bị cáo khác. Bị cáo phạm tội trộm cắp tài sản (01 lần) giá trị tài sản chiếm đoạt là 19.000.000d. Bị cáo phạm tội lần đầu thuộc trường hợp ít nghiêm trọng, nhân thân tốt chưa có tiền án tiền sự. Như vậy, cần áp dụng hình phạt nhẹ hơn phù hợp với hành phạm tội của bị cáo.
- Trong vụ án các bị cáo có sự phân công người cảnh giới, người trực tiếp thực hiện hành vi trộm cắp... Nhưng không cụ thể, chưa thể hiện mức độ liên kết chặt chẽ về mọi mặt. Do vậy, HĐXX không áp dụng tình tiết tăng nặng TNHS được quy tại điểm a điều 48- BLHS đối với các bị cáo.
Xét về nhân thân của các bị cáo thấy rằng: Các Bị cáo đều là thanh niên có sức khoẻ nhưng lười lao động thích ăn chơi đua đòi, muốn có tiền tiêu xài một cách nhanh chóng nên khi có cơ hội là các bị cáo thực hiện ngay việc phạm tội. Vì thế, cần áp dụng hình phạt nghiêm minh cách ly các bị cáo Giang, Tiến, Quyết ra khỏi xã hội một thời gian, để giáo dục các bị cáo.
Tuy nhiên HĐXX xét thấy: Trong qúa trình điều tra và tại phiên toà hôm nay các bị cáo đều có thái độ khai báo thành khẩn tỏ ra ăn năn hối cải. Do vậy, HĐXX cũng cần áp dụng điểm b, p khoản 1 Điều 46 đối với bị cáo Giang, điểm b,p khoản 1, khoản 2 điều 46 đối với bị cáo Tiến do bị cáo tự giác ra đầu thú, gia đình có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, điểm p khoản 1 điều 46 đối với bị cáo Tuấn Anh, điểm h, p khoản 1, điều 46 - BLHS đối với bị cáo Quyết giảm một phần hình phạt cho các bị cáo. Đối với Tùng trong qúa trình điều tra và tại phiên toà đều có thái độ khai báo thành khẩn tỏ ra ăn năn hối cải, nhân thân tốt, chưa có tiền án tiền sự, tự giác ra đầu thú cần áp dụng điểm p khoản 1, khoản 2 điều 46- BLHS, bị cáo có nơi cư trú rõ ràng. HĐXX xét thấy không cần thiết phải cách ly bị cáo Tùng ra khỏi xã hội. Vì vậy, cần áp dụng khoản 1,2 điều 60- BLHS xử phạt tù nhưng cho hưởng án treo. Thời gian bị cáo đã bị tạm giam được khấu trừ để tính thời gian thử thách. Giao bị cáo cho chính quyền nơi bị cáo cư trú giám sát giáo dục trong thời gian thử thách.
Về tội danh: Tuyên bố: Các Bị cáo Lý Văn Giang, Nguyễn Hữu Tiến, Nông Kiên Quyết phạm tội: “Trộm cắp tài sản”. Về hình phạt: Áp dụng khoản 1 Điều
138; điểm b, p khoản 1 Điều 46, điểm g khoản 1 điều 48; BLHS. Xử phạt: Bị cáo Lý Văn Giang 01 (Một) năm 06 (Sáu) tháng tù về tội “Trộm cắp tài sản”; Áp dụng điểm e khoản 2 Điều 138; điểm b, p khoản 1 khoản 2 Điều 46, điểm g khoản 1 điều 48; BLHS. Xử phạt: Bị cáo Nguyễn Hữu Tiến 02 (Hai) năm tù về tội “Trộm cắp tài sản”; Áp dụng khoản 1 Điều 138, điểm h, p khoản 1 khoản 2 Điều 46 BLHS. Xử phạt: Bị cáo Nông Kiên Quyết 08 (Tám) tháng tù [45].
Phần nhận định và quyết định trong các bản án nêu trên là một dẫn chứng thể hiện sự phân hoá TNHS rõ ràng chính xác các toà án nhân dân Hà Giang khi xét xử và quyết định hình phạt. Quyết định hình phạt đúng không chỉ có tác dụng đối với người phạm tội mà còn thể hiện tính nghiêm minh của pháp luật, đồng thời còn đề cao được tác dụng giáo dục, phòng ngừa chung. Nhìn chung, khi quyết định hình phạt trong tội trộm cắp tài sản, đặc biệt là quyết định hình phạt trong các vụ án có đồng phạm, HĐXX đã nâng cao tinh thần trách nhiệm khi cân nhắc tính chất, mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội, các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ, động cơ, mục đích, hoàn cảnh, điều kiện và nhân thân người phạm tội để quyết định hình phạt tương xứng. Chính vì vậy, các vụ án hình sự có kháng cáo, kháng nghị chiếm tỷ lệ rất nhỏ trong tổng số các bị cáo đã xét xử.
Từ năm 2010 đến năm 2015 số vụ án trộm cắp tài sản có đồng phạm mà các tòa án cấp phúc thẩm tại Hà Giang phải giải quyết là 16 vụ án (trong đó số vụ án đã xét xử là 15 vụ án chiếm 93,8%, số vụ án đình chỉ do rút kháng cáo là 0 vụ án, tồn lại chưa xét xử là 01 vụ án chiếm 6,3%), không có vụ án nào bị xét xử quá thời hạn luật định; Số bị cáo trộm cắp tài sản trong các vụ án đồng phạm mà các tòa án cấp phúc thẩm tại Hà Giang phải giải quyết là 22 bị cáo (trong đó số bị cáo đã xét xử là 21 bị cáo chiếm 95,5%, số bị cáo rút kháng cáo là 0 bị cáo, tồn lại chưa xét xử là 02 bị cáo chiếm 9,1%), không có vụ án nào bị xét xử quá thời hạn luật định. Kết quả xét xử phúc thẩm các bị cáo trong tội trộm cắp tài sản có đồng phạm còn được thể hiện qua các số liệu dưới đây.
Bảng 2.5. Bảng kết quả xét xử phúc thẩm đối với các bị cáo trong các vụ án trộm cắp tài sản có đồng phạm
Số bị cáo đồng phạm đã XXPT | giữ nguyên bản án | Cho hưởng án treo | Giảm hình phạt | Hủy bản án sơ thẩm để điều tra xx lại | |||||
Bị cáo | Tỷ lệ % | Bị cáo | Tỷ lệ % | Bị cáo | Tỷ lệ % | Bị cáo | Tỷ lệ % | ||
2010 | 2 | 0 | 0.0 | 2 | 100.0 | 0 | 0.0 | 0 | 0.0 |
2011 | 2 | 0 | 0.0 | 2 | 100.0 | 0 | 0.0 | 0 | 0.0 |
2012 | 5 | 0 | 0.0 | 2 | 40.0 | 0 | 0.0 | 3 | 60.0 |
2013 | 4 | 1 | 25.0 | 1 | 25.0 | 1 | 25.0 | 1 | 25.0 |
2014 | 4 | 1 | 25.0 | 1 | 25.0 | 1 | 25.0 | 1 | 25.0 |
2015 | 4 | 1 | 25.0 | 1 | 25.0 | 1 | 25.0 | 1 | 25.0 |
Tổng cộng | 21 | 3 | 14.3 | 9 | 42.9 | 3 | 14.3 | 6 | 28.6 |
Có thể bạn quan tâm!
- Chủ Thể Của Tội Trộm Cắp Tài Sản Có Đồng Phạm
- Một Vài Nét Về Tình Hình Kinh Tế Chính Trị Ảnh Hưởng Tới Diễn Biến Tội Trộm Cắp Tài Sản Có Đồng Phạm Trên Địa Bàn Tỉnh Hà Giang
- Bảng So Sánh Các Vụ Án Xét Xử Sơ Thẩm Đối Với Tội Trộm Cắp Tài Sản Có Đồng Phạm Từ Năm 2010 -2015 Trên Địa Bàn Tỉnh Hà Giang
- Đồng phạm trong tội trộm cắp tài sản theo luật hình sự Việt Nam trên cơ sở thực tiễn địa bàn tỉnh Hà Giang - 8
- Đồng phạm trong tội trộm cắp tài sản theo luật hình sự Việt Nam trên cơ sở thực tiễn địa bàn tỉnh Hà Giang - 9
- Một Số Nguyên Nhân Của Tồn Tại, Hạn Chế Ảnh Hưởng Đến Thực Tiễn Xét Xử Tội Trộm Cắp Tài Sản Có Đồng Phạm Tại Hà Giang
Xem toàn bộ 119 trang tài liệu này.
(Nguồn: Số liệu thống kê của TAND tỉnh Hà Giang năm 2010 – 2015)
Phân tích số liệu thống kê công tác xét sử phúc thẩm đối với các bị cáo trong tội trộm cắp tài sản có đồng phạm tại Hà Giang thì một số nội dung như: sửa phần dân sự, sửa phần hình phạt bổ sung, chuyển từ cho hưởng án treo sang hình phạt tù, chuyển từ hình phạt khác sang hình phạt tù, tăng hình phạt, thay đổi tội danh, tuyên bố bị cáo không có tội: 0 bị cáo; giữ nguyên bản án đối với 03 bị cáo chiếm 14,3%; cho hưởng án treo đối với 09 bị cáo chiếm 42,9%; giảm hình phạt cho 03 bị cáo chiếm 14,3%; hủy bản án, quyết định sơ thẩm để điều tra xét xử lại đối với 06 bị cáo chiếm 28,6%.
Từ năm 2010 đến năm 2015 ngành toàn án tỉnh Hà Giang xét xử sơ thẩm 181 vụ án trộm cắp tài có đồng phạm thì chỉ có 16 vụ án phải giải quyết theo thủ tục phúc thẩm chiếm 8,8 %; Trong 471 bị cáo đồng phạm trong tội trộm cắp tài sản đã xét xử sơ thẩm thì chỉ có 22 bị cáo phải giải quyết theo thủ tục phúc thẩm chiếm 4,7%. Qua phân tích số liệu giải quyết các vụ án sơ thẩm và phúc thẩm ta thấy chất lượng xét xử giải quyết loại án trộm cắp tài sản có đồng phạm được đảm bảo, tỷ lệ
các vụ án bị kháng cáo kháng nghị chiếm tỷ lệ rất nhỏ trong tổng số các vụ án, bị cáo đồng phạm đã xét xử giải quyết, nhìn chung công tác xét xử các vụ án trộm cắp tài sản có đồng phạm của tòa án các cấp ở Hà Giang về cơ bản đã đảm bảo xét xử đúng người, đúng tội, đúng pháp luật, hạn chế những sai sót. Phần nhận định trong các bản án phúc thẩm sau đây là một minh chứng.
Tại bản án phúc thẩm số 05/2014/HSPT, ngày 07/5/2014 tuyên giữ nguyên bản án sơ thẩm số 02/2014/HSST ngày 10 tháng 01 năm 2014 trong đó có phần nhận định: Từ những căn cứ trên thấy có đủ căn cứ kết luận Tòa án cấp sơ thẩm đã quy kết bị cáo Hoàng Thế Duyệt đã hai lần tham gia trộm cắp tài sản cùng với các bị cáo Nguyễn Đức Hạnh và Hoàng Văn Trường tại Trường trung học phổ thông Vị Xuyên và Bệnh viện Đa khoa huyện Vị Xuyên và xử phạt bị cáo Duyệt mức án 15 tháng tù cho hưởng án treo và ấn định thời gian thử thách 30 tháng đối với bị cáo là có căn cứ, đúng pháp luật. Do đó không có căn cứ để chấp nhận kháng cáo của bị cáo [54].
Tại bản án phúc thẩm số 01/2014/HSPT, ngày 24/01/2014 xét xử sơ thẩm bản án hình sự số 09/2013/HSST ngày 29 tháng 11 năm 2013 trong đó có phần nhận định: Tòa án cấp sơ thẩm xử tuyên bị cáo Nguyễn Văn Sư phạm tội Trộm cắp tài sản là đúng người, đúng tội, đúng pháp luật. Về mức hình phạt: Tòa án cấp sơ thẩm đã căn cứ vào các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ trước khi ấn định mức hình phạt đối với bị cáo, bị cáo được hưởng các tình tiết giảm nhẹ gồm điếm h, p khoản 1 Điều 46 BLHS. Không có tình tiết tăng nặng, vì lẽ đó đã ấn định mức hình phạt cho bị cáo là 8 (tám) tháng tù là phù hợp [52].
Tại bản án phúc thẩm số 09/2014/ HSPT, ngày 05/ 8/2014 xét xử sơ thẩm bản án hình sự số 06/2014/HSST ngày 05/6/2014. HĐXX phúc thẩm nhận định: Tòa án cấp sơ thấm đã xét xử đối với bị cáo cùng các đồng phạm khác trong vụ án về tội Trộm cắp tài sản là hoàn toàn đúng người, đúng tội, đúng quy định của pháp luật. Mức hình phạt mà Tòa án cấp sơ thẩm đã ấn định đổi với từng bị cáo là hoàn toàn thỏa đáng [55].
Về cơ bản HĐXX luôn đề cao trách nhiệm, nắm vững pháp luật bảo đảm thực hiện đúng chính sách hình sự trong xét xử là “trừng trị kết hợp với giáo dục,
nghiêm trị kết hợp với khoan hồng, không xử oan người ngay đồng thời cũng không để lọt kẻ phạm tội. Hầu hết các phiên toà được tổ chức xét xử an toàn nghiêm minh, các vụ án đều được giải quyết, xét xử kịp thời trong hạn luật định, chỉ trừ một số trường hợp đặc biệt, có lý do chính đáng, chất lượng xét xử các loại án được nâng lên cả về chất lượng bản án, kỹ năng điều hành phiên tòa. Mọi phán quyết của Tòa án đều căn cứ vào tranh tụng tại phiên tòa, đảm bảo cho tòa án thực hiện quyền tư pháp, bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người, quyền công dân… theo tinh thần cải cách tư pháp hiện nay. Hầu hết các vụ án trộm cắp tài sản có đồng phạm khi xét xử bảo đảm tác dụng trừng trị riêng và phòng ngừa chung; số án giải quyết bị hủy, sửa do lỗi chủ quan chiếm tỷ lệ thấp so với tổng số án đã giải quyết; nhìn chung việc xem xét, đánh giá chứng cứ, áp dụng pháp luật và tiến hành các hoạt động tố tụng để xác định tội danh và quyết định hình phạt của HĐXX đều đảm bảo đúng quy định của pháp luật, phù hợp với tính chất và mức độ nguy hiểm của từng hành vi phạm tội, không để xảy ra trường hợp nào bị xét xử oan, sai hoặc bỏ lọt tội phạm; những bản án đã xét xử đảm bảo tính chính xác đáp ứng yêu cầu chính trị của địa phương đáp ứng được yêu cầu đấu tranh phòng, chống tội phạm trong tình hình hiện nay.
Có được những kết quả đáng kể trên là do có sự quan tâm, chỉ đạo sát sao của TAND tối cao, toàn án nhân dân tỉnh, ban chấp hành đảng ủy các cấp ở địa phương, hội đồng nhân dân các cấp ở địa phương; sự phối hợp và ủng hộ, tạo điều kiện của chính quyền, ủy ban mặt trận tổ quốc, các sở, ban, ngành trên địa bàn tỉnh; sự đoàn kết nhất trí của tập thể lãnh đạo và toàn thể cán bộ, công chức ngành Tòa án tỉnh và sự cố gắng nỗ lực của đội ngũ cán bộ, công chức, thẩm phán, hội thẩm nhân dân. Với sự nỗ lực này đã góp phần to lớn vào công cuộc đấu tranh phòng chống tội phạm nói chung và ổn định an ninh chính trị trên địa bàn địa phương.
Kết quả giải quyết, xét xử các loại án trong những năm qua của TAND hai cấp được nhân dân đồng tỉnh ủng hộ, không có khiếu kiện bức xúc, gây bất bình trong nhân dân, không có dư luận xấu về tư cách, đạo đức và thái độ phục vụ nhân dân của cán bộ Tòa án hai cấp trong thực thi nhiệm vụ. Với những kết quả đạt được, công tác xét xử của TAND tỉnh Hà Giang đã góp phần có hiệu quả trong việc giữ
vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trong phạm vi cả nước nói chung cũng như trên địa bàn tỉnh nói riêng, tạo môi trường ổn định cho sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương [56].
2.3. Một số tồn tại, hạn chế trong việc giải quyết các vụ án trộm cắp tài sản có đồng phạm tại tỉnh Hà Giang
Bên cạnh những kết quả đáng ghi nhận mà ngành toàn án tỉnh Hà Giang đã đạt được trong những năm qua đối với công tác giải quyết, xét xử các vụ án trộm cắp tài sản có đồng phạm thì trên thực tế trong quá trình giải quyết, xét xử loại tội phạm này vẫn còn những tồn tại, khó khăn, vướng mắc, bất cập cần tháo gỡ và giải quyết. Trong đánh giá tổng kết công tác của ngành TAND tỉnh Hà Giang cho thấy:
- Chất lượng giải quyết án của Tòa án hai cấp chưa cao, tỉ lệ án bị hủy do lỗi của Thẩm phán giảm chưa đáng kể mà nguyên nhân chủ yếu là do: Đa số những vụ án có tính chất phức tạp, được điều chỉnh bởi nhiều quy phạm pháp luật có nội dung rất rộng, quá trình thụ lý, giải quyết án, một số thẩm phán điều tra, thu thập, nghiên cứu, đánh giá chứng cứ chưa đầy đủ, toàn diện hoặc không đưa đầy đủ những người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan tham gia tố tụng hoặc xác định sai tư cách người tham gia tố tụng dẫn đến bị hủy án hoặc sửa án [48].
- Việc phân tích số liệu thống kê cho thấy, chất lượng giải quyết một số vụ án trộm cắp tài sản có đồng phạm của ngành tòa án Hà Giang chưa cao. Từ năm 2010 - 2015 thì tỷ lệ các bản án bị hủy, sửa do lỗi chủ quan của thẩm phán ít nhưng chưa giảm. Có một số bản án tuyên chưa rõ ràng, vẫn còn những thiếu sót, sai phạm là nguyên nhân khiến bản án bị kháng cáo, kháng nghị dẫn đến việc sửa án sơ thẩm theo hướng giảm hình phạt, cho hưởng án treo hoặc hủy án sơ thẩm để điều tra, truy tố, xét xử lại theo thủ tục chung: từ năm 2010 đến năm 2015 có 09/471 bị cáo trong tội trộm cắp tài sản có đồng phạm bị cấp phúc thẩm sửa án theo hướng cho hưởng án treo, có 03/471 bị cáo trong tội trộm cắp tài sản có đồng phạm bị cấp phúc thẩm sửa án theo hướng giảm nhẹ hình phạt, có 06/471 bản án bị tuyên hủy để điều tra xét xử lại theo thủ tục chung. Tỷ lệ các vụ án, bị cáo đồng phạm trộm cắp tài sản đã xét sử sơ thẩm bị kháng cáo, kháng nghị tuy rất nhỏ (chỉ chiếm 8,8% vụ án và 4,4%
bị cáo) nhưng trong tổng 22 vụ án trộm cắp tài sản có kháng cáo kháng nghị thì trong đó có tới 16 vụ án đồng phạm (chiếm 72,7%); trong 30 bị cáo trộm cắp tài sản có kháng cáo kháng nghị thì trong đó có tới 22 bị cáo trong vụ án trộm cắp tài sản có đồng phạm (chiếm 73,3%) [58].
Bên cạnh đó là một số vướng mắc trong việc áp dụng pháp luật để giải quyết các vụ án đồng phạm trong tội trộm cắp tài sản.Việc đánh giá tính chất của đồng phạm, tính chất, mức độ tham gia của từng người đồng phạm chưa thực sự rõ ràng, cụ thể, còn mang tính cào bằng, chưa đảm bảo nguyên tắc cá thể hóa hình phạt trong đồng phạm dẫn tới chưa có sự phân hóa triệt để TNHS giữa những người đồng phạm: Chưa nhận định tính chất của đồng phạm, việc xác định vai trò của những người đồng phạm còn chung chung chưa cụ thể và không nêu được tên gọi cụ thể của từng người đồng phạm; Sai phạm trong việc tòa án đã không xác định được vai trò của người đồng phạm, chưa thấy được tính chất, mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội dẫn tới có dấu hiệu bỏ lọt tội và hủy bản án sơ thẩm; Sai phạm trong việc chưa áp dụng đường lối xử lý đối với người chưa thành niên phạm tội, chưa làm tốt nguyên tắc cá thể hóa hình phạt trong đồng phạm dẫn tới hủy án, sửa án sơ thẩm; Sai phạm trong việc xem xét nhân thân, tình tiết tăng nặng giảm nhẹ của từng bị cáo chưa đầy đủ, toàn diện, không thống nhất dẫn tới bỏ sót tình tiết giảm nhẹ, quyết định hình phạt quá nghiêm khắc, phải sửa án sơ thẩm; Vẫn tồn tại các cách giải quyết khác nhau đối với hành vi trộm cắp tài sản có giá trị dưới mức khởi điểm truy cứu TNHS; Còn nhiều quan điểm khác nhau trong việc tòa án cho hưởng án treo, trong việc xác định thời điểm tham gia của đồng phạm, xác định vai trò của người đồng phạm, xác định dạng đồng đồng phạm...
Một số những tồn tại thiếu sót được chỉ ra cụ thể như sau:
Thứ nhất. Chưa nhận định tính chất của đồng phạm, việc nhận định vai trò của những người đồng phạm còn chung chung, không nêu được tên gọi cụ thể của từng người đồng phạm
Trong công tác xét xử các vụ án trộm cắp tài sản có đồng phạm trên địa bàn tỉnh Hà Giang ta thấy hầu như các tòa án không lưu tâm tới việc đánh giá tính chất
chung của vụ đồng phạm, một số bản án chỉ đánh giá sơ sài không thể hiện rõ tính chất và quy mô của vụ đồng phạm. Việc đánh giá về vai trò mức độ tham gia của từng bị cáo trong đồng phạm đã được chú ý quan tâm nhưng sự đánh giá, sắp xếp vai trò đối với các bị cáo có khoảng cách rất xa, các bản án thường nhận xét chung chung, không chỉ ra vai trò cụ thể của từng bị cáo trong đồng phạm, nhiều vụ án mới chỉ dừng lại ở những nhận định là người khởi xướng, người giữ vai trò chính, vai trò tích cực, có hành vi trực tiếp thực hiện, rủ rê lôi kéo… tòa án chưa nêu ra chính xác tên gọi của loại người đồng phạm đó là gì: người tổ chức (chủ mưu, cầm đầu, chỉ huy), người thực hành, người xúi giục, người giúp sức., điều này đã thể hiện thông qua một số bản án dưới đây:
Tại bản án sơ thẩm số 22/2014/HSST, ngày 02 tháng 7 năm 2014 trong phần nhận định đánh giá vai trò của các bị cáo: “Xét về vai trò của các bị cáo: Bị cáo Bốn là người khởi xướng cần xử phạt mức hình phạt cao hơn đồng bọn, bị cáo Tuất tham gia với vai trò tích cực cần xử phạt mức hình phạt cao hơn bị cáo Đông vì bị cáo Đông là người bị rủ rê” [47].
Tại bản án sơ thẩm số 28/2013/HSST ngày 31 tháng 12 năm 2013 đánh giá vai trò của những người đồng phạm: “Xét về tính chất mức độ phạm tội bị cáo Hoàng là người khởi xướng, nhưng số lần và trị giá tài sản bị cáo Hoàng trộm cắp ít hơn bị cáo Đại. Do vậy cần buộc các bị cáo phải chịu hình phạt ngang nhau là phù hợp với tính chất, mức độ phạm tội của các bị cáo” [46].
Tại bản án sơ thẩm số 46/2013/HSST ngày 18 tháng 09 năm 2013 đánh giá vai trò của những người đồng phạm: “HĐXX thấy rằng bị cáo vừa là người rủ rê, lôi kéo các bị cáo Đòn, Kỳ, Phúc thực hiện hành vi phạm tội cũng là người trực tiếp cùng bị cáo Phúc thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản và trực tiếp tìm nơi tiêu thụ nên tính chất mức độ hành vi phạm tội cao hơn các bị cáo còn lại” [38].
Việc đánh giá không cụ thể, chưa chính xác vai trò của từng người đồng phạm, không đánh giá đúng mức tính chất đồng phạm sẽ không thấy được hết được tính chất nguy hiểm, mức độ tham gia của từng người đồng phạm và quy mô của vụ đồng phạm trong việc thực hiện tội phạm chung, do vậy sẽ không thực hiện tốt