So Sánh Một Số Chỉ Tiêu Chung Của Huyện Phú Lương Và Tỉnh Thái Nguyên Năm 2012


thể thao, bưu chính viễn thông trên địa bàn; tổ chức nhiều đợt kiểm tra các hoạt động văn hóa, dịch vụ văn hóa công cộng. Tập trung tuyên truyền các chủ trương, chính sách pháp luật của Đảng và nhà nước, tình hình chính trị, kinh tế, xã hội của địa phương; nhiều hoạt động văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao được tổ chức để kỷ niệm các ngày lễ, góp phần nâng cao đời sống

văn hóa, rèn luyện sức khỏe cho nhân dân (tham gia và tổ chức 835 buổi

biểu diễn văn nghệ

quần chúng, 445 giải thể

thao, giao hữu cấp tỉnh,

huyện, cơ sở; treo 5.025 băng rôn, khẩu hiệu, áp phích). Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” tiếp tục được tuyên truyền sâu rộng, thu hút đông đảo các tầng lớp nhân dân tham gia, góp phần nâng cao đời sống văn hóa ở các khu dân cư, ngăn chặn tệ nạn xã hội, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội; đến nay các đơn vị, địa phương đang tiến hành bình xét các danh hiệu gia đình, làng bản, cơ quan văn hóa năm 2012 theo kế hoạch. Đài Truyền thanh ­ Truyền hình đã không ngừng nâng cao chất lượng các tin bài, đáp ứng kịp thời nhu cầu thông tin của nhân dân; việc quản lý khai thác, phát huy hiệu quả các cụm loa truyền thanh ở cơ sở, đảm bảo tiếp âm, tiếp sóng tới tận cơ sở xóm (sản xuất được 293 chương trình phát thanh địa phương, 24 chương trình tiếng Tày – Nùng, xây dựng 44 chương trình truyền hình của huyện phát trên sóng Đài PT­ TH tỉnh; tiếp âm 719 buổi của Đài TNVN).

Như vậy trong những năm qua huyện cũng đã có nhiều thành tựu trong phát triển kinh tế, tăng truởng kinh tế trong những năm qua vẫn giữ mức ổn định. Thu nhập bình quân GDP đầu người năm 2012 đạt 14,8 triệu đồng. Tỷ lệ hộ nghèo giảm dần qua các năm đời sống nhân dân đã được cải thiện. Tuy nhiên bình quân thu nhập đầu người và bình quân lương thực trên đầu người còn thấp hơn nhiều so với của cả nước và của tỉnh


Thái Nguyên.

Bảng 3.7. So sánh một số chỉ tiêu chung của huyện Phú Lương và tỉnh Thái Nguyên năm 2012

STT

Hạng mục

ĐVT

Tỉnh Thái Nguyên

Phú Lương

1

Tăng trưởng kinh tế

%

11,47

11,30

2

Cơ cấu kinh tế

%

100,0

100,0

­

Công nghiệp ­ xây dựng

%

41,77

29,27

­

Thương mại ­ dịch vụ

%

36,95

21,78

­

Nông lâm thuỷ sản

%

21,28

48,95

3

Dân số trung bình

Người

1.150.000

107.230

4

GDP bình quân đầu người

tr.đ

22,3

14,8

5

SL lương thực BQ/người

kg/năm

433

370,1

6

Tỷ lệ hộ nghèo

%

12,96

13,9

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 135 trang tài liệu này.

Nghiên cứu thực trạng và giải pháp phát triển kinh tế hộ nông dân tại huyện Bình Gia tỉnh Lạng Sơn - 9

Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Thái Nguyên, huyện Phú Lương năm 2012


3.1.10. Những thuận lợi và khó khăn về điều kiện tự nhiên, kinh tế, văn

hoá xã hội nghiên cứu

ảnh hưởng

đến

phát triển kinh tế hộ

nông dân ở

vùng

* Thuận lợi:

­ Vị trí địa lý rất thuận lợi trong việc giao lưu, buôn bán vận chuyển hàng hóa, đặc biệt tiêu thụ các loại nông sản phẩm. Ngoài ra còn thuận lợi trong việc tiếp thu, chuyển giao công nghệ khoa học kỹ thuật phục vụ cho đời sống và sản xuất.

­ Có sự quan tâm chỉ đạo sát sao của huyện uỷ, HĐND, UBND huyện

và các cơ quan của tỉnh, cùng với sự nỗ lực của các hộ dân, các cấp các

ngành, các tổ chức chính trị xã hội và đoàn thể từ huyện đến xã phát huy sức mạnh tổng hợp phấn đấu góp phần hoàn thành mục tiêu kinh tế xã hội.

­ Đảng và Nhà nước có chính sách

ưu tiên phát triển kinh tế

nông


nghiệp miền núi, vùng cao như trợ cước giống, phân bón, hỗ trợ xây dựng, hỗ trợ hộ nghèo, hộ dân tộc thiểu số phát triển sản xuất, cho vay vốn với

lãi suất

ưu đãi cùng với cơ

chế

trợ

giá tiêu thụ

sản phẩm nông sản đã

khuyến khích nông dân phấn khởi sản xuất.

­ Khí hậu và điều kiện thổ nhưỡng trên địa bàn huyện đa dạng, thích hợp cho nhiều loại cây trồng, vật nuôi có thể phát triển tốt, đất đai chưa sử dụng còn nhiều có thể đưa vào khai thác, phát triển nông nghiệp.

­ Cơ

sở hạ

tầng nông nghiệp, nông thôn được tăng cường, các cụm

thương mại chợ nông thôn ngày càng phát triển và lưu thông hàng hóa thúc đẩy chuyển dịch kinh tế.

* Khó khăn:

Cùng với những thuận lợi trên, quá trình phát triển kinh tế xã hội còn có những khó khăn đó là:

­ Điểm xuất phát của nền kinh tế của huyện còn thấp so với cả nước nói chung và của tỉnh Thái Nguyên nói riêng, đây là khó khăn mà lãnh đạo và nhân dân trong huyện phải vượt qua bằng sự nỗ lực vượt bậc để thúc đẩy nền kinh tế tăng trưởng.

­ Địa hình của huyện chia cắt mạnh và độ dốc lớn là một khó khăn

trong việc phát triển hạ tầng và ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất. Ngoài ra, do khai thác quá mức, tình trạng phá rừng lấy gỗ và

làm nương rẫy nên diện tích rừng bị

thu hẹp làm

ảnh hưởng đến môi

trường sinh thái, đặc biệt là nguồn nước.

­ Ngoài tiềm năng về nông nghiệp huyện Phú Lương chưa có tiềm

năng sinh lời đủ

lớn, đủ

sức hấp dẫn vốn đầu tư

trong và ngoài nước.

Huyện chưa có các trung tâm đô thị lớn, kết cấu hạ tầng còn nghèo nàn, đa số dân cư sống bằng nghề nông. Trong khi đó sản xuất nông nghiệp vẫn mang tính thủ công, năng suất thấp làm cho giá thành sản phẩm cao. Như


vậy, khả năng tích lũy cho phát triển kinh tế của địa phương còn rất ít. Một

số cơ

sở chưa làm tốt công tác tuyên truyền, chuyển giao kỹ

thuật cùng

chính sách về nông nghiệp, thiếu phương pháp phù hợp với điều kiện cụ thể của từng đối tượng. Đại bộ phận các hộ gia đình thiếu vốn, trình độ dân trí của người dân không đồng đều. Nhìn chung, tuy huyện Phú Lương còn có những khó khăn nhất định nhưng những thuận lợi cũng là cơ bản, tạo đà cho việc phát triển kinh tế nói chung và kinh tế các hộ nông dân nói riêng trên địa bàn huyện đạt kết quả tốt.

3.2. Thực trạng tình hình phát triển kinh tế hộ nông dân huyện Bình Gia

3.2.1. Tình hình chung kinh tế hộ nông dân của huyện Bình Gia từ năm 2013­2015

Thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 5 năm của huyện Phú

Lương giai đoạn 2010­2015, kinh tế của huyện đã có những chuyển biến tích cực. Đẩy nhanh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp và nông thôn theo hướng từng bước nhanh chóng hình thành nền nông nghiệp hàng

hóa phù hợp với nhu cầu thị trường và điều kiện sinh thái của vùng.

Chuyển dịch cơ cấu ngành nghề, cơ cấu lao động, tạo việc làm mới thu hút lao động nông thôn. Áp dụng những tiến bộ khoa học, công nghệ về giống, chăm sóc…vào trong sản xuất nông lâm nghiệp nâng giá trị thu nhập trên cùng đơn vị diện tích


Đơn vị tính: Triệu đồng (theo giá cố định năm 1994)

300,000


250,000


200,000


150,000


100,000

1.Tổng Giá trị sản xuất NLN

- Trồng trọt

- Chăn nuôi

- Dịch vụ chế biến

50,000


0

2010

2011

2012


Hình 3.4: Giá trị sản xuất nông nghiệp huyện Phú Lương Giai đoạn 2010 – 2012(theo giá cố định 1994)

Giá trị sản xuất nông nghiệp của các huyện không ngừng tăng qua các

năm: Năm 2010 đạt 265.000 triệu đồng đến năm 2011 tăng 7,92% lên

286.000 triệu đồng và năm 2012 tăng 9,09% so với năm 2011 và 17,73% so với năm 2010 đạt 312.000 triệu đồng. Trong đó, lĩnh vực trồng trọt năm 2010 đạt 162.975 triệu đồng, năm 2012 đạt mức 179.400 triệu đồng tăng 6,14% so với năm 2011 và 10,08% so với năm 2010; ngành chăn nuôi tăng ổn định qua các năm, năm 2010 đạt 94.075 triệu đồng, năm 2011 tăng 14,00

% lên 107.250 triệu đồng, sang năm 2012 tăng lên 121,368 triệu đồng tăng 13,16% so với năm 2011 và 29,01% so với năm 2010; Ngành dịch vụ chế biến có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất năm 2010 đạt 9.950 triệu đồng sang năm 2011 tăng 22,31% đạt 9.724 triệu đồng, năm 2012 tăng lên 11.232 triệu đồng tăng 15,51% so với năm 2011 và tăng 41,28% so với năm 2010. Như vậy, sự tăng trưởng giữa các ngành như trên phù hợp định hướng phát triển của huyện, giá trị trồng trọt tăng chậm chủ yếu là nhờ việc ứng dụng các


KHKT vào sản xuất, luân canh tăng vụ nâng cao giá trị trên 1 đơn vị diện tích đất canh tác còn diện tích đất trồng trọt ngày càng giảm do quá trình công nghiệp hóa và đô thị hóa.... Cơ cấu kinh tế nông nghiệp đang chuyển dịch theo hướng nâng cao tỷ trọng ngành chăn nuôi thủy sản, dịch vụ chế biến giảm dần tỷ trọng ngành trồng trọt.

Bảng 3.8. Một số chỉ tiêu về kinh tế hộ nông dân của huyện qua 3 năm

ĐVT: triệu đồng (theo giá cố định năm 1994)


Chỉ tiêu

Năm

So sánh (%)

2010

2011

2012

11/10

12/11

12/10

1.Tổng Giá trị sản xuất

NLN

265.000

286.000

312.000

107,92

109,09

117,74

­ Trồng trọt

162.975

169.026

179.400

103,71

106,14

110,08

­ Chăn nuôi

94.075

107.250

121.368

114,00

113,16

129,01

­ Dịch vụ chế biến

7.950

9.724

11.232

122,31

115,51

141,28

2. Thu nhập bình

quân/hộ nông nghiệp

12,92

13,40

13,77

103,72

102,70

106,53

3. Thu nhập bình

quân/lao động nông nghiệp


4,28


4,57


4,95


106,80


108,13


115,49

4. Thu nhập bình

quân/khẩu nông nghiệp

2,70

2,89

3,14

107,24

108,41

116,25

(Nguồn: Niên giám thống kê Phú Lương năm 2012)

Theo giá cố định năm 1994 thu nhập bình quân trên 1 hộ nông nghiệp của huyện năm 2010 là 12,92 triệu đồng, năm 2011 là 13,40 triệu đồng tăng 3,72% so với 2010, năm 2012 đạt 13,77 triệu đồng tăng 2,70% so với năm 2011 và 6,53% so với 2010. Thu nhập bình quân trên 1 lao động năm 2010 là 4,28 triệu đồng, năm 2011 là 4,57 triệu đồng và năm 2012 là 4,95 triệu đồng tăng 8,13% so với 2011 và 15,49% so với 2010. Thu nhập bình quân trên 1 nhân khẩu năm 2010 là 2,70 triệu đồng đến năm 2012 tăng lên thành 3,14 triệu đồng tăng 8,41% so với 2011 và 16,25% so với 2010. Có được


những kết quả trên là nhờ sự cố gắng to lớn của chính quyền và nhân dân huyện Phú Lương và 1 phần đóng góp không nhỏ của công tác phát triển nông thôn và khuyến nông như: Tổ chức tham quan các mô hình phát triển kinh tế hộ, tập huấn chuyển giao các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản

xuất, xây dựng nhiều mô hình điểm, các chương trình về trồng cây mây,

trám ghép, keo lai, các cuộc hội thảo về giống mới đã góp phần tích cực chuyển đổi giống cây trồng, vật nuôi đem lại hiệu quả kinh tế cao trong sản xuất.

3.2.2. Thực trạng phát triển kinh tế hộ nông dân ở các xã điều tra

3.2.2.1. Một số đặc điểm của hộ nông dân

Bảng 3.9. Đặc điểm chung về hộ nông dân điều tra năm 2012

ĐVT: %


Phân loại hộ

Xã Yên Ninh

Xã Động Đạt

Xã Vô Tranh

Trung bình

Tổng số hộ điều tra

100,0

100,0

100,0

100,0

1. Giới tính của chủ hộ





­ Nam

85,0

80,0

72,5

79,2

­ Nữ

15,0

20,0

27,5

20,8

2. Theo nguồn gốc hộ





­ Dân bản địa

75,0

70,0

77,5

74,2

­ Dân di dời, khai hoang

25,0

30,0

22,5

25,8

3. Theo dân tộc





­ Dân tộc Kinh

62,5

67,5

77,5

69,2

­ Dân tộc khác

37,5

32,5

22,5

30,8

4. Theo thu nhập





­ Nhóm hộ từ khá trở lên

20

27,5

32,5

26,7

­ Nhóm hộ trung bình

55

52,5

50

52,5

­ Nhóm cận nghèo,

nghèo

25

20

17,5

20,8

(Nguồn: Số liệu tổng hợp từ phiếu điều

tra)


Qua bảng 3.9. cho thấy: Tình hình cơ bản về chủ hộ nông dân giữa các xã là rất khác nhau. Về tình hình chủ hộ nông dân điều tra, trong tổng


số 120 hộ điều tra có 79,2% chủ hộ nông dân là nam giới và 20,8% là

nữ giới. Xã Vô Tranh có chủ hộ là nữ chiếm tỷ lệ cao nhất 25%, xã Yên Ninh có chủ hộ là nữ chiếm tỷ lệ thấp nhất 15%. Kết quả điều tra thực

tế giới tính của chủ hộ không ảnh hưởng nhiều tới sản xuất, thu nhập

của hộ.

Nguồn gốc của các chủ hộ nông dân cũng rất đa dạng, số liệu điều tra đã phân chia nguồn gốc chủ hộ nông dân thành 2 nhóm gồm: Chủ hộ là

người dân bản địa chiếm 74,2% và 25,8% chủ hộ là dân khai hoang. Chia

theo các xã điều tra, xã Vô Tranh tỷ lệ dân bản địa cao nhất chiếm 77,5%, xã Động Đạt có tỷ lệ hộ là dân khai hoang nhiều nhất chiếm 30%. Người

dân di dời khai hoang đa số từ các vùng đồng bằng lên khai hoang, nhìn

chung đa số họ có trình độ sản xuất cao hơn dân bản địa do vậy số hộ có mức sống trung bình và khá trở lên cao hơn người dân bản địa.

Phân loại theo dân tộc thì số hộ là người Kinh chiếm số đông (83 hộ chiếm 69,2%), còn lại là các dân tộc khác chiếm 30,8% trong đó chủ yếu là người Tày. Các chủ hộ là người Kinh phân bố cũng không đều nhau, người Kinh xã Vô Tranh chiếm 77,5%, ở xã Động Đạt chiếm 67,5% và ở xã Yên Ninh có 62,5%. Như vậy càng lên cao theo địa hình thì tỷ lệ hộ người kinh

giảm

và tỷ lệ

chủ hộ là dân tộc ít người tăng lên. Kết quả

điều tra cho

thấy các hộ nghèo và cận nghèo tập trung nhiều ở các dân tộc ít người do

trình độ, tập quán canh tác, việc tiếp cận các tiến bộ mới vào sản xuất của các hộ còn hạn chế.

khoa học kỹ thuật

Về thu nhập nhóm hộ có mức sống trung bình chiếm tỷ lệ cao nhất

chiếm 52,5% (63 hộ), nhóm hộ

nghèo và cận nghèo có tỷ lệ

thấp nhất

20,8% (25 hộ). Trong đó xã Vô Tranh nhóm có hộ khá cao nhất 32,5% (13 hộ), tiếp đến xã Động Đạt 27,5% (11 hộ) và thấp nhất xã Yên Ninh 20% (8 hộ). Nhóm hộ nghèo và cận nghèo của xã Yên Ninh chiếm tỷ lệ cao nhất 25% (10 hộ), xã Vô Tranh có số hộ nghèo thấp nhất 17,5% (7 hộ).

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 28/05/2022