Tác Dụng Và Cơ Chế ( Xem Bài Hormom)

+ Tiền sử hoặc đã có biểu hiện huyết khối tĩnh mạch hay động mạch

Chế phẩm và liều lượng

+ Acid amino caproi (EACA): dự phòng chảy máu người lớn uống 2 - 10g/ngày, chia 2 - 4 lần hoặc tiêm tĩnh mạch chậm 4 - 8g/ngày. Điều trị tiêm tĩnh mạch hoặc uống 16 - 24g/ngày, chia 4 lần

Ống 5ml ,10ml = 2g

20ml = 8g Viên nén: 0,05g

+ Acid tranexamic (tranxamin, AMCHA)

Người lớn uống, tiêm bắp hay tiêm tĩnh mạch chậm 2 - 4g/ngày. Trẻ em 20mg/kg/ngày, chia 2 - 4 lần.

Viên nang: 250mg.

Ống tiêm 5ml, 10ml dung dịch 5%và 10%.

+ PAMBA (acid p. amino methyl benzoic).

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 405 trang tài liệu này.

+ AMCA (acid trans 4 - amino methyl cyclohexancarboic).


Dược lý học - 38

LƯỢNG GIÁ

1. Trình bày tác dung, cơ chế, chỉ định của vitamin K.

2. Trình bày tác dụng, cơ chế và chỉ định của dẫn xuất coumarin và indandion.

3. Trình bày tác dụng, cơ chế và chỉ định của Heparin.

4 Trình bày tác dụng, cơ chế và chỉ định của thuốc làm tiêu fibrin.

5. Trình bày tác dụng, cơ chế và chỉ định của thuốc chống tiêu fibrin.


THUỐC LÀM HẠ GLUCOSE MÁU


Mục tiêu:

1. Trình bày tác dụng, tác dụng không mong muốn và áp dụng lâm sàng của các thuốc điều trị đái tháo đường typ 1.

2. Trình bày tác dụng, tác dụng không mong muốn và áp dụng lâm sàng của thuốc điều trị đái tháo đường dùng đường uống.


1. Đại cương

– Bình thường glucose máu khoảng 0,8 - 1,2g/l. Khi cơ thể sử dụng nhiều glucid (lao động nặng, hưng phấn thần kinh, sốt...) thì glucose máu lên tới 1,2 - 1,5g/l. Khi nghỉ ngơi glucose có thể giảm 0,8g/l. Nếu vượt quá 1,6g/l thì glucose bị đào thải qua thận, nếu giảm <0,6 g/l thì các tế bào rơi vào tình trạng thiếu năng lượng, có thể dẫn tới hôn mê.

– Trong cơ thể, glucose máu được duy trì ở nồng độ hằng định nhờ insulin, glucagon, hormon tăng trưởng, cortisol và cathecholamin. Khi rối loạn các yếu tố trên, đặc biệt là giảm số lượng và giảm sự nhạy cảm của các tế bào với insulin sẽ gây ra bệnh đái tháo đường.

– Đái tháo đường là hội chứng của tăng đường máu, kèm rối loạn chuyển hoá lipid, protid và các tổn thương của hệ mạch. Bệnh đái tháo đường được chia 2 nhóm :

+ Nhóm phụ thuộc insulin (ĐTĐ typ I): thường gặp ở người trẻ, gầy (<40 tuổi) có giảm số lượng tế bào và nồng độ insulin trong máu rất thấp. Điều trị phải dùng insulin.

+ Nhóm không phụ thuộc insulin (ĐTĐ typ II): thường gặp ở người lớn tuổi, không giảm số lượng tế bào và nồng độ insulin trong máu bình thường hoặc cao. Điều trị bằng thuốc chống đái tháo đường tổng hợp đường uống.

– Thuốc hạ glucose máu được chia 2 nhóm: Insulin và thuốc hạ glucose đường uống.


2. Các thuốc

2.1. Insulin

Là polypeptid tách chiết từ tuyến tuỵ của bò, lợn, cừu. Ngày nay có thể tổng hợp hoặc tách chiết insulin của người nhờ kỹ thuật gen thông qua nuôi cấy tế bào tuỵ ở người.

2.1.1. Tác dụng và cơ chế ( xem bài hormom)

2.1.2. Tác dụng không mong muốn

– Dị ứng: sau tiêm lần đầu hoặc sau nhiều lần tiêm (tỷ lệ thấp)

– Hạ glucose máu (sau tiêm quá liều): ra nhiều mồ hôi, hạ thân thiệt, co giật hoặc nặng có thể hôn mê.

– Phản ứng tại chỗ : ngứa, đau… vì vậy nên thay đổi vị trí tiêm

– Tăng đường huyết hồi ứng (rebound): có thể gặp ở người dùng liều cao.

2.1.3. Áp dùng lâm sàng.

2.1.3.1. Chỉ định.

– Bệnh nhân đái tháo đường type 1(bắt buộc phải sử dụng insulin để điều trị).

– Đối với bệnh nhân đái tháo đường type 2 cần được điều trị bằng insulin khi:

+ Trường hợp cấp cứu: tiền hôn mê, hôn mê do đái tháo đường.

+ Bệnh nhân sút cân nhiều, suy dinh dưỡng, bệnh nhiễm khuẩn kèm theo.

+ Chuẩn bị can thiệp phẫu thuật, trong thời gian phẫu thuật.

+ Có biến chứng nặng do đái tháo đường: bệnh lý võng mạc, suy gan, suy thận nặng, nhồi máu cơ tim, bệnh lý tim mạch nặng.

+ Khi dùng thuốc uống với liều tối đa không có tác dụng.

+ Bệnh nhân là phụ nữ có thai.

2.1.3.2. Chế phẩm

Dựa vào nguồn gốc insulin được chia 2 loại

+ Insulin nguồn gốc động vật: chiết xuất từ tụy bò, lợn. Ưu điểm: giá rẻ

Nhược điểm: dễ gây dị ứng và hiệu quả điều trị không cao

+ Insulin người: sản xuất bằng công nghệ sinh học cao cấp. Ưu điểm: ít gây dị ứng và hiệu quả điều trị cao.

Nhược điểm: giá thành đắt.

Dựa vào thời gian tác dụng insulin được chia 4 loại:

+ Insulin tác dụng nhanh

Tiêm dưới da tác dụng xuất hiện sau 30 phút và kéo dài 6 - 8 giờ. Thuốc có thể dùng đường tiêm dưới da, tiêm bắp, tiêm tĩnh mạch.

Ưu điểm: thời gian tác dụng ngắn và mạnh, dùng để giảm đường sau ăn và đặc biệt tốt trong cấp cứu tăng đường máu.

Nhược điểm: phải tiêm nhiều lần trong ngày.

+ Insulin tác dụng trung bình (bán chậm)

Neutral Protamin Hegedom Insulin (Insulin NPH): dạng nhũ dịch tiêm dưới da tác dụng xuất hiện sau 1 - 4 giờ và kéo dài 12 - 20 giờ.

Insulin Leute: dạng nhũ dịch tiêm dưới da tác dụng xuất hiện sau 2 - 4 giờ và kéo dài 12 - 24 giờ. Hiện nay dùng thay Insulin NPH.

+ Insulin tác dụng chậm

Insulin kẽm tác dụng chậm (Utralente Insulin), tiêm dưới da tác dụng xuất hiện sau 4 - 6 giờ kéo dài 30 giờ nên ngày tiêm 1 mũi

Nhược điểm: đỏ, đau nơi tiêm, do tác dụng kéo dài nên khó tính liều, vì vậy hiện nay hầu như không dùng nữa.

+ Loại pha trộn : được pha trộn giữa insulin tác dụng nhanh và tác dụng trung bình theo tỷ lệ nhất định. Insulin mixtard có 30% insulin tác dụng nhanh và 70% insulin tác dụng trung bình

Ưu điểm: tiện dùng, phù hợp hơn với sinh lý.

Loại dùng cho bơm tiêm: 1ml có 40UI lọ 10ml (400 UI)/lọ Loại dùng cho bút tiêm: 1ml có 100UI trong ống 3ml (300 UI)

2.1.3.3. Cách dùng và liều lượng

Liệu pháp insulin được dùng tại bệnh viện giai đoạn đầu. Liều lượng dựa vào nhu cầu của mỗi bệnh nhân và phải được điều chỉnh theo kết quả giám sát đều đặn nồng độ glucose máu.

Liều khởi đầu thông thường ở người lớn vào khoảng 20 - 40 UI/ngày, tăng dần khoảng 2 UI/ngày cho tới khi đạt tác dụng mong muốn. Tổng liều không quá 80 UI/ngày

Trẻ em: liều khởi đầu ở trẻ phát hiện sớm tăng glucosse máu trung bình không có ceton niệu là 0,3 – 0,5 UI/kg/ngày, tiêm dưới da


2.2. Thuốc hạ glucose máu dùng đường uống

2.2.1. Dẫn xuất sulfonylure

Các dẫn xuất được chia 2 thế hệ

Thế hệ I: tác dụng yếu gồm: tolbutamid, acetohexamid, tolazamid, clopropamid…

Thế hệ II : có tác dụng mạnh hơn bao gồm: glibenclamid, glipizide, gliclazid…

Cơ chế tác dụng

+ Kích thích tế bào beta của tuyến tuỵ giải phóng ra insulin, không có tác dụng trên tổng hợp insulin. Như vậy, thuốc chỉ có tác dụng khi tế bào beta của đảo tụy không bị tổn thương

+ Làm tăng hiệu lực của insulin nội sinh và ngoại sinh do ức chế enzym insulinase của gan, ức chế kết hợp insulin với kháng thể và với protein huyết tương.

+ Một số nghiên cứu mới còn cho rằng, thuốc làm tăng số lượng, tăng tính nhạy cảm receptor của insulin ở bạch cầu đơn nhân, tế bào mỡ, hồng cầu, nên làm tăng tác dụng của insulin

Dược động học: hấp thu nhanh qua đường tiêu hoá, nồng độ tối đa trong máu đạt sau 2 – 4 giờ, gắn mạnh và protein huyết tương (92- 99%), chuyển hoá ở gan, thải chủ yếu qua thận. Riêng glibenclamind thải chủ yếu qua gan nên dùng cho bệnh nhân có chức năng thận kém .

Chỉ định

+ Đái tháo đường typ II, không phụ thuộc Insulin.

+ Người béo bệu trên 40 tuổi có Insulin máu <40 UI/ngày.

Chống chỉ định

+ Đái tháo đường typ I, phụ thuộc Insulin

+ Người có thai, cho con bú

+ Suy chức năng gan, thận.

+ Đái tháo đường nặng trong tình trạng tiền hôn mê hay hôn mê.

Tác dụng không mong muốn

+ Hạ glucose máu.

+ Dị ứng

+ Rối loạn tiêu hoá: buồn nôn, nôn, vàng da tắc mật

+ Tan máu

+ Thoái hoá bạch cầu hạt

+ Hạ natri máu (hay gặp ở clopropamid), do tác dụng giống ADH.

Dẫn xuất và liều lượng

+ Các sulfamid hạ đường huyết thế hệ 1

Tolbutamide ( diabetol, tolbucal, xyclamid)

Uống 500 - 2000mg/ngày chia 2 - 3 lần. Người mới được chẩn đoán hay có sức khỏe kém nên bắt đầu 125 - 250 mg, rồi chỉnh liều căn cứ vào mức glucose máu.

Viên nén : 250mg, 500mg

Chlorpropamide (diabiner, galiron, melliner ...)

Thuốc có tác dụng mạnh hơn tolbutamide, nhưng độc tính cao hơn. Thường uống 1 lần vào bữa sáng hay chia 2 lần trước bữa sáng và tối.

Người lớn khởi đầu 250mg/ngày , sau 3 - 5 ngày tăng 50 - 125mg cho đến khi đạt kết quả. Duy trì 250mg/ngày. Bệnh nặng 500mg/ngày

Người cao tuổi khởi đầu uống 100 - 125mg/ngày Viên nén : 100mg.250mg

Tolazamid: uống 100 - 500mg/lần, ngày chia 2 lần Viên nén : 100mg, 250mg, 500mg

Acetohexamid: uống 500 - 750mg/lần/ngày hay chia vài lần Viên nén : 500mg

+ Các sulfamide hạ đường huyết thế hệ 2

Glipizide (glucotrol):

Người lớn bắt đầu uống 5mg/lần/ngày, người cao tuổi hay có bệnh gan 2,5mg, sau 3 - 7 ngày tăng dần từng liều (2,5 - 5 mg). Liều duy trì 15 - 20mg/ngày (uống trước ăn sáng 30 phú)t. Nếu liều > 30mg phải chia 2 lần

Viên nén : 5mg, 10mg

Viên giải phóng chậm : 5mg, 10mg.

Glibenclamid ( daonil, maninil...) :

Uống bắt đầu 1,5 - 5mg/ngày, tăng dần liều sau mỗi 2 tuần 1,5 - 2,5 mg cho đến khi đường huyết kiểm soát được. Liều duy trì 5 - 10 mg/ngày và liều tối đa 15mg/ngày (uống trước ăn sáng)

Viên nén : 1,5mg, 2,5mg, 5mg.

Gliclazid ( diamicron, predian...) :

Uống liều bắt đầu 30mg/lần/ngày, nếu chưa đạt kết quả sẽ tăng dần liều 60mg, 90mg và tối đa 120mg/ngày (các nấc tăng liều cách nhau 2 - 4 tuần)

Viên nén: 30mg

Glimepirid : là thuốc hạ đường huyết mạnh nhất trong các Sulfonyluere, liều dùng ban đầu 1mg/lần/ngày, sau tăng dần liều đến khi đường máu về bình thường thì duy trì 1- 4mg/ngày (tối đa 8mg/ngày). Có thể dùng đơn độc hay phối hợp với bigunamid, hoặc insulin

Viên 1mg, 2mg, 4mg

• Tham khảo liều các thuốc khác trong nhóm: Glyburide (diabeta, micronase),

2.2.2. Dẫn xuất của biaguanid

Cơ chế tác dụng (còn nhiều giả thuyết)

+ Ức chế sự tân tạo glucose ở gan

+ Tăng tổng hợp glycogen ở gan

+ Tăng tác dụng của Insulin ở ngoại vi

+ Giảm hấp thu glucose ở ruột non

+ Gây chán ăn ở những bệnh nhân béo phì...

Thuốc chỉ tác dụng khi có insulin nội sinh. Được dùng ở bệnh nhân tụy còn khả

năng tiết insulin.

Tác dụng không mong muốn

+ Chán ăn, buồn nôn, nôn, rối loạn tiêu hoá nên phải uống trong ăn và bắt đầu với liều thấp.

+ Nhiễm toan khi điều trị dài ngày do tăng acid lactic.

Chỉ định : đái tháo đường thể béo phì, đái tháo đường có bệnh tim mạch vì thuốc có khả năng cải thiện tình trạng của lớp nội mạc mạch máu, tăng cường vi tuần hoàn.

Chống chỉ định

+ Tiền sử nhiễm toan do tăng acid lactic

+ Nhiễm khuẩn, bệnh gan và thận cấp hay mạn

+ Suy tim, suy hô hấp, trụy mạch, sốc

+ Xơ vữa mạch, phụ nữ có thai, cho con bú

+ Đang dùng thuốc nhóm salicylat, barbiturat, kháng histamin.

Chế phẩm và liều dùng

+ Phenethylbiguanid ( Phenformin ) : ít dùng

+ Buthylbiguanid ( Buformin, silubin, adebit ) : ít dùng

+ Methylbiguanid ( metformin, metforat, glucofase ) : uống 500 mg/lần, ngày 2 lần ( sau các bữa ăn sáng và tối). Sau mỗi tuần tăng thêm 1 viên, cho đến khi đạt liều tác dụng, tối đa 2,5g/ngày.

Viên nén : 500mg, 850mg, 1000mg

2.2.3. Nhóm Thiazolidindion TZD (glitazones)

Cơ chế tác dụng

Tăng nhạy cảm của tế bào (tế bào cơ, mô mỡ, cơ vân) với insulin giúp tăng chuyển hóa glucid lipid.

Thực nghiệm: tăng số lượng insulin receptor ở màng tế bào, tăng tổng hợp glycogen, tăng sử dụng glucose ở ngoại vi.

Chỉ định

+ Bệnh nhân ĐTĐ týp 2

+ Phối hợp với các thuốc uống khác.

Chống chỉ định

+ Mẫn cảm với các thành phần của thuốc

+ Có thai, cho con bú

+ Suy tim

+ Suy gan, suy thận

+ Nhiễm trùng nặng, nhiễm toan

Chế phẩm và liều lượng

+ Rosiglitazone ( Avandia ): uống 4-8 mg /ngày chia 2 lần Viên 4 mg

+ Pioglitazone ( Pioz ): uống 15- 45 mg / ngày/lần Viên : 15mg, 30mg. 45mg

2.2.4. Thuốc ức chế alpha - glucosidase

Acarbose (glucobay)

+ Cơ chế tác dụng : thuốc ức chế alpha -glucosidase ở bờ bàn chải niêm mạc ruột và ức chế sacchase, glucoamylase, maltase ở ruột. Kết quả làm giảm hấp thu glucosse gây hạ glucose máu sau ăn.

+ Chỉ định

Người bệnh tăng glucose máu kèm béo bệu Phối hợp với thuốc đường uống khác

+ Chống chỉ định: người rối loạn hấp thu, phụ nữ có thai, cho con bú.

+ Cách dùng và liều lượng : liều bắt đầu 25mg/ngày, tăng dần liều sau 4 tuần, cho đến khi đạt liều 50 - 100mg/ lần, ngày 3 lần ( uống ngay trước bữa ăn). Với người bệnh nặng trên 60kg uống 100mg/lần, ngày 3 lần.

Viên nén : 25mg, 50mg, 100 mg

+ Tác dụng không mong muốn : đầy bụng, khó tiêu, rối loạn tiêu hoá. Không dùng cho người viêm đường tiêu hóa, suy gan, người có thai hay đang cho con bú.


Miglitol (glyset): uống 25 - 100mg/lần, ngày 3 lần


LƯỢNG GIÁ

1. Trình bày tác dụng, cơ chế, chỉ định và cách dùng của insulin ?

2. Trình bày tác dụng, cơ chế, chỉ định và cách dùng của thuốc điều trị đái tháo đường uống?

Xem tất cả 405 trang.

Ngày đăng: 17/01/2024
Trang chủ Tài liệu miễn phí