Du lịch Việt Nam: Cơ hội, thách thức và các biện pháp thúc đẩy tới phát triển bền vững - 12

Cháy, Đồ Sơn... có thể phù hợp với ý thích và túi tiền của họ. Ý thích lưu lại ở trong một nước có khí hậu nhiệt đới, ý thích tận dụng biển, và không có ý niệm so sánh với điều kiện ở các nước du lịch khác, làm cho họ có thể chấp nhận được điều kiện lưu lại nghỉ ở Việt Nam. Các khách du lịch cao cấp- Đối với loại khách du lịch này, rất khó làm cho họ chấp nhận lưu lại nghỉ trong các khách sạn kiến trúc ''nặng nề'' (quá nhiều bê tông) đã được xây dựng ở Việt Nam từ 15 năm qua và lại được tiếp tục xây dựng hiện nay theo kiểu đó ở một số tỉnh.

Như vậy, hiện nay, những người có trách nhiệm đang đứng trước một sự lựa chọn kiểu khách sạn trong việc đầu tư xây mới hay cải tạo. Có thể tóm tắt ở hai điểm sau: Hoặc là họ coi rằng điểm chủ yếu của sản phẩm du lịch sau này của Việt Nam gắn liền với lịch sử văn hoá... và khách du lịch nước ngoài phải chấp nhận mặt yếu kém trong các buồng ngủ, bởi vì mục tiêu đề ra không phải là tiện nghi mà là sự tìm tòi phát hiện. Về mặt này, phong trào tự phát hiện nay xây dựng các khách sạn chất lượng rất trung bình có thể được chấp nhận, khách du lịch không phải đến đây để nghỉ ngơi, giải trí, mà họ đến để tham quan, tìm hiểu. Vấn đề cần thiết là phải có các điều kiện tối thiểu, dịch vụ cơ bản, hạ tầng cơ sở như: điện, nước sinh hoạt, viễn thông...Hoặc là họ chú trọng đến tâm lý phương Tây: người ta đi du lịch ra nước ngoài một thời kỳ để tìm hiểu, nghỉ ngơi và phải được sống điều kiện sinh hoạt sang trọng, đầy đủ. Theo cách nhìn này, hầu hết các công trình khách sạn đang xây dựng hoặc đang hoạt động ở các tỉnh sẽ cần phải bổ sung các trang thiết bị hiện đại.

Nâng cao chất lượng dịch vụ

Luôn luôn chú trọng nâng cao chất lượng phục vụ khách, không để khách có ấn tượng xấu khi lưu trú ngắn ngày hoặc dài ngày ở khách sạn. Những ấn tượng tốt đẹp khi người khách du lịch vào một quán ăn Nhật Bản với đôi dép của mình được xếp gọn gàng cẩn thận, vô tình phát hiện áo của

mình được khâu thêm chiếc cúc vừa khuyết sẽ không bao giờ phai, sẽ thôi thúc họ muốn quay lại và giới thiệu cho nhiều người khác. Việt Nam đôi khi ngộ nhận, coi thường những điều nhỏ nhặt ấy. Vì vậy đội ngũ nhân viên của khách sạn phải được tuyển chọn kỹ càng, đã qua đào tạo về chuyên môn, nghiệp vụ, ngoại ngữ, có kiến thức về xã hội - văn hoá của Việt Nam và của nước du khách để có thể giải đáp những thắc mắc của khách và tránh những hiểu lầm về văn hoá, phong tục tập quán, khẩu vị của du khách. Khách sạn nên mời những chuyên gia hàng đầu về từng nghiệp vụ ở trong nước và các chuyên gia nước ngoài giảng dạy, bồi dưỡng, báo cáo chuyên đề về tổ chức điều hành và nghiệp vụ trong khách sạn.

Các khách sạn phải tạo ra uy tín và nét đặc trưng trong phong cách phục vụ, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc trong phục vụ. Muốn đảm bảo chất lượng của tất cả các loại dịch vụ mà mình cung cấp, các khách sạn sẽ phải lựa chọn và hình thành một hệ thống cung cấp dịch vụ. Hệ thống bao gồm các điểm cung cấp dịch vụ nối tiếp nhau tạo thành chuỗi liên hoàn và khép kín từ khi khách đăng ký đặt phòng và nhận phòng cho đến khi trả phòng và rời khỏi khách sạn, do đó, việc đảm bảo chất lượng dịch vụ của mỗi bộ phận liên hoàn trong hệ thống cung cấp dịch vụ sẽ cải thiện và giúp quản lý một cách có hiệu quả chất lượng dịch vụ khách sạn nói chung và từng loại dịch vụ riêng rẽ của khách sạn nói riêng.

Giữ mối liên hệ thường xuyên với các công ty lữ hành và bộ phận nghiên cứu thị trường để có thể nắm bắt được số lượng khách đến Việt Nam để có kế hoạch sắp xếp, chuẩn bị phòng và các dịch vụ khác.

Các khách sạn cần sớm liên kết để hình thành một Hiệp hội khách sạn để không chỉ hỗ trợ nhau về kinh nghiệm mà còn tránh được tình trạng cạnh tranh không lành mạnh. Việc thành lập Hiệp hội khách sạn còn có tác dụng điều hoà khách giữa các khách sạn trong trường hợp có sự thừa và thiếu khách ở các khách sạn khác nhau; nó còn có tác dụng trong việc thống

nhất giá cả giữa các khách sạn có cùng chất lượng, không để tình trạng giá cả tuỳ tiện.

Để chủ động hội nhập du lịch kinh tế khu vực và thế giới, ngành du lịch cần phải đổi mới cả tư duy và cách làm sao cho phù hợp với điều kiện mới của nền kinh tế quốc gia và xu thế kinh tế quốc tế. Những giải pháp nêu trên cần được triển khai đồng bộ giữa các ngành, các cấp từ Trung ương đến địa phương, từ chính phủ đến các doanh nghiệp kinh doanh du lịch và mỗi người dân, tức là phải có sự tham gia của toàn xã hội, trong đó ngành du lịch phải đi đầu làm nòng cốt, khi đó mới đủ điều kiện để du lịch Việt Nam thực sự phát triển hướng tới mục tiêu phát triển bền vững.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 101 trang tài liệu này.

KẾT LUẬN


Du lịch Việt Nam: Cơ hội, thách thức và các biện pháp thúc đẩy tới phát triển bền vững - 12

Mặc dù còn là một ngành công nghiệp non trẻ nhưng trong những năm qua ngành du lịch Việt Nam đã đạt được những thành tựu lớn: lượng khách quốc tế đến Việt Nam ngày càng tăng, thu nhập xã hội từ du lịch cũng tăng, tác động tích cực đến các ngành khác, tạo thêm nhiều công ăn việc làm, góp phần tích cực vào công cuộc xoá đói giảm nghèo và chuyển dịch cơ cấu kinh tế…Điểm đến Việt Nam an toàn và thân thiện ngày càng được ưa chuộng trên thế giới trong một bối cảnh chính trị - xã hội đang có xu hướng ngày càng phức tạp và bất ổn.

Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đã đạt được còn có nhiều khó khăn cần khắc phục như sau: Cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu, sức cạnh tranh của ngành du lịch Việt Nam còn thấp so với các nước trong khu vực và trên thế giới, trình độ cán bộ nhân viên du lịch chưa cao, tài nguyên du lịch chưa được khai thác một cách có hiệu quả, công tác tuyên truyền quảng cáo cho du lịch còn nhiều bất cập…

Nhìn chung, sức cạnh tranh của du lịch Việt Nam trên thị trường quốc tế và khu vực vẫn còn thấp do các nguyên nhân: chưa có các khu du lịch tầm cỡ quốc gia và quốc tế, chưa có những sản phẩm du lịch chất lượng cao, chất lượng dịch vụ cũng chưa cao, cơ sở vật chất kỹ thuật chưa đồng bộ, đội ngũ cán bộ chuyên môn còn thiếu và còn yếu, một số chính sách chưa thực sự thuận lợi cho khách du lịch.

Trước xu thế gia tăng của du lịch thế giới hiện nay và những dự báo khả quan của Tổ chức Du lịch thế giới cho du lịch châu á, đặc biệt là vùng Đông Á - Thái Bình Dương, Việt Nam cần tận dụng, phát huy hiệu quả những cơ hội và lợi thế sẵn có và khắc phục những điểm yếu còn tồn tại để

trong tương lai không xa trở thành một quốc gia có nền du lịch phát triển theo quan điểm phát triển bền vững.

Trên đây chỉ là những hiểu biết cá nhân nên không tránh khỏi những thiếu sót, mong rằng Nhà nước, Tổng cục Du lịch, các Bộ, Ngành có liên quan và các doanh nghiệp du lịch sẽ có những nghiên cứu và phân tích sâu hơn với quy mô lớn hơn để đề ra những giải pháp cụ thể hơn để thúc đẩy ngành du lịch Việt Nam hướng tới phát triển bền vững. Khoá luận xin dừng ở đây với hi vọng một ngày không xa ngành du lịch Việt Nam sẽ phát triển mạnh mẽ, mang lại những lợi ích kinh tế – xã hội to lớn cho đất nước và sẽ có một vị trí xứng đáng trong ngành du lịch khu vực và trên thế giới.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

A-SÁCH



Minh.

[1] Bùi Đình Ân, năm 1995, Địa lý du lịch- Nhà xuất bản TP Hồ Chí


[2] Nguyễn Đình Hòe, Vũ Văn Hiếu, năm 2001, Du lịch bền vững -

Nhà xuất bản Đại học Quốc gia, Hà Nội.

[3] Trần Nhạn, năm 1995, Du lịch và kinh doanh du lịch- Nhà xuất bản Văn hoá thông tin.

[4] Hà Văn Sự , năm 1998, Luận án Tiến sĩ: Một số giải pháp phát triển du lịch Việt Nam.

[5] Pháp lệnh du lịch Việt Nam, Nhà xuất bản chính trị quốc gia, Hà Nội- năm 1999.

[6] Quyết định của Thủ tướng Chính phủ số 97, năm 2002, TTg phê duyệt chiến lược phát triển du lịch Việt Nam 2001- 2010.


B-BÁO & TẠP CHÍ


[1] Hoàng Tuấn Anh ( Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch)- năm 2007 – Ngành du lịch cần chuyển mạnh hơn nữa trước thời cơ mới- Báo nhân dân số 14 ngày 18 tháng 4 năm 2007.

[2] Mai Châu- năm 2008 - Du lịch Việt Nam- Một năm nhìn lại - Lao động cuối tuần số 5+6 ngày 01/ 02/ 2008.

[3] Di Linh - năm 2007 - Du lịch Việt Nam : Vẻ đẹp bao giờ hết tiềm ẩn - Thời báo Việt Nam ngày 31 tháng 12 năm 2007.

[4] Cẩm Tú- Năm 2008- Để Du lịch Việt Nam phát triển bền vững- Doanh nhân Sài Gòn cuối tuần số 3 ngày 21 tháng 1 năm 2008.

[5] Nguyên Tuấn - năm 2008 – Du lịch Việt Nam - Báo Hà Nội mới số 14 ngày 19 tháng 4 năm 2008.

C-WEBSITES

http://dangcongsan@cpv.org.vn

[1] Trần Anh Phương, tiến sĩ Kinh tế chính trị học- năm 2008- Một số khái niệm của lý thuyết Kinh tế học phát triển đang được vận dụng ở nước ta hiện nay- cập nhập ngày 16 tháng 02 năm 2008

http://www.vnexpress.net

[1] Hà Yên - Đã đến lúc phát triển ngành du lịch bền vững, cập nhật 18 /2/2006.

http://www.vietnamtourism.com

[1] Lê Hải- Tổng cục du lịch giới thiệu sự kiện du lịch năm 2008, cập nhật ngày 17 tháng 2 năm 2008.

[2] Phan Điền- Mười sự kiện nổi bật trong du lịch Việt Nam năm 2007, cập nhật ngày 15 tháng 2 năm 2008.

http://www.vietnamtourism.gov.vn

[1] Đảng bộ cơ quan tổng cục Du lịch tổng kết công tác năm 2007, cập nhật ngày 23 tháng 1 năm 2008.

[2] Ngành du lịch Việt Nam tổng kết công tác năm 2007, triển khai nhiệm vụ năm 2008, cập nhật ngày 27 tháng 12 năm 2007.

http://www.dulichvn.org.vn

[1] Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam 2001-2010, cập nhật ngày 22 tháng 07 năm 2002.

[2] Những đột phá mới của ngành du lịch Việt Nam, cập nhật ngày 8 tháng 1 năm 2006.

[3] Nguyễn Quốc Kỳ - Tạo điều kiện cho Việt Nam thực sự trở thành điểm đến an toàn và thân thiện, cập nhật ngày 16 tháng 01 năm 2006.

[4] TS. Vũ Đình Thụy - Để phát triển du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn, cập nhật ngày 19 tháng 9 năm 2002.

Xem tất cả 101 trang.

Ngày đăng: 01/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí