Đông dược - Trường trung cấp Tây Sài Gòn Dùng đào tạo Y sỹ Y học cổ truyền - 9


LD: 1-4g

KK: Người âm hư hỏa vượng, ho khan không đờm không có phong tả thì không dùng, không dùng chung với Lê lô.


7. BẠCH CHỈ (Radix Angelicae dahuricae)

Dùng rễ của cây Bạch chỉ (Angelica dahurica (Fisch.et. Hoffm.) Benth. et Hook.), họ Hoa tán (Apiaceae)

TH-CB: Thu hoạch vào mùa Hạ, Thu, khi trời khô ráo, đào lấy củ, rửa nhanh, cắt bỏ rễ con, phơi hay sấy ở nhiệt độ 40-50oC. Không lấy củ ở cây đang ra hoa kết quả.

TVQK: Vị cay tính ẩm. Quy kinh Phế, Vị, Đại trường.

TDDLHĐ: Nước chiết Bạch chỉ có tác dụng làm giãn động mạch vành tim, tác dụng này là do Byak-angelicob ( C17H16O6) chiếm 0,2% trong Bạch chỉ tạo nên, điều đó giải thích được tác dụng hoạt huyết giảm đau, nhuận cơ, giảm đau thắt ngực của vị thuốc. Nước sắc Bạch chỉ có tác động ức chế trực khuẩn gây bệnh đường tiêu hóa (lỵ, phó thương hàn), trực khuẩn mủ xanh, lao…

CNCT: Tán phong hàn, trừ thấp, thông khiếu, chỉ thống, trừ mủ.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 193 trang tài liệu này.

- Giải cảm hàn: dùng trị các bệnh do hàn tả gây ra, có biểu hiện đau vùng trán, đau nhức phần xương lông mày, hốc mắt, đau mắt mà nước mắt trào ra. Phối hợp với Địa liên,Cát căn, Xuyên khung.

- Trừ phong chỉ thống: dùng trị phong thấp, đau răng, viêm mũi mạn tính, đau dây thần kinh vùng mặt. Có thể dùng Bạch chỉ, Tân dỉ, Thương nhĩ từ mỗi vị 12g, Bạc hà 6g nghiền thành bột mịn, uống với nước sôi để nguội.

Đông dược - Trường trung cấp Tây Sài Gòn Dùng đào tạo Y sỹ Y học cổ truyền - 9

- Giải độc: do có tính kháng sinh mạnh, nên được dùng để sát trùng, trị mụn nhọt, dùng khi có nhọt độc, viêm tuyến vú hoặc rắn độc cắn. Phối hợp với Bồ công anh, Kim ngân hoa, Cam thảo.

- Hành huyết điều kinh (phối hợp các thuốc khác).

- Kiện cơ nhục: Dùng trong trường hợp cơ nhục đau mỏi, vô lực. Đặc biệt, có hiệu quả tốt với các chứng đau thắt vùng ngực.

LD: 4-12g

KK: Chứng âm hư, uất hỏa, nhiệt thịnh không dùng.


8. PHÒNG PHONG (Radix Ligustici)

Dùng rễ của cây Xuyên Phòng phong (Ligusticum brachylobum Franch.), hoặc cây Thiên phòng phong (Ledeboriella seseloides Wolff.), hoặc cây Vân Phòng phong (Seseli delavayi Franch.), họ Hoa tán (Apiaceae).

TVQK: Vị cay ngọt, tính hơi ẩm. Qui kinh Can, Phế, Tỳ, Vị, Thận.


TPHH: Manit, glucosid đắng, đường.

TDDLHĐ: Nước sắc và dịch chiết cồn của Phòng phong có tác dụng hạ nhiệt trên thỏ gây sốt thực nghiệm. Tác dụng của nước sắc mạnh hơn dịch chiết cồn.

CNCT: Phát biểu tán phong, trừ thấp.

- Giải cảm hàn: dùng trị cảm phong hàn, có biểu hiện sốt rét, đau đầu, ho. Có thể dùng Phòng phong, Hạnh Nhân, Hành, Sinh Khương mỗi vị 12g sắc uống.

- Trừ phong thấp giảm đau: dùng trị đau nhức xương khớp, đau mình mẩy, buốt cơ, đau nửa đầu, dùng Phòng phong 12g, Bạch chỉ 8g.

- Giải kinh: trị co quắp, uốn van, phối hợp Bạch cương tàm, Toàn yết.

LD: 4-12g

KK: Những người âm hư, hỏa vượng, không có phong tà không dùng.


THUỐC PHÁT TÁN PHONG NHIỆT


1. CÚC TÀN (Folium Pluchea indicae)

Dùng lá của cây Cúc tần (Pluchea indica (L.) Less.), Họ Cúc (Asteraceae), có khi dùng rễ.

TH-CB: Thu hái quanh năm, dùng tươi hay phơi sấy khô.

TVQK: Vị đắng, tính lương, qui kinh Can, Đởm.

TPHH: Tinh dầu, protid, ipid, cellulose, canxi, sắt, caroten, vitaminC

CNCT: Phát tán phong nhiệt, giúp tiêu hóa, trân thống

- Phát hãn: trị cảm sốt. Dùng dạng thuốc sắc hoặc xông.

- Kích thích tiêu hóa: dùng khi ăn uống không tiêu, kiết lỵ.

- Giảm đau: giã nát lá tươi, sao với rượu cho nóng, đắp vùng lưng hai bên thận khi bị đau nhức lưng.

LD: 8-16g, thuốc sắc. Dùng ngoài không lể liều lượng.


2. BẠC HÀ (Herba Menthae arvensis)

Dùng bộ phận trên mặt đất của cây Bạc hà nam (Mentha arvensis L.), họ Hoa môi (Lamiaceae).

TH-CB: Thu hái lúc cây sắp ra hoa hay đang có nụ, lúc trời khô ráo, bỏ lá sâu, úa. Dùng tươi hay phơi trong râm.


TVQK: Vị cay, tính mát. Qui kinh Phế, Can.

TPHH: Tinh dầu có chứa Menthol

TDDLHĐ: Với liều nhỏ Bạc hà có tác dụng hưng phấn, kích thích trung khu thần kinh, làm mạch máu giãn nỡ, thúc đẩy sự bài tiết mồ hôi và làm hạ nhiệt. Liều cao sẽ kích thích tủy sống, làm tê liệt phản xạ vận động. Bạc hà còn có tác dụng trên đoạn rễ thần kinh bị tê đau, cho nên có tác dụng tiêu viêm, giảm đau. Ngoài ra, còn có tác dụng gây tê cục bộ.

Bạc hà ức chế nhiều loại vi khuẩn như: Staphylococcus aureus, Salmonella typhi, S. shiga, B. subtilis, P. pneumoniae, H. pertussis.

CNCT: Tuyên tán phong nhiệt, thanh đầu mục, thấu chẩn.

- Giải cảm nhiệt, phát hãn: dùng trị cảm mạo phong nhiệt, có biểu hiện sốt cao, đau đầu, ít hoặc không có mồ hôi. Có thể dùng dạng thuốc xông hoặc sắc uống.

- Trừ phong chi thống: dùng khi bị đau đầu, đau mắt đỏ do phong nhiệt, họng đỏ sưng đau, phối hợp Cúc hoa, Hoàng bá.

- Kiên vị chỉ tả: Tăng tiết mật, kích thích tiêu hóa. Dùng trong trường hợp ăn uống không tiêu, buồn nôn, ợ chua, đau bụng tiêu chảy…

- Chỉ khái: Dùng riêng hoặc phối hợp các thuốc chỉ khái hóa đờm.

- Giải độc, làm sởi mọc: Phối hợp Ngưu bàng, Thuyền thoái. Còn có thể dùng lá giã nát, băng vào chỗ bỏng hoặc nhọt để tránh nhiễm trùng và chóng lên da non. Súc miệng hằng nước sắc Bạc hà hoặc nước no sau khi cất tinh dầu để sát trùng răng miệng.

LD: 2- 12g

KK: Khí hư, huyết táo, can dương thịnh, biểu hư ra nhiều mồ hôi không nên dùng.

Không nên dùng Bạc hà xông hoặc cho trẻ nhỏ (dưới 1 tuổi) uống, nhất là các chế phẩm vị menthol có trong tinh dầu có thể gây ngừng hô hấp.


3.TANG DIỆP (Folium Mori)

Là lá cây Dâu tằm (Morus alba L.) họ Dâu tằm (Moraceae)

TH-CB: Thu hái lá non và lá bánh tẻ vào đầu mùa Hạ, vỏ rễ thu hái quanh năm. Dùng tươi hay phơi sấy khô. Quả hái khi chín.

TVQK: Vị ngọt, đắng, tính hàn, qui kính Can, Phế.

TPHH: Chất cao su, caroten, tí tinh dầu, vitamin C, đường…

TDDLHĐ: Hạ đường huyết trên động vật thí nghiệm. Ức chế sự sinh trưởng của tụ cầu khuẩn, trực khuẩn thương hàn.

CNCT: Sơ tán phong nhiệt, thanh nhiệt, nhuận táo, thanh can minh mục.


- Giải cảm nhiệt: dùng khi miệng khát, sốt cao, đau đầu, ho khan. Có thể dùng bài Tang cúc ẩm, sắc uống.

- Cố biểu liễm hãn, điều tiết mồ hôi: dùng trong trường hợp ra mồ hôi nhiều, mồ hôi trộm, mồ hôi ở lòng bàn tay. Có thể dùng Tang diệp 300g, Mẫu lệ nung 150g.

- Thanh can sáng mắt: dùng khi kinh can bị phong nhiệt, mắt đỏ sưng đau, viêm màng kết mạc, hoa mắt, chảy nước mắt nhiều. Dùng bài thuốc Tang diệp 12g, Cúc hoa 12g,Thảo quyết minh 8g. Trường hợp đau mắt đỏ, mắt xung huyết: Dùng lá Dâu bánh tẻ cùng với là Tre, Bạc hà, Cúc hoa, nấu nước xông. Hoặc dùng lá Dâu giã nhỏ, vắt lấy dịch tẩm vào gạc đắp lên mắt sẽ tan huyết.

- Thanh phế chỉ khái: dùng trị ho phong nhiệt, ho có đờm vàng đặc, hoặc ho khan.

- Hạ huyết áp: Tang diệp, hạt Ích mẫu mỗi thứ 20g sắc uống, có thể dùng Tang chi nấu nước ngâm chân 30-40 phút trước khi ngủ.

- Hạ đường huyết: phối hợp Sinh địa, trí mẫu, Hoài sơn, Cát căn.

KK: Những người bị chứng hư hàn không dùng.


4. CÚC HOA (Flos Chrysanthemi indici)

Dùng hoa của cây Cúc (Chrysanthemum indicum Lour.), Họ Cúc (Asteraceae).

TH-CB: Thu hái tháng 9-10, quây cót, xông sinh, đem nén nặng 1 đêm cho chảy hết nước đen. Phơi 3-4 nắng đến khô.

TVQK: Vị đắng, cay, tính hơi hàn. Qui kinh Phế, Can, Tâm.

TPHH: Adenin, cholin, vitamin A, tinh dầu, sắc tố Chrysanthemin.

TDDLHĐ: Với liều cao Cúc hoa có tác dụng hạ nhiệt, hạ áp. Cúc hoa ức chế nhiều loại vi khuẩn như tụ cầu, liên cầu, trực khuẩn lỵ, trực khuẩn đại tràng, bạch hầu, virus cúm.

CNCT: Thanh nhiệt, giải độc, tán phong, minh mục.

- Giải cảm nhiệt: dùng hạ sốt do cảm, có đau đầu, đau mắt đỏ. Có thể phối hợp Tang diệp, Câu đằng.

- Thanh can sáng mắt: dùng khi kinh can bị phong nhiệt, mắt sưng đau đỏ, ung thũng, chóng mặt. Có thể dùng bài Lục vị gia Cúc hoa, Câu kỳ tử, hoặc dùng Cúc hoa ngâm rượu.

- Bình can hạ áp: phối hợp với Hoa hòe, Kim ngân, dùng dạng thuốc hãm.

- Giải độc: trị mụn nhọt, đính độc, tê đau mất cảm giác. Dùng Cúc hoa 16g, Cam thảo 20g sắc uống.

LD: 4-24g

KK: Tỳ vị hư hàn hoặc đau đầu do phong hàn không nên dùng.


Sau khi thu hái, Cúc hoa cần được chế biến bằng cách xông sinh để giữ cho cánh hoa không bị rụng, tiện lợi cho quá trình bảo quản.


5. CÁT CĂN (Radix Puerariae)

Dùng rễ cây Sắn dây (Pueraria thomsonii Benth.), họ Đậu (Fabaceae).

TVQK: Vị ngọt, cay, tính mát. Qui kinh Tỳ, Vị.

TPHH: Tinh bột, saponin, flavon.

TDDLHĐ: Các flavon của Cát căn (đaizein) có tác dụng làm giảm co thắt động mạch đáy mắt, làm tăng lưu lượng máu ở mạch máu não, điều này chứng minh tác dụng giảm đau đầu của Cát căn.

Flavonoid có tác dụng tăng lưu lượng máu, giảm trở lực huyết quản của động mạch vành, nên ứng dụng để trị các bệnh đau thắt mạch vành tim.

Dịch chiết cồn Cát căn (2g/kg) có tác dụng hạ nhiệt trên thỏ gây sốt thực nghiệm.

Daizein có tác dụng giải co quắp gây bởi acetylcholin. Ngoài ra, Cát căn còn có tác dụng lợi tiểu, an thần.

CNCT: Giải cơ, thoái nhiệt, sinh tân, thấu chẩn, thăng dương, chỉ tả.

- Phát hãn hạ nhiệt: dùng trị ngoại cảm phong nhiệt có sốt cao, phiền khát, đau đầu, đặc biệt đau vùng sau đầu, vùng chẩm và vùng gáy hoặc cứng gáy, cổ gáy đau.

- Giải độc: làm cho sởi mọc hoàn toàn. Dùng bài Cát căn thang.

- Sinh tân dịch, chi khát: dùng khi bị sốt mà bụng cồn cào, miệng háo khát, người khô, đại tiện bí kết, đau vùng thượng vị, trường hợp này dùng củ sắn dây tươi (40g) thì tốt hơn, phối hợp với Mạch môn 40g. Cỏ mực 40g, Trúc diệp 20g. Phối hợp với Sinh địa, Hoài sơn, Mạch môn để trị bệnh tiểu đường.

- Thanh tràng chỉ lị: dùng Cát căn mọc hoang lâu ngày thì tốt, khi dùng sao qua để giảm tính phát hãn của vị thuốc.

- Thanh tâm nhiệt: dùng khi niêm mạc miệng, môi, lưỡi lở loét sinh mụn nhọt. Các chứng bí tiểu tiện, tiểu gắt, tiểu buốt, tiểu đục, dùng bột sắn dây kết hợp nước ép Rau má, Cỏ mực.

- Hạ huyết áp, dùng với các chứng cao huyết áp.

LD: 4-24g.

KK: Thượng tiêu thịnh, hạ tiêu hư, âm hư hỏa vượng không nên dùng

Hoa sắn dây có vị ngọt, tính bình dùng giải độc rượu. Lá sắn dây dùng trị rắn

cắn.

6. SÀI HỒ (Radix Bupleuri)


Dùng rễ và lá cây Sài hồ (Buplerum chinense DC.), Họ Hoa tán (Apiaeae).

Ngoài ra còn dùng rễ cây Lức hoặc rễ Cúc tần làm vị Sài hồ nam.

TVQK: Vị đắng, tính hơi hàn. Qui kinh Can, Đởm.

TPHH: Saponin, tinh dầu, rutin.

TDDLHĐ: Có tác dụng hạ nhiệt, trên lâm sàng thường dùng trị các chứng sốt mà nhiệt độ thường chênh lệch 10C giữa sáng và chiều hoặc chứng hàn nhiệt vãng lai. Dịch chiết Sài hồ ức chế sự sinh trưởng của ký sinh trùng sốt rét.

CNCT: Thoái nhiệt, thư can, thăng dương.

- Giải cảm nhiệt: dùng khi bị sốt cao do cảm, phối hợp với Cát căn hoặc Bán hạ, Hoàng cầm, Cam thảo.

- Bình can giải uất, tích tinh, sáng mắt: trị hoa mắt, chóng mặt do can khí uất trệ, sườn đau tức, kinh nguyệt không đều, đau bụng kinh.

- Kiên tỳ, bổ trung ích khí: trị chứng bụng đầy trướng, buồn nôn. Phối hợp với Đảng sâm, Hoàng kỳ, Cam thảo, Bạch truật, Hương phụ, Uất kim… Do có tính thăng đề, đưa dương khí đi lên, dùng tốt với những chứng sa giáng, như sa tử dung, sa ruột, thoát giang… Khi dùng, phối hợp các vị thuốc bổ khí trong bài Bổ trung ích khí.

- Trị sốt rét: Phối hợp Thường sơn, Thảo quả. Với sốt rét thời kỳ đầu có thể dùng Sài hồ 20g, Cam thảo dây 12g, Rau má 6g, Lá tre 12g, Bán hạ 12g rễ Đinh lăng chích nước Gừng 20g, Sinh khương 6g.

LD: 8-16g

KK: Những người âm hư hỏa vượng, buồn nôn, ho, đầu đau căng không nên dùng.

Do chứa saponin nên có tính kích thích, dùng liều cao có thể gây nôn, do đó có thể dùng kèm thuốc chỉ ẩu khác như Bán hạ…


CÂU HỎI LƯỢNG GIÁ

Chọn một câu trả lời đúng nhất:

1. Công dụng chính của Kinh giới là:

A. tán phong hàn B. tán phong nhiệt C. tán phong thấp

D. tán phong hàn nhiệt E. khử phong.

2. Công dụng chính của Bạc hà là:

A. tán phong hàn B. tán phong nhiệt C. tán phong thấp

D. tán phong hàn nhiệt E. khử phong.

3. Công dụng chính của Sinh khương là:

A. tán phong hàn B. tán phong nhiệt C. tán phong thấp


D. tán phong hàn nhiệt E. khử phong.

4. Công dụng chính của Bạch chỉ là:

A. tán phong hàn B. tán phong nhiệt C. tán phong thấp

D. tán phong hàn nhiệt E. khử phong.

5. Bộ phận dùng của Bạc hà:

A. Toàn cây B. Rễ C. Thân lá D. Thân rễ E.

Củ.

6. Bộ phận dùng của Sinh khương:

A. Toàn cây B. Rễ C. Thân lá D. Thân rễ E.

Củ.

7. Bộ phận dùng của Cát căn:

A. Toàn cây B. Rễ C. Thân lá D. Thân rễ E.

Củ.

8. Bộ phận dùng của Kinh giới là:

A. Thân rễ B. cành lá và ngọn có hoa C. hoa lá D.rễ E.

hoa.

9. Bộ phận dùng của Hương nhu là:

A. Thân rễ B. cành lá và ngọn có hoa C. hoa lá D.rễ E.

hoa.

10. Bộ phận dùng của Tế tân:

A. Toàn cây B. Rễ cây C. Toàn cây bỏ rễ D. Toàn cây cả rễ E. Toàn

cây.

11. Bộ phận dùng của Bạch chỉ:

A. Lá B. Rễ C. Thân D. Quả E. Hoa

12. Bộ phận dùng của Phòng phong:

A. Lá B. Rễ C Thân D. Vỏ E. Hoa.

13. Bộ phận dùng của Sài hồ:

A. Cành, lá B. Cành C. Thân, rễ D. Rễ, lá E. Thân,

14. Công dụng khác của Gừng:

A. Chữa ho, chống nôn B. Chữa ghẻ lở ngoài da C. Hạ sốt

cao

D. Cầm mồ hôi E. Di tinh, di niệu

15. Kinh giới sao cháy có tác dụng:



cao

A. Chữa ho, chống nôn B. Chữa ghẻ lở ngoài da C. Hạ sốt


D. Cầm máu E. Di tinh, di niệu

16. Tô nghạnh có tác dụng:

A. Chữa ho, chống nôn B. An thai C. Hạ sốt cao D. Cầm máu

E. Di tinh, di niệu

17. Ngoài tác dụng tán phong hàn Bạch chỉ còn có tác dụng:

A. Chữa ho, chống nôn B. An thai C. Trừ phong thấp

D. Chống dị ứng E. Di tinh, di niệu

18. Không dùng Bạc hà cho đối tượngL

A. Người cao tuổi B. Trẻ con C. Trẻ nhỏ dưới 1 tuổi

D. Phụ nữ có thai E. Thiếu niên.

19. Cúc hoa phối hợp Hoa Hòe, Kim ngân để làm thuốc:

A. Chữa ho, chống nôn B. An thai C. Hạ sốt cao

D. Hạ huyết áp E. Di tinh, di niệu

20. Vị thuốc nào sau đây có tác dụng chỉ lỵ:

A. Cát căn B. Sài hồ C. Phòng phong D. Cúc hoa E. Kinh giới.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 01/10/2023