Du lịch Việt Nam: Cơ hội, thách thức và các biện pháp thúc đẩy tới phát triển bền vững - 8



Tỉ lệ

%

Giá trị

Tỉ lệ

%

Giá trị

Tỉ lệ

%

Giá trị

Tỉ lệ

%

Giá trị

Lưu trú và ăn uống

65

243,4

55

690,6

45

1029,4

38

1644,8

Vận chuyển du lịch

10

37,5

12

150,7

14

339,9

14

606,0

Hàng hoá lưu niệm

15

56,2

18

226,0

22

534,1

25

1082,1

Dịch vụ khác

10

37,5

15

188,4

19

461,2

23

995,6

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 101 trang tài liệu này.

Du lịch Việt Nam: Cơ hội, thách thức và các biện pháp thúc đẩy tới phát triển bền vững - 8


Nguồn: Tổng cục thống kê, năm 2006, Cơ cấu chi tiêu của khách quốc tế tại Việt Nam

Các khoản chi cho tham quan, nhu cầu văn hoá, thể thao, vui chơi giải trí, chi cho y tế, chăm sóc sức khoẻ đều chiếm rất nhỏ trong tổng các khoản chi. Như vậy, các khoản chi tiêu lớn đều dành cho các nhu cầu thiết yếu mà chưa được đầu tư vào các sản phẩm du lịch bổ sung, gia tăng giá trị…Đa số du khách sau khi tham quan các khu du lịch của nước ngoài, trở về so sánh với du lịch Việt Nam thì có một nhận xét chung rằng sự phát triển các khu du lịch của chúng ta còn quá manh mún và tản mạn, chưa tạo ra một sức hút lớn, một sức chứa lớn cho sự phát triển du lịch quốc tế. Các khu vực vui chơi giải trí hiện nay vẫn là một khâu yếu kém của du lịch Việt Nam. Hình thức vui chơi giải trí còn quá đơn điệu, quy mô nhỏ. Chúng ta chưa có nhiều khu vui chơi tổng hợp với nhiều hình thức vui chơi giải trí đa dạng. Tuy nhiên, vấn đề này hiện cũng đang được các cấp ngành liên quan lưu tâm. Chúng ta đã hoàn tất việc xây dựng và đưa vào hoạt động một số khu vui chơi giải trí có quy mô lớn vượt bậc so với trước đây như Công viên Đầm Sen, Công viên nước Sài Gòn, công viên nước Hồ Tây... nhưng dường như những công trình này còn mang nặng tính thời vụ và chỉ đủ khả năng thu hút, đáp ứng nhu cầu của du khách ở những vùng lân cận trong nước chứ không có đủ sức hấp đối với khách du lịch quốc tế. Điều này làm hạn chế thời gian lưu trú của khách cũng như gây ảnh hưởng xấu đến kết quả kinh doanh. Hơn nữa, việc vận hành các

khu du lịch và vui chơi giải trí này đi vào hoạt động hiệu quả vẫn còn gặp nhiều trở ngại. Tình trạng xuống cấp và ô nhiễm môi trường trầm trọng đã làm giảm sút ghê gớm sức thu hút của sản phẩm du lịch Việt Nam. Cảnh quan môi trường bị xâm hại ngày càng nhiều. Hiện tượng phổ biến nhất tại các điểm du lịch hiện nay là các dịch vụ tư nhân bung ra với tốc độ quá nhanh nhưng quản lý lại chưa tốt. Các hàng quán mọc lên tràn lan, đua nhau chào mời, tranh giành khách. Tình trạng chạy bám theo khách du lịch để bán hàng, xin tiền, xin ăn vẫn còn rất phổ biến. Đây chính là một vấn đề nhức nhối đối với ngành Du lịch Việt Nam.

Tỷ lệ quay lại của khách du lịch:

Theo kết quả điều tra của Tổng cục thống kê, trong số khách du lịch quốc tế đến Việt Nam đã có hơn 34% quay trở lại lần thứ 2 và lần thứ 3, con số này cao hơn tỷ lệ bình quân du khách quay lại trên thế giới – 20%. Tuy nhiên, đó không phải là lượng du khách đi du lịch thuần tuý mà đối tượng chủ yếu là du khách công vụ, du khách thương nhân (để tìm hiểu cơ hội đầu tư, kinh doanh…). Số khách không muốn quay lại Việt Nam là do theo họ, so với Thái Lan, Trung Quốc, Singapore hay Malaysia, du lịch Việt Nam còn nhiều nhược điểm như giá cao, sản phẩm tour còn nghèo nàn, chất lượng sản phẩm mà đặc biệt là trình độ tay nghề và thái độ phục vụ của đội ngũ nhân viên còn thấp, vệ sinh chưa đảm bảo. So với tỷ lệ du khách quốc tế quay lại Việt Nam là 30% thì con số này tại Thái Lan là 80%, ở Singapore hay Trung Quốc là 50

– 60%1.

Muốn duy trì và tăng tỷ lệ du khách quay trở lại hàng năm, ngành du lịch Việt Nam phải đa dạng hoá sản phẩm và không ngừng cải thiện, phát huy chất lượng dịch vụ để giữ chân khách, đồng thời đáp ứng được nhu cầu trong khi lượng khách du lịch tăng qua các năm.


1 Nguồn: Mai châu, năm 2008, Du lịch Việt Nam: Một năm nhìn lại, Lao động cuối tuần số 6.

2.3. Chỉ tiêu nguồn nhân lực

Mặc dù đội ngũ cán bộ có sự trưởng thành về số lượng, nhưng cơ cấu chưa hợp lý và chất lượng chưa đáp ứng được nhu cầu nhiệm vụ. Cán bộ làm công tác quản lý lữ hành, khách sạn, marketing, hướng dẫn viên, lễ tân…vừa thiếu lại vừa yếu. Hiện nay chúng ta có đội ngũ 800.000 lao động trực tiếp và gián tiếp trong ngành. Lượng khách du lịch quốc tế đến VN tăng gấp 14 lần trong 10 năm qua, đạt 4,2 triệu lượt người năm 2007. Dự báo đến 2010 Việt Nam sẽ đón 5,5 đến 6 triệu lượt khách quốc tế và khoảng 25 triệu khách nội địa. Ngành du lịch cần khoảng 1,4 triệu lao động, trong đó 350 nghìn lao động trực tiếp. Lao động nghiệp vụ (lễ tân, hướng dẫn viên, nhân viên bar, bàn, buồng…) chiếm số lượng lớn nhất, khoảng 308 nghìn người năm 2010 và 467 nghìn năm 2015. Số lượng lao động qua đào tạo cần tăng khoảng 19 nghìn mỗi năm. Nhưng 50% nguồn nhân lực hiện tại chưa được đào tạo, lại chưa có kỹ năng nghiệp vụ du lịch. Hiện cả nước có 1,03 triệu người làm việc trong ngành du lịch. Chỉ có khoảng 20% trong số này qua đào tạo từ trình độ sơ cấp

trở lên, trong đó số có bằng ĐH đúng ngành nghề chỉ chiếm 3,11% lao động toàn ngành(1), trong khi đó, tổng số cơ sở đào tạo du lịch hiện nay khoảng 70 trường với 13 nghìn người tốt nghiệp mỗi năm.

Nhu cầu nhân lực cả nước nói chung là rất lớn nhưng các cơ sở đào tạo chủ yếu tập trung ở các thành phố lớn. Khu vực Tây Bắc, Tây Nam bộ, Tây Nguyên là các trọng điểm du lịch nhưng thiếu cơ sở đào tạo. Nhân lực ngành du lịch vừa thiếu vừa phân bố không đồng đều giữa các vùng miền: tập trung ở Hà Nội và Tp.HCM. Theo phó thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân, số lao động khắp các tỉnh miền Trung chỉ chiếm 9% lao động cả nước- Tỷ lệ này quá ít, không đủ khả năng khai thác tiềm năng du lịch phong phú ở dải đất miền Trung.

Các chuyên gia cảnh báo nguồn nhân lực cho lữ hành và khách sạn rơi vào tình trạng thiếu hụt trầm trọng trong những năm tới. Tám năm nữa phải

1 Tuổi trẻ online, Ngày 10 tháng 3 năm 2008, Ngành Du lịch Việt Nam “ khát” nhân lực.

đào tạo mới 215 nghìn lao động và hơn một nửa lao động hiện có phải đào tạo lại (khoảng 160 ngàn). Hơn 70 cơ sở hiện tại với 18.000 học sinh sinh viên hàng năm hiện chỉ mới đáp ứng 55% lao động xã hội.

Kỹ năng nghiệp vụ và ngoại ngữ là điểm yếu nhất, đây chính là nguyên nhân nhiều SV tốt nghiệp nhưng chưa tìm được việc làm. Khảo sát trên

10.000 lao động trong ngành du lịch của TOEIC, 45% hướng dẫn viên và nhân viên điều hành tour chưa thông thạo tiếng Anh, tỷ lệ này ở nhân viên lễ tân là 69% và gần 90% ở nhân viên nhà hàng. Ngành du lịch đang thiếu nghiêm trọng đội ngũ nhân viên biết các thứ tiếng Hàn, Nhật… Đơn cử như tại TP.HCM, theo Sở Du lịch, trước đây có 13 hướng dẫn viên tiếng Hàn được cấp thẻ nhưng hiện tại chỉ còn 5-7 người hành nghề.

Nguyên nhân của những bất cập trên phải kể đến quy mô đào tạo lao động trong ngành du lịch còn manh mún, chưa đáp ứng được yêu cầu đặt ra, cơ sở vật chất phục vụ giảng dạy ở các trường còn khá lạc hậu, chương trình giảng dạy còn nhiều chắp vá, đôi khi mang nặng tính thử nghiệm hoặc vận dụng máy móc các chương trình đào tạo của nước ngoài, hơn nữa, kinh nghiệm đào tạo chưa nhiều, mục tiêu đào tạo nhiều nơi còn chưa rõ ràng, chung chung; chưa có đủ cán bộ giảng dạy có chất lượng và kinh nghiệm cho tất cả các trình độ đào tạo, đặc biệt là đào tạo cán bộ quản lý và hướng dẫn viên du lịch giỏi… dẫn tới cơ cấu lao động trong ngành còn thiếu nhiều cán bộ lữ hành, khách sạn, lễ tân, marketing, nấu ăn, hướng dẫn du lịch có chất lượng. Trong khi đó, các doanh nghiệp du lịch hiện nay hầu như đứng ngoài lĩnh vực đào tạo. Chính những nguyên nhân này dẫn đến ngành du lịch đã và đang thiếu nhân lực có chất lượng, thiếu các nhà nghiên cứu chiến lược dài hạn, cán bộ quản lý doanh nghiệp giỏi, thiếu các chuyên gia, nghệ nhân đầu đàn… gây trở ngại lớn cho sự phát triển du lịch bền vững ở nước ta và là trở ngại lớn trong thực hiện các mục tiêu chiến lược đã đề ra.

2.4. Chỉ tiêu đầu tư

Lượng vốn thu hút nhỏ so với nhu cầu

Theo báo cáo quy hoạch tổng thể du lịch Việt Nam 1995-2010, trong giai đoạn 1995-2000, nhu cầu vốn đầu tư nước ngoài cần cho ngành du lịch là

71.236 tỷ đồng (tương đương 6,476 tỷ USD), nhưng thực tế trong giai đoạn này ngành du lịch mới chỉ thu hút được hơn 7 tỷ USD vốn FDI. Như vậy, lượng vốn FDI thu hút được còn rất nhỏ so với nhu cầu.

Sử dụng vốn đầu tư mất cân đối

Xét trên tổng thể, nguồn vốn FDI vào du lịch Việt Nam chủ yếu là được giải ngân trong lĩnh vực khách sạn, chỉ có một phần rất nhỏ là đầu tư vào lĩnh vực nhà hàng dịch vụ, khu vui chơi giải trí, rõ ràng là cơ cấu đầu tư của vốn FDI trong giai đoạn này là không hợp lý.

Cơ cấu đầu tư giữa các vùng chưa hợp lý

Có quá nhiều dự án với số vốn lớn đầu tư vào các khu du lịch ở trung tâm đô thị lớn, trong đó lại có quá ít số vốn FDI được giải ngân tại các khu du lịch nổi tiếng nhưng ở xa trung tâm. Hậu quả là sự chênh lệch cơ sở hạ tầng giữa các vùng mỗi ngày một tăng. Để du lịch phát triển bền vững, cần thiết phải điều chỉnh lại cơ cấu đầu tư theo vùng theo hướng khuyến khích đầu tư vào những địa bàn có nhiều tiềm năng du lịch nhưng ở khu vực miền núi, vùng sâu vùng xa điều kiện cơ sở hạ tầng kỹ thuật kém phát triển.

Phụ thuộc quá nhiều vào các đối tác chủ yếu

Số nước đầu tư vào Việt Nam chủ yếu là từ khu vực Châu á, chúng ta vẫn quá tập trung vào một số đối tác chủ yếu như: Singapore, Hồng Kông, Đài Loan...Do vậy chỉ một sự biến động nhỏ trong các nước này sẽ ảnh hưởng rất lớn đến FDI vào Việt Nam. Sự thiếu vắng các nhà đầu tư từ các nước châu Âu, châu Mỹ-những nhà đầu tư thường có tiềm lực tài chính mạnh, công nghệ hiện đại, kinh nghiệm quản lý giỏi...là một điều đáng tiếc đối với du lịch Việt Nam.

Trong các dự án đầu tư, hoạt động tôn tạo, bảo vệ các khu du lịch thiên nhiên, các khu rừng quốc gia, các công trình kiến trúc cổ… còn chưa được chú trọng. Theo nhiều chuyên gia môi trường, các công trình du lịch đã không tuân thủ các quy định về bảo vệ cảnh quan, làm ảnh hưởng đến môi trường tự nhiên. Để có thể phát triển du lịch bền vững thì các điểm du lịch cần có một quy hoạch phát triển cụ thể hơn trong mối quan hệ với bảo tồn các giá trị cảnh quan, các giá trị đa dạng sinh học của khu vực. Kinh nghiệm phát triển du lịch của di sản thế giới Vịnh Hạ Long nói chung, các đảo trong khu vực di sản như Đảo Tuần Châu ở Quảng Ninh, đảo Cát Bà ở Hải Phòng nói riêng cho thấy nếu thiếu một quy hoạch tổng thể cho phát triển du lịch toàn lãnh thổ thì trong quá trình phát triển, những vấn đề nảy sinh từ hoạt động du lịch ảnh hưởng đến cảnh quan, môi trường thì sẽ được quản lý và kết quả là ảnh hưởng đến sự phát triển du lịch bền vững chung ở khu vực.

2.5. Một số hạn chế khác

Cơ sở phát triển du lịch

Cơ sở lưu trú: Nóng bỏng nhất vẫn là thiếu phòng khách sạn trầm trọng, chất lượng phòng giảm so với trước đây, chất lượng phòng thật sự đạt tiêu chuẩn 4-5 sao rất khan hiếm, có những đoàn khách quốc tế đặt tour trước bốn, năm tháng mà chú không có phòng.

Ở Hà Nội và TP.HCM hiện nay đang xây rất nhiều cao ốc văn phòng cho thuê nhưng xây thêm quá ít khách sạn. Hơn nữa việc phân bố cơ sở lưu trú không đồng đều ảnh hưởng rất nhiều đến các hoạt động du lịch. Số lượng cơ sở lưu trú chủ yếu tập trung tại một số trung tâm du lịch lớn trong cả nước như: Hà Nội, TP HCM, Hải Phòng, Quảng Ninh, Thừa Thiên – Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Khánh Hòa, Bình Thuận, Bà Rịa - Vũng Tàu, chiếm trên 80% số lượng buồng khách sạn trong cả nước. Phần lớn cơ sở lưu trú du lịch của Việt Nam đều có quy mô nhỏ, có gần 70% cơ sở lưu trú dưới 20 buồng trong đó 50% có quy mô dưới 10 buồng. Hầu hết những cơ sở này thuộc

thành phần kinh tế tư nhân. Thực tế, những cơ sở lưu trú du lịch có quy mô nhỏ thường gặp khó khăn trong việc đón tiếp, phục vụ các đoàn khách lớn cũng như áp dụng công nghệ quản lý khách sạn tiên tiến hiện đại.1

Chất lượng các điểm đến mới chỉ tạm đáp ứng 50-60 % yêu cầu của du khách nhưng lại không bền vững, chẳng hạn Vinpearland đang rất thu hút du khách thì lại phải ngưng lại sửa chữa cáp treo. Những điểm đến đang rộ lên, thu hút được nhiều du khách mà bỗng bị gián đoạn như thế thì ảnh hưởng đến kinh doanh du lịch rất nhiều.

Các khách sạn, đặc biệt là khách sạn tư nhân và khách sạn liên doanh chủ yếu tập trung ở các thành phố lớn, những nơi đã phát triển về kinh tế - xã hội và là những nơi đã được khách du lịch biết tới. Nguyên nhân là vùng xa tuy có địa điểm du lịch hấp dẫn nhưng hệ thống cơ sở hạ tầng còn quá yếu kém, gây trở ngại cho nhà đầu tư, hơn nữa, ngành Du lịch vẫn chưa có qui hoạch cụ thể về phát triển hoạt động kinh doanh khách sạn du lịch trên cả nước nên không tạo điều kiện cho các nhà đầu tư tìm kiếm những cơ hội mới.

Giá phòng khách sạn không thống nhất với các đối tượng khác nhau. Cùng một loại phòng ngủ tại các khách sạn lớn nhưng bao giờ cũng có giá chênh lệch rất khác nhau dành cho các đối tượng khác nhau. Thường thì rẻ nhất là giá dành cho các hãng lữ hành (giảm từ 30 - 50% so với giá công bố), khách của các văn phòng đại diện (giảm khoảng 20 - 40%) và cao nhất là dành cho khách lẻ (bằng hoặc thấp hơn giá công bố một chút). Vào mùa cao điểm, với nguồn khách lẻ khá dồi dào, các khách sạn bắt đầu sử dụng chiêu thức dành một tỷ lệ khá lớn công suất phòng (thậm chí đến 30%) cho đối tượng khách lẻ. Vì doanh thu phòng thường cao gấp đôi khách đoàn nên có khi các hãng lữ hành không đặt được phòng nhưng thực sự vẫn còn phòng trống. Tiếp đến là các khách sạn chọn khách có chi tiêu cao mang quốc tịch


1 Báo du lịch, ngày 08 tháng 04 năm 2008, Gia nhập WTO: Cơ hội, thách thức đối với kinh doanh lưu trú du lịch.

Nhật, Mỹ, châu Âu, Australia... rồi sau cùng mới đến khách của các quốc gia châu Á. Thực tế này đã gây khó khăn cho các hãng lữ hành, nhất là các hãng chuyên đón khách Đài Loan, Malaysia, Trung Quốc vì theo thông lệ, giá giành cho khách đến từ các thị trường này bao giờ cũng thấp hơn các thị trường khách 5 - 10 USD/phòng. Hơn nữa, vào mùa cao điểm du lịch, khi mà “cầu” lớn hơn “cung” thì các khách sạn đồng loạt tăng giá, thấp nhất thì cũng tăng 10 - 20%, thậm chí có khách sạn 5 sao ở thành phố Hồ Chí Minh giá hợp đồng 2 năm trước là 79 USD thì nay vọt lên 130 USD. Vì vậy, các hãng lữ hành đã giải quyết vấn đề theo cách: gửi phiếu đặt phòng nhiều dù lượng khách vẫn còn chưa nắm rõ, dẫn đến một thực tế là nhiều khách sạn nói rằng phòng đã được đặt kín đến tận năm 2008 nhưng thực ra đó chỉ là đặt phòng dự trù. Nếu không đủ khách thì các lữ hành sẽ giảm hoặc huỷ trước từ 30 - 45 ngày (theo hợp đồng) và do đó sẽ gây khó khăn và thiệt hại cho hoạt động kinh doanh của các khách sạn.

Cơ sở ăn uống: Vấn đề đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm và đồ uống chưa được quan tâm thích đáng, chỉ ở vài khách sạn lớn mới có y tế kiểm tra vệ sinh thực phẩm và đồ uống, đặc biệt là đồ uống pha chế, còn hầu hết các cơ sở ăn uống khác vấn đề này đang bị buông lỏng. Giá cả ở hầu hết các khách sạn, nhà nghỉ thường cao hơn từ hai đến ba lần so với các nơi khác, nên đối tượng khách của các cơ sở này thường là những người có thu nhập cao, hoặc khách đi du lịch theo tour trọn gói

Hệ thống phương tiện vận chuyển khách du lịch

Giao thông vận tải có tầm quan trọng đặc biệt đối với du lịch. Nhưng trong điều kiện nền kinh tế nước ta chưa phát triển, nguồn vốn tích luỹ chưa nhiều nên hệ thống giao thông của nước ta còn nhiều hạn chế.

Giao thông đường hàng không còn chưa phát triển, giá cả còn cao. Ngành Hàng không Việt Nam vẫn còn một số vấn đề cần khắc phục như : các

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 01/05/2022