĩa Tây Sơn mang ý nghĩa tích cực bởi đây là một phong trào đấu tranh giữa nhân dân lao động và giai cấp phong kiến, nhưng trong quan điểm chính thống của giai cấp phong kiến thống trị, thì đó là một cuộc nổi loạn của nhân dân chống lại triều đình, là phi chính thống. Điều ấy khiến những nhà Nho, trong đó có Gia Định tam gia, nhìn cuộc khởi nghĩa này mang những nét sai lạc. Nhưng con người do những hoàn cảnh xã hội cụ thể quy định, dù muốn dù không vẫn phải sống và phục vụ trong hoàn cảnh xã hội đó. Nếu được nhìn nhận như những hạn chế khó tránh khỏi ở bất kỳ một thời đại nào, vẫn có thể thấy được những tấm lòng mà ngay trong thời khắc lịch sử ấy có nhiều điều đáng quý. Với tinh thần xem xét vấn đề trong quan điểm lịch sử, chúng ta dễ dàng cảm thông với những suy nghĩ, những cảm xúc của những nhân vật lịch sử trong thời đại rất khác với chúng ta. Thế nên chẳng có gì lạ khi những Nho thần trên vùng đất Gia Định tự xem mình đã chịu ơn mưa móc, tri ngộ của chúa Nguyễn, sẽ luôn nói đến nỗi nhớ vua, nhớ nước và ơn tri ngộ, tự hứa đem thân đền ơn nước.

Cả ba nhà thơ của đất Gia Định đều có chung một tình cảm yêu nước, trung quân, nhưng ở mỗi tác giả sứ thần, chúng ta vẫn tìm thấy những cung bậc cảm xúc riêng. Đã là nhà Nho thì hành xử theo kiểu của nhà Nho: hết lòng tận trung phò vua, giúp nước; ưu tư, lo lắng làm tròn bổn phận của một bầy tôi. Chịu ơn chúa Nguyễn ngay từ buổi đầu tiên của công cuộc Nam tiến mở đất, cho đến khi vua Gia Long giành chính quyền từ Tây Sơn, cả ba nhà thơ đất Gia Định Trịnh Hoài Đức, Lê


Quang Định, Ngô Nhân Tĩnh bao giờ cũng mang ý thức trách nhiệm của một Nho thần mong được thờ phụng đấng quân vương, báo đền đất nước. Cho đến năm 1788, khi Nguyễn Ánh mở phủ nguyên soái ở Gia Định, các ông ứng thí được bổ chức Hàn lâm viện, chính thức đứng vào hàng ngũ của triều Nguyễn Gia Long, thì việc này được xem như cuộc tri ngộ giữa những người tài với minh quân. Do vậy, tuy tổ tịch của Trịnh Hoài Đức và Ngô Nhân Tĩnh là người Minh hương (gốc Trung Quốc), nhưng đã ba đời cư trú trên vùng đất phương Nam nước Việt, vì thế các ông coi đất nước này là đất nước mình, quê hương này là quê hương mình, và việc phụng sự quê hương, đất nước là trách nhiệm của mỗi thần dân trên mảnh đất mới này.

Chịu ảnh hưởng trực tiếp từ tư tưởng Nho gia, nên trung quân được xem như là tiêu chuẩn hàng đầu để đi đến việc ái quốc. Trong hoàn cảnh lịch sử bấy giờ, cuộc chiến giữa nhà Tây Sơn và Nguyễn Ánh kể từ khi vua Quang Trung mất (1792) đã chuyển sang tính chất của một cuộc tranh giành quyền lực giữa hai thế lực phong kiến, một bên là khôi phục sự thống trị của dòng họ gần hai trăm năm và một bên là duy trì bảo vệ sự trị vì của nền phong kiến mới vừa xác lập. Những nhà Nho dầu đứng ở hàng ngũ nào cũng có đủ những lý lẽ để bảo vệ cho hành động của họ.

Trịnh Hoài Đức, Ngô Nhân Tĩnh, Lê Quang Định là những người cư trú trên vùng đất của chúa Nguyễn, do đó, sẵn sàng phục vụ nhà Chúa như bổn phận của người bầy tôi trung.

Trịnh Hoài Đức trong cơn bệnh vẫn đau đáu nỗi niềm đau đời nhưng đành bất lực vì chưa có điều kiện để cứu đời:

病身誰惠君臣藥

債主時增母子錢

Bệnh thân thuỳ huệ quân thần dược, Trái chủ thời tăng mẫu tử tiền.

(Trịnh Hoài Đức, Bệnh trung đắc Huỳnh Hối Sơn bệnh tín đề ký)

(Tấm thân bệnh, ai cho ta thuốc quân thần, Nợ nần, thường tăng thêm lãi mẹ lãi con.)

Ngô Nhân Tĩnh thì dằn vặt tự cho mình bất tài khi chưa được báo đền ơn nước:

撫劍未酬邦國恨不才每悞友朋憐

Phủ kiếm vị thù bang quốc hận, Bất tài mỗi ngộ hữu bằng lân.

(Ngô Nhân Tĩnh, Đồng Trần Tuấn, Hà Bình,

Xích Hạ chu trung tạp vịnh, 1)


(Vỗ kiếm hận vì chưa đền trả ơn nước,

Bất tài nên thường được bạn bè thương xót).

Năm 1798, Ngô Nhân Tĩnh được phong chức Binh bộ Tham tri, lên thuyền buôn người Thanh sang Trung Quốc hỏi thăm tin tức vua Lê. Đây là lần đi sứ không chính thức của Ngô Nhân Tĩnh khi đất nước vẫn còn trong tình hình chiến loạn. Với tâm thế như vậy, Nhân Tĩnh mang tâm trạng của người như buộc rời khỏi chiến trận khi các bạn ông vẫn đang bận rộn việc quân. Vì vậy, những bài thơ được làm trong giai đoạn này mang nỗi niềm phức tạp, vừa như được ơn tri ngộ của vua, vừa như tự dằn vặt bản thân đã thoát khỏi trận tuyến, nhất là khi nhiệm vụ chuyến đi sứ này coi như không trọn vẹn:

飄蓬斷梗共悠悠

空戴南冠萬里愁壯士自能酬國債丈夫誰肯爲身謀片心未達門重鎖一事無成淚暗流

Phiêu bồng đoạn ngạnh cộng du du,

Không đới nam quan vạn lý sầu. Tráng sĩ tự năng thù quốc trái, Trượng phu thuỳ khẳng vị thân mưu. Phiến tâm vị đạt môn trùng toả.

Nhất sự vô thành lệ ám lưu.

(Ngô Nhân Tĩnh, Đồng Trần Tuấn, Hà Bình Xích Hạ chu trung tạp vịnh, 2)

(Cỏ bồng bay, cành đào gãy, cả hai cùng buồn man mác,

Đội mũ quê hương ở nơi đất khách xa xôi thêm buồn. Tráng sĩ tự biết mình có thể báo nợ nước,

Kẻ trượng phu ai chịu mưu cầu cho thân mình.

Tấm lòng của ta chưa thấu đến vua, cửa cửu trùng còn khoá, Một việc không thành, nước mắt chảy thầm.)

Từ lòng trung quân muốn được báo đáp, Ngô Nhân Tĩnh trăn trở mãi ơn tri

ngộ của vua, thấy hổ thẹn dường như mình là kẻ ăn không ngồi rồi:

愧我素餐何日報每懷一粒一珠璣

Quý ngã tố xan hà nhật báo, Mỗi hoài nhất lạp nhất châu ki.

(Ngô Nhân Tĩnh, Hoạ Lưu Tam ca lưu biệt nguyên vận)

(Thẹn cho ta ngồi không nhận lộc, biết bao giờ mới báo đáp được, Thường nghĩ mỗi hạt cơm là một hạt ngọc.)

經 綸 袖 手 恨 年 年 Kinh luân tụ thủ hận niên niên,


舉 目 關 河 每 愴 然 Cử mục quan hà mỗi sảng nhiên.

(Ngô Nhân Tĩnh, Đồng Trần Tuấn, Hà Bình

Xích Hạ chu trung tạp vịnh, 3)

(Bao năm hận có tài kinh luân nhưng phải bó tay,

Ngước mắt nhìn sông núi thường rơi lệ buồn.)

Tinh thần hết lòng vì việc nước lại xuất hiện trong tâm trí của ông khi đi sứ Trung Quốc lần thứ 2. Tháng 5 năm Nhâm Tuất, 1802, Nguyễn Gia Long phái Trịnh Hoài Đức, Ngô Nhân Tĩnh, Huỳnh Ngọc Uẩn đi sứ Trung Quốc để nạp ấn sách của Tây Sơn và áp giải bọn giặc biển Tề Ngôi về nước. Sứ bộ Việt Nam lần đầu tiên chính thức ra đi1:

三洲晴晚使帆行

昏黑何來颶母精粵海波濤臨壑漲上川風雨地天盲

Tam Châu tình vãn sứ phàm hành, Hôn hắc hà lai cụ mẫu tinh.

Việt Hải ba đào lâm hác trướng, Thượng Xuyên phong vũ địa thiên manh.

(Trịnh Hoài Đức, Phụng sứ Đại Thanh, kinh Quảng Đông dương phận Tam Châu đường, ngộ cụ phong)

(Trời chiều Tam Châu quang tạnh, thuyền sứ căng buồm đi,

Bỗng nhiên trời tối sầm, gió bão nổi lên.

Bờ biển Quảng Đông sóng trào lên cả hang núi,

Nơi bãi Thượng Xuyên gió mưa tối cả đất trời…)

Đoàn sứ gặp bão dường như tín hiệu báo trước những trở ngại trong chuyến sứ trình. Quả vậy, sứ đoàn đã phải trì trệ nơi Quảng Đông, Quảng Tây gần mấy tháng trời, lại phải chờ sứ đoàn thỉnh phong của Lê Quang Định đến rồi tiến kinh. Trong thời gian đi sứ gần ba năm này (1802-1804), Trịnh Hoài Đức và Ngô Nhân Tĩnh làm rất nhiều thơ để tỏ nỗi lòng, nói lên tình cảnh lưu trệ nơi đất khách.

星軺粵地軏猶懸

程路艱難歲自遷

Tinh thiều Việt địa ngột do huyền, Trình lộ gian nan tuế tự thiên.

(Trịnh Hoài Đức, Sứ hành thứ Quảng Đông thư hoài)

(Xe sứ đến đất Quảng phải ở lại đây (trục xe treo ngược lên),


1 Theo ghi chép của Trịnh Hoài Đức, đây là sứ bộ chính thức đầu tiên do triều Nguyễn cử đi. Sau đó vài tháng, sứ bộ thỉnh phong do Lê Quang Định dẫn đầu sang Trung Quốc xin phong quốc hiệu Nam Việt, nhưng nhà Thanh ngại, mới đổi là nước Việt Nam, từ đó trên cờ sứ đề là nước Việt Nam.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 02/02/2023