Bảng 1.1. Sự khác nhau giữa DLNN và DLNT 15
Bảng 2.1. Tình hình sản xuất, xuất khẩu rau giai đoạn 2006 - 2016 44
Bảng 2.2. Tình hình sản xuất, xuất khẩu hoa giai đoạn 2006 - 2016 46
Bảng 2.3. Tình hình sản xuất atiso giai đoạn 2006 - 2016 48
Bảng 2.4. Tình hình sản xuất, xuất khẩu chè giai đoạn 2006 – 2016 49
Bảng 2.5. Dân số các đơn vị hành chính của thành phố Đà Lạt (2016) 51
Bảng 2.6. Diện tích cây chè phân theo xã ở Đà Lạt giai đoạn 2006 – 2016 62
Bảng 2.7. Sản lượng chè búp tươi tại Cầu Đất giai đoạn 2006 – 2016 63
Bảng 2.8. Diện tích và sản lượng cây rau Trại Mát giai đoạn 2006 - 2016 64
Có thể bạn quan tâm!
- Phát triển du lịch nông nghiệp thành phố Đà Lạt tỉnh Lâm Đồng - 1
- Cơ Sở Lí Luận Và Thực Tiễn Về Phát Triển Du Lịch Và Du Lịch Nông Nghiệp
- Các Nguyên Tắc Phát Triển Du Lịch Nông Nghiệp
- Phát Triển Du Lịch Nông Nghiệp Ở Vùng Đông Nam Bộ Và Tây Nguyên
Xem toàn bộ 136 trang tài liệu này.
Bảng 2.9. Sản lượng và diện tích cây hoa ở phường 5 (2006 – 2016) 67
Bảng 2.10. Số lượt khách du lịch chung và DLNN đến Đà Lạt 73
Bảng 2.11. Mục đích chuyến đi của khách du lịch 75
Bảng 2.12. Phương thức tiếp cận thông tin của du khách 77
Bảng 2.13. Đánh giá khách của du khách về các điểm DLNN tại Đà Lạt 79
Bảng 2.14. Đánh giá của du khách về chất lượng và dịch vụ DLNN 80
Biểu đồ 2.1. Cơ cấu khách DLNN năm 2006 và 2016 74
Biểu đồ 2.2. Biểu đồ về cơ cấu độ tuổi khách du lịch 76
Biểu đồ 2.3. Biểu đồ thể hiện mức doanh thu từ du lịch và DLNN 78
Biểu đồ 2.4. Biểu đồ thể hiện doanh thu DLNN phân theo ngành thương mại 78
1. Lí do chọn đề tài
MỞ ĐẦU
Du lịch được coi là ngành “công nghiệp không khói” mang lại nguồn lợi lớn cho Việt Nam. Trong những năm trở lại đây du lịch ngày càng phát triển mạnh mẽ do nhu cầu hưởng thụ của con người ngày càng tăng. Tuy nhiên, do quá trình đô thị hóa đang diễn ra với tốc độ chóng mặt cùng với sự mọc lên của các nhà máy, các khu công nghiệp, các khu đô thị,... đã làm cho con người xa rời với thiên nhiên. Và hằng ngày đều phải sống và đối mặt với áp lực công việc cao khiến họ có nhu cầu tìm về với thiên nhiên hoang sơ, mộc mạc, không khí trong lành, mát mẻ để nghỉ ngơi, thư giãn sau những ngày làm việc mệt mỏi.
Việt Nam là một quốc gia có nền sản xuất nông nghiệp lâu đời trên thế giới nói chung và khu vực nói riêng. Tuy vậy, nền kinh tế đang trong quá trình phát triển theo hướng thay đổi cơ cấu nền kinh tế theo hướng tiến bộ, phát triển công nghiệp đi đôi với phát triển mạnh lĩnh vực thương mại và dịch vụ, trong bối cảnh đó lĩnh vực nông nghiệp chịu những ảnh hưởng không nhỏ, biểu hiện ở việc diện tích đất canh tác bị thu hẹp, chuyển đổi mục đích, hiệu quả sử dụng thấp. Theo đó, vấn đề phát triển nông nghiệp theo hướng bền vững trong bối cảnh hiện nay ở Việt Nam đã trở thành vấn đề thời sự, được sự quan tâm của toàn xã hội. Việc phát triển du lịch nông nghiệp không chỉ có ý nghĩa là phát triển một loại hình du lịch mới, tạo ra cho du lịch Việt Nam những sản phẩm du lịch khác biệt, mà còn nhằm phát triển song song giữa nông nghiệp và du lịch. Một là, duy trì nền nông nghiệp theo hướng bền vững. Hai là, khai thác hoạt động sản xuất nông nghiệp nhằm tạo ra nguồn thu nhập từ các hoạt động du lịch. Tuy nhiên, đây là loại hình du lịch còn mới nên chưa thực sự được quan tâm phát triển theo những hướng đi phù hợp.
Thành phố Đà Lạt từ lâu đã được mệnh danh là thành phố du lịch với nguồn tài nguyên du lịch phong phú. Đà Lạt – Sự lựa chọn tuyệt vời cho những ai muốn trốn tránh cái nóng oi bức của mùa hè, mà lại được tham thú, vãn cảnh và đắm chìm trong vẻ đẹp không nói lên lời của thiên nhiên nơi đây. Không chỉ được biết đến là một thành phố nổi tiếng về du lịch, mà Đà Lạt còn là mảnh đất nông nghiệp trù phú với đủ loại:
rau, củ, hoa quả,… nhiệt đới. Hiện nay, việc khai thác nông nghiệp phát triển loại hình du lịch nông nghiệp đang tạo nên nhiều loại hình du lịch độc đáo “hớp hồn” du khách thập phương.
Tuy nhiên, du lịch nông nghiệp chỉ mới vừa mới xuất hiện ở một vài điểm lẻ tẻ, chỉ mang tính chất tự phát, chưa có chiến lược phát triển lâu dài, chưa thực sự tương xứng với tiềm năng sẵn có, …
Với những lí do trên em chọn đề tài “Phát triển du lịch nông nghiệp thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng” để làm đề tài luận văn của mình nhằm phát triển loại hình du lịch này, góp một phần nhỏ bé của mình cho sự phát triển du lịch nói riêng và phát triển kinh tế nói chung của quê hương mình.
2. Mục tiêu, nhiệm vụ và giới hạn của đề tài
2.1. Mục tiêu
Vận dụng cơ sở lí luận và thực tiễn về phát triển du lịch nông nghiệp vào phân tích tiềm năng và thực trạng phát triển du dịch nông nghiệp ở thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng, từ đó đề xuất hướng xây dựng mô hình và giải pháp phát triển du lịch nông nghiệp phù hợp với tiềm năng địa phương.
2.2. Nhiệm vụ
Tổng quan có cơ sở lí luận và thực tiễn về phát triển du lịch nói chung và du lịch nông nghiệp nói riêng, làm cơ sở vận dụng vào địa phương cụ thể.
Thu thập thông tin, tư liệu, tài liệu về các tiềm năng tự nhiên, kinh tế - xã hội; phân tích những ảnh hưởng tích cực và tiêu cực của các nhân tố đến phát triển du lịch nông nghiệp của thành phố Đà Lạt.
Phân tích tài liệu, tư liệu để thấy rõ hiện trạng phát triển du lịch nông nghiệp ở thành phố Đà Lạt (những kết quả đạt được và những hạn chế).
Đề xuất một số định hướng xây dựng mô hình và giải pháp phát triển du lịch nông nghiệp dựa trên tiềm năng vốn có thế mạnh của địa phương.
2.3. Giới hạn và phạm vi nghiên cứu
- Về nội dung: Tập trung nghiên cứu tiềm năng, thực trạng và định hướng khai thác phát triển mô hình du lịch nông nghiệp tại thành phố Đà Lạt.
- Về lãnh thổ: Một số địa điểm chính phát triển sản phẩm nông nghiệp tập
trung phục vụ du lịch: khu phố Hồ Xuân Hương (phường 9); Trại Mát (phường 11); Vạn Thành (phường 5); Cầu Đất.
- Về thời gian: Sử dụng nguồn tư liệu, số liệu giai đoạn 2006 - 2016 và xây dựng định hướng mô hình và giải pháp phát triển đến 2020, tầm nhìn đến 2030.
3. Các quan điểm và phương pháp nghiên cứu
3.1. Các quan điểm nghiên cứu
- Quan điểm hệ thống - tổng hợp: Nghiên cứu phát triển du lịch nông nghiệp thành phố Đà Lạt không thể tách khỏi hệ thống kinh tế - xã hội của cả nước. Vì vậy, cần xem xét, phân tích, đánh giá, tìm hiểu mối quan hệ qua lại giữa các yếu tố kinh tế
- xã hội đối với tiềm năng phát triển du lịch nông nghiệp không chỉ của Đà Lạt, mà còn có Tây Nguyên, khu vực Đông Nam Bộ và cả nước. Trên cơ sở đó giải quyết tốt mối quan hệ giữa tự nhiên và kinh tế xã hội, giữa phát triển du lịch nông nghiệp cùng với việc bảo vệ môi trường.
- Quan điểm lãnh thổ: Việc nghiên cứu phát triển du lịch nông nghiệp thành phố Đà Lạt là một phần phát triển du lịch của cả nước nên không thể tách rời với Tây Nguyên, khu vực Đông Nam Bộ và cả nước.
- Quan điểm lịch sử, viễn cảnh: Các yếu tố địa lí không chỉ biển đổi trong không gian mà biển đổi theo cả thời gian. Do vậy để dự báo và giải thích các hiện tượng địa lí trong tương lai, cần phải nắm vững quá khứ để làm rõ nguồn gốc phát sinh và phát triển đồng thời dự báo cho tương lai được chính xác và hiệu quả hơn.
- Quan điểm sinh thái và phát triển bền vững: Con người luôn chịu tác động của môi trường tự nhiên và môi trường xã hội. Trong quá trình phát triển ấy, con người đã làm biển đổi tự nhiên, gây ra những vấn đề môi trường nghiêm trọng. Do đó khi nghiên cứu cần phải quán triệt quan điểm sinh thái và phát triển bền vững để đề ra những giải pháp nhằm đảm bảo sự hài hòa giữa phát triển KTXH và bảo vệ môi trường.
3.2. Các phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp thu thập, tổng hợp, phân tích tài liệu: Các số liệu, thông tin sau khi thu thập từ nhiều nguồn, nhiều lĩnh vực khác nhau sẽ được so sánh, phân tích, tổng hợp cho phù hợp với nội dung từng mục. Từ đó, sẽ có được cái nhìn bao quát về du lịch nông nghiệp Đà Lạt.
- Phương pháp thống kê: Sau khi thu thập thông tin, số liệu thì tiến hành xử lí, sắp xếp sao cho phù hợp với cấu trúc đề tài, lập ra những bảng biểu về quá trình phát triển du lịch nông nghiệp ở thành phố Đà Lạt.
- Phương pháp bản đồ, biểu đồ: Bản đồ vừa là nguồn tri thức, vừa là phương tiện minh họa, cụ thể hóa các đối tượng cần nghiên cứu và việc thể hiện các biểu đồ từ bảng số liệu sẽ làm cho nguồn tài liệu thu thập được trở nên cụ thể và trực quan hơn về tình hình phát triển, tăng trưởng của các đối tượng địa lí trong đề tài.
- Phương pháp khảo sát thực địa: Đây là phương pháp cần thiết nhằm tích lũy tư liệu thực tế về sự hình thành, phát triển và đặc điểm của tổ chức lãnh thổ du lịch. Ngoài ra, để kiểm chứng lại những luận cứ khoa học đã đưa ra, kiểm chứng những tài liệu, nguồn thông tin mà mình thu thập được và xin số liệu.
- Phương pháp điều tra: Phương pháp này được thực hiện bằng cách phát phiếu khảo sát điều tra theo bảng câu hỏi đã soạn sẵn. Điều này có ý nghĩa quan trọng trong việc nghiên cứu nhu cầu của du khách, nắm bắt sở thích, thị hiếu của khách. Sau đó tổng hợp các kết quả nghiên cứu để nhận định những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức đối với du lịch nông nghiệp Đà Lạt nhằm đề ra một số giải pháp góp phần phát triển du lịch nông nghiệp tại thành phố Đà Lạt.
4. Lịch sử và những công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài
Từ những năm 90 của thế kỉ trước, các nhà nghiên cứu bắt đầu quan tâm đến vấn đề phát triển du lịch nông nghiệp và du lịch nông thôn. Bắt đầu từ một số nhà nghiên cứu ở Châu Âu trong khoảng một thế kỉ của một số tác giả như: Mormont (1987), Bethemont (1994), Nitsch and der Straaten (1995), Hjalager (1996)… Một số chương trình phát triển du lịch được triển khai tại các quốc gia: “ du lịch nông nghiệp” ở Ý, “ ngủ trong rơm rạ” ở Thụy Sỹ, “ ngủ tại nông trang” ở New Zealand.
Hiện nay, ở Việt Nam vấn đề phát triển du lịch nông nghiệp và nông thôn cũng thu hút được nhiều sự quan tâm như:
PGS.TS. Bùi Xuân Nhàn nghiên cứu “Sự ra đời và phát triển của du lịch nông thôn thế giới, nông thôn Việt Nam và tiềm năng phát triển du lịch nông thôn, đề xuất một số giải pháp phát triển du lịch nông thôn ở Việt Nam”.
TS.Ngô Kiều Oanh (2010) “Đánh giá về sức hấp dẫn của du lịch nông nghiệp Việt Nam qua việc xây dựng hệ thống tour du lịch nông nghiệp vùng xứ Đoài thuộc ngoại ô Hà Nội mở rộng”.
ThS.Bùi Thị Lan Hương (2010) đã nghiên cứu “Phân biệt khái niệm du lịch nông nghiệp và du lịch nông thôn”.
TS.Lê Anh Tuấn (2010) đã nghiên cứu về “Sự phát triển du lịch nông thôn ở một số quốc gia như Vương quốc Anh, CHLB Đức, Pháp”.
Theo nghiên cứu thì vấn đề phát triển du lịch nông nghiệp ở thành phố Đà Lạt chưa có nhiều, chủ yếu là những tài liệu sơ bộ. Một số công trình nghiên cứu về phát triển du lịch ở thành phố Đà Lạt như: “Định hướng chiến lược Marketing du lịch Đà Lạt- Lâm Đồng đến năm 2020” của Lê Mạnh Hà, Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh; “Nghiên cứu đánh giá sự thay đổi môi trường tự nhiên Thành phố Đà Lạt trong quá trình phát triển du lịch” của Hà Thị Lý, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, “Phát triển du lịch tỉnh Lâm Đồng kết hợp với việc khai thác tài nguyên du lịch vùng phụ cận”, Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh; “Tiềm năng phát triển du lịch nông nghiệp tỉnh An Giang”của Nguyễn Thị Sơn, Nguyễn Phú Thắng (2014), Tạp chí Đại học Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh. “Nghiên cứu phát triển bền vững du lịch sinh thái thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng”của Tạ Quang Trung (2009), Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh, “Phát triển du lịch nghĩ dưỡng tại Đà Lạt” của Trần Thu Trang, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, “Phát triển sản phẩm du lịch mới tại Thành phố Đà Lạt” của Trần Mộng Uyên Ngân, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn.
5. Đóng góp chính của luận văn
- Góp phần làm sáng tỏ thêm cơ sở lí luận và thực tiễn về phát triển du lịch nông nghiệp để vận dụng vào xây dựng chiến lược phát triển du lịch trên địa bàn thành phố Đà Lạt.
- Làm rõ tiềm năng và thực trạng của tài nguyên du lịch nông nghiệp tại thành phố Đà Lạt, từ đó đưa ra được những đánh giá về thế mạnh cũng như hạn chế.
- Đề xuất định hướng và một số giải pháp cụ thể đẩy mạnh phát triển du lịch nông nghiệp ở thành phố Đà Lạt.
6. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần mở đầu, phần kết luận, danh mục các tài liệu tham khảo, nội dung của đề tài được trình bày trong 3 chương.
- Chương 1: Cơ sở lí luận và thực tiễn về du lịch và du lịch nông nghiệp
- Chương 2: Tiềm năng và thực trạng phát triển du lịch nông nghiệp ở thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng
- Chương 3: Định hướng và giải pháp phát triển du lịch nông nghiệp ở thành phố Đà Lạt đến năm 2020 và tầm nhìn 2030.