Đồng phạm trong tội trộm cắp tài sản theo luật hình sự Việt Nam trên cơ sở thực tiễn địa bàn tỉnh Hà Giang - 8

nguyên tắc cá thể hóa TNHS của từng người đồng phạm, chưa thể hiện sự phân hóa TNHS một cách rõ rệt giữa những người đồng phạm, xác định khung hình phạt, mức độ hình phạt không chính xác và thiếu sự thuyết phục.

Thứ hai. Sai phạm trong việc tòa án đã không xác định được vai trò của người đồng phạm, chưa thấy được tính chất, mức độ nguy hiểm của hành vi đồng phạm, vi phạm nguyên tắc “chịu trách nhiệm chung về toàn bộ tội phạm”dẫn tới có dấu hiệu bỏ lọt tội phạm, hủy án sơ thẩm.

Tại bản án phúc thẩm số 08/2013/HSPT, ngày 18/ 07/2013 của TAND xét xử phúc thẩm vụ án hình sự do có kháng cáo đối với Bản án hình sự sơ thấm số 07/2013/HSST ngày 26/04/2013 thì Nguyễn Đức Hạnh cùng đồng bọn cùng nhau tham gia thực hiện 10 vụ trộm cắp tài sản trên địa bàn xã Đạo Đức và thị trấn Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang trong đó có 02 lần có sự tham gia của Trần Văn Nhà (lần 1 và lần 4). Tòa án cấp phúc thẩm đã nhận định: Căn cứ vào lời khai của các bị cáo Nguyễn Đức Hạnh, Hoàng Văn Trường tại phiên tòa phúc thẩm và các tài liệu, chứng cứ có trong hồ sơ, HĐXX đã nhận thấy có dấu hiệu bỏ lọt người phạm tội là ông Trần Văn Nhà, sinh ngày 8/5/1995, trú tại xã Thanh Đức, huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang.Với những thiếu sót trên cùng với những vi phạm nghiêm trong thủ tục tố tụng của cấp sơ thẩm mà cấp phúc thẩm không thế bổ sung được. Để giải quyết đúng pháp luật và đảm bảo quyền lợi cho các bị cáo. HĐXX phúc thẩm căn cứ điểm c khoản 2 Điều 248 BLTTHS Tòa án phúc thẩm đã quyết định: Hủy bản án sơ thẩm số 07/2013/HSST ngày 26 tháng 4 năm 2013 của TAND huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang. Chuyển hồ sơ vụ án cho VKSND huyện Vị Xuyên để điều tra lại theo thủ tục chung [50].

Nghiên cứu nội dung bản án ta thấy Nhà 02 lần tham gia trộm cắp tài sản với vai trò “người giúp sức” lần 1 Nhà giữ ghế cho đồng bọn tháo máy chiếu trong trường học, lần 4 Nhà canh gác cho đồng bọn lấy tài sản trong bệnh viện. Trong vụ án này có Hạnh, Trường, Duyệt, Nhà cùng tham gia trộm cắp tài sản nhưng chỉ có Hạnh, Trường, Duyệt bị truy tố, xét xử về tội trộm cắp tài sản còn Nhà tham gia với vai trò người giúp sức nhưng không được nhận định đánh giá vai trò này trong vụ

án và không bị truy cứu TNHS chung tội danh với những người đồng phạm khác là các cơ quan tố tụng đã bỏ lọt tội phạm, vi phạm nghiêm trọng Nguyên tắc pháp chế, nguyên tắc công bằng, công minh trong luật hình sự, nguyên tắc chịu trách nhiệm chung trong đồng phạm.

Thứ ba. Sai phạm trong việc chưa áp dụng đường lối xử lý đối với người chưa thành niên phạm tội, chưa làm tốt nguyên tắc cá thể hóa hình phạt trong đồng phạm dẫn tới bị hủy án, sửa án sơ thẩm

Tại phần chung BLHS năm 1999 (sửa đổi bổ sung năm 2009) đã dành cả một chương quy định về TNHS và đường lối xử lý đối với người chưa thành niên phạm tội song khi lượng hình HĐXX sơ thẩm không áp dụng Điều 69 BLHS "Nguyên tắc xử lý đối với người chưa thành niên phạm tội và khoản 1 Điều 74 BLHS để cân nhắc mức án đối với bị cáo.

Tại Bản án hình sự sơ thẩm số 46/2013/HSST ngày 18/09/2013 đã quyết định về tội danh: Tuyên bố bị cáo Đặng Văn Trường, Lý Văn Nghị, Đăng Văn Cương,Triệu Văn Phúc, Đặng Văn Kỳ, Lý Văn Đòn phạm tội: Trộm cắp tài sản. Về hình phạt: Áp dụng khoản 1 Điều 138, Điều 53, Điều 69, khoản 1 Điều 74, điểm b, h, p khoản 1, khoản 2 Điều 46 của BLHS đối với bị cáo Đặng Văn Trường; Áp dung khoản 1 Điều 138, Điều 53, điểm b, h, p khoản 1, khoản 2 Điêu 46 của BLHS đối với bị cáo Lý Văn Nghị, Đăng Văn Cương; Áp dụng khoản 1 Điều 138, Điều 53, điểm b, h. p khoản 1, khoản 2 Điều 46, khoản 1, khoản 2 Điều 60 của BLHS đối với bị cáo Triệu Văn Phúc, Đặng Văn Kỳ; Áp dụng điểm c khoản 2 Điều 138, Điều 53, điểm p khoản 1 Điều 46 của BLHS đối với bị cáo Lý Văn Đòn; Xử phạt bị cáo Đặng Văn Trường 06 (Sáu) Tháng tù, thời hạn chấp hành hình phạt tù tính từ ngày bị bắt đi thi hành án; Ngoài ra bản án còn tuyên phạt bị cáo: Lý Văn Đòn 30 (Ba mươi) tháng tù; Bị cáo Lý Văn Nghị; Bị cáo Đặng Văn Cương 06 (Sáu) tháng tù; Bị cáo Triệu Văn Phúc, bị cáo Đặng Văn Kỳ 06 (Sáu) tháng từ cho hưởng án treo, thời gian thử thách là 1 (Một) năm, trả tự do ngay tại phiên tòa cho các bị cáo Triệu Văn Phúc, Đặng Văn Kỳ.

Trong hạn luật định ngày 29/9/2013, bị cáo Đặng Văn Trường và người đại

diện hợp pháp của bị cáo ông Đặng Văn Sài là bố đẻ của bị cáo có đơn kháng cáo với nội dung xin giảm hình phạt, xin hưởng án treo.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 119 trang tài liệu này.

Tại Bản án phúc thẩm số 17/2013/HSPT, ngày 15/11/2013 của TAND xét xử phúc thẩm vụ án hình sự sơ thẩm do có kháng cáo đối với Bản án hình sự sơ thẩm số 46/2013/HSST ngày 18/09/2013. HĐXX phúc thẩm nhận định Tòa án cấp sơ thẩm đã xem xét và kết tội bị cáo Đặng Văn Trường và đồng bọn về tội trộm cắp tài sản là hoàn toàn đúng người, đúng tội, đúng pháp luật. Tuy nhiên cá thể hóa hình phạt đối với từng bị cáo, Tòa án cấp sơ thẩm có sai sót cụ thể sau: Bị cáo Đặng Văn Trường, sinh ngày 20/10/1995, khi phát hiện chuồng dê cạnh đường, nẩy sinh ý định trộm cắp đã gọi điện cho Đặng Văn Cương sau đó Cương rủ Phúc, Kỳ, Đòn cùng tham gia. Trong đó Cương, Phúc là người trực tiếp vào chuồng bắt trộm dê đem bán, vào ngày 05/6/2013 khi đó Đặng Văn Trường mới được 17 tuổi 07 tháng 15 ngày là người chưa thành niên, thể chất, trí tuệ phát triển chưa toàn diện và đây đủ. Vì lẽ đó các bị cáo khác là người thành niên trong vụ án cụ thể Đặng Văn Cương và Triệu Văn Phúc là người trực tiếp thực hiện hành vi trộm cắp 02 con dê phải chịu trách nhiệm chính, mức án phải cao hơn mức án của Đặng Văn Trường mới thỏa đáng. Còn Đặng Văn Trường là người chưa thành niên được hưởng Điều 69 và khoản 1 điều 74 BLHS. Mức án không quá 3/4 mức án của các bị cáo là người đã trưởng thành. Tức là không quá 4, 5 tháng. Tòa án cấp sơ thẩm xử bị cáo Trường mức án 06 tháng tù bằng mức án mà 04 bị cáo là người đã trưởng thành gồm: Lý Văn Nghị; Đặng Văn Cương; Triệu Văn Phúc Và Đặng Văn Kỳ là không đúng với quy định tại khoản 1 điều 74 BLHS. Tại bản án phúc thẩm số 17/2013/HSPT, ngày 15/11/2013 tòa án cấp phúc thẩm đã căn cứ điểm b Khoản 2 Điều 248; Điểm c khoản 1 Điều 249 BLTTHS, sửa bản án sơ thẩm tuyên bố bị cáo Đặng Văn Trường phạm tội: Trộm cấp tài sản. Về hình phạt: Áp dụng khoản 1 Điều 138; Điểm b, h, p khoản 1, khoản 2 điều 46, Điều 69, khoản 1 Điều 74, khoản 1, khoản 2 Điều 60 BLHS. Xử phạt bị cáo Đặng Văn Trường 04 (Bốn) tháng tù. Nhưng cho hưởng án treo. Thử thách 12 (Mười hai) tháng. Thời hạn thử thách tính từ này tuyên án phúc thẩm. Giao bị cáo Đặng Văn Trường cho UBND

xã Hồng Quang, huyện Lâm Bình, tỉnh Tuyên Quang giám sát giáo dục. Gia đình bị cáo có trách nhiệm phối hợp với chính quyền địa phương trong việc giám sát, giáo dục bị cáo [51].

Đồng phạm trong tội trộm cắp tài sản theo luật hình sự Việt Nam trên cơ sở thực tiễn địa bàn tỉnh Hà Giang - 8

Qua phân tích bản án sơ thẩm chúng ta còn thấy các bị cáo tham gia vào vụ án với vai trò khác nhau, mức độ đóng góp sức lực vào kết quả chung của tội phạm là khác nhau, Cương và Phúc là người thực hành trực tiếp thực hiện tội phạm, Trường, Đòn, Nghị, Kỳ tham gia với vai trò người giúp sức. Song Phúc và Kỳ lại có mức án giống nhau (06 tháng tù cho hưởng án treo); Nghị và Cương có mức án giống nhau (06 tháng tù). Như vậy khi quyết định hình phạt trong đồng phạm rõ ràng tòa án cấp sơ thẩm đã không căn cứ vào tính chất, mức độ tham gia, vai trò của tường người đồng phạm, chưa thực hiện tốt nguyên tắc cá thể hóa TNHS dẫn tới chưa có sự phân hóa triệt để TNHS giữa những người đồng phạm.

Tại Bản án sơ thẩm số 09/2015/HSST ngày 12/08/2015 tòa án cấp sơ thẩm đã tuyên: Bị cáo Lý Văn Nguyên và Nông Văn Kết phạm tội “Trộm cắp tài sản”. Hình phạt: Áp dụng khoản 1 điều 138; p khoản 1 Điều 46, điểm g khoản 1 Điều 48 BLHS. Xử phạt Lý Văn Nguyên 14 (mười bốn) tháng 21 (hai mươi mốt) ngày tù giam Thời hạn tù tính từ ngày bị bắt lần 2 ngàỵ 12/ 05/ 2015. Áp dụng khoản 1 điều 138; p khoản 1 điều 46, điểm g khoản 1 Điêu 48, Điều 69 và khoản 1 Điêu 74 BLHS. Xử phạt Nông Văn Kết 11 (mười một) tháng 21 (Hai mươi mốt) ngày tù giam.

Ngày 08/09/2015, VKSND tỉnh Hà Giang có quyết định kháng nghị số 01/QĐ-VKSHG với nội dung: Căn cứ điểm b khoản 2 Điều 248; điểm c khoản 1 Điều 249 BLTTHS đề nghị sửa bản án sơ thẩm số 09/2015 ngày 12/8/2015 của TAND huyện Bắc Mê, tỉnh Hà Giang trong đó có nội dung: Áp dụng thêm Điều 69, khoản 1 Điều 74 BLHS đối với bị cáo Lý Văn Nguyên để quyết định mức án.

Tại Bản án phúc thẩm số 12/2015/HSPT, ngày 11/11/2015 của TAND xét xử phúc thẩm vụ án hình sự sơ thẩm do có kháng nghị của VKSND đối với Bản án hình sự sơ thẩm số 09/2015 ngày 12/8/2015. Tòa án cấp phúc thẩm nhận thấy đối với bị cáo Lý Văn Nguyên (sinh ngày 21/03/1997). Khi thực hiện hành vi phạm tội

(ngày 15/01/2015), bị cáo mới được 17 tuổi 09 tháng 06 ngày (Bị cáo chưa thành niên). Khi lượng hình HĐXX sơ thẩm không áp dụng Điều 69 BLHS "Nguyên tắc xử lý đối với người chưa thành niên phạm tội” và khoản 1 Điều 74 BLHS để cân nhắc mức án đối với bị cáo Nguyên là vi phạm.Với những thiếu sót nêu trên và vi phạm nghiêm trong thủ tục tố tụng của cấp sơ thẩm mà cấp phúc thẩm không thể khắc phục được. Để giải quyết vụ án theo đúng pháp luật và đảm bảo quyền lợi hợp pháp cho bị cáo và những người tham gia tố tụng khác, HĐXX phúc thẩm áp dụng điểm c khoản 2 Điều 248; điểm a khoản 2 Điều 250 BLTTHS, hủy bản án sơ thẩm số 09/2015/HSST ngày 12/8/2015 chuyển hồ sơ vụ án cho TAND để xét xử lại theo thủ tục chung [57].

Qua phân tích bản án ta thấy số tiền bị cáo Nông Văn Kết phạm tội là 14.440.000đ; số tiền bị cáo Lý Văn Nguyên phạm tội là 12.290.000đ thấp hơn bị cáo Kết. Bị cáo Nguyên và bị cáo Kết đều là trẻ vị thành niên phạm tội. Rõ ràng phần quyết định hình phạt trong bản án của cấp sơ thẩm chưa tương xứng với hành vi phạm tội. Chỉ bị cáo Kết được áp dụng đường lối xử lý đối với người chưa thành niên phạm tội theo quy định tại Điều 69 và khoản 1 Điều 74 còn tòa án không áp dụng đường lối xử lý này đối với bị cáo Nguyên. Bị cáo Kết phạm tội với số tiền nhiều hơn nhưng mức hình phạt lại thấp hơn bị cáo Nguyên. Như vậy tòa án cấp sơ thẩm đã không làm tốt việc áp dụng đường lối xử lý đối với người chưa thành niên phạm tội, chưa thực hiện tốt nguyên tắc cá thể hóa trong đồng phạm, nguyên tắc công bằng trong luật hình sự dẫn tới chưa có sự phân hóa triệt để TNHS trong đồng phạm.

Thứ tư. Sai phạm trong việc xem xét nhân thân, tình tiết tăng nặng giảm nhẹ của từng bị cáo chưa đầy đủ, toàn diện, không thống nhất dẫn tới bỏ sót tình tiết giảm nhẹ, quyết định hình phạt quá nghiêm khắc, phải sửa án sơ thẩm.

Tại bản án sơ thẩm 64/2013/HSST ngày 12/12/2013 tòa án cấp sơ thẩm đã tuyên án đối với bị cáo Mã Quốc Huy và đồng bọn phạm tội: “Trộm cắp tài sản”. Hình phạt đối với Mã Quốc Huy: Áp dụng khoản 1 Điều 138; điểm b,h,p khoản 1, khoản 2 Điều 46 BLHS đối với bị cáo Mã Quốc Huy. Xử phạt bị cáo Mã Quốc Huy 12 (mười hai) tháng tù.

Trong hạn luật định ngày 23/12/2013 bị cáo Mã Quốc Huy có đơn kháng cáo, với nội dung: Xin được giảm nhẹ hình phạt.

Tại Bản án phúc thẩm số 03/2014/HSPT, ngày 04/3/2014 của TAND xét xử phúc thẩm vụ án hình sự sơ thẩm do có kháng cáo đối với Bản án hình sự sơ thẩm số 64/2013/HSST ngày 12/12/2013. Tòa án cấp phúc thẩm nhận định trong đó có nội dung: Tại phiên toà phúc thẩm, bị cáo Mã Quốc Huy xuất trình thêm các chứng cứ mới để xin giảm nhẹ hình phạt đó là hiện nay bị cáo là lao động chính trong gia đình có xác nhận của chính quyền địa phương, bố của bị cáo tham gia kháng chiến chống Mỹ là thương binh 1/4, được tặng thưởng Huân chương Chiến sĩ giải phóng, gia đình có công với cách mạng là những tình tiết giảm nhẹ quy định tại khoản 2 Điều 46 BLHS. Cần xem xét giảm nhẹ hình phạt cho bị cáo để bị cáo được hưởng sự khoan hồng của pháp luật. Tòa án cấp phúc thẩm đã căn cứ điểm b, khoản 2, khoản 3 điều 248, điểm c khoản 1 Điều 249 BLTTHS quyết định: Chấp nhận kháng cáo của bị cáo Mã Quốc Huy: Sửa một phần bản án hình sự sơ thẩm số 64/2013/HSST ngày 12/12/2013. Tuyên bố: Bị cáo Mã Quốc Huy phạm tội: "Trộm cắp tài sản". Hình phạt: Áp dụng khoản 1 Điều 138; điểm b, h, p khoản 1, khoản 2 Điều 46 BLHS đối với bị cáo Mã Quốc Huy, xử phạt bị cáo Mã Quốc Huy 9 (chín) tháng tù [53].

Như vậy hình phạt đối với bị cáo Huy đã giảm từ 12 tháng tù xuống còn 9 tháng tù, nguyên nhân ở đây là do trong quá trình điều tra truy tố xét xử cấp sơ thẩm đã có sai phạm trong việc đánh giá một cách toàn diện về nhân thân, tình tiết giảm nhẹ đối với bị cáo Huy. Các cơ quan tố tụng đã không xem xét đến một số tình tiết giảm nhẹ TNHS khác được quy định tại khoản 2 Điều 46 BLHS đối với bị cáo Huy là chưa đầy đủ vì đây là một trong những căn cứ cần xem xét khi lượng hình để có một hình phạt tương xứng với hành vi phạm tội thể hiện nguyên tắc cá thể hóa hình phạt và đáp ứng được yêu cầu của đấu tranh phòng chống tội phạm và đáp ứng được mục đích của hình phạt là trừng phạt đi đôi với cải tạo, giáo giục và phòng ngừa chung.

Tại bản án sơ thẩm số 06/2014/HSST, ngày 05/6/2014 tòa án cấp sơ thẩm đã tuyên án đối với bị cáo Chẻo Chở Mủa và đồng bọn phạm tội Trộm cắp

tài sản; Hình phạt áp dụng đối với Chẻo Chở Mủa: Áp dụng khoản 1 Điều 138; điểm h,p khoản 1, khoản 2 Điều 46 BLHS, xử phạt bị cáo Chẻo Chở Mủa 12 (mười hai) tháng tù.

Bản án phúc thẩm số 09/2014/ HSPT ngày 05/ 8/2014 đã xét xử phúc thẩm bản án hình sự sơ thẩm số 06/2014/HSST ngày 05/6/2014 đã tuyên án bị cáo Chẻo Chở Mủa (Chẻo Xuân Hùng) phạm tội: Trộm cắp tài sản; Hình phạt: áp khoản 1 Điều 138; điểm b,g,h,p khoản 1, khoản 2 Điều 46; khoản 1, khoản 2 Điều 60 BLHS, xử phạt bị cáo Chẻo Chở Mủa 12 (Mười hai) tháng tù nhưng cho hưởng án treo, thử thách 24 tháng. Giao bị cáo Chẻo Chở Mủa cho UBND xã Phú Lũng, huyện Yên Minh, tỉnh Hà Giang giám sát theo dõi giáo dục [55].

Tại bản án sơ thẩm số 32/2012/HSST ngày 26/11/2012 tòa án cấp sơ thẩm đã tuyên án đối với bị cáo Vũ Văn Công và đồng bọn về tội danh: Trộm cắp tài sản; Về hình phạt áp dụng đối với bị cáo Vũ Văn Công: Áp dụng khoản 1 Điều 138, điểm p khoản 1, khoản 2 Điều 46 BLHS, xử phạt Bị cáo Vũ văn Công 12 (Mười hai) tháng tù.

Bản án phúc thẩm số 02/2013/ HSPT, ngày 06/ 3/2013 của TAND xét xử phúc thẩm Bản án hình sự sơ thẩm số 32/2012/HSST ngày 26/11/2012 đã quyết định: Chấp nhận một phần nội dung kháng cáo của bị cáo Vũ văn Công; Tuyên bố bị cáo Vũ Văn Công phạm tội: Trộm cắp tài sản; Áp dụng khoản 1 Điều 138; điểm b, g, p khoản 1, khoản 2 Điều 46; khoản 1, 2 Điều 60 BLHS; Xử phạt bị cáo Vũ Văn Công 12 (Mười hai) tháng tù. Nhưng cho hưởng án treo. Thử thách 20 (Hai mươi) tháng; Giao bị cáo Vũ Văn Công cho UBND xã Hùng An, huyện Bắc Quang tỉnh Hà Giang giám sát, giáo dục [49].

Từ 02 bản án trên ta thấy các tòa án cấp sơ thẩm đã không áp dụng tình tiết giảm nhẹ “phạm tội gây thiệt hại không lớn” quy định tại điểm g, khoản 1 Điều 46 và không xem xét điều kiện cho hưởng án treo do vậy hình phạt áp dụng đối với các bị cáo là nghiêm khắc dẫn tới bản án có kháng cáo và tòa cấp phúc thẩm đã phải sửa sửa án áp dụng thêm tình tiết giảm nhẹ và cho bị cáo có kháng cáo được hưởng án treo.

Bản án sơ thẩm số 64/2013/HSST, ngày 12/12/2013 tòa án cấp sơ thẩm đã tuyên án: Các bị cáo Mã Quốc Huy, Nguyền Văn Lực, Đinh Văn Chung phạm tội: "Trộm cắp tài sản". Hình phạt: Áp dụng khoản 1 Điều 138; điểm b,h,p khoản 1, khoản 2 Điều 46 BLHS đối với bị cáo Mã Quốc Huy, xử phạt bị cáo Mã Quốc Huy 12 (mười hai) tháng tù; Áp dụng khoản 1 Điều 138; điểm b, p khoán 1, khoản 2 Điều 46, khoản 1,2 Điều 60 BLHS đối với bị cáo Nguyễn Văn Lực, xử phạt bị cáo Nguyễn Văn Lực 10 (mười) tháng tù nhưng cho hướng án treo, thời gian thử thách là 18 (mười tám) tháng 14 (mười bốn) ngày. Giao bị cáo Nguyễn Văn Lực cho UBND xã Việt Hồng giám sát, giáo dục trong thời gian thử thách; Áp dụng khoản 1 Điều 138; điểm b,h,p khoản 1, khoản 2 Điều 46; khoản 1,2 Điều 60 BLHS đối với bị cáo Đinh Văn Chung, xử phạt bị cáo Đinh Văn Chung 09 (chín) tháng tù nhưng cho hưởng án treo, thời gian thứ thách là 16 (mười sáu) tháng 12 (mười hai). Giao bị cáo Đinh Văn Chung cho UBND xã Tiên Kiều - huyện Bắc Quang - tỉnh Hà Giang tiếp tục giám sát, giáo dục trong thời gian thử thách [39].

Trong bản án này phần thông tin nhân thân của cả ba bị cáo Huy, Lực, Chung đều là “tiền án, tiền sự: không” và đều bị truy tố theo khoản 1 điều 138 BLHS (thuộc trường hợp ít nghiêm trọng) nhưng khi xem xét tình tiết tăng nặng giảm nhẹ trước khi quyết định hình phạt thì tòa án chỉ cho bị cáo Huy và bị cáo Chung được hưởng tình tiết giảm nhẹ “phạm tội lần đầu và thuộc trường hợp ít nghiêm trọng” quy định tại điểm h, khoản 1, Điều 46 BLHS còn bị cáo Lực tòa án lại không cho hưởng tình tiết giảm nhẹ này như vậy là không công bằng và không thực hiện tốt nguyên tắc cá thể hóa hình phạt trong đồng phạm, sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới sự phân hóa TNHS giữa các bị cáo.

Tại bản án sơ thẩm số 46/2013/HSST, ngày 18/09/2013 tòa án cấp sơ thẩm đã tuyên án đối với bị cáo Đặng Văn Trường và đồng bọn phạm tội: Trộm cắp tài sản. Hình phạt áp dụng đối với Đặng Văn Trường: Áp dụng khoản 1 Điều 138, Điềm b. h, p khoản 1, khoán 2 điều 46. Điều 69. Khoản 1 Điêu 74, khoản 1, khoản 2 Điều 60 BLHS, xử phạt bị cáo Đặng Văn Trường 04 đến 4,5 tháng tù nhưng cho hưởng án treo. Thử thách là 12 tháng (Bị cáo Đặng Văn Trường sinh năm 1995;

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 11/04/2024