Hormon Hướng Sinh Dục A (Gonadostimulin A, Fsh: Follide Stimulating

vận chuyển tích cực. Trong bào tương hormon sẽ gắn với một protein vận chuyển đặc hiệu và được chuyển vào nhân của tế bào. Tại nhân, hormon tác động trên một hoặc nhiều đoạn của chuỗi mắt xích tổng hợp AND, dẫn đến tổng hợp các protein mới, thích ứng với tác dụng đặc hiệu của từng hormon (gồm hormon vỏ thượng thận và hormon sinh dục).


II. HORMON CÓ CẤU TRÚC PROTID HOẶC ACID AMIN


Mục tiêu:

1. Trình bày được tác dụng, chỉ định và chống chỉ định của hormon tuyến yên, tuyến giáp, tuyến tụy.

2. Trình bày được cách dùng và liều lượng các chế phẩm hormon được sử dụng điều trị rối loạn hormon tuyến yên, tuyến giáp, tuyến tụy.


1. Hormon tuyến yên

1.1. Thùy trước

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 405 trang tài liệu này.

1.1.1. Các hormon

1.1.1.1. Hormon hướng thân (STH, somatotrope hormon)

Dược lý học - 40

Tác dụng

+ Làm phát triển cơ thể

STH tác dụng trên hầu hết các mô, tăng số lượng và kích thước tế bào, tăng kích thước phủ tạng.

Kích thích phát triển mô sụn ở đầu xương dài, làm xương dài ra, đồng thời mô sụn dần được cốt hóa, đến tuổi trưởng thành đầu xương và mô sụn hợp nhất với nhau và xương không dài nữa.

+ Trên chuyển hóa

Tăng tổng hợp protein, tăng thu nhận acid amin vào tế bào. Tăng glucose máu do giảm sử dụng glucose ở tế bào.

Tăng huy động mỡ dự trữ để cung cấp năng lượng, do đó làm tăng lượng acid béo trong máu. Dưới tác dụng của hormon này lipid được sử dụng để tạo năng lượng, tiết kiệm protein dành cho cơ thể phát triển.

– Ưu năng tuyến : xảy ra trước dậy thì gây bệnh khổng lồ, sau dậy thì gây bệnh to đầu chi ( mặt to, cằm bạnh, bàn tay và chân to…)

– Nhược năng tuyến : trước dậy thì gây bệnh lùn tuyến yên (trí tuệ bình thường), sau dậy thì gây suy các tuyến dưới như nhược năng giáp, giảm corticoid…

1.1.1.2. Hormon hướng sinh dục A (gonadostimulin A, FSH: follide stimulating

hormon)

Tác dụng với nữ: kích thích nang noãn phát triển trong giai đoạn đầu, bắt đầu bài tiết estrogen, phối hợp với LH làm trứng chín và rụng

– Tác dụng với nam: dinh dưỡng tinh hoàn, phát triển ống sinh tinh và sản sinh tinh trùng.

1.1.1.3. Hormon hướng sinh dục B (Gonadostimulin B, LH: luteinizing hormon).

Tác dụng với nữ: gây hiện tượng rụng trứng, bài tiết estrogen, sau đó tạo thành hoàng thể và kích thích bài tiết progesteron

– Tác dụng với nam: dinh dưỡng tế bào leydig, kích thích sự bài tiết testosteron

1.1.1.4. Hormon sinh sữa (prolactin)

Tác dụng kích thích tăng trưởng tuyến vú và sự sản xuất sữa lúc có thai và cho con bú, đồng thời ức chế tác dụng của gonadotropin tại buồng trứng

Estrgen và progessteron ức chế bài tiết sữa, song khi đứa trẻ sinh ra, 2 hormon này giảm đột ngột, tạo điều kiện cho prolactin phát huy tác dụng bài tiết sữa

1.1.1.5. Hormon kích thích tuyến giáp (TSH: thyreostimulating hormon)

Tác dụng trên tất cả các giai đoạn tổng hợp và bài tiết hormon tuyến giáp (giúp tuyến giáp thu nạp iod nhanh và hoạt hoá peroxydase để chuyển diiodothyroxin thành thyroxin).

Dinh dưỡng tuyến giáp và tăng phát triển hệ thống mao mạch của tuyến giáp

1.1.1.6. Hormon hướng vỏ thượng thận (corticotrophine, ACTH: adenocor – ticotrophic hormon)

Tác dụng: kích thích vùng vỏ thượng thận, làm tiết corticoid điều hoà đường.

Phối hợp với STH làm tiết corticoid điều hoà chất vô cơ.


1.1.2. Các chế phẩm

1.1.2.1. Somatropin

Lọ bột đông khô: 4UI, 10UI kèm ống dung môi 1ml, 5ml. Thu được do công nghệ di truyền (tổng hợp sinh học).

Chỉ định: cơ thể chậm phát triển do thiếu hụt hormon tăng trưởng Liều lượng: tiêm bắp 0,5 – 0,7 UI/kg/tuần, chia 3 lần

Tác dụng không mong muốn: đái tháo đường do làm tăng chuyển hoá glucid, nôn, biếng ăn, sốt.

1.1.2.2. Gonadotropin

Các gonadotropin

+ Gonadotropin là những hormon điều hòa tuyến sinh dục do thùy trước tuyến yên tiết, gồm có FSH và LH. Các hormon này kích thích hoạt động bình thường của tuyến sinh dục và tiết hormon sinh dục ở cả nam và nữ.

+ Các chất gonadotropin có hoạt tính LH và /hoặc FSH được dùng để điều trị các bệnh vô sinh chủ yếu ở nữ, đôi khi cũng dùng ở nam, các chất đó gồm :

• Gonadotropin nhau thai người (hCG – huma Chorionic Gonadotropin) do rau thai tiết ra và được chiết xuất từ nước tiểu phụ nữ có thai, chất này có hoạt tính LH, các thuốc :

Pregnyl : 1500 UI, 5000 UI

Profasi : 5000 UI

IVF C : 1000UI, 5000UI…

• Gonadotropin ở người mãn kinh (menotropin) được chiết xuất từ nước tiểu phụ nữ mãn kinh, có hoạt tính FSH và LH, các thuốc :

Humegon (FSH /LH = 1/1), hiện này không có trên thị trường IVF M : 75UI, 150UI (FSH/LH = 1/1)

Normenon (FSH/LH = 3/1) Pergonal (FSH/LH = 1/1)

• FSH tinh khiết (Urofollitropin) chiết xuất từ nước tiểu phụ nữ sau mãn kinh có hoạt tính FSH, các thuốc : metrodin HP 75UI

. • Follitropin alpha và beta là một hormon tái tổ hợp FSH người: Follitropin alpha: 75UI/ống, 150UI/ống (puregon, gonal F...) Follitropin beeta : 50UI/ống, 100UI/ống, 150UI/ống

Dược động học : do bản chất là protein, bị phá hủy ở đường tiêu hóa nên phải dùng đường tiêm. Sau vào máu thuốc phân bố chủ yếu ở tinh hoàn và buồng trứng, một lượng nhỏ vào ống lượn gần và vỏ thận.

Chỉ định

+ Ở phụ nữ :

hCG để gây phóng noãn sau khi nang noãn phát triển do kích thích của FSH hay menotropin trong điều trị vô sinh do không có hay có gonadotropin nồng độ thấp

hCG phối hợp với menotropin hay đôi khi với clomifen citrat như một thuốc phụ trợ trong phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm và các kỹ thuật hỗ trợ sinh sản khác.

+ Ở nam :

hCG phối hợp với menotropin để kích thích tạo tinh trùng ở người giảm gonadotropin tiên phát hoặc thứ phát

Điều trị tinh hoàn ẩn trước tuổi dậy thì không do tắc giải phẫu

Chống chỉ định

+ Trẻ em dậy thì sớm, ung thư tuyến tiền liệt, u phụ thuộc androgen.

+ Người dị ứng với thuốc, phụ nữ có thai.

+ Người quá kích buồng trứng do FSH, suy buồng trứng tiên phát, rối loạn chức năng tuyến giáp, suy thượng thận, u tuyến yên, chảy máu đường sinh dục không rõ nguyên nhân, u nang buồng trứng, có thai...

+ Nam có nồng độ gonadotropin bình thường, K tuyến tiền liệt

+ Chảy máu sinh dục bất thường, ung thư vú, ung thư tử cung, K buồng trứng.

Tác dụng không mong muốn

+ Hội chứng quá kích thích buồng trứng: các nang buồng trứng lớn (có khuynh hướng vỡ), báng bụng, tràn nước màng phổi và tăng cân.

+ Phản ứng nhẹ tại chỗ tiêm: thâm tím, đau đỏ, sưng và ngứa.

+ Đa thai, đau vùng chậu, vú cương đau.

Cách dùng và liều lượng

Các gonadotropin chỉ tiêm bắp (tiêm ngay sau khi đã hòa tan vào dung môi kèm theo, cần tiêm chậm để tránh đau tại chỗ tiêm), riêng Follitropin alpha dùng tiêm dưới da và tiêm bắp. Liều lượng tùy chỉ định

+ Tinh hoàn ẩn 4000UI/lần, tuần 3 lần.trong 3 tuần hay 5000UI, 2 ngày một liều cho 4 liều hay 15 liều mỗi liều 500 – 1000UI trong 6 tuần, có thể dùng đợt nữa sau 1 tháng.

+ Suy tuyến sinh dục do giảm gonadotropin: 500 – 1000UI mỗi tuần 3 lần trong 3 tuần, tiếp theo tuần 2 lần trong 3 tuần hoặc 4000UI mỗi tuần 3 lần trong 6 – 9 tháng, tiếp theo 2000UI tuần 3 lần trong 3 tháng.

+ Kích thích tạo tinh trùng: điều trị hCG 5000UI mỗi tuần 3 lần trong 4 - 6 tuần. Sau đó dùng menotropin liều khởi đầu 75 UI FSH và 75UI LH tiêm 3 lần mỗi tuần cùng hCG 2000UI/lần, 2 lần mỗi tuần. Liệu pháp duy trì ít nhất 4 tháng, nếu chưa đạt được hiệu quả phải dùng tiếp đợt nữa hay tăng liều 150 UI FSH và 150UI LH

+ Gây phóng noãn : liều tùy người bệnh. Thông thường 75UI FSH và 75 UI LH hàng ngày trong 9 – 12 ngày cho tới khi nang trứng chín, dùng 1 liều hCG 10.000UI duy nhất 1 ngày sau liều cuối menotropin.

+ Hormon tái tổ hợp kích thích nang noãn để điều trị vô sinh ở nữ do không phóng noãn, nữ không đáp ứng với clomifen. Thường bắt đầu tiêm dưới da 75 – 150 UI/ngày trong 7 – 14 ngày, nếu không đáp ứng có thể tăng liều cách nhau 7 – 14 ngày cho đến khi đạt đáp ứng. Khi đó ngừng thuốc và sau 1 – 2 ngày cho 1 liều hCG 5000 – 10.000UI để gây phóng noãn

1.1.2.3. Adrenocorticotropin hormon: ACTH (Biệt dược: Acortan, duracton, solacthyl...)

– Tác dụng: kích thích vỏ thượng thận, chống viêm, chống dị ứng

– Thuốc bị phân huỷ khi uống nên dùng đường tiêm bắp hay tĩnh mạch.

– Chỉ định: viêm khớp cấp, viêm đa khớp không do nhiễm khuẩn, hen phế quản, hay dùng cuối mỗi đợt điều trị bằng corticoid để phòng suy thương thận.

– Chống chỉ định: loét dạ dày – tá tràng, loạn thần cấp, hội chứng cushing, phụ nữ có thai, suy tim.

– Liều dùng: viêm khớp cấp người lớn tiêm bắp 10 – 20 UI/lần, ngày 4 lần trong 5 – 8 ngày. Điều trị hen dùng liều giảm dần 100 – 20 UI/ngày.

Ống thuốc bột đông khô: 20 UI, 50 UI, 100 UI kèm 2ml dung dịch natri clorua

0,9%.

1.1.2.4. Prolactin

Tác dụng gây tiết sữa. Lọ 5ml (1ml có 5 UI), để tăng tiết sữa sau đẻ tiêm bắp 1ml/lần, ngày 2 lần, trong 5 – 6 ngày.


1.2. Hormon thuỳ sau

1.2.1. Oxytoxin

Tác dụng

+ Làm tăng tần số và biên độ co bóp của cơ trơn tử cung, không làm co cơ cổ tử cung.

+ Tử cung đáp ứng với oxytoxin tăng theo tuổi thai và cao hơn ở người đang chuyển dạ để đẩy thai ra.

+ Oxytoxin gây co bóp tế bào cơ quanh nang tuyến sữa, làm sữa từ nang tuyến dồn vào các ống dẫn lớn hơn làm sữa dễ chảy ra

+ Gây giãn mạch, tăng lượng máu tới thận, mạch vành và não

Dược động học: bị phân huỷ ở hệ tiêu hoá nên dùng đường tiêm. Sau tiêm tĩnh mạch đáp ứng ngay tức thời và tác dụng kéo dài 20 phút. Tác dụng sau tiêm bắp 3 – 5 phút và kéo dài 2 – 3 giờ. Phân bố khắp dịch ngoại bào, một lượng nhỏ qua rau thai. Thải nhanh qua nước tiểu

Chỉ định

+ Gây chuyển dạ (đặc biệt cho những phụ nữ có thai bị đái tháo đường, cao huyết áp, suy nhau thai đã đến hoặc sắp đến hạn đẻ...)

+ Thúc đẻ khi chuyển dạ kéo dài hoặc do đờ tử cung

+ Phòng và điều trị chảy máu sau đẻ

+ Gây sẩy thai (sẩy thai không hoàn toàn, thai chết lưu).

Chế phẩm: Oxytoxin

Gây chuyển dạ truyền tĩnh mạch bằng bơm tiêm điện ống 5ml + 500ml natri clorua 0,9%, tốc độ ban đầu 0,0005 – 0,004 UI/phút, tăng dần thêm 0,001 – 0,002UI/phút, cách nhau 20 phút cho đến khi có cơn co tử cung như chuyển dạ bình thường. Khi truyền phải theo dõi liên tục tim thai và cơn co tử cung. Nếu chuyển dạ đã tiến triển có thể ngừng dần tiêm truyền.

Phòng chảy máu sau đẻ, sau sổ rau: tiêm tĩnh mạch chậm 5 UI (nếu đã gây chuyển dạ bằng oxytoxin).

Điều trị chảy máu sau đẻ tiêm tĩnh mạch chậm 5 UI, nếu nặng sau đó truyền tĩnh mạch 5 – 20 UI hoà trong 500ml dung dịch glucose 5% với tốc độ thích hợp.

Sẩy thai: tiêm tĩnh mạch 5 UI, sau đó nếu cần tiêm truyền tĩnh mạch 0,02 – 0,04 UI/phút hoặc nhanh hơn.

Ống 1ml = 2 UI, 5 UI, 10 UI

2 ml = 2 UI, 5ml = 5 UI

Chế phẩm bán trên thị trường là dạng tổng hợp.

1.2.2. Vasopressin

TK: ADH (antidiuretic hormon – hormon chống bài niệu)

Vai trò sinh lý:

Làm cho nước tiểu cô đặc tương đối bằng cách tăng tái hấp thu nước ở ống thận, kết quả giảm lưu lượng nước tiểu. Vasopressin có thể giữ lại tới 90% lượng nước lẽ ra được bài xuất qua nước tiểu.

Vasopressin làm co các mạch máu ngoại vi (có thể gây tăng huyết áp) và gây co cơ trơn của ruột, túi mật và bàng quang. Do đó thuốc có tác dụng kích thích nhu động ruột.

Làm tăng sản xuất ACTH ở tuyến yên, ACTH lại kích thích tuyến thượng thận tăng sản xuất cortisol, nên vasopressin còn được dùng trong thử nghiệm gây sản xuất cortisol ở thượng thận.

Vasopressin bị trypsin phá hủy ở đường tiêu hóa, do đó phải tiêm hoặc nhỏ mũi.

Chỉ định

+ Điều trị bệnh đái tháo nhạt do thùy sau tuyến yên và để thử nghiệm khả năng cô đặc nước tiểu của thận.

+ Đái dầm ở trẻ em

+ Vasopressin tiêm được dùng để kích thích nhu động ruột trong điều trị trướng bụng hoặc trước khi làm các thủ thuật chụp X - quang ổ bụng.

Chống chỉ định : chứng uống nhiều do tâm thần hoặc do thói quen, suy tim mất bù và các trường hợp khác... Có thể dùng thuốc xịt vào mũi hoặc thuốc tiêm

Chế phẩm : hay dùng Desmopressin (thuốc tổng hợp tác dụng tương tự vasopressin)

+ Điều trị đái nhạt

Người lớn liều khởi đầu bơm vào mũi 10mcg (tương đương 0,1ml) trước ngủ tối, nếu lượng nước tiểu vẫn nhiều dùng thêm 1 liều vào buổi sáng. Liều tiêm tĩnh mạch hoặc tiêm dưới da 2 - 4 mcg/ngày chia 2 lần sáng và tối hoặc uống 0,1mg/lần ngày 3 lần

Trẻ em từ 3 tháng tuổi - 12 tuổi bơm liều 5 mcg vào trước ngủ tối, có thể cho thêm 2,5mcg vào ban đêm cho đến khi ngủ yên. Nếu lượng nước tiểu vẫn nhiều cho thêm 1 liều vào buổi sáng (chưa tìm được liều an toàn cho trẻ < 3 tháng tuổi)

+ Điều trị đái dầm: người lớn và trẻ > 6 tuổi bơm vào mũi 10mcg vào trước ngủ tối hoặc uống 0,2mg trước ngủ tối. Trẻ em < 6 tuổi chưa xác định được liều

Viên nén 0,1mg và 0,2 mg desmopressin acetat

Ống tiêm 1ml = 4 mcg

Lọ nhỏ giọt 2,5 ml chứa 100 microgam desmopressin acetat trong 1 ml dùng qua đường mũi. Dung dịch chứa chất bảo quản clorbutol 0,5%

Lọ 5 ml chia liều, chứa 500 microgam desmopressin acetat có bơm phun chia thành 50 liều, mỗi liều 10 microgam cho mỗi lần phun. Dung dịch chứa chất bảo quản clorbutol 0,5%


2. Hormon tuyến giáp

– Tuyến giáp sản xuất 2 loại hormon khác nhau

+ Thyroxin và triiodothyronin có vai trò quan trọng trong sự phát triển của cơ thể và chuyển hoá năng lượng.

+ Calcitonin là hormon điều hoà chuyển hoá calci và phospho.


2.1. Thyroxin và triiodothyronin (T4 và T3)

2.1.1.Tác dụng sinh lý

– Điều hoà phát triển cơ thể: kiểm tra hầu hết các quá trình tổng hợp protein và sự phát triển của hệ thần kinh. Nhiều enzym chuyển hóa lipid, protid và glucid chịu ảnh hưởng của thyroxin nên thiếu thyroxin enzym giảm hoạt động.

– Làm tăng quá trình chuyển hoá của cơ thể, đặc biệt là chuyển hoá của các mô tim, gan, thận.

– Có vai trò quan trọng trong tạo nhiệt và điều hoà thân nhiệt của động vật đẳng nhiệt

– Khi chức phận tuyến giáp giảm sẽ gây bệnh phù niêm dịch

+ Chuyển hóa cơ sở giảm (có khi giảm 50%), thân nhiệt hạ, rụng tóc, mạch chậm, giảm nhu động ruột, kém ăn, trí tuệ kém ( ở trẻ em gọi là chứng đần độn).

+ Trẻ chậm lớn, tuyến giáp to ra, trong tuyến đầy chất dạng keo nhưng giảm số lượng hormon. Ở một số địa phương, nước uống ít iod cũng gây các biểu hiện tương tự gọi là bệnh bướu cổ địa phương.


– Khi tuyến cường sẽ gây bệnh basedow: bướu cổ, mắt lồi, tay run, mạch nhanh, cholesterol máu giảm, chuyển hoá cơ sở tăng (> 20%), thyroxin máu tăng. Do rối loạn tiền yên – giáp nên tuyến giáp cũng to ra (có bệnh nhân tuyến không to)

2.1.2. Chỉ định

– Điều trị suy tuyến giáp (hội chứng phù niêm)

– Bướu cổ địa phương

2.1.3. Chống chỉ định: tuyệt đối trong cường giáp, bệnh tim mất bù, đau thắt ngực, nhồi máu cơ tim ở người bướu giáp. tương đối trong suy vành, rối loạn nhịp tim.

2.1.4. Chế phẩm và liều lượng

Levothyroxin (thyrox, thyrax, thyrex…)

Là thuốc tổng hợp được lựa chọn vì có ưu điểm là ít gây dị ứng, t/2 dài (7 ngày) và rẻ tiền.

Thiểu năng tuyến giáp do các nguyên nhân: người lớn liều ban đầu 25mcg/ngày, sau tăng dần. Sơ sinh ngày đầu 5 – 6mcg/kg/ngày.

Hôn mê do phù niêm dịch: tiêm tĩnh mạch chậm 100mcg/ngày Viên nén: 25mcg, 50mcg, 100mcg, 150mcg

Lọ 15ml thuốc giọt (1 giọt = 5mcg) ; Ống 1ml = 200mcg

Thyroxin: là bột tuyến giáp khô của động vật. Viên 0,1mg uống liều đầu 1 viên, sau tăng dần từng liều 0,025mg.

Kali iodid: trộn 1mg vào 100g muối ăn thường gọi là muối iod để dự phòng bướu cổ địa phương

Các thuốc tác dụng chậm và kéo dài, t/2 là 7 – 8 ngày, dùng 4 – 5 ngày/tuần.

Phải dùng 2 – 3 tháng mới có hiệu quả.


2.2. Calcitonin : là hormon làm hạ calci máu, có tác dụng ngược với hormon cận giáp.

Tác dụng sinh lý

+ Tại xương : ức chế tiêu xương bằng cách ức chế hoạt tính của các hủy cốt bào và tăng tạo xương do kích thích tạo cốt bào.

+ Tại thận : giảm thải trừ calci và phosphat qua nước tiểu. Song do ức chế tiêu xương nên giảm bài tiết Ca++ và Mg++ qua nước tiểu.

+ Trên tiêu hóa : tăng hấp thu calci qua niêm mạc tiêu hóa.

Chỉ định

+ Bệnh xương Paget (viêm xương biến dạng, có tăng cả đồng hóa và dị hóa của xương). Calcitonin làm giảm tốc độ chuyển hóa xương, như vậy làm giảm nồng độ cao phosphatase kiềm huyết thanh (phản ánh tạo xương bị giảm) và giảm bài tiết hydroxyprolin trong nước tiểu (phản ánh tiêu xương bị giảm). Các thay đổi sinh hóa này làm xương được tạo ra bình thường hơn. Tác dụng sau khoảng 6 tháng dùng liệu pháp calcitonin.

+ Làm giảm calci máu và phosphat máu trong : tăng calci không rõ nguyên nhân ở trẻ em, nhiễm độc vitamin D, di căn ung thư gây tiêu xương.

+ Bệnh loãng xương ở phụ nữ mãn kinh, dùng corticoid kéo dài.

+ Giảm đau xương do di căn ung thư

Chống chỉ định : quá mẫn với calcitonin

Thận trọng : thời kỳ mang thai, thời kỳ cho con bú

Tác dụng không mong muốn

+ Rối loạn tiêu hoá ( buồn nôn, nôn, tiêu chảy, đau bụng)

+ Nóng mặt, đỏ mặt, nóng chi và cảm giác kiến bò

+ Đi tiểu nhiều lần, đa niệu.

Xem tất cả 405 trang.

Ngày đăng: 17/01/2024
Trang chủ Tài liệu miễn phí