Trình Bày Được Tên Việt Nam Của Các Vị Thuốc Khử Hàn


II. NHÓM THUỐC KHỬ HÀN


MỤC TIÊU:

Sau khi học xong bài này sinh viên có khả năng:

1. Trình bày được tên Việt Nam của các vị thuốc khử hàn

2. Trình bày đúng bộ phận dùng của các vị thuốc khử hàn

3. Liệt kê được công năng chủ trị của các vị thuốc khử hàn.


NỘI DUNG:

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 193 trang tài liệu này.

1. Định nghĩa: Thuốc khử hàn là những thuốc ấm, nóng, có tác dụng ôn trung (làm ấm bên trong), thông kinh hoạt lạc, ấm kinh, giảm đau và bồi dưỡng cửu nghịch.

2. Phân loại: Căn cứ tính chất và tác dụng có thể chia thuốc khử hàn ra làm hai loại: Thuốc ôn trung (ôn lý trừ hàn)

Đông dược - Trường trung cấp Tây Sài Gòn Dùng đào tạo Y sỹ Y học cổ truyền - 10

Thuốc bồi dưỡng cửu nghịch.

3. Công năng chủ trị chung:

3.1. Theo y học cổ truyền:

Thuốc ôn trung có tác dụng làm ẩm cơ thể, giảm đau, kiện tỳ, hành khí, tiêu ứ tích. Dùng thuốc ôn trung khi nội hàn quá thịnh, tỳ vị thăng giáng bất thường, công năng vận hòa bị giảm sút gây chứng hư hàn, biểu hiện sắc mặt xanh, rêu lưỡi trắng, mạch trầm trì, nôn mửa, người rét run, chân tay lạnh, tiêu chảy, phân sống, đau bụng quằn quại… Đa số các thuốc có cay, mùi thơm, nên cò được dùng làm gia vị, kích thích tiêu hóa (Thảo quả, Đại hồi..) Nhóm này gồm có các vị thuốc làm khi cơ thông sướng, kích thích tiêu hóa, như: Đinh hương, Sa nhân, Cao lương khương, Can khương…

Thuốc hồi dương cứu nghịch có tác dụng lấy lại phần dương khí đã bị suy giảm hoặc khi trụy mạch, thoát dương do hàn tà nhập lý, gây triệu chứng sắc mặt xanh nhợt, tay chân lạnh, mạch nhỏ yếu. Ngoài ra còn có tác dụng giảm các cơn đau nội tạng, nôn mửa do trúng hàn. Nhóm này bao gồm Phụ tử, Nhục quế.

3.2. Theo hiện đại:

Tinh dầu có tác dụng kích thích tiêu hóa, giảm đau được dùng làm thuốc chữa đầy bụng, ăn không tiêu, tiêu chảy do hàn. Tinh dầu Quế có tác dụng diệt các vi khuẩn gây bệnh đường tiêu hóa như amib, B. mycoides, Staphylococus aureus, Streptococcue haemoliticus, Pseudomonas aeruginosa, Shigella typhi, Sh. Flexeneri.

4. Chú ý khi sử dụng:


- Cần phân biệt với các chứng bệnh do ngoại hàn xâm nhập phần biểu, kết hợp với phong thành chứng phong hàn, trong trường hợp này dùng thuốc tân ôn giải biểu để tán phong hàn.

- Để phát huy hiệu quả điều trị, tùy theo trường hợp, thường phối hợp với các nhóm thuốc khác.

- Thuốc có tính ẩm, nóng, nên không dùng trong các trường hợp: trụy tim mạch ngoài biên do nhiễm khuẩn, nhiễm độc (chân nhiệt già hàn); âm hư sinh nội nhiệt; can dương cường thịnh, người thiếu máu, ốm bệnh lâu ngày, tân dịch giảm sút. Người có thai không dùng thuốc hồi dương cứu nghịch, thận trọng khi sử dụng thuốc ôn lý khử hàn.

5. Kiêng kỵ: Không được dùng thuốc hồi dương cứu nghịch trong các chứng trụy mạch do nhiễm khuẩn, người âm hư, tân dịch hao tổn.


II. CÁC VỊ THUỐC TIÊU BIỂU

THUỐC HỒI DƯƠNG CỬU NGHỊCH


1. NHỤC QUẾ (Cortex Cinnamomi)

Là vỏ thân cây Quế thanh (Cinnamomum loureirii Presl.), họ Long não (Lauraceae)

TH-CB: Thu hái mùa Hạ, Thu, ủ hoặc để nguyên cho khô dần ở chỗ râm mát, thoáng gió, có thể cất tinh dầu.

TVQK: Vị cay, ngọt, tính đại nhiệt, óc độc. Qui kinh Tâm, Can, Thận, Tỳ.

TPHH: Tinh dầu, tinh bột, tanin, chất nhày, đường, chất màu.

TDDLHĐ: Aldchyd cinnamic là thành phần chính trong tinh dầu Quế có tác dụng hạ nhiệt độ thở ở liều 250-500mg/kg, giảm hoạt động tự phát, kéo dài thời gian ngủ của chuột khi dùng kèm với barbituric.

Có tác dụng ức chế hoạt động của trùng roi ở nồng độ 1/100. Tinh dầu Quế thanh có tác dụng diệt lỵ amib, B. mycoides, Staphulococcus aureus, Streptococcus haemoliticus, Pseudomonas aeruginosa, Shigella typhi, Sh. Flexeneri.

CNCT: Bổ hòa trợ dương, dẫn hỏa quy nguyên, hoạt huyết thông kinh, tán hàn.

- Hồi dương cửu nghịch: dùng trong trường hợp thận dương hư, mệnh môn hóa suy (tay chân lạnh, sợ lạnh, lưng gối yếu mềm, hoạt tính, liệt dương, mạch trầm nhược), choáng, trụy tim mạch.

- Khử hàn, giảm đau, thông kinh hoạt lạc: dùng khi đau bụng dữ dội do hàn tà nhập lý gây tiết tả, nôn mửa, viêm dạ dày, viêm đại tràng, lưng gối lạnh do can thận dương hư.


- Ẩm thận, hành thủy: dùng khi dương khí hư nhược, phù thũng, tiểu tiện khó khăn, viêm thận mạn tính, phù nặng ở bàn chân, phù do thận dương hư.

- Cầm tiêu chảy: dùng trị tiêu chảy do tỳ vị hư hàn.

- Chỉ huyết: dùng khi nôn ói ra máu, băng huyết do hàn gây khí trệ huyết ứ.

- Tiêu độc: dùng trị nhọt bọc khó vỡ do nguyên khí hư, sức đề kháng giảm.

LD: 1-4g/ngày. Dùng dạng hãm, hoàn, tán, hoặc mài với nước sắc thuốc thang.

KK: Phụ nữ có thai, âm hư dương thịnh không dùng. Dùng liều cao, kéo dài thường dẫn đến nhức đầu, táo bón.


2. PHỤ TỬ (Radix Aconiti lateralis praeparata)

Phụ tử là những củ nhánh của cây Ô dầu (Aconitum chinense Paxt.) hoặc (Aconitum carmichaeli Debx.), họ Mao lương (Ranunculaceae). Hắc phụ, bạch phụ, diêm phụ là các dạng Phụ tử chế bằng các phương pháp khác nhau.

TH-CB: Thu hái mùa Thu trước khi cây ra hoa. Phơi khô.

TVQK: Vị cay, ngọt, tính đại nhiệt, có độc. Qui kinh Tâm, Thận, Tỳ.

TPHH: Alcaloid là aconitin. Qua chế biến, hàm lượng aconitin thay đổi và giảm rõ rệt, dạng sống có 0,147% aconitin, sau khi đổ hoặc nấu (0,058%), cô áp suất (0,071%)

TDDLHĐ:

Nước sắc Phụ tử chế (5g/kg) dùng 5 ngày liền có tác dụng chống viêm trên chuột nhắt, cường tim nhẹ đối với trên tim ếch, thỏ cô lập. Sau khi chế biến, aconitin của Phụ tử, dưới tác dụng của nhiệt độ và phụ liệu đã chuyển thành aconin có độc tính ít hơn nhiều so với aconitin, nhưng vẫn giữ được tác dụng cường tim.

Nước sắc Phụ tử còn ức chế một số vi khuẩn như tụ cầu vàng, trực khuẩn lỵ, trực khuẩn thương hàn.

CNCT: Hồi dương cứu nghịch, bổ hỏa trợ dương, trừ phong hàn thấp.

- Hồi dương cứu nghịch: dùng trong trường hợp tâm thận dương hư, mồ hôi vã ra, nôn nhiều, người lạnh toát, chân tay co quắp, mạch vi muốn tuyệt. Dùng bài Tứ Nghịch Thang (Phụ tử, Can Khương, Cam thảo) hoặc Tứ nghịch gia Nhân sâm.

- Khử hàn, giảm đau: dùng trong các chứng phong hàn tấp tý, đau nhức xương khớp, chân tay đau nhức, lạnh, hoặc đau dạ dày, đau dây thần kinh. Có thể phối hợp Quế chi, Can khương.

- Ẩm thận, hành thủy: dùng trị viêm thận mạn tính, thận dương hư, dương khí không đủ, lưng gối đau lạnh, tay chân phù nề ở người già. Dùng bài Bát vị Quế Phụ, Chân vũ thang.

- Cầm tiêu chảy: dùng khi tỳ vị hư hàn.

LD: 3-9g


KK: Người âm hư dương thịnh, chân nhiệt giá hàn, phụ nữ có thai, trẻ em dưới 15 tuổi không dùng.

Phụ tử là thuốc độc bảng B, triệu chứng ngộ độc thường thấy là: chảy nước bọt, buồn nôn, nôn mửa, hoa mắt, chóng mặt, tiêu chảy, tê mình mẩy, tay chân co giật, khó thở, tiểu tiện mất tự chủ, huyết áp tụt, thân nhiệt giảm, loạn nhịp tim. Giải độc bằng cách cho uống ngay nước sắc Kim ngân hoa 80g, Đậu xanh (cả vỏ) 80g, Cam thảo 20g, Gừng tươi 20g, pha thêm đường.

Phụ tử thường phối hợp với thuốc ôn nhiệt, bổ khí như Nhục quế, Can khương, Cam thảo, Nhân sâm, Hoàng kỳ, Bạch truật để văn hồi dương khí. Cũng có thể phối hợp với thuốc hàn lương để ôn hạ, như Đại hoàng, để trị táo bón do hư hàn, hoặc phối hợp với Nhân trần để trị chứng âm hoàng do hàn thấp.

Không dùng chung Phụ tử với Bán hạ, Qua lâu, Bối mẫu, Bạch cập, Bạch liễm.

Ô dầu chưa chế biến là thuốc độc bảng A, chỉ dùng ngoài dưới dạng cồn xoa bóp, không được uống.


THUỐC ÔN TRUNG (ôn lý trừ hàn)


1. CAN KHƯƠNG

Dùng thân rễ của cây Gừng (Zingiber officinale Rose.), họ Gừng (Zingiberaceae). Dạng khô là Can khương.

TH-CB: Thu hái mùa Đông, dùng tươi hay phơi khô.

TVQK: Vị cay, tính ấm, qui kinh Phế, Vị.

TPHH: Tinh dầu, nhựa dầu, tinh bột, chất cay.

TDDLHĐ: Nước Gừng có tác dụng gây co mạch, hưng phấn thần kinh trung ương và thần kinh giao cảm, tăng tuần hoàn, tăng huyết áp, ưc chế trung tâm nôn, gây xung huyết ở dạ dày, có tác dụng cầm máu nhẹ. Nước Gừng ức chế một số vi khuẩn, vi trùng ở âm đạo.

CNCT:

Ôn vị, chi ẩu: khi đau bụng do hàn, bụng đầy trướng, đau bụng không tiêu, dùng Gừng nướng 1 củ. Gừng đặc biệt tốt cho phụ nữ sau khi đẻ bị cảm lạnh, khí huyết ứ trệ, đầy bụng, mặt nặng, chân lạnh. Trường hợp đau bụng dữ dội do hàn, đau lan ra lưng, sườn, thì dùng Sinh khương 8g, Ngải diệp 12g, Quế chi 12g, giảm ăn 15ml, sắc uống. Nếu bị tiêu chảy hoặc kiết lị, dùng Can khương 8g, tán nhỏ, ăn với nước cháo nóng.

LD: 4-42g

KK: Những người bị ho do phế nhiệt và nôn do vị nhiệt thì không nên dùng.


2. ĐỊA LIỀN (Rhizoma Kaempferriae galangae)

Dùng thân rễ của cây Địa liền (Kaempferia galanga L.) họ Gừng (Zingiberaceae)

TH-CB: Thu hái mùa đông, Xuân, phơi hoặc sấy khô.

TPHH: Tinh dầu.

TVQK: Vị cay, tính ôn, quy kinh Tỳ, Vị, Phế.

CNCT: Ôn trung tán hàn, trừ thấp, trừ uế khí

- Trừ thấp, ôn trung tán hàn.

- Trị đau bụng do hàn, đau răng, giúp tiêu hóa.

- Dùng làm thuốc xông.

KK: Người âm hư hỏa vọng, thiếu máu, vị uất hóa không dùng.


3. ĐẠI HỒI: (Fructuc Illicii veri)

Dùng quả chín của cây Đại hồi (Illicium verum) Họ Hồi (Illiciaceae)

TVQK: Vị cay, tính nhiệt. Qui kinh can, thận, tỳ, vị.

CNCT:

- Khử hàn

- Kiện tỳ tiêu thực, khai vị chỉ ẩu: dùng trong trường hợp: đầy bụng, lợm giọng

- Giải độc.

KK: âm hư, hỏa vượng.


4. ĐINH HƯƠNG: (Flos Eugeniae)

Dùng nụ hoa của cây Đinh hương (Eugenia caryophyllata Thunb.) Họ Sim (Myrtaceae)

TVQK: Vị cay, tính nhiệt. Qui kinh tỳ, vị .

CNCT:

- Ôn trung, chỉ thống: điều trị bệnh đau bụng do lạnh, bụng đầy trướng tiêu chảy

- Khí nghịch gây nấc.

- Giải độc.

KK: âm hư, hỏa vượng.


5. THẢO QUẢ: (Fructus Amomi)

Dùng quả chín của cây Thảo quả (Amomum aromaticum Roxb) Họ Gừng (Zingiberaceae)


TVQK: Vị cay, tính nhiệt. Qui kinh tỳ, vị.

CNCT:

- Ôn trung, tán hàn, chỉ thống: chữa đau dạ dày do lạnh

- Kiện tỳ tiêu thực.

- Trừ ác nghịch: chữa nôn mửa.

- Trị sốt rét kèm lạnh nhiều

KK: không có hàn thấp.


6. CAO LƯƠNG KHƯƠNG: (Rhizoma Alpiniae officinari)

Dùng thân rễ của cây Riềng (Alpinia officimarum Hance) Họ Gừng (Zingiberaceae)

TVQK: Vị cay, tính nhiệt. Qui kinh tỳ, vị.

CNCT:

- Ôn trung, tán hàn, chỉ thống: chữa đau dạ dày do lạnh, nôn mửa do lạnh, kích thích tiêu hóa, đầy bụng chậm tiêu

- Giải độc

KK: âm hư hỏa vượng.


7. NGÔ THÙ DU: (Fructus Evodiae)

Dùng quả chín của cây Ngô thù du (Evodia rutaecarpa) Họ Cam (Rutaceae)

TVQK: Vị cay, đắng, tính ôn. Qui kinh tỳ, vị, can, thân.

CNCT:

- Khử hàn, chỉ thống

- Giáng nghịch, chỉ ẩu

- Điều trị ngứa

KK: huyết hư, nhiệt, phụ nữ có thai.



Chọn một câu trả lời đúng nhất:

1. Tác dụng chính của Nhục quế là:

CÂU HỎI


nghịch

A. Hồi dương cứu nghịch B. Ôn trung tán hàn C. Ôn trung giáng


D. Ôn trung chỉ huyết E. Ôn trung chỉ thống.

2. Tác dụng chính của Phụ tử là:



nghịch

A. Hồi dương cứu nghịch B. Ôn trung tán hàn C. Ôn trung giáng


D. Ôn trung chỉ huyết E. Ôn trung chỉ thống

3. Bộ phận dùng của Nhục quế là:

A. Vỏ thân B. Rễ củ nhánh C. Thân lá D. Thân rễ E. Hoa

4. Bộ phận dùng của Phụ tử là:

A. Vỏ thân B. Rễ củ nhánh C. Thân lá D. Thân rễ E. Hoa

5. Bộ phận dùng của Địa liền là:

A. Vỏ thân B. Rễ củ nhánh C. Thân lá D. Thân rễ E. Hoa

6. Can khương chính là:

A. Thân rễ Gừng tươi B. Thân rễ Gừng đã làm khô C. Củ Gừng chín

D. Gừng lùi vào tro E. Gừng già.

7. Phụ tử được xếp vào nhóm thuộc độc bảng:

A. Bảng A B. Bảng C C. Bảng B D. Bảng E E. Không độc

8. Can khương có tác dụng:

A. Chữa cảm sốt B. Chữa tiêu chảy C. Chữa đầy bụng

D. Đau bụng hàn, chữa ăn không tiêu E. Chữa trúng hàn.

9. Phụ tử có công dụng:

A. Chữa cảm sốt B. Chữa bí tiểu C. Chữa mất ngủ

D. Chữa ngộ độc E. Chữa phong hàn thấp tý.

10. Dùng Quế nhục liều cao, kéo dài gây:

A. Buồn nôn B. Dị ứng C. Đau nhức xương

khớp

D. Suy nhược thần kinh E. Nhức đầu, táo bón

11. Thuốc ấm, nóng, có tác dụng ôn trung, thông kinh hoạt lạc, ấm kinh, giảm đau và hồi dương cứu nghịch là thuốc:

A. Thuốc khử hàn B. Thuốc thanh nhiệt C. Thuốc tiêu đạo

D. Thuốc có sáp E. Thuốc bình can.

12. Thuốc có tác dụng làm ấm cơ thể, giảm đau, kiện tỳ, hành khí, tiêu ứ tích là thuốc:

A. Thuốc hóa đờm B. Thuốc thanh nhiệt C. Thuốc tiêu đạo

D. Thuốc có sáp E. Thuốc ôn trung.

13. Thuốc có tác dụng lấy lại phần dương khí đã bị suy giảm là thuốc:


A. Thuốc hóa đờm B. Thuốc thanh nhiệt C. Thuốc tiêu đạo

D. Thuốc có sáp E. Thuốc ôn trung.


Xem tất cả 193 trang.

Ngày đăng: 01/10/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí