Thuốc Ức Chế Gắn Iod Vào Tuyến: Ức Chế Quá Trình Vận Chuyển Iod Như Thiocyanat, Perclorat, Nitrat. Thuốc Độc Vì Thường Gây Mất Bạch Cầu Hạt, Nay Ít Dùng

Chế phẩm và liều lượng

Liều của calcitonin cá hồi được biểu thị bằng đơn vị quốc tế (UI). Liều của calcitonin người được biểu thị bằng mg

+ Bệnh xương Paget : liều dùng phải được điều chỉnh tùy theo từng người, liều khuyến cáo như sau:

Calcitonin cá hồi: tiêm bắp hoặc tiêm dưới da liều ban đầu 100 UI/lần/ngày.

Liều duy trì: 50 UI/lần, ngày một lần hoặc 50 - 100 UI, 1 - 3 ngày một lần

Calcitonin người: tiêm dưới da liều ban đầu: mỗi lần 0,5 mg/lần/ngày (tối đa mỗi lần 0,5 mg, ngày hai lần). Liều duy trì: 0,5 mg/lần, mỗi tuần 2 - 3 lần; hoặc 0,25 mg/lần/ngày .

+ Tăng calci huyết do di căn xương (ví dụ di căn xương do ung thư tuyến tiền liệt, vú), carcinom, đa u tủy xương: calcitonin cá hồi: tiêm bắp hoặc tiêm dưới da, liều ban đầu 4 UI/kg, 12 giờ một lần; có thể tăng liều tới 8 UI/kg, 12 giờ một lần.

+ Loãng xương ở phụ nữ sau mãn kinh

Khuyến cáo dùng calcitonin kết hợp với vitamin D: ít nhất 1000 mg calci nguyên tố/ngày và vitamin D (400 UI/ngày) để làm chậm sự tiến triển mất khối lượng xương. Liều calcitonin khuyến cáo như sau:

Calcitonin cá hồi: tiêm bắp hoặc tiêm dưới da 100 UI/lần , ngày một lần hoặc 2 ngày một lần. Phun niêm mạc mũi: 200 UI (1 lần phun)/ngày

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 405 trang tài liệu này.

* Trẻ em: chưa có đủ kinh nghiệm và số liệu về dùng calcitonin cho trẻ em Calcitonin cá hồi: ống tiêm 2 ml (200 UI/ml)

Calcitonin người: ống tiêm 0,5 mg, kèm theo dung dịch pha tiêm

Dược lý học - 41

Dạng thuốc xịt mũi: chai 2 ml, chia liều 200 UI (tương đương 0,09 ml) cho mỗi lần phun thuốc


3. Thuốc kháng giáp trạng tổng hợp

Quá trình tổng hợp thyroxin có 4 giai đoạn :

– Gắn iodid vô cơ vào tuyến

– Oxy hóa iodid thành iod tự do

– Tạo mono và diiodotyrosin (MIT – DIT)

– Ghép 2 iodotyrosin thành thyroxin (T4) Các thuốc kháng giáp trạng bao gồm :


3.1. Thuốc ức chế gắn iod vào tuyến: ức chế quá trình vận chuyển iod như thiocyanat, perclorat, nitrat. Thuốc độc vì thường gây mất bạch cầu hạt, nay ít dùng


3.2. Thuốc ức chế trực tiếp tổng hợp thyroxin: Thioamid

Cơ chế: loại này không ức chế gắn iod vào tuyến, nhưng ức chế tạo thành các phức hợp hữu cơ của iod do ức chế một số enzym như iod peroxydase, các enzym oxy hóa iod, nên tuyến không tổng hợp được mono và diiodotyrosin.

Độc tính

+ Dùng lâu, lượng thyroxin giảm, làm tuyến yên tăng tiết TSH, sẽ kích thích tuyến giáp nhập iod, làm tăng sinh, dẫn đến phù niêm

+ Giảm bạch cầu hạt (0,3 – 0,6%), xảy ra vài tháng sau khi điều trị. Vì vậy, cần kiểm tra số lượng bạch cầu định kỳ và nên dùng thuốc ngắt quãng.

+ Phát ban, sốt, đau khớp, nhức đầu, viêm gan, viêm thận…ngừng thuốc sẽ hết.

Chế phẩm

+ Aminothiazol: nay ít dùng vì nhiều tác dụng không mong muốn.

+ Thiouracil

Metylthiouracil (MTU): uống 50 – 100mg/ngày chia 3 lần (sau ăn). Chống chỉ định ở người giảm bạch cầu hạt nặng, mất bạch cầu hạt, bệnh to cực chi, phụ nữ có thai, cho con bú. Viên nén: 50mg,100mg, 250mg.

Propylthiouracil (PTU): bắt đầu, ngày uống 3 lần, mỗi lần 100 – 300mg, khi bệnh giảm duy trì 50 – 150mg/ngày. Viên nén: 25mg, 50mg.

Benzylthiouracil (basden): liều tấn công uống 6 – 8 viên/ngày chia 3 lần, trong hoặc sau ăn (trong vài tuần), duy trì 4 viên/ngày (trong vài tháng). Viên nén 25mg

+ Thiamazol (basolan): tác dụng mạnh gấp 10 lần MTU, uống 5 – 10 mg/lần, ngày 2 – 4 lần (sau ăn), liều duy trì 2,5 – 10mg/ngày. Viên nén 5mg, 10mg.

+ Carbimazol (neomecazol): bệnh nhẹ uống 20mg/ngày, trung bình uống 30mg/ngày, bệnh nặng uống 40 – 50mg/ngày, chia 3 – 4 lần. Thuốc vào cơ thể chuyển thành methiazol mạnh gấp 10 lần PTU nên hay được dùng. Viên nén: 5mg

Cách dùng: điều trị tấn công 3 – 6 tuần. Duy trì 3 – 6 tháng và củng cố hàng ngày

=1/4 liều tấn công.


3.3. Iod

Nhu cầu iod hàng ngày là 150g. Khi thức ăn không cung cấp đủ sẽ gây bướu cổ đơn thuần. Trái lại khi lượng iod trong máu quá cao sẽ làm giảm tác dụng của TSH trên AMPv, làm giảm giải phóng thyroxin.

Chỉ định

+ Chuẩn bị bệnh nhân trước mổ cắt tuyến giáp

+ Dùng cùng thuốc kháng giáp trạng và thuốc phong toả adrenergic trong điều trị tăng năng tuyến giáp.

Chế phẩm: dung dịch Lugol (iod 1g kali iodid 2g, nước vừa đủ 20ml). Uống XXX giọt/ngày (1ml = XX giọt chứa 10mg iod)


3.4. Phá huỷ tổ chức tuyến: iod phóng xạ


3.5. Thuốc chữa triệu chứng: thường hay dùng là propranolol, thuốc chỉ điều trị triệu chứng, không có tác dụng vào tuyến.


4. Hormon tuyến cận giáp : xem lại sinh lý học


5. Hormon tuyến tuỵ

5.1. Insulin

Do tế bào của đảo langerhan tiết ra. Bị giáng hoá chủ yếu ở gan và thận bởi insulinase. Tuyến tụy của người có khoảng 8 mg insulin tương đương 200 UI sinh học.

Tác dụng

+ Tại gan :

Ức chế hủy glycogen (do ức chế phosphorylase)

Ức chế chuyển acid amin và acid béo thành ketoacid Ức chế chuyển acid amin thành glucose

Thúc đẩy tổng hợp glycogen từ glucose do hoạt hoá glucokinase và glycogen Synthetase.

Tăng tổng hợp triglycerid và VLDL

+ Tại cơ vân :

Làm tăng tổng hợp protid, tăng nhập acid amin vào tế bào. Tăng tổng hợp glycogen, tăng nhập glucose vào tế bào

+ Tại mô mỡ : làm tăng dự trữ triglycerid và làm giảm acid béo tự do trong tuần hoàn theo 3 cơ chế :

Gây cảm ứng lipoproteinase tuần hoàn nên làm tăng thủy phân triglycerid từ lipoprotein tuần hoàn.

Este hóa các acid béo từ thủy phân lipoprotein.

Ức chế trực tiếp lipase trong tế bào nên làm giảm lipolyse của triglyserid dự trữ

Cơ chế tác dụng

Insulin gắn vào các receptor ở màng tế bào, làm hoạt hoá các tyrosin kinase trong tế bào (người truyền tin thứ 2) và thúc đẩy quá trình phosphoryl hoá gây ra sự chuyển vị trí của chất vận chuyển glucose về phía màng tế bào để nhập glucose vào trong tế bào (đặc biệt là các tế bào nhạy cảm với insulin: cơ, gan và mỡ).

Tác dụng hạ glucose máu của insulin xuất hiện nhanh (vài phút sau tiêm tĩnh

mạch) và mất tác dụng nhanh bởi insulinase.

Khi thiếu insulin, tế bào không sử dụng được glucose, glucose huyết tăng, (khi vượt quá ngưỡng đường thận) sẽ gây bài thải đường ra nước tiểu gọi là bệnh đái tháo đường. Đái tháo đường chia ra 2 týp:

Đái tháo đường týp I: do tổn thương tế bào của đảo tuỵ. Tuỵ không bài tiết đủ insulin nên phải điều trị bằng insulin ngoại lai. Gọi là đái tháo đường phụ thuộc vào insulin. ( thường gặp ở người trẻ, cơ thể gầy)

Đái tháo đường typ II: do tổn thương tại receptor. Insulin máu vẫn bình thường hoặc tăng, gọi là bệnh đái tháo đường không phụ thuộc vào insulin, thường gặp ở người trên 40 tuổi, béo bệu.

Chỉ định, chống chỉ định, chế phẩm và liều lượng : xem bài thuốc điều trị đái tháo đường.


5.2. Glucagon

Tác dụng

Do tế bào của đảo langerhans tiết ra. Tác dụng làm tăng glucose máu, tăng acid pyruvic máu, tăng acid béo tự do trong huyết tương.

Liều cao kích thích thượng thận bài tiết cathecholamin

Làm tăng sức co bóp cơ tim, nhịp tim và cung lượng tim. Làm hạ huyết áp, tương tự isoprenalin ( do tác dụng cường β)

Cơ chế tác dụng: thuốc hoạt hoá adenylcyclase làm tăng 3’5’AMPv , 3’ 5’ AMPv hoạt hoá phosphorylase gan, chuyển glycogen thành glucose (cơ chế này giống cơ chế tác dụng của cathecholamin trên receptor β)

Chỉ định

+ Hạ glucose máu do dùng quá liều insulin (kết hợp với glucose tiêm tĩnh mạch) hoặc cấp cứu sau liệu pháp sốc insulin kéo dài.

+ Shock (dùng thay isuprel, do cường β1)


Chế phẩm

+ Bột pha tiêm lọ 1mg (1 UI), 10mg (10UI) dạng muối hydroclorid, kèm ống dung môi. Hoà bột trong dung môi, không tiêm vượt quá nồng độ 1mg/1ml.

+ Điều trị hạ glucose cấp tiêm dưới da, tiêm bắp hay tĩnh mạch: Trẻ em < 5 tuổi 0,25mg/lần; trẻ 5 – 10 tuổi 0,5mg/lần; Trẻ trên 10 tuổi và người lớn 0,5 – 1mg/lần.


III. HORMON CÓ CẤU TRÚC STEROID

Mục tiêu:

1. Trình bày tác dụng, chỉ định và chống chỉ định của hormon tuyến vỏ thượng thận, tuyến sinh dục.

2. Trình bày cách dùng và liều lượng của các chế phẩm hormon được sử dụng điều trị rối loạn hormon tuyến vỏ thượng thận, tuyến sinh dục.


1. Hormon vỏ thượng thận

Vỏ thượng thận có 3 vùng sản xuất hormon : vùng cuộn phía ngoài sản xuất hormon điều hoà chất vô cơ, vùng bó sản xuất corticoid điều hoà glucose và vùng lưới sản xuất androgen


1.1. Corticoid điều hoà glucose (glucocorticoid): Cortisol (hydrocortison)

Glucocorticoid tự nhiên do vùng bó vỏ thượng thận sản xuất ra gồm 2 chất là: hydrocortison (cortisol) và cortison.

Glucocoticoid tổng hợp gồm nhiều chất khác nhau : Prednisolon, dexamethason, betamethason...( các thuốc này có tác dụng mạnh hơn và ít tác dụng không mong muốn hơn)

1.1.1. Tác dụng sinh lý

Trên chuyển hoá

+ Chuyển hoá glucid: thúc đẩy tạo glucose từ protid, tập trung thêm glycogen ở gan, làm giảm sử dụng glucose ở mô nên tăng glucose máu (do đó làm nặng thêm bệnh đái tháo đường)

+ Chuyển hoá protid:

Làm giảm nhập acid amin vào trong tế bào, tăng acid amin tuần hoàn, dẫn đến teo cơ, thăng bằng nitơ (-).

Do tăng dị hoá protid, làm mô liên kết kém bền vững (gây vết rạn dưới da), teo tổ chức lympho (tuyến hung, lách, hạch lympho), xương bị thưa do làm teo mô liên kết, nơi lắng đọng các chất vô cơ để tạo nên khung xương ( do đó xương dài dễ bị gẫy, đốt sống bị lún, hoại tử vô khuẩn cổ xương đùi).

+ Chuyển hoá lipid

Huỷ lipid trong các tế bào mỡ, làm tăng acid béo tự do và tăng tạo các chất cetonic trong cơ thể.

Phân bố lại lipid trong cơ thể: mỡ đọng nhiều ở mặt (khuân mặt mặt trăng), cổ, nửa trên thân (giống cushing), ngược lại chi và nửa thân dưới thì teo lại.

+ Chuyển hoá nước và điện giải

Tăng hấp thu Na+ và nước tại ống thận, dễ gây phù và tăng huyết áp. Tăng thải K+ (cả H+), dễ gây base máu, giảm K+.

Tăng thải Ca++ qua thận, giảm hấp thu Ca++ ở ruột, làm giảm calci máu, dẫn tới cường cận giáp trạng để kéo calci từ xương ra, làm xương bị thưa ở người lớn, trẻ em còi xương và chậm lớn.

Nước thường đi theo các ion

Trên cơ quan và tổ chức

+ Lúc đầu kích thích thần kinh trung ương gây lạc quan, sau làm bứt rứt, bồn chồn, lo âu, khó ngủ (có thể do rối loạn trao đổi ion Na+, K+ trong dịch não tuỷ).

+ Gây thèm ăn do tác dụng lên vùng dưới đồi.

+ Làm tăng đông máu, tăng số lượng hồng cầu, bạch cầu trung tính, tiểu cầu nhưng làm giảm số lượng tế bào lympho do huỷ cơ quan lympho.

+ Trên tiêu hoá: làm tăng tiết dịch vị acid và pepsin, làm giảm sản xuất chất nhày, giảm tổng hợp prostaglandin E1, E2 (chất bảo vệ niêm mạc dạ dày). Vì vậy, corticoid có thể gây viêm loét dạ dày (khi dùng kéo dài, liều cao).

Làm chậm lên sẹo các vết thương do ức chế tạo nguyên bào sợi, ức chế các mô hạt.

Tác dụng chống viêm

Thuốc có tác dụng chống viêm do:

Ức chế mạnh sự di chuyển bạch cầu về ổ viêm

Giảm sản xuất và giảm hoạt tính của nhiều chất trung gian hoá học như histamin, serotonin, bradykinin, các dẫn xuất của acid arachidonic. Ức chế phospholipase A2 làm giảm tổng hợp và giải phóng leucotrien, prostaglandin.

Ức chế giải phóng và giảm hoạt tính các men tiêu thể (collagenase, elastase).

Giảm hoạt động thực bào của đại thực bào, bạch cầu đa nhân...

Phospholipid màng Glucorcoticoid



Lipo - oxygenase

Phospholipase A2Acid arachidonic

Cyclo - oxygenase

Lipocortin


Thuốc chống viêm không phải steroid


Leucotrien Prostaglandin



Vị trí tác dụng của glucocorticoid và thuốc chống viêm không phải steroid trong tổng hợp các prostaglandin


Tác dụng chống dị ứng

Khi dị nguyên xâm nhập vào cơ thể sẽ hình thành phức hợp KN - KT, phức hợp này gắn vào bề mặt của dưỡng bào (tế bào mastocyte) và bạch cầu ưa base làm hoạt hoá phospholipase C tách phosphatidyl – inositol diphosphat ở màng tế bào thành 2 chất diacylglycerol và inositoltriphosphat. Hai chất này đóng vai trò “người truyền tin thứ hai” - làm giải phóng các chất trung gian hoá học của phản ứng dị ứng: histamin, serotonin, bradykinin…

Glucocorticoid ức chế phospholipase C, do đó làm giảm giải phóng các trung gian hoá học của phản ứng dị ứng. Glucocorticoid là những chất chống dị ứng mạnh.


Phosphatidyl inositol diphosphat

KN + KT

Phospholipase C

Glucocorticoid


Diacylglycerol Inositol triphosphat


Hoạ t hoá

"ngư ời truyền tin thứ hai"

Giải phóng ra histamin, serotonin


Tác dụng chống dị ứng của glucocorticoid


Tác dụng ức chế miễn dịch

Glucocorticoid tác dụng chủ yếu trên miễn dịch tế bào, ít ảnh hưởng trên miễn dịch dịch thể, cụ thể:

+ Ức chế tăng sinh các tế bào lympho T do làm giảm sản xuất interleukin 1 ( từ đại thực bào) và interleukin 2 (từ T4).

+ Giảm hoạt tính gây độc tế bào của các lympho T và các tế bào diệt tự nhiên do ức chế sản xuất interleukin 2 và interferon gama.

+ Do ức chế sản xuất TNF (yếu tố hoại tử u) và cả interferon, glucocorticoid làm suy giảm hoạt tính diệt khuẩn, gây độc tế bào và nhận dạng kháng nguyên của đại thực bào.

+ Do ức chế tăng sinh, thuốc có tác dụng tốt trong điều trị bệnh bạch cầu lympho cấp, bệnh Hodgkin.

Một số tác dụng trên cũng đồng thời là tác dụng chống viêm.

1.1.2. Chỉ định

Chỉ định bắt buộc: dùng thay thế khi thiếu hụt hormon

+ Suy thượng thận cấp

+ Suy thượng thận mạn tính (bệnh Addison).

Chỉ định cần thiết: chống viêm và ức chế miễn dịch

+ Viêm khớp, viêm khớp dạng thấp: thường dùng kéo dài (hàng năm nên dễ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 17/01/2024