nhân, Hương cống. Cảnh học hành nhộn nhịp này được ghi lại trong bài Cổ Gia
Định phong cảnh vịnh:
Chốn thí trường lẩy lẩy nho sinh,
Đều nhắm cánh hộc hồng, một thuở bảng vàng lăm chiếm. Nhà quốc học dẫy đầy sĩ tử,
Gắng gia công đăng hoả, mười năm đèn sách đợi mây [37, tr.246]
Với tình hình học hành thi cử như vậy, những người trong đội ngũ trí thức đó sẽ đứng vào hàng ngũ của lực lượng sáng tác văn học Hán Nôm ở Nam Bộ và hoà nhập với đội ngũ sáng tác của cả nước.
Các tác giả tác phẩm tiêu biểu của văn học Hán Nôm Nam Bộ trong thời kỳ này, trước tiên có thể kể đến tác phẩm của nhóm thơ Chiêu Anh Các ở Hà Tiên do Mạc Thiên Tích làm chủ soái (thành lập vào năm 1736), như Hà Tiên thập cảnh vịnh, Minh bột di ngư thi thảo, Hà Tiên quốc âm thập cảnh ngâm khúc… Trong đó, Hà Tiên thập cảnh vịnh ngoài việc được các nhân sĩ Trung Quốc hoạ vần, những nhà thơ ở Nam Bộ như Trịnh Liên San cũng có vịnh hoạ…
Võ Trường Toản với Hoài cổ phú, Đặng Đức Thuật với bài sớ Thập sách và Quy sơn thập vịnh (tác phẩm này hiện chưa tìm thấy, nhưng theo Trịnh Hoài Đức trong bài thơ Khốc Đặng Cửu Tư tiên sinh phần chú thích có chép tên hai tác phẩm này). Ngoài Võ Trường Toản và Đặng Đức Thuật, còn có Lâm Tấn và Trần Nam Lai. Lâm Tấn với bài Đề Lễ công từ chép trong Gia Định thành thông chí của Trịnh Hoài Đức và trong Đại Nam nhất thống chí… Trần Nam Lai người xứ Hà Tiên sau về ngụ ở Trấn Biên cũng là một nhà thơ có tiếng thời bấy giờ, tuy nhiên tác phẩm của ông cho đến nay vẫn chưa tìm thấy. Trong bài Khốc Trần Nam Lai của Trịnh Hoài Đức viết năm 1786 khi Trần Nam Lai mất cho thấy tài thơ và tài viết chữ của ông qua hai câu thơ:
嘉定至今師字法
Có thể bạn quan tâm!
- Gia Định tam gia thi trong tiến trình văn học Hán Nôm Nam bộ - 1
- Gia Định tam gia thi trong tiến trình văn học Hán Nôm Nam bộ - 2
- Công Tác Văn Bản Học: Tiếp Nhận Thành Quả Của Những Công Trình Nghiên Cứu Trước Đây, Chúng Tôi Tiếp Tục Khảo Sát, Chỉnh Lý Văn Bản Thơ Tam Gia Hiện
- Cuộc Đời Và Sự Nghiệp Của Ngô Nhân Tĩnh
- Cuộc Đời Và Sự Nghiệp Của Lê Quang Định
- Vấn Đề Phiên Dịch, Giới Thiệu Thơ Gia Định Tam Gia
Xem toàn bộ 409 trang tài liệu này.
河僊自昔祖詩才
Gia Định chí kim sư tự pháp, Hà Tiên tự tích tổ thi tài.
(Trịnh Hoài Đức, Khốc Trần Nam Lai)
(Đến nay ở đất Gia Định, ông vẫn là bậc thầy viết chữ, Thuở trước ở Hà Tiên, ông là bậc tổ về tài thơ.)
Tiếp theo là Gia Định tam gia: Lê Quang Định, Trịnh Hoài Đức, Ngô Nhân Tĩnh với số lượng sáng tác khá nhiều mà chúng tôi sẽ nói ở sau.
Sau Gia Định tam gia, có Trương Hảo Hiệp (1795 – 1851) với tác phẩm Mộng Mai đình thi thảo; Phan Thanh Giản (1796 - 1867) với Lương Khê thi thảo, Lương Khê văn thảo; Huỳnh Mẫn Đạt (1807 - 1883) với một số bài thơ Nôm vịnh cảnh vịnh vật; Bùi Hữu Nghĩa (1807-1872) với Kim Thạch kỳ duyên và một số sáng tác thơ văn Hán Nôm; Nguyễn Hữu Huân (1816-1875) với một số bài thơ chữ Hán và chữ Nôm; Nguyễn Đình Chiểu (1822-1888) với Lục Vân Tiên, Dương Từ Hà Mậu, Ngư tiều y thuật vấn đáp, và một số thơ, văn tế…; Trần Thiện Chánh (1822- 1874) với Trừng Giang thi văn tập, Nam hành thi thảo và Bắc chinh thi thảo; Nguyễn Thông (1827-1884) với Ngoạ du sào thi văn tập, Kỳ Xuyên thi văn sao, Kỳ Xuyên công độc…; Phan Văn Trị (1830-1910) với nhiều bài thơ Nôm vịnh vật và đặc biệt là cuộc bút chiến giữa ông với Tôn Thọ Tường với nội dung đả kích bọn bán nước đồng thời bày tỏ ý chí và tinh thần yêu nước của ông; Học Lạc (1842- 1905) và Nhiêu Tâm (?-?), hai nhà thơ trào phúng nổi tiếng ở Nam Bộ...
Về đại thể có thể thấy tình hình văn học Hán Nôm ở Nam Bộ có mấy nét sau:
Lực lượng sáng tác văn học Hán Nôm ở Nam Bộ rất đa dạng. Ngoài những người xuất thân từ nhà nho (tuy nhiên các nhà nho ở Nam Bộ hoàn toàn không nổi tiếng giống kiểu họ Nguyễn ở Tiên Điền hay dòng họ Ngô Thì ở miền Bắc), vẫn có những người xuất thân từ tầng lớp thương nhân; bên cạnh những người dân Việt vẫn có những người là Minh Hương, Thanh Hương; bên cạnh số ít hợp tác với Pháp vẫn có đa số những nhà nho bất hợp tác với quân thù…
Nội dung thơ ca của văn học Hán Nôm Gia Định từ cuối thế kỷ 18 cho đến những năm cuối thế kỷ 19 có những chuyển biến rất dễ nhận thấy. Ở giai đoạn đầu, khoảng trước năm 1802, thơ thường ca ngợi những con người quân tử với những phẩm chất đạo đức tốt đẹp theo quan niệm của Nho gia, ngợi ca cảnh đẹp quê hương, miêu tả cảnh sinh hoạt lao động của nhân dân trên miền đất mới vừa khai hoang khai khẩn, bày tỏ tình cảm yêu nước, yêu quê hương qua niềm trung quân… bởi giai đoạn này, triều đình nhà Nguyễn vừa giành lại quyền thống trị của mình trên toàn vẹn lãnh thổ, nên vẫn còn thi hành nhiều chính sách tiến bộ. Nhưng đến đời Minh Mệnh trở về sau, nhất là đời Tự Đức, với sự cấm đạo gay gắt, chính sách bế quan toả cảng đã tạo bàn đạp cho kẻ xâm lược có cớ đưa quân vào nước ta. Trong đội ngũ nhà nho thời bấy giờ đã có sự phân liệt thành hai nhóm: một nhóm dùng ngòi bút của mình để cổ vũ cho những phong trào đấu tranh chống Pháp, nêu
cao tinh thần yêu nước; một nhóm lại hợp tác với thực dân Pháp một cách vô liêm sỉ. Do đó, nội dung thơ trong giai đoạn này khá phong phú và phức tạp. Nổi bật trong nền văn học Hán Nôm Nam Bộ lúc bấy giờ vẫn là dòng thơ yêu nước của những nhà thơ lớn như Nguyễn Đình Chiểu, Bùi Hữu Nghĩa, Phan Văn Trị, Nguyễn Thông, Trần Thiện Chánh… Họ nhiệt tình cổ vũ cho những phong trào khởi nghĩa chống Pháp, họ yêu nước, yêu quê hương, nhưng dần dần không còn gắn vua với nước nữa. Những quan niệm về đạo đức, lý tưởng nhà Nho, lòng trung quân, ái quốc sẽ được nhìn nhận và khẳng định lại theo một cách hơi khác trước. Chính vì thế mà nội dung tư tưởng của văn học Hán Nôm Nam Bộ ở giai đoạn này đã thật sự hoà mình vào dòng chảy văn học chung của toàn dân tộc.
Trên phương diện hình thức nghệ thuật, sáng tác thơ không còn khuôn khổ trong phạm vi thơ Đường luật như Gia Định tam gia, mà ở giai đoạn sau, các tác giả đã bắt đầu dùng nhiều thể loại để sáng tác. Sự xuất hiện khá nhiều thể loại bi, ký, truyện thơ… khắc phục được tình trạng mất cân xứng giữa các thể loại. Dễ thấy, ở giai đoạn đầu sáng tác bằng chữ Hán chiếm đa số nhưng dần dần sau đó sáng tác bằng thơ Nôm và tiếp theo là quốc ngữ phát triển theo sự suy tàn của chữ Hán Nôm. [36, 55-129]
1.2. CUỘC ĐỜI VÀ SỰ NGHIỆP CỦA GIA ĐỊNH TAM GIA
Tiểu sử và hành trạng của Trịnh Hoài Đức, Ngô Nhân Tĩnh và Lê Quang Định có chép trong Liệt truyện và rải rác trong Thực lục. Bên cạnh đó, qua thơ và những ghi chép của Gia Định tam gia, cũng cho thấy một phần hành trạng của các ông. Vì vậy, chúng tôi đã dựa vào sử truyện và thơ để tái hiện cuộc đời hành trạng của các ông trong bối cảnh lịch sử đương thời.
Trong phần này, chúng tôi đi vào các khía cạnh sau:
Trước tiên, chúng tôi khẳng định lại năm sinh năm mất của các ông, để thống nhất những số liệu mà lâu nay các nhà nghiên cứu vẫn còn chưa thống nhất. Hai là, tiểu sử hành trạng của Gia Định tam gia.
Ba là, văn nghiệp hay những tác phẩm của Gia Định tam gia.
1.2.1. Cuộc đời và sự nghiệp của Trịnh Hoài Đức
1.2.1.1. Xác định năm sinh năm mất của Trịnh Hoài Đức
Năm mất của Trịnh Hoài Đức, khá thống nhất là năm 1825; nhưng về năm sinh thì có hai số liệu. Một, cho rằng Trịnh Hoài Đức sinh năm 1765, như các công trình Việt Nam văn học sử yếu [38, tr.345], Ba mươi năm cầm bút [53, tr.333], Hợp tuyển thơ văn Việt Nam, thế kỷ XVIII nửa đầu thế kỷ XIX [72, tr.562], Tiến trình văn nghệ miền Nam [113, tr.87-88], Tổng tập văn học Việt Nam [99, tr.15], Địa chí văn hoá thành phố Hồ Chí Minh [36, tr.60], Những danh sĩ miền Nam [43, tr.43], Từ điển văn học [44, tr.829], Gia Định tam gia thi [8, tr.20]… ; Hai là cho rằng, ông sinh năm 1764, như Việt Nam đại quan [163, tr.56], Gia Định tam gia [8, tr.249].
Sách Liệt truyện và Thực lục đều chép Trịnh Hoài Đức mất vào năm Minh Mệnh thứ 6 (1825), riêng Liệt truyện còn chép thêm ông thọ 61 tuổi [93, tr.402] [94, tr.214], do đó, nếu tính theo tuổi âm lịch thì Trịnh Hoài Đức sinh năm 1765. Như vậy, các thuyết cho rằng Trịnh Hoài Đức sinh vào năm 1765 là căn cứ theo Liệt truyện.
Khi tìm hiểu về thơ của Trịnh Hoài Đức, chúng tôi thấy có vài tư liệu có thể tính được năm sinh của ông.
Một là, theo bài Tự tự của Trịnh Hoài Đức (tự đề tựa tập thơ Cấn Trai thi
tập), có viết:
及先考少事詩書,長通六藝,大字象棋爲時稱首差與紈袴子弟伍,以張釋之以貲補郎,黃霸入粟沈黎郡補左馮翊卒吏,遂爵富春京納銀,拜受六品,冠蓋就職于新平府倉塲,挈家遊宦.癸巳年不祿,時余方十歲.“Cập tiên khảo thiếu sự thi thư, trưởng thông lục nghệ, đại
tự tượng kỳ vi thời xứng thủ, tu dữ hoàn khố tử đệ ngũ, dĩ Trương Thích Chi dĩ ty bổ lang, Hoàng Bá nhập túc Trầm Lê quận bổ tả phùng dực tốt lại, toại tước Phú Xuân kinh nạp ngân, bái thụ lục phẩm, quan cái tựu chức vu Tân Bình phủ thương trường, khiết gia du hoạn. Quý Tỵ niên bất lộc, thời dư phương thập tuế” (Đến đời cha tôi, thuở nhỏ theo học thi thư, lớn lên thông cả lục nghệ, tài viết đại tự, đánh cờ (của cha) cũng được thời bấy giờ khen ngợi là đứng đầu. Thấy thẹn với đám con em trẻ nhỏ, nên bắt chước theo Trương Thích Chi nhờ nộp tiền mà được bổ chức Lang, như Hoàng Bá nộp thóc ở Trầm Lê quận được bổ chức tốt lại Tả phùng dực, bèn đến kinh
Phú Xuân nạp bạc, bái nhận mão lọng chức hàng lục phẩm, nhận chức ở kho phủ Tân Bình, mang cả gia quyến theo. Năm Quý Tỵ, (cha tôi) không may qua đời, bấy giờ tôi vừa 10 tuổi…) [Cấn Trai thi tập, Tự tự]
Năm Quý Tỵ mà Trịnh Hoài Đức nói đến chính là năm 1773, bấy giờ Trịnh
Hoài Đức lên 10 tuổi, suy ra tuổi âm lịch, ông sinh năm 1764.
Hai là, trong bài thơ Lữ thứ hoa triêu trong Cấn Trai thi tập, làm vào thời gian khi ông đi sứ sang Trung Quốc, có câu: 倏 忽 行 庚 四 十 年 , 花 朝 適 值桂 江 邊 “Thúc hốt hành canh tứ thập niên, Hoa triêu thích trị Quế Giang biên”
(Thấm thoắt tuổi tác đà bốn mươi, Trong tiết hoa triêu (tức mồng 2 tháng 2) ta vừa
đến bờ Quế Giang).
Bài thơ này chính tác giả xếp vào mùa xuân năm Quý Hợi (1803), và theo như lời tác giả nói, ông vừa đến tuổi 40, nên cũng có thể tính được ông sinh vào năm 1764 (Giáp Thân).
Từ hai dữ liệu này chúng tôi xác định rằng Trịnh Hoài Đức sinh năm 1764, bởi hai số liệu chính tác giả đưa ra là đáng tin hơn.
Như vậy, từ hai cứ liệu trên ta có thể xác định năm sinh, năm mất của Trịnh
Hoài Đức là 1764 và 1825.
1.2.1.2. Cuộc đời Trịnh Hoài Đức
Trịnh Hoài Đức (1764-1825) tên An, tự Chỉ Sơn, hiệu Cấn Trai, sau được phong An Toàn hầu, thuỵ Văn Khác. Năm 1764, cất tiếng khóc chào đời ở xã Thanh Hà, thuộc huyện Bình An, phủ Phước Long, trấn Biên Hòa trong gia đình có truyền thống đời đời làm quan ở Trung Quốc. Tổ tiên của Trịnh Hoài Đức ở làng Phúc Hồ, huyện Trường Lạc, tỉnh Phúc Kiến. Cuối đời Minh đầu đời Thanh, ông nội ông là Trịnh Hội, hiệu Sư Khổng di cư sang Việt Nam (vì không chịu cắt tóc theo lệnh nhà Thanh), ngụ cư tại xã Thanh Hà, thuộc huyện Bình An, phủ Phước Long, trấn Biên Hòa, làm nghề buôn bán trở nên giàu có. Cha của Trịnh Hoài Đức là Trịnh Khánh, thuở nhỏ chăm học, viết đại tự rất đẹp và nổi tiếng cao cờ. Bấy giờ Trịnh Khánh nhờ đến Phú Xuân nạp bạc, nên được trao chức lục phẩm, cho nhận chức ở kho lúa phủ Tân Bình. Thế nên, cả nhà Trịnh Hoài Đức theo cha ở phủ Tân Bình. Đến năm 1773, cha ông mất, bấy giờ ông lên 10 tuổi, đành theo mẹ cùng anh chị trở về quê cũ. [theo Tự tự]
Ba năm sau, vào năm 1776, Nguyễn Lữ đưa quân vào đánh Gia Định, chiếm thành Sài Gòn và 3 dinh Trấn Biên, Phiên Trấn và Long Hồ, khiến chúa Nguyễn Phúc Thuần phải chạy thoát về Bà Rịa (Đồng Nai). Năm 1777, Nguyễn Huệ lại đem quân thuỷ bộ tiến đánh Gia Định, đưa quân tiến xuống Vĩnh Long, Long Xuyên giết chết Nguyễn Phúc Thuần. Nguyễn Phúc Ánh may mắn thoát chết trong trận này, bắt đầu chiêu tập binh mã phản công. Chính trong tình hình chiến loạn như thế, năm 1776 Trịnh Hoài Đức chuyển nhà đến trấn Phiên An, được sự dạy dỗ của mẹ, ông theo thầy học tập. [Tự tự]
Tại đây, ông hội ngộ cùng Ngô Nhân Tĩnh, kết làm anh em, dùi mài kinh sử nơi trường của thầy Võ Trường Toản, người được chúa Nguyễn phong là Gia Định Xử sĩ Sùng Đức tiên sinh. Cũng tại ngôi trường này, hai ông đã gặp gỡ nhiều người, trong đó có Ngô Tòng Châu, Lê Quang Định, Phạm Ngọc Uẩn, Lê Bá Phẩm… Cuộc gặp gỡ này đã gắn kết số phận của ba người họ Trịnh, Lê, Ngô, làm nên danh tiếng trong cả văn trường và quan trường sau này. Sau đó, Trịnh Hoài Đức và Ngô Nhân Tĩnh còn tham gia thành lập thi xã mang tên Gia Định Sơn Hội, nhằm trau dồi việc thi thơ. Những người tham gia thi xã này đều lấy tên hiệu có chữ Sơn, như: Chỉ Sơn Trịnh Hoài Đức, Nhữ Sơn Ngô Nhân Tĩnh, Kỳ Sơn Diệp Minh Phụng, Hối Sơn Huỳnh Ngọc Uẩn… Hai ông cũng bắt đầu nổi danh từ đấy. Những người chơi thơ bốn phương tụ hội giao du, nhưng theo Liệt truyện, sự học làm thơ ở Gia Định bắt đầu thịnh lên là từ khi các ông theo học với thầy Đặng Đức Thuật. [94, tr.221-222]
Bấy giờ, quân Tây Sơn liên tiếp tấn công vào Gia Định, địa bàn dàn trận trải từ Bình Thuận đến vùng đất Gia Định, khiến đời sống nhân dân gặp không ít khó khăn. Tình cảnh loạn lạc này được ghi lại trong bài Thương loạn, Loạn hậu cửu nhật đăng Mai Khâu… của Trịnh Hoài Đức. Lại gặp phải những năm mất mùa đói kém, Trịnh Hoài Đức đành phải học theo Tử Cống đi buôn kiếm sống. Đến năm 1780, Trịnh Hoài Đức được 17 tuổi, vào ở rể nhà họ Lê. Tại đây ông đã gặp một người thầy tính tình cương nghị Đặng Đức Thuật, người nổi tiếng với danh xưng “Đặng gia sử phái”, đã chỉ dẫn cho ông về thi học và bỏ đi những lỗi lầm tỳ vết của tục học. Cũng chính nhờ những chỉ dẫn và sự truyền dạy của người thầy này mà
trong thơ ca của Trịnh Hoài Đức dường như mang tính ký sự nhiều hơn hai người bạn ông1.
Cuối năm 1783, Trịnh Hoài Đức rời quê hương Gia Định sang ngụ ở thành Nam Vang, Chân Lạp, ông đã viết nên những bài thơ mang nội dung nhớ quê hương, nhớ người thân sâu sắc.
Năm 1788, sau khi Nguyễn Ánh lấy lại được Gia Định, mở phủ Nguyên soái, tuyển dụng nhân tài, ông cùng Lê Quang Định, Ngô Tòng Châu… ra ứng thí và được bổ chức Hàn lâm viện chế cáo. [92, tr.237]
Năm sau, 1789, Trịnh Hoài Đức, Lê Quang Định cùng 10 người nữa lãnh chức Điền tuấn, đi khuyên bảo nông dân làm ruộng ở các dinh Phiên Trấn, Trấn Biên, Vĩnh Trấn, Trấn Định. [92, tr.248]. Khoảng thời gian công tác này, Trịnh Hoài Đức để lại dấu ấn của chuyến đi công tác vào nông dân, khuyên bảo người dân làm ruộng. Trong thơ, nhiều bài chứng tỏ ông rất am hiểu cuộc sống người dân ruộng đồng như bài Điền gia thu vũ, Giang thôn hiểu thị…
Năm 1793, Trịnh Hoài Đức và Lê Quang Định được chọn làm Đông cung thị
giảng cho Hoàng tử Cảnh vừa trở về từ nước Pháp. [92, tr.291]
Trong hai năm 1793, 1794, Trịnh Hoài Đức cũng có tham dự việc quân trong trận tiến quân giải vây thành Diên Khánh được phản ánh trong thơ của ông viết vào thời gian này. Sau đó, ông được điều về kinh và chuyển làm Ký lục Trấn Định vào năm 1794 [92, tr.314]. Chính trong thời gian làm chức Ký lục Trấn Định, Trịnh Hoài Đức mới có dịp làm thơ ca ngợi cảnh đẹp và cuộc sống của người miền Nam với chùm thơ ba mươi bài (Gia Định tam thập cảnh…).
Vào năm 1798, Trịnh Hoài Đức thôi giữ chức Ký lục Trấn Định, được chuyển làm Tham tri Hộ bộ [92, tr.371]. Năm 1799, Nguyễn Ánh đưa quân ra cửa biển Cần Giờ, ông cùng với Cai cơ Nguyễn Văn Thịnh phụ trách việc chuyển quân lương theo [92, tr.383]. Tháng 6, quân Nguyễn Ánh tiến đánh và lấy được thành Quy Nhơn, tháng 7 trú ở thành Bình Định, sai Trịnh Hoài Đức và Nguyễn Kỳ Kế chở
1 Sự ảnh hưởng của Đặng Đức Thuật đối với ông có thể thấy qua sự kiện ông làm thơ khóc thầy khi Đặng Đức Thuật mất. Đối với thầy Võ Trường Toản, ông mất năm nào, Liệt truyện không chép, nhưng theo Gia Định xưa, tác giả Huỳnh Minh cho rằng Võ Trường Toản mất ngày 9-6 năm Nhâm Tý, tức 1792 [74, tr.150], nhưng lạ là ngay cả các học trò danh tiếng của ông như Trịnh Hoài Đức, Lê Quang Định thảy đều không thấy nhắc đến dầu chỉ qua thơ. Nhưng khi Đặng Đức Thuật mất (Liệt truyện không chép năm mất, căn cứ vào bài thơ Trịnh Hoài Đức làm vào năm Bính Thìn, 1796, chúng tôi cho rằng Đặng Đức Thuật có thể mất năm này), Trịnh Hoài Đức làm thơ khóc thầy mình Khốc Đặng Cửu Tư tiên sinh.
lương từ kho Đại La về chứa ở kho Cự Tích ở trong thành Bình Định [92, tr.389]. Cuối năm 1799, Nguyễn Ánh sai chưởng Hậu quân Võ Tánh thống lãnh bản dinh, hiệp cùng Lễ bộ Ngô Tòng Châu lưu trấn thành Bình Định. Tham tri Hộ bộ Trịnh Hoài Đức cùng với Tham tri Lễ bộ Nguyễn Cửu Hanh… đều theo lưu trấn thần, trông coi việc binh dân, tiền thóc và kiện tụng [92, tr.396]. Cuối năm ông được triệu về Gia Định [92, tr.404].
Năm 1800, Trịnh Hoài Đức được giao nhiệm vụ đốc chở thuyền lương ở Cù Huân (Cù Mông) đến cửa biển Xuân Đài để tiếp tế cho quân. [92, tr.413]
Giữa năm 1802, sau khi Quang Toản bỏ chạy ra Bắc Thành, Nguyễn Ánh chiếm lại được Phú Xuân, lên ngôi lấy hiệu Gia Long. Nhà Nguyễn cử đoàn sang sứ Trung Quốc đầu tiên, bèn phong Trịnh Hoài Đức làm Thượng thư Hộ bộ, sung làm chánh sứ, cùng Ngô Nhân Tĩnh và Huỳnh Ngọc Uẩn làm phó sứ sang sứ Trung Quốc [92, tr.491, 495]. Thời gian đi sứ kéo dài từ năm 1802 đến đầu năm 1804 mới về đến Thăng Long. Nhân có đoàn sứ Trung Quốc do Tề Bố Sâm sang tuyên phong quốc hiệu, ông cùng Ngô Nhân Tĩnh được vua cho hầu giá trong lễ sách phong. Xong việc, ông vẫn giữ chức Thượng thư Hộ bộ. [92, tr.580] [94, tr. 209].
Năm 1805, nhận thấy Gia Định là nơi hiểm yếu, Nguyễn Ánh cử Chưởng trung quân Nguyễn Văn Trương làm Lưu trấn Gia Định, và Trịnh Hoài Đức làm Hiệp lưu trấn Gia Định. [92, tr.627]
Thời gian làm việc tại trấn Gia Định, thuộc hạ của Nguyễn Văn Trương là Hoàng Văn Nghiêm giả thư của Trương gởi cho Nguyễn Văn Nhân nói xấu Trịnh Hoài Đức. Văn Nhân bắt được thư đêm dâng lên, Nguyễn Ánh bèn hạ lệnh cho Văn Trương về tâu sự tình, Văn Nghiêm hoảng sợ bỏ trốn. Văn Trương đem việc trình tạ và nói: “Thần cùng Hoài Đức không có nghi kỵ gì nhau”. Vua xem xong tờ tâu thì bỏ đi. [92, tr.697]
Năm 1808, triều đình bắt đầu đặt chức Tổng trấn thành Gia Định, lấy Nguyễn Văn Nhân làm Tổng trấn Gia Định thay cho Nguyễn Văn Trương, Trịnh Hoài Đức vẫn giữ chức Hiệp tổng trấn Gia Định [92, tr.739]. Chứng tỏ, vua vẫn rất tin tưởng Trịnh Hoài Đức. Trong thời gian ở thành Gia Định, ông đã có những đóng góp trong việc trị an ở đây.
Năm 1811, Trịnh Hoài Đức được mệnh hồi kinh viếng tang Hoàng thái hậu [92, tr.823], rồi ở lại Kinh. Tháng 6 tháng 7 năm 1812, Nguyễn Ánh phong ông làm