Tỉ Lệ Du Khách Tiềm Năng Biết Đến Các Danh Thắng Trên Tuyến Sông Đồng Nai


Bản đồ 2.1: Bản đồ lưu vực sông Đồng Nai.


Điểm nổi bật của các tài nguyên nhân văn chính là các giá trị độc đáo về 1


Điểm nổi bật của các tài nguyên nhân văn chính là các giá trị độc đáo về lịch sử phát triển (chùa Ông) cũng như công nghệ sản xuất (làng gốm Tân Vạn). Các tài nguyên nhân văn nhìn chung được bảo vệ, vệ sinh môi trường sạch sẽ. Tuy vậy, điểm hạn chế nổi bật là sự thiếu an toàn khi tiếp cận các tài nguyên này từ hướng sông Đồng Nai do thiếu bến bãi phục vụ du lịch. Du khách hiện không thể lên bờ một cách dễ dàng và an toàn tại bất kỳ điểm nào trừ tại Khu dịch vụ Ngọc Phát Riverside và Khu du lịch cù lao Ba Xê.

Với sự đa dạng của tài nguyên và vị trí nằm gần nhau, các tài nguyên có thể chia làm hai cụm: cụm trung tâm Tp. Biên Hòa và phụ cận; cụm tài nguyên hồ Trị An và phụ cận.


Cụm tài nguyên trung tâm Tp. Biên Hòa và phụ cận (sau đây gọi tắt là cụm trung tâm) gồm:

- Cù lao Phố với chùa Ông, đền thờ và lăng Nguyễn Hữu Cảnh

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 138 trang tài liệu này.

- Làng gốm Tân Vạn

- Nhà cổ Trần Ngọc Du

- Làng cá bè Tân Mai

- Khu dịch vụ Ngọc Phát Riverside

- Cù lao Ba Xê

- Làng bưởi Tân Triều

- Chùa Châu Đốc (Quận 9, Tp. Hồ Chí Minh).

Cụm tài nguyên này phù hợp để khai thác các chương trình du lịch văn hóa kết hợp với thiên nhiên, các chương trình du lịch làng nghề, chương trình du lịch tham quan cuối tuần. Đối tượng du khách phù hợp khá đa dạng về độ tuổi và ngành nghề như cán bộ hưu trí, công nhân viên chức, học sinh sinh viên.

Cụm tài nguyên hồ Trị An và vùng phụ cận (sau đây gọi tắt là cụm Trị An)

gồm:

- Hồ Trị An

- Đảo Đồng Trường - Đảo Ó

- Khu vực thượng du và Chiến Khu D.

Cụm tài nguyên này có thế mạnh lớn để khai thác các chương trình du lịch xây dựng đội nhóm (team building), chương trình du lịch thể thao mạo hiểm, chương trình du lịch dã ngoại. Với các chương trình loại này, đối tượng du khách phù hợp nhất là học sinh, sinh viên, nhân viên văn phòng, yêu thích sự trẻ trung, năng động, ưa hoạt động ngoài trời. Tuy vậy việc khai thác phải lưu ý đến yếu tố an toàn và các quy định về bảo tồn thiên nhiên, lòng hồ ...

Về độ nổi tiếng của các danh thắng trong các cụm tài nguyên này, các số liệu dưới đây sẽ phản ánh phần nào thực trạng.


Biểu đồ 2.1: Tỉ lệ du khách tiềm năng biết đến các danh thắng trên tuyến sông Đồng Nai

Địa điểm du lịch

Tất cả các điểm Đảo Ó - Đồng Trường

Hồ Trị An Làng bưởi Tân Triều Làng bè Tân Mai KDL Bửu Long Làng gốm Tân Vạn

Cù lao Ba Xê Nhà cổ Trần Ngọc Du

Chùa Ông

Văn miếu Trấn Biên

4.60%

5.60%

17.90%

18.40%

6.10%

14.30%

5.10%

6.10%

5.60%

0%

5%

8.70%

7.70%

10%

15%

20%

Nguồn: Kết quả xử lý SPSS

Biểu đồ 2.2: Tỉ lệ doanh nghiệp biết đến các danh thắng trên tuyến sông Đồng Nai

Địa điểm du lịch

Tất cả điểm trên

Chiến Khu D Đồng Trường - Đảo Ó

Hồ Trị An Làng bưởi Tân Triều Làng cá bè Tân Mai KDL Bửu Long Làng gốm Tân Vạn

Cù lao Ba Xê Nhà cổ Trần Ngọc Du Văn miếu Trấn Biên Chùa Ông (cù lao Phố)

9.00%

11.30%

4.50%

9.80%

9.00%

6.00%

9.80%

8.30%

6.00%

6.80%

12.00%

0%

2%

4%

6%

7.50%

8% 10%

12%

14%

Nguồn: Kết quả xử lý SPSS


Lược đồ 2.2: Lược đồ tuyến du lịch đường sông Đồng Nai.


Nguồn http svhttdl dongnai gov vn Pages dulich aspx Từ số liệu khảo sát và phân 2

Nguồn: http://svhttdl.dongnai.gov.vn/Pages/dulich.aspx


Từ số liệu khảo sát và phân tích SPSS có thể thấy, tỉ lệ khách biết đến tất cả các danh thắng là 18% (với doanh nghiệp là 50%), con số này là một con số thấp, tuy nhiên có phù hợp với thực trạng bước đầu phát triển. Hai điểm danh thắng được nhiều người biết đến nhất là hồ Trị An 73%, Làng bưởi Tân Triều 71% (con số tương ứng đối với doanh nghiệp là 54% và 50%). Riêng đối với nhóm doanh nghiệp thì danh thắng Chiến khu D được biết đến nhiều nhất với 63% ý kiến có. Đây có thể xem là gợi ý cho việc quảng bá hình ảnh của du lịch Đồng Nai.


Bản đồ 2.2: Bản đồ quy hoạch các tuyến hấp dẫn


Nguồn http svhttdl dongnai gov vn Pages dulich aspx Tuy vậy có một mâu thuẫn khá 3

Nguồn: http://svhttdl.dongnai.gov.vn/Pages/dulich.aspx


Tuy vậy, có một mâu thuẫn khá lớn, đó chính là mặc dù có 73% người biết đến hồ Trị An nhưng chỉ có 22% biết đến Đồng Trường và Đảo Ó vốn là hai hòn đảo nằm trong hồ Trị An. Sự nổi tiếng của Trị An có thể là nhờ vào công trình thủy điện nổi tiếng từ lâu chứ không hẳn là vì đây là một điểm đến du lịch.

2.1.2. Về cơ sở hạ tầng

Đối với du lịch nói chung, du lịch đường sông nói riêng, cơ sở hạ tầng là yếu tố then chốt quyết định sự thành công. Đối với du lịch đường sông Đồng Nai, cơ sở hạ tầng ảnh hưởng trực tiếp gồm có mạng lưới giao thông đường bộ, đường thủy.

2.1.2.1. Đường bộ:

Hệ thống giao thông đường bộ từng bước được đầu tư xây dựng phục vụ đắc lực lưu thông hàng hóa và các hoạt động kinh tế, dân sinh ngày càng tăng. Đến cuối


năm 2015, hệ thống giao thông đường bộ trên địa bàn tỉnh được phát triển có tổng chiều dài khoảng 6.876,5 km, bao gồm:

- Quốc lộ: 05 tuyến quốc lộ đi qua (QL1A, QL1K, QL51, QL56, QL20) có tổng chiều dài 244,5 km, nhựa hóa 100%, đây là các tuyến đường trục Bắc - Nam và Đông - Tây kết nối các khu vực trong và ngoài tỉnh.

- Đường tỉnh: 20 tuyến đường với tổng chiều dài 511 km, tỷ lệ nhựa hóa tăng từ 64,4% lên 100% (Đạt mục tiêu kế hoạch đề ra), trong năm 2010 còn nâng cấp một số tuyến đường huyện thành đường tỉnh quản lý với tỷ lệ nhựa hóa 90%.

- Đường đô thị, đường huyện: có gần 300 tuyến với tổng chiều dài 1.491 km, hoàn thành nhựa hóa 60% so với 39,6% năm 2005, còn lại một số đường huyện là đường bê tông, đường cấp phối, rải đá, đường đất.

Hệ thống bến xe hiện đang khai thác 15 bến xe khách và 12 trạm xe buýt có tổng diện tích 116.798m2, trong đó có 3 bến xe khách liên tỉnh ở Biên Hòa và 12 bến xe khách ở các huyện, thị xã, Tp. trong tỉnh.

2.1.2.2. Đường sắt:

Tuyến đường sắt Thống Nhất trên địa bàn tỉnh do Trung ương quản lý, đoạn qua tỉnh có chiều dài 87,5 km gồm có 8 ga trong đó ga Biên Hoà là ga chính trang bị hệ thống thông tin tín hiệu chạy tàu bán tự động. Tuyến đường sắt Thống Nhất là kênh lưu thông vận chuyển hành khách quan trọng giữa tỉnh với khu vực Duyên hải miền Trung và phía Bắc.

2.1.2.3. Hạ tầng giao thông đường thủy:

Toàn tỉnh có 24 tuyến đường sông đang hoạt động, tổng chiều dài 431 km, trong đó có 6 tuyến tổng chiều dài 169 km do Trung ương quản lý và 18 tuyến tổng chiều dài 262 km do tỉnh quản lý. Ngoài ra, còn 61 tuyến kênh rạch tổng chiều dài 101 km do đơn vị cơ sở khai thác, quản lý. Các tuyến đường sông quan trọng lưu thông tàu ra biển gồm có 03 tuyến theo các sông Đồng Nai, sông Thị Vải, sông Nhà Bè - Lòng Tàu, trên các tuyến đường sông này đều có các bến cảng tiếp nhận được tàu 5000 DWT trở lên.


Hình 2.1: Bến tàu Khu du lịch Ngọc Phát Riverside


Nguồn Tác giả khảo sát thực tế ngày 15 11 2015 Điểm nổi bật của đường 4

Nguồn: Tác giả khảo sát thực tế, ngày 15/11/2015


Điểm nổi bật của đường thủy chính là việc thiếu các điểm dừng đậu, bến bãi dành cho phương tiện đường thủy phục vụ khách du lịch. Khu vực bến tàu Nguyễn Văn Trị tại trung tâm Tp. Biên Hòa hiện là bến chung của nhiều loại hình phương tiện và dịch vụ khác nhau vì vậy không đảm bảo vệ sinh và hình ảnh chuyên nghiệp cho việc khai thác du lịch.

Trên toàn tuyến có một số điểm đậu phương tiện cho khách tham quan được đầu tư tốt như tại Khu dịch vụ Ngọc Phát Riverside, Khu du lịch Ba Xê, Đảo Đồng Trường. Tuy vậy điểm Ngọc Phát Riverside là một điểm dừng chân nhỏ, bến đăng ký hiện nay là bến tàu gia đình. Ngoài các bến hiện được đầu tư tạm thời, không đảm bảo an toàn khi khai thác lâu dài như tại cù lao Ba Xê, các điểm dừng quan trọng còn lại như chùa Ông, làng gốm Tân Vạn đều không có bến an toàn cho du khách và phương tiện neo đậu.

Để cải thiện tình trạng này và hướng đến một tuyến du lịch đường sông đi vào hoạt động ổn dịnh và hiệu quả, Sở VHTT&DL và Sở GTVT Đồng Nai đang phối hợp để rà soát và trình UBND tỉnh xem xét hồ sơ bổ sung thêm bến đỗ thuyền du lịch vào quy hoạch. Theo dự kiến, những bến này phải được xây dựng đúng tiêu


chuẩn làm du lịch, đó là phải đẹp, an toàn và phải có người đứng trạm tiếp đón có đủ trình độ chuyên môn để giới thiệu khách tham quan và chỉ sử dụng vào mục đích du lịch không xen vào các hoạt động khác.

Ngoài vấn đề nổi bật là bến đậu cho phương tiện và đón khách, độ tĩnh không các cây cầu như cầu Hiệp Hòa, cầu Hóa An cũ trong khu vực trung tâm quá thấp không đủ để tàu du lịch cỡ vừa và lớn có thể phục vụ dọc tuyến. Nếu nước xuống tàu lớn không di chuyển được, ngược lại nếu thủy triều lên cao thì lại bị vướng cầu. Vì thế chỉ có thể tổ chức tour với quy mô nhóm nhỏ hoặc đi bằng canô, tàu nhỏ dưới 25 khách/chuyến.

2.1.3. Về hoạt động khai thác

Hiện nay hoạt động khai thác du lịch tại cụm trung tâm gần như không có. Vào dịp lễ, tết chỉ có vài chục đoàn khách nội tỉnh sử dụng phương tiện vận chuyển là thuyền để đi tham quan, chủ yếu là vãn cảnh chùa. Một số chương trình đã được các doanh nghiệp địa phương chào bán, như chương trình “tắm sông câu cá”, “Viếng 10 cảnh chùa trên sông Đồng Nai”, nhưng lượng khách sử dụng không nhiều và không liên tục. Các công ty lữ hành của địa phương và từ thị trường nguồn chưa có tour khai thác trên tuyến này.

Các dịch vụ vui chơi giải trí gắn với sông nước tại cụm này chưa được khai thác. Các cơ sở lưu trú bao gồm khách sạn từ 4 sao trở xuống nằm trong phạm vi Tp. Biên Hòa. Hoạt động khai thác tại cụm Trị An, chủ yếu tại Đảo Ó - Đồng Trường chủ yếu có sôi động hơn, hàng tuần đều có vài chục đến vài trăm khách, chủ yếu là học sinh/ sinh viên đếm tham quan dã ngoại, cắm trại. Trong đó có một số rất ít khách nước ngoài. Tỷ lệ không đến 1% so với khách trong nước. Hoạt động du lịch của du khách ở khu vực này chủ yếu là tự túc, ít qua công ty lữ hành hay các đơn vị tổ chức hoạt động chuyên nghiệp.

Cơ sở vật chất cho vui chơi giải trí ở khu vực này còn rất nghèo nàn, gần như không có gì. Cơ sở lưu trú chỉ có 4 phòng nghỉ với dịch vụ hạn chế tại đảo Ó.

Theo thống kê không đầy đủ, số đơn vị kinh doanh vận chuyển là 5 đơn vị với khoảng 15 phương tiện vận chuyển khách có thể phục vụ khách du lịch với sức

Xem tất cả 138 trang.

Ngày đăng: 20/04/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí