Kỹ năng tác nghiệp của nhà báo về ngân hàng trên báo điện tử hiện nay - 14

phải bổ sung một số vấn đề về hành lang pháp lý, hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật trong công tác cung cấp thông tin ngân hàng. Tiếp tục đẩy mạnh hoạt động cung cấp thông tin ngân hàng với công chúng thông qua nhà báo. Đội ngũ những người làm báo phải không ngừng trau dồi rèn luyện nâng cao kỹ năng tác nghiệp của bản thân. Các hình thức quản lý từ toà soạn cũng cần phải được trao đổi mới cho phù hợp với tình trạng phát triển hiện nay là những giải pháp thiết thực. Tiếp đó là những khuyến nghị với các báo được khảo sát nhằm nâng cao kỹ năng tác nghiệp của nhà báo.

KẾT LUẬN


Báo chí nói chúng và báo chí phản ánh các vấn đề liên quan đến lĩnh vực ngân hàng nói riêng hiện đang có những bước chuyển biến mạnh mẽ và ngày càng khẳng định hình ảnh, tiếng nói, vị thế của mình, cũng như đáp ứng nhu cầu đòi hỏi thông tin đối với công chúng. Báo chí kinh tế tại địa phương đóng vai trò quan trọng trong việc tạo ra diễn đàn, cũng như khởi xướng các chương trình hành động góp phần xây dựng một nền kinh tế tài chính tỉnh nhà lành mạnh.

Đối với đội ngũ nhà báo hiện nay, quyền tiếp cận thông tin có vai trò hết sức quan trọng trong việc thực hiện các chính sách, đặc biệt là các chính sách về tài chính – ngân hàng. Những thông tin về kinh tế ngân hàng như: lãi suất, nợ xấu, tín dụng, tăng trưởng GDP, thị trường tài chính, chứng khoán, bảo hiểm ngân hàng, đầu tư, làm phát liên quan đến “đồng tiền bát gạo” cho đến những thông tin về nguồn lực quốc gia, ngân sách, dự án, nợ công ngày càng quan trọng và chiếm tỷ lệ ngày càng cao trên các mặt báo. Đặc biệt, thông tin về ngân hàng được coi là thông tin cốt lòi, huyết mạch của thông tin kinh tế. Trong khi đó, nền kinh tế đang hội nhập ở mức cao, người dân “ngập lụt” trong các dòng chảy thông tin đa chiều. Do vậy, báo chí kinh tế tài chính ngân hàng hơn bao giờ hết cần đảm bảo tính chính xác, tính khách quan và hấp dẫn, nhằm định hướng thông tin, tạo dựng lòng tin cho độc giả và cũng là xây dựng tính chuyên nghiệp, tạo vị trí vững chắc cho các nhà báo viết về ngân hàng với độc giả.

Để phản ánh chính xác số liệu, diễn biến và đưa ra những phân tích, dự báo thiết thực cho độc giả, đòi hỏi nhà báo cần phải có trình độ hiểu biết về tài chính ngân hàng, thị trường tài chính, tín dụng và những khái niệm mới mẻ của thị trường. Ngoài ra, nhà báo cũng phải liên tục cập nhật thông tin, nâng cao kiến thức về lĩnh vực ngân hàng của mình và là một chuyên gia trong lĩnh vực mà mình viết bài.

Ở chương 1, tác giả luận văn đã đưa ra một số khái niệm cơ bản về nhà báo, ngân hàng, báo điện tử, nhà báo kinh tế, kỹ năng và kỹ năng tác nghiệp của nhà báo về ngân hàng. Bên cạnh đó, tác giả cũng trình bày các bước cơ bản trong quy trình

tác nghiệp của nhà báo về ngân hàng. Tiêu chí đánh giá kỹ năng tác nghiệp của nhà báo về lĩnh vực ngân hàng hiện nay. Trong đó có những tiêu chí cơ bản về tác phẩm báo chí: tiêu chí về mặt nội dung và tiêu chí về mặt hình thức, kết cấu, bố cục phải đảm bảo phù hợp với nội dung của từng thể loại báo chí. Quy trình tác nghiệp của nhà báo nói chung và quy trình tác nghiệp nhà báo kinh tế nói riêng đều bao gồm những tiêu chí đánh giá về công đoàn đề nghị cung cấp thông tin; phạm vi cung cấp thông tin và xử lý dữ liệu và truyền thông. Đây là những vấn đề cơ sở lý luận chung để tác giả luận văn thực hiện quá trình khảo sát thực tế và đánh giá thực trạng kỹ năng tác nghiệp của nhà báo ở chương sau.

Trong chương 2, tác giả luận văn đã tiến hành khảo sát thực tế những nội dung thông tin bài báo về ngân hàng, hoặc liên quan đến vấn đề ngân hàng được đăng tải trên báo điện tử. Kết quả khảo sát được đánh giá và phân loại theo nguồn cung cấp thông tin về lĩnh vực ngân hàng và các nhóm phản ánh thông tin của nhà báo cho thấy: trong các nguồn tin thì nguồn thông tin từ cơ quan QLNN được nhà báo tập trung khai thác với mật độ cao nhất; đồng thời hình thức thông tin phản ánh thường được nhà báo ưa chuộng và thực hiện nhiều nhất trong 3 nhóm thể hiện thông tin về ngân hàng.

Tại chương này, tác giả luận văn cũng đã có những nhận xét chung về các nội dung thông tin ngân hàng được nhà báo phản ánh trên các báo điện tử. Khảo sát ý kiến của nhà, cuối cùng luận văn đánh giá chung về những thành công, hạn chế trong kỹ năng tác nghiệp của nhà báo của 3 báo được khảo sát về lĩnh vực ngân hàng hiện nay. Thực tế cho thấy hạn chế đáng chú ý nhất trong quá trình tác nghiệp về thông tin ngân hàng hiện nay là nhà báo chưa chuyển tải thông điệp cho công chúng hiểu về lĩnh vực ngân hàng, nguyên nhân, giải pháp về những vấn đề liên quan đến ngân hàng ra sao…Vì để hiểu rò hơn về ngân hàng, ý thức quản lý tài chính và mối quan hệ tín dụng giữa người dân, doanh nghiệp và TCTD. Những vấn đề này cần phải được làm rò trong nhóm thông tin thứ 3, những thông tin mang tính phân tích đánh giá. Tại đây, tác giả luận văn chỉ ra một số vấn đề còn tồn tại và giải pháp, khuyến nghị nhằm nâng cao kỹ năng tác nghiệp của nhà báo về ngân hàng

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 168 trang tài liệu này.

trên báo điện tử hiện nay tiếp theo.

Chương cuối cùng của luận văn, tác giả luận văn đã nêu ra một số điểm còn hạn chế, đồng thời đưa ra một số giải pháp, khuyến nghị nhằm nâng cao kỹ năng tác nghiệp của nhà báo ở 3 trang báo điện tử: Báo Cần Thơ, Báo Cà Mau và Báo Sài Gòn Giải về ngân hàng hiện nay. Tại đây, tác giả luận văn đã quan tâm đến việc kiện toàn hệ thống văn bản quy phạm luật báo chí nói chung, cũng như những văn bản liên quan đến hoạt động cung cấp, khai thác và xử lý thông tin chuyên biệt về ngân hàng nói riêng. Cùng với đó, việc nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ cung cấp thông tin, người có thẩm quyền phát ngôn với báo chí đối với những thông tin liên quan đến ngân hàng là điều cần thiết. Yêu cầu về nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ báo chí, nâng cao kỹ năng tác nghiệp của nhà báo về ngân hàng là nội dung quan trọng hàng đầu. Cuối cùng, việc xây dựng các chương trình liên kết đào tạo về nội dung thông tin tài chính, ngân hàng và kỹ năng tác nghiệp của nhà báo hiện nay trên trang điện tử vào các chương trình đào tạo báo chí và các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ báo chí là việc làm mang tính chiến lược.

Kỹ năng tác nghiệp của nhà báo về ngân hàng trên báo điện tử hiện nay - 14

Nhìn chung, bên cạnh những kết quả đã phân tích và đề cập ở trên, luận văn chắc chắn còn những hạn chế nhất định. Cụ thể là tác giả luận văn mới chỉ tiến hành khảo sát vấn đề trên báo điện tử ở 3 trang báo điện tử: Báo Cần Thơ, Báo Cà Mau và Báo Sài Gòn Giải Phóng mà chưa đi rộng ra các loại hình báo chí khác; Quy mô khảo sát mới chỉ là những bài viết diễn ra trong vòng 2 năm gần đây chứ chưa phát triển ra phạm vi rộng hơn; Đối tượng khảo sát mới được tiến hành đối với các nhà báo chuyên viết về lĩnh vực tài chính – ngân hàng còn ở phạm vi hạn chế. Vì vậy, nếu có thể thì hướng nghiên cứu tiếp theo của đề tài sẽ được mở rộng khảo sát ra các loại hình khác như: báo in, truyền hình, phát thanh; đồng thời mở rộng quy mô khảo sát với các đối tượng nhà báo khác.

TÀI LIỆU THAM KHẢO


1. Benjamin Ngo (2013), Phỏng vấn báo chí, Nxb Trẻ, Hà Nội.

2. D.Potter (2007), Hướng dẫn nghề làm báo độc lập, Nxb Văn hóa - Thông tin, Hà Nội.

3. Grabennhicop (2004), Báo chí trong kinh tế thị trường, Nxb Thông tấn, Hà Nội.

4. L.R.Teel, Ron Taylor (2003), Bước vào nghề báo, Nxb Trẻ, Hà Nội.

5. M. Tungate (2007), Bí quyết thành công những thương hiệu truyền thông hàng đầu thế giới, Nxb Trẻ, Hà Nội.

6. N.Davies (2011), Tin tức trái đất phẳng, Nxb Trẻ, Hà Nội.

7. Sally Adams và Wynford Hicks. 2007. Kỹ năng phỏng vấn dành cho các nhà báo. Nxb. Thông tấn

8. Báo Cần Thơ, Cà Mau, Sài Gòn Giải Phóng, Báo cáo năm 2017.

9. Lê Thanh Bình (Chủ biên) (2012), Báo chí và thông tin đối ngoại, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

10. Bộ tài chính. 2011. Quyết định số 2845/QĐ-BTC ngày 24/11/2011 của Bộ Tài Chính về việc ban hành Quy chế Người phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí của Bộ Tài Chính.

11. Chính phủ. 2002. Nghị định số 51/2002/NĐ-CP ngày 26/7/2002 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Báo chí, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Báo chí.

12. Hoàng Đình Cúc (Chủ biên) (2013), Đạo đức nghề báo những vấn đề lý luận và thực tiễn, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

13. Trần Ngọc Châu, Nhà báo viết về nghề báo (2009), Nxb Trẻ, Thời báo Kinh tế Sài Gòn.

14. Lê Thị Hoài Diễm, Luận văn thạc sĩ “Giải pháp phòng ngừa và xử lý nợ xấu tại Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam chi nhánh Đà Nẵng”, Trường Đại học Đà Nẵng (2012).

15. Đức Dũng (2006), Viết báo như thế nào?, Nxb Văn hóa - Thông tin, Hà Nội.

16. Nguyễn Văn Dững (2012), Cơ sở lý luận báo chí, Nxb Lao động, Hà Nội.

17. Nguyễn Văn Dững (Chủ biên), TS. Đỗ Thị Thu Hằng (2012), Truyền thông lý thuyết và kỹ năng cơ bản, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

18. Hà Đăng (Chủ biên) (2002), Nâng cao năng lực và phẩm chất của phóng viên trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

19. Hà Minh Đức (Chủ biên) (1994), Báo chí những vấn đề lý luận và thực tiễn.

20. Nguyễn Thị Trường Giang (2010), Báo mạng điện tử - Những vấn đề cơ bản, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

21. Nguyễn Thị Trường Giang (2011), Đạo đức nghề nghiệp của nhà báo, Nxb Chính trị - Hành chính, Hà Nội.

22. Phan Thị Thu Hà (2002), Ngân hàng thương mại và quản trị Nghiệp vụ. Hà Nội. Nxb. Thống kê

23. Nguyễn Hồng Hạnh (2016), Khoá luận tốt nghiệp: “Thu thập và xử lý thông tin kinh tế của nhà báo”.

24. Vũ Quang Hào (2012), Ngôn ngữ báo chí

25. Duy Khanh (2009), Đối thoại với nhà báo, Nxb Văn nghệ, Hà Nội.

26. Kỷ yếu Hội thảo khoa học (2014), Người làm báo trong kỷ nguyên số, TP. Hồ Chí Minh.

27. Káp Thành Long (2008), Luận văn thạc sĩ “Kỹ năng xử lý đề tài pháp luật trên báo in hiện nay, Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn – Đại học Quốc gia Hà Nội.

28. Nguyễn Thành Lợi (2013), Sự vận động và phát triển của báo chí hiện đại trong môi trường hội tụ truyền thông, Tạp chí Người Làm Báo.

29. Nguyễn Thành Lợi (2014), Tác nghiệp báo chí trong môi trường truyền thông hiện đại, Nxb Thông tin – Truyền thông.

30. Hồ Xuân Mai (2014), Ngôn ngữ báo chí và biên tập báo, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

31. Nguyễn Tiến Mão (2006), Cơ sở lý luận ảnh báo chí, Nxb Thông tấn, Hà Nội.

32. Đỗ Chí Nghĩa (2014), Nhà báo và sáng tạo báo chí trong tư tưởng Hồ Chí Minh, Nxb Thông tin và Truyền thông, Hà Nội.

33. Huỳnh Dũng Nhân (2012), Để viết phóng sự thành công, Nxb Thông tấn, Hà Nội.

34. Lê Thị Nhã (2010), Lao động nhà báo – Lý thuyết và kỹ năng cơ bản. Nxb Chính trị - Hành chính

35. Nguyễn Ngọc Oanh (Chủ biên), Phóng sự Truyền hình lý thuyết và kỹ năng nghề nghiệp, Nxb Đại học quốc gia, TP Hồ Chí Minh.

36. Trần Quang (2005), Kỹ thuật viết tin, Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội.

37. Quốc hội. Luật số: 47/2010/QH12.2010. Luật các tổ chức tín dụng.

38. Quốc hội (1999), Luật Báo chí sửa đổi bổ sung, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

39. Dương Xuân Sơn (2013), Báo in Việt Nam trong thời kỳ đổi mới từ năm 1986 đến nay, Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội.

40. Tạp chí Người làm báo điện tử, tháng 12 năm 2012

41. Lê Văn Tư (2000), Các nghiệp vụ ngân hàng thương mại, Tp Hồ Chí Minh: Nxb. Thống kê

42. Hữu Thọ (2000), Công việc của người viết báo, Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội.

43. Ngọc Trân (2014), Viết tin, bài đăng báo. Nxb. Trẻ

44. Bùi Chí Trung (2017), Kinh tế báo chí. Nxb. Chính trị Quốc gia Sự thật.

45. Nguyễn Hữu Tuấn (2014), Luận văn thạc sĩ: “Việc tiếp cận thông tin tài chính của nhà báo Việt Nam hiện nay”

46. Thủ tướng Chính phủ. Quyết định 254/QĐ-TTg ngày 01/3/2012 về việc Phê duyệt đề án cơ cấu lại tổ chức tín dụng giai đoạn 2011-2015

47. Tập thể tác giả Học viện Ngân Hàng (2002), Giáo trình Tín dụng ngân hàng. Hà Nội. Nxb. Thống kê

48. Nguyễn Uyển (2001), Xử lý thông tin- Việc của nhà báo, Nxb Văn hóa thông tin, Hà Nội.

Website:

Báo Cần Thơ: https://baocantho.com.vn

Báo Cà Mau: http://baocamau.com.vn

Báo Sài Gòn Giải Phóng: https://www.sggp.org.vn


PHỤ LỤC

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 01/06/2022