Tăng Lipoprotein Máu Và Phân Loại Sự Tăng Lipid Máu


THUỐC HẠ LIPID MÁU


Mục tiêu:

1. Trình bày tác dụng, cơ chế tác dụng và chỉ định của thuốc ảnh hưởng đến hấp thu và thải trừ lipid.

2. Trình bày tác dụng, cơ chế tác dụng và chỉ định của thuốc ảnh hưởng đến sinh tổng hợp lipid.


1. Đại cương

Tăng lipid máu là một yếu tố gây nên xơ vữa động mạch và bệnh mạch vành. Để giảm lipoprotein máu, bên cạnh việc thay đổi chế độ ăn (ăn ít lipid), tăng cường hoạt động thể lực là những biên pháp quan trọng, thì việc dùng thuốc hạ lipid máu là rất cần thiết.


1.1. Phân loại lipoprotein

– Trong máu, các lipid không tan được. Vì vậy, lipid phải kết hợp với protein để tạo thành lipoprotein, dạng này tan được trong nước và lipid được chuyển đến các mô.

– Protein gắn vào lipid có nguồn gốc từ niêm mạc ruột hay từ gan gọi là apolipoprotein.

– Dựa vào tỷ trọng, lipoprotein được xếp thành 5 loại như sau:

+ Hạt vi thể dưỡng chấp (chylomicron)

+ Lipoprotein tỷ trọng thấp (LDL : low density lipoprotein)

+ Lipoprotein tỷ trọng rất thấp (VLDL : very low density lipoprotein)

+ Lipoprotein tỷ trọng trung bình (IDL : intermediate density lipoprotein)

+ Lipoprotein tỷ trọng cao (HDL : high density lipoprotein)

– Trong cơ thể HDL có vai trò như chất “ dọn ” cholesterol (cơ chế vận chuyển cholesterol của HDL vẫn chưa rõ ). HDL có vai trò quan trọng trong bệnh vữa xơ mạch: khi HDL trong máu < 0,3g/l thì tỷ lệ xơ vữa động mạch cao và ngược lại khi nồng độ HDL > 0,76g/l thì tỷ lệ xơ vữa rất thấp. Vì thế, một thuốc hạ lipid tốt phải làm giảm mạnh LDL và gây tăng HDL.

1.2. Tăng lipoprotein máu và phân loại sự tăng lipid máu

– Ở cơ thể bình thường nồng độ các lipoprotein trong máu tồn tại ở trạng thái cân bằng động. Khi có rối loạn sẽ gây nên rối loạn chuyển hóa lipid. Sự rối loạn có thể do:

+ Tăng cholesterol, triglycerid ngoại sinh.

+ Rối loạn chức năng của lipoproteinase (xúc tác cho chuyển hóa lipoprotein)

+ Yếu tố toàn thân : tăng tổng hợp lipid từ glucid và protid. Tăng hoạt động của hormon làm giảm thủy phân lipid ở trong cơ, gan và mỡ như bệnh đái tháo đường, hội chứng thận hư, …

+ Yếu tố di truyền : rối loạn chuyển hóa lipid (giảm LDL - receptor về số lượng hay chất lượng)

– Tăng lipid máu được phân thành 6 typ sau :


Typ

Loại lipoprotein tăng cao

I

Chylomicron

II a

LDL

II b

LDL và VLDL

III

Cấu trúc bất thường của LDL

IV

VLDL

V

Chylomicron và VLDL

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 405 trang tài liệu này.

Dược lý học - 39


Thực tế lâm sàng hiện nay cho thấy, 99% hội chứng tăng lipoprotein máu thuộc typ IIa, IIb và IV. Các thuốc cũng đã được nghiên cứu và đưa vào điều trị, song chưa có thuốc nào tác dụng trên cả 6 typ.


1.3. Phân loại thuốc hạ lipoprotein máu

Các thuốc được chia 2 nhóm sau

– Thuốc làm giảm hấp thu và tăng thải trừ lipid: Cholestyramin, Colestipol, Divistyramin, Colesevelam, Neomycin

– Thuốc ảnh hưởng đến sinh tổng hợp lipid, gồm:

+ Dẫn xuất acid fibric

+ Dẫn xuất statin

+ Acid nicotinic

+ Probucol


2. Nguyên tắc điều trị

Duy trì trọng lượng bình thường bằng chế độ ăn hợp lý. Cần giảm cân ở người có cân nặng thừa.

– Điều trị nguyên nhân gây tăng lipid (bệnh đái tháo đường, suy giáp, hội chứng thận hư…).

– Tránh yếu tố nguy cơ như hút thuốc lá, uống rượu, dùng corticoid…

– Tăng cường hoạt động thể lực.

– Sau 3 tháng thực hiện các nguyên tắc trên mà lipid máu vẫn cao phải dùng thuốc hạ lipid máu.

– Trong quá trình dùng thuốc phải theo dõi phát hiện và xử trí tác dụng không mong muốn do thuốc gây ra.


3. Các thuốc ảnh hưởng đến hấp thu và thải trừ lipid

3.1. Cholestyramin (Questran)

Cholestyramin được coi là nhựa liên kết acid mật. Thuốc không tan trong nước, uống hầu như không hấp thu qua niêm mạc tiêu hóa và không ảnh hưởng đến enzym ở đường tiêu hóa.

Tác dụng

+ Do trao đổi ion clo với acid mật mang điện dương, cholestyramin tạo phức với acid mật, giảm quá trình nhũ hoá của lipid ở ruột nên làm giảm hấp thu và tăng thải trừ lipid qua phân ( acid mật cũng bị tăng thải qua phân).

+ Do ức chế chu kỳ gan ruột của acid mật, thuốc làm tăng tổng hợp acid mật từ cholesterol, thông qua men hydroxylase ở gan

+ Do giảm acid mật nên thuốc làm giảm sự hấp thu sterol nguồn tổng hợp cholesterol.

+ Tác dụng hạ lipid đạt được sau dùng thuốc 4 - 7 ngày, tác dụng tối đa trong vòng 2 tuần. Làm tăng khoảng 5% HDL và giảm 10 - 35% LDL.

Tác dụng không mong muốn

+ Rối loạn tiêu hóa : buồn nôn, đầy bụng, táo bón

+ Giảm hấp thu một số thuốc khi dùng cùng như như phenylbutazon, phenobarbital, coumarin, thyroxin.... Để tránh tuơng tác, các thuốc trên phải uống 1 giờ trước hay sau khi dùng cholestyramin 4 giờ.

Chỉ định : điều trị tăng lipid máu (đặc biệt tốt với typ II a)

Chống chỉ định : người suy gan, tắc nghẽn đường mật

Cách dùng và liều lượng: gói bột 4g, ngày đầu uống 1 gói, sau tăng 3 gói/ngày, chia 2 - 4 lần.


3.2. Colestipol

Tác dụng, cơ chế tác dụng và tác dụng không mong muốn tương tự cholestyramin

Chỉ định: điều trị tăng lipoprotein máu typ II

Chế phẩm : gói 5 gam hoặc viên 1 gam, uống 10 -30 gam/24 giờ, chia 2 - 4 lần.


3.3. Neomycin

Là kháng sinh nhóm aminosid, uống làm hạ lipoprotein máu, đặc biệt là làm hạ LDL - cholesterol. Chỉ định điều trị tăng lipid máu ( typ II a)

Liều dùng : Uống 0,5 - 2 g/ngày


4. Thuốc ảnh hưởng đến sinh tổng hợp lipid

4.1. Acid nicotinic

– Tác dụng: là vitamin tan trong nước, ngoài tác dụng điều trị bệnh Pellagra, thuốc còn làm hạ lipid máu.

– Cơ chế tác dụng : chưa rõ

– Chỉ định : điều trị tăng lipid máu typ II, II, III, IV và V ( nên phối hợp với cholestyramin và colestipol )

– Tác dụng không mong muốn : buồn nôn, rát bỏng hay buốt và đau nhói ở da, nóng bừng mặt, tăng glucose máu, giảm chức năng gan, buồn nôn, …

– Liều lượng : uống 2 - 6 g/ngày chia 3 lần.


4.2. Dẫn xuất của acid fibric

Gồm bezafibrat, ciprofibrat, fenofibrat và gemfibrozil…

Tác dụng và cơ chế : thuốc ức chế cạnh tranh với HMG - CoA - reductase, ngăn cản chuyển HMG - CoA thành mevalonat, tiền chất của cholesterol, làm giảm cholesterol huyết tương.

Tác dụng không mong muốn: rối loạn tiêu hóa, đau đầu, chóng mặt, mệt mỏi, đau cơ, thiếu máu, ảnh hưởng đến chức năng gan, thận …

Chỉ định : điều trị tăng lipid máu

Chống chỉ định

+ Giảm chức năng gan, thận

+ Người có thai, cho con bú.

+ Sỏi mật

+ Trẻ em < 10 tuổi

Chế phẩm và liều lượng: các thuốc uống trong bữa ăn, kèm chế độ ăn hạn chế mỡ

+ Bezapibrat

Người lớn 200mg/lần x 3 lần/ngày. Có thể uống 400mg/lần/ngày sau bữa ăn chính. Viên nén hay bao đường 200mg, 400mg

+ Ciprofibrat (bi - lipoanor, lipanor): uống 200mg/ngày. Viên 200mg

+ Fenofibrat (Lypanthyl, Secalip):

Người lớn 300mg/ngày/1 lần sau bữa ăn chính hay uống 300mg/ngày chia 3 lần (thường bắt đầu liều 200mg/ngày)

Trẻ em > 10 tuổi uống liều tối đa 5mg/kg/ngày. Nếu sau 3 - 6 tháng bệnh không giảm thì thay đổi liệu trình

Viên nang 100mg, 200mg, 67mg

+ Gemfibrat (lopid, lipur)

Người lớn uống 600mg/lần, ngày 2 lần. Nếu sau 3 tháng không cải thiện bệnh phải ngừng thuốc

Viên nang 300mg, Viên nén 600mg

+ Clofibrat (Regardin, Atromid) Uống 1,5 - 2 g/ngày chia 2 - 4 lần Viên nang 500mg


4.3. Dẫn xuất Statin

Gồm : pravastatin, simvastatin, lovastatin, rosuvastatin...

Tác dụng và cơ chế : tương tự dẫn xuất của acid fibric

Dược động học: thuốc qua rau thai và sữa nên không dùng cho phụ nữ có thai và cho con bú. Không dùng cho trẻ < 18 tuổi vì gây bất thường ở xương. Dùng lâu ảnh hưởng đến chức năng gan

Tác dụng không mong muốn : đau cơ, sẩn ngứa, đau đầu, chóng mặt, rối loạn tiêu hóa, tăng transaminase trong máu…

Chỉ định : điều trị tăng lipid máu

Chế phẩm và liều lượng

+ Lovastatin : uống liều khởi đầu 20mg/lần/ngày vào bữa ăn tối, nếu dung nạp điều chỉnh liều 4 tuần 1 lần. Duy trì 20 - 80mg/ngày chia 1- 2 lần vào bữa ăn.

Viên nén 10mg, 20mg, 40mg

+ Simvastatin : liều khởi đầu 5 - 10mg/lần/ngày vào buổi tối. Liều duy trì 5 - 40 mg/ngày. Viên nén hay bao phim 5mg, 10mg, 20mg

+ Pravastatin : người lớn liều khởi đầu 10 - 20mg/lần/ngày lúc đi ngủ, điều chỉnh liều 4 tuần 1 lần. Duy trì 10 - 40mg/ngà.

Viên nén 10mg, 20mg, 40mg

+ Fluvastatin : liều khởi đầu 20mg/lần/ngày vào lúc đi ngủ. Liều duy trì 20 - 40mg/ngày. Viên nang 20mg, 40mg

+ Atrovastatin : uống liều khởi đầu 10mg/ngày vào bất cứ lúc nào. Điều chỉnh 4 tuần 1 lần, liều duy trì 10 - 40mg/ngày. Tối đa < 80mg/ngày.

Viên nén hay bao phim 10mg, 20mg, 40mg

4.4. Probucol (Lorelco, Lurselle)

Tác dụng

+ Ức chế vận chuyển cholesterol từ ruột non và cản trở chuyển dạng acetat thành mevalonic, là giai đoạn đầu của quá trình tổng hợp cholesterol.

+ Tăng bài tiết cholesterol qua phân và acid mật. Làm hạ LDL, không làm hạ triglycerid.

+ Thuốc gây hạ HDL-cholesterol mạnh và kéo dài nên chỉ được lựa chọn trong điều trị sau các thuốc khác.

Dược động học : có cấu trúc hoàn toàn khác với các thuốc đã nêu trên. Rất tan trong lipid nhưng hấp thu kém. Thức ăn làm tăng sự hấp thu thuốc. Do tan trong lipid, nên thuốc đọng lại lâu trong cơ thể. Sau khi ngừng thuốc 6 tháng, nồng độ thuốc chỉ giảm 80% so với nồng độ tối đa trong máu.

Tác dụng không mong muốn: ỉa chảy, đầy bụng, đau bụng, buồn nôn.

Chống chỉ định

+ Bệnh nhân mới bị nhồi máu cơ tim

+ Phụ nữ có thai, cho con bú, trẻ em dưới 18 tuổi

+ Bệnh nhân đang dùng các thuốc chống loạn nhịp tim nhóm I, III, chống trầm cảm loại 3 vòng, dẫn xuất phenothiazin.

Cách dùng và liều lượng : người lớn uống 0,5 - 1 g/ngày chia 2 lần. Viên nén : 250 mg,


4.5. Thyroxin

Tác dụng hạ lipoprotein máu mạnh do tăng chuyển cholesterol thành acid mật và tăng thải sterol qua phân

Được chỉ định cho trẻ em có lipoprotein máu cao. Không dùng cho người có bệnh tim vì dễ có cơn nhồi máu cơ tim và cơn đau vùng trước tim.

Liều khởi đầu 1mg, sau đó tăng dần, tối đa 4-8 mg/24 giờ. Với liều này, không thấy có phản ứng có hại.


4.6. Các acid béo không no đa trị họ Omega 3

Trong dầu một số loại cá đặc biệt là cá hồi, cá ngừ, cá trích, cá thu có chứa một số acid béo không no đa trị họ Omega 3 có tác dụng làm giảm triglycerid và VLDL nhưng ít ảnh hưởng đến LDL và HDL -cholesterol trong máu.

Có 2 acid béo không no họ Omega 3 hay dùng là:

+ Acid Eicosa - Penta - Enonic (EPA)

+ Acid - Docosa - Hexa - Enonic (DHA)

Liều lượng các chế phẩm xin xem tờ hướng dẫn sử dụng thuốc

Để hạn chế sự tăng và giúp hạ triglycerid và các lipoprotein máu, nên tăng

cường ăn cá, đặc biệt là cá hồi, cá thu, cá ngừ, cá trích trung bình 30g/ngày hoặc 3 lần/tuần.


4.7. Một số thuốc hạ lipid mới

– ZD4522 (đang được thử nghiệm lâm sàng)

BMS - 201038 (đang được thử nghiệm lâm sàng)

– Ezetimibe

Là thuốc ức chế hấp thu cholesterol ở ruột, dùng đơn độc hay phối hợp với dẫn xuất statin trong trường hợp tăng cholesterol do chế độ ăn hay do di truyền

Uống 10mg/ngày. Không dùng cho trẻ < 10 tuổi và người có giảm chức năng gan Tác dụng không mong muốn : Ỉa chảy, đau bụng, đau đầu, phù mạch và phát ban

– Avasimibe : giảm chylomicron, VLDL, LDL -cholesterol và triglycerid.


LƯỢNG GIÁ

1. Trình bày tác dụng, cơ chế và chỉ định của các thuốc ảnh hưởng đến hấp thu và thải trừ lipid.

2. Trình bày tác dụng, cơ chế và chỉ định của các thuốc ảnh hưởng đến tổng hợp lipid.

3. Trình bày nguyên tắc dùng thuốc điều trị rối loạn lipid máu


HORMON VÀ CÁC THUỐC

ĐIỀU CHỈNH RỐI LOẠN NỘI TIẾT


I. ĐẠI CƯƠNG

1. Định nghĩa

Hormon là những chất hóa học do một nhóm tế bào hoặc một tuyến nội tiết bài tiết vào máu rồi được máu đưa đến các tế bào hoặc các mô khác trong cơ thể và gây ra tác dụng sinh lý tại đó.

Thí dụ: insulin là hormon của tuyến tuỵ, cortison hormon của tuyến vỏ thượng thận…


2. Áp dụng lâm sàng: trong lâm sàng hormon được dùng với 4 mục đích sau:

Thay thế khi thiếu hormon. Thí dụ dùng insulin trong bệnh đái tháo đường týp I.

Đối kháng với hormon khác. Thí dụ dùng androgen để điều trị kinh nguyệt kéo dài do cường oestrogen.

Giúp cho quá trình chuyển hoá. Thí dụ androgen với chuyển hoá protid.

Chẩn đoán bệnh. Thí dụ nghiệm pháp kìm ACTH bằng corticoid.


3. Phân loại hormon:

– Dựa theo cấu trúc hoá học, hormon chia làm 2 loại:

+ Hormon có cấu trúc protid hoặc acid amin.

+ Hormon có cấu trúc steroid

– Phân loại theo tuyến: hormon tuyến yên, tuyến giáp trạng và cận giáp trạng, tuyến tụy, tuyến sinh dục…


4. Cơ chế tác dụng

Cơ chế tác dụng của các hormon có cấu trúc protid

Các hormon này có phân tử lượng khoảng 10.000, không thâm nhập được vào trong tế bào. Vì vậy, thuốc sẽ gắn vào các receptor đặc hiệu của màng tế bào đích và gây ra phản ứng dây chuyền qua các giai đoạn sau:

+ Hoạt hoá adenyl cyclase tại màng tế bào.

+ Dưới ảnh hưởng của enzym hoạt hoá, AMPv được tổng hợp từ ATP sẽ gắn với protein điều hoà, làm tăng tổng hợp protein enzym (như proteinkinase).

+ AMPv đồng thời làm tăng giải phóng ion Ca++ trong bào tương, Ca++ kích

thích tổng hợp proteinkinase và ức chế tổng hợp AMPv (theo cơ chế điều hoà ngược).

Cơ chế tác dụng của hormon có cấu trúc steroid

Các hormon này có phân tử nhỏ khoảng 300, thấm qua được màng tế bào bằng

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 17/01/2024