Mô Hình Trung Gian Giữa Phong Cách Khuyến Khích Tự Chủ Của Bố Và Động Cơ Học Tập Bên Trong‌


khuyến khích tự chủ của cả bố và mẹ phát triển ĐCHT bên trong hiệu quả nhất là phải thông qua việc thỏa mãn nhu cầu tự chủ của học sinh THCS.


Bố- khuyến khích tự chủ

Nhu cầu tự chủ

Động cơ học tập bên trong

Sơ đồ 3.4. Mô hình trung gian giữa phong cách khuyến khích tự chủ của bố và động cơ học tập bên trong‌

Tóm lại, các kết quả phân tích mô hình biến trung gian khẳng định vai trò của trung gian của mục tiêu tiếp cận học tập của HS trong mối quan hệ giữa mục tiêu lớp học tiếp cận học tập và ĐCHT bên trong cũng như vai trò trung gian của nhu cầu tự chủ trong mối quan hệ giữa phong cách làm CM khuyến khích tự chủ và ĐCHT bên trong của học sinh THCS. Qua đây có thể thấy được tầm quan trọng của của GV và CM HS trong việc hỗ trợ để thúc đẩy động cơ bên trong đối với hoạt động học tập của HS. Các chương trình tư vấn CM và bồi dưỡng GV nên chú trọng hơn vào các khía cạnh như công nhận những cố gắng của HS và coi những sai lầm của HS là nhũng cơ hội cho các em học hỏi cũng như cho các em được là chính mình trong mọi quyết định và lựa chọn khi ở nhà và ở trường.

3.4. Nghiên cứu trường hợp về động cơ học tập bên trong cho học sinh Trung học cơ sở

Chúng tôi nghiên cứu 02 trường hợp học sinh THCS, trong đó, có 01 HS có ĐCHT bên trong mạnh và 01 trường hợp ĐCHT bên trong yếu hoặc không có, nhằm làm rõ hơn cho kết quả nghiên cứu thực trạng và các yếu tố ảnh hưởng đến ĐCHT bên trong của học sinh THCS cụ thể và khám phá những nhân tố mới liến quan đến ĐCHT bên trong ở mỗi HS.

3.4.1. Trường hợp động cơ học tập bên trong mạnh‌

D là HS được lựa chọn để mô tả chân dung điển hình của HS có ĐCHT bên trong ở mức cao (tên của HS được ký hiệu hóa để đảm bảo đạo đức nghiên cứu). D là học sinh nữ, sinh năm 2006 và học lớp 9 tại trường tư thục. Học lực của em ở mức khá trong học kỳ 1, sang đến học kỳ 2 em có đã có tiến bộ và đạt danh hiệu HS giỏi. Ở học kỳ 1 thì em thích


môn Ngữ Văn và thi thoảng thì ngại môn Toán. Sau này, em thích Ngữ Văn và cả môn Tiếng Anh và không còn ngại học môn nào cả. Em là con cả trong gia đình có 2 chị em và em thấy cuộc sống gia đình hạnh phúc. Bố em làm trong doanh nghiệp và mẹ làm tự do. Kinh tế gia đình giảm sút từ mức khá xuống mức trung bình do khó khăn của dịch Covid.

Qua quan sát của chúng tôi với D và 02 lần làm khảo sát, kết quả về phổ ĐCHT của D và các yếu tố tác động đến được tổng hợp ở bảng 02 bảng dữ liệu dưới đây. Chúng tôi cũng trích thêm các câu trả lời của D từ ghi chép phỏng vấn ngày 13/08/2021 để minh họa cho nghiên cứu trường hợp này.

Bảng 3.25. Mô tả điểm trung bình động cơ học tập‌


Tự đánh giá của học sinh

Phổ động cơ


3/2021 8/2021


Động cơ học tập bên trong 7 6,58


Học để hiểu biết

7

6,75

Học để tiến bộ

7

6,5

Học để trải nghiệm kích thích

7

6,5

Động cơ học tập bên ngoài

6,83

6,83

Điều chỉnh đồng nhất

7

6,75

Điều chỉnh tiếp nhận

6,5

6,75

Điều chỉnh bên ngoài

7

7

Không có động cơ học tập

2,25

1,25

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 240 trang tài liệu này.

Động cơ học tập bên trong của học sinh trung học cơ sở - 18

Ghi chú:Min =1, max =7.

Bảng 3.25 cho thấy ĐCHT bên trong và các kiểu ĐCHT bên ngoài vẫn ở mức cao, có sự thay đổi ở từng loại động cơ giữa 02 lần đánh giá nhưng không đáng kể. Phân tích phỏng vấn cho thấy các khía cạnh của ĐCHT bên trong đều nổi bật và đan xen chặt chẽ với nhau, nổi bật là học để tiến bộ và học để hiểu biết. Thiên hướng học tập chủ yếu của D là học với niềm vui vươn lên trong học tập và đạt kết quả, thành tích, nhìn ra được biến chuyển của bản thân trong học tập cũng như niềm vui có được khi biết những điều mới, mở rộng kiến thức về những thứ mà em thấy hứng thú. Em cho biết: “Lúc đầu (năm lớp 6) thực sự rất ghét và không thích học môn Toán luôn xong đến lúc mình làm được bài và hiểu bài thì mình thấy vui... vui vì biết thêm nhiều kiến thức…Thi thoảng em cũng không thích học vì


mệt, không hiểu bài cho lắm thì tạm thời ghét cái môn đấy rồi về nhà học lại con hiểu thì con lại thích môn đấy”.

Nghiên cứu trường hợp học sinh D còn thấy được ĐCHT bên trong cao thì các loại ĐCHT bên ngoài cũng ở mức cao, đặc biệt là điều chỉnh bên ngoài ở mức rất cao. Đặc trưng của ĐCHT bên ngoài (điều chỉnh đồng nhất) là học bởi mong muốn có điểm số, điểm thi tốt, thi đậu trường vào trường trung học phổ thông uy tín, chất lượng. Em nói về điều quan trọng nhất và sở thích học tập là “đạt điểm cao...nếu điểm không cao thì làm cho nó cao hơn.” Kết quả nghiên cứu cũng phản ánh rằng ĐCHT bên trong của D dù đã khá mạnh nhưng ĐCHT bên ngoài còn mạnh và bền vững hơn trong suốt hai lần đánh giá. ĐTB của điều chỉnh đồng nhất và điều chỉnh tiếp nhận cao cho thấy có những lúc D học vì hiểu được lợi ích của việc học sẽ giúp cải thiện năng lực và cho em cơ hội để vào trường phù hợp và yêu thích hay đôi khi D học vì muốn khẳng định khả năng, năng lực hay trí thông minh cho bản thân và mọi người xung quanh. Tuy nhiên, cũng có những khi D tạm thời chán học và không có ĐCHT ở mức rất thấp.

Bảng 3.26. Mô tả điểm trung bình các yếu tố tác động‌


Tự đánh giá của học sinh

3/2021

8/2021

Các yếu tố cá nhân

Nhu cầu tự chủ

4,25

5

Nhu cầu kết nối

(min=1, max =5)

4,75

5


Nhu cầu năng lực

4,50

4,75


Tiếp cận học tập

4,00

4,67

Mục tiêu học tập

Tiếp cận kết quả

3,67

5

(min=1, max =5)

Lảng tránh học tập

3,00

4,5


Lảng tránh kết quả

3,00

3,33

Tư duy

Tư duy phát triển

5,67

6,3

(min=1, max =7)

Tư duy cố định

4,00

5

Các yếu tố nhà trường




Bầu không khí học tập (min=1, max =7)

6,07

6,93

Mục tiêu lớp học Tiếp cận học tập

4,8

4,80

Các yếu tố tác động



Nhu cầu tâm lý


(min=1, max =5) Tiếp cận kết quả

3

4,00

Lảng tránh kết quả

3,6

4,00

Tiếp cận học tập

4,67

4,67

Tiếp cận kết quả

3,5

4,00

Lảng tránh kết quả

3,5

3,00

Các yếu tố gia đình



Phong cách làm CM - mẹ Tự chủ

2,88

5,67

học sinh Tham gia

3,17

5,00

(min=1, max =5) Nồng ấm

2,83

5,50

Phong cách làm CM- bố Tự chủ

4,88

6,33

học sinh Tham gia

4,83

5,00

(min=1, max =5) Nồng ấm

5,33

7,00

Mục tiêu của giáo viên (min=1, max =5)


Phân tích phỏng vấn chỉ ra cả ba nhu cầu tâm lý của D được đáp ứng ở mức rất cao. Về nhu cầu tự chủ, ngoài các môn học chính thì đối với các môn tự chọn, trải nghiệm, D “được đăng ký những môn mình muốn học” “các cô không bắt ép học theo sắp xếp”. Về nhu cầu năng lực, D thấy tự tin khoảng 70-80% về việc có thể làm tốt, hoàn thành xuất sắc những nhiệm vụ khó và đạt được mục tiêu ở trường và luôn nhấn mạnh việc“cần học tốt” những môn mà em được lựa chọn. Em coi môn tiếng Anh là sở thích vì được “học bài bản từ nhỏ và thi đạt điểm cao”. Về nhu cầu kết nối, dịch bệnh Covid khiến em phải ở học ở nhà khá lâu nhưng vẫn cảm thấy được kết nối với thầy, cô và bạn học. Trước đây, D “có thể ngồi cùng lớp học với nhau, đi chơi, xõa các kiểu với nhau nhưng học online thì chỉ được gặp nhau qua màn hình facetime hoặc tin nhắn bình thường.” Em thấy gần như không có khoảng cách với các bạn vì “vẫn trêu đùa nhau rất vui vẻ”. Chính việc “chia sẻ với bạn những chuyện trong cuộc sống hay xảy ra, những chuyện, những lúc con không vui và những chuyện con cảm thấy vui” khiến em thấy được lắng nghe, thấu hiểu và học tốt hơn.

Qua phỏng vấn, chúng tôi thấy D có xu hướng đặt các mục tiêu tiếp cận học tập và mục tiêu tiếp cận kết quả trong học tập. Cụ thể, D nhấn mạnh “đạt điểm cao…điểm không cao thì làm cho nó cao hơn…hoàn thành thật tốt việc học ở trường. Em thường so sánh với kết quả chính mình để học tốt hơn bởi vì không thích so sánh với người khác dù thi thoảng cũng so sánh với bạn để đặt mục tiêu học tập cao hơn”.


Để tìm hiểu thêm về tư duy của D, chúng tôi phỏng vấn cảm nhận, suy nghĩ và dự định hành động trong hai tình huống giả định. Tình huống giả định 1 là một chuỗi các sự kiện không thuận lợi gồm sự thất vọng về điểm số, CM trách mắng vì làm em nhỏ khóc và bạn thân hờ hững khi nghe HS chia sẻ. Tình huống 2 là nhận xét không tích cực về bản thân HS của GV như không đủ nỗ lực, mắc quá nhiều sai lầm. Phân tích phỏng vấn cho thấy D có kiểu hình tư duy phát triển trong nhiều tình huống và tư duy cố định trong một vài tình huống. Ở tình huống 1, tư duy phát triển của D thể hiện rất. Lúc đầu, em “cảm thấy mọi người không tôn trọng mình, khiến mình cảm thấy không quan trọng đối với người khác, sau một hồi lâu em ngồi bình tĩnh khoảng 15-20’ và suy nghĩ lại” thì em bắt đầu hành động. Với việc bị điểm kém, “em sẽ học lại bài đấy, làm lại bài đấy ở nhà và chấm điểm cho bản thân”. Khi bị CM mắng, “đợi lúc CM nguôi giận thì em xuống xin lỗi và nếu con không làm sai thì sẽ giải thích”. Còn về phần bạn bè, bạn hờ hững thì “bạn đang không tập trung, không chú trọng đến việc em đang nói”. Em thấy “buồn và hơi khó chịu” “khi khó chịu với nhau, không muốn gọi điện thì em sẽ nhắn tin và hỏi vì sao bạn ấy lại có thái độ như thế rồi cả hai sẽ giải thích và gỡ bỏ hiểu lầm và lại nói chuyện với nhau như bình thường”. Tuy nhiên, cách giải quyết ở tình huống 2 cho thấy phần nào D có tư duy cố định khi xém xét khách quan phản hồi của GV. Em cảm thấy “hơi buồn” và nghĩ “sẽ tự lấy hành động của mình để chứng mình cho thầy cô thấy em có năng lực chứ không phải lời nói suông”.

Phân tích phỏng vấn cho thấy thầy cô của D khuyến khích tự chủ, xây dựng mục tiêu lớp học tiếp cận học tập và tận tình, tâm huyết với HS. Ở trường, em thấy GV, bạn bè các cô bác cán bộ công nhân viên “thân thiện, dễ nói chuyện, vui vẻ mà có nhiều người còn hài hước”. Điều con thích đi học nhất là sự nhiệt tình của thầy cô và sự giúp đỡ của bạn bè xung quanh. Học kỳ 1 con học hơi kém một tý xong rồi đến đầu học kỳ 2 thì con hỏi cô, hỏi các bạn thì dần dần học tốt lên”. Các cô giáo mà em thích có điểm chung là “giảng hay, luôn quan tâm đến HS, giảng bài xong thì cô hỏi hiểu bài chưa để cô giảng thêm lần nữa”. Với môn Ngữ Văn, “khi cô giao bài tập như là viết đoạn văn thì cô có bảo là bạn nào có vấn đề gì cần cô giải đáp thì cứ lên trực tiếp hỏi cô để cô hướng dẫn làm sao cho có một bài hoàn chỉnh. Khi hỏi thì cô sẽ ngồi bên cạnh, giảng lại một vài kiến thức và ví dụ liên quan đến bài đó để em dễ hiểu hơn”. Cô giáo Toán “có phong cách giảng dạy dễ hiểu, đưa ra những ví dụ liên quan đến bài giảng” nên em đã từng không thú mà đến nay đã thích môn này. Các


thầy cô giáo của D có xu hướng xây dựng mục tiêu tiếp cận học tập khi yêu cầu HS “phải hiểu bài, phải hiểu chắc chắn được nội dung bài và làm tốt những bài thực hành liên quan đến bài đó” và coi lỗi sai là cơ hội để HS học “các cô bảo sai thì sửa”. Dù phải học online do Covid, em “vẫn được thầy cô quan tâm nhiệt tình, trước thì em chạy lên hỏi trực tiếp còn những lúc học online thì em nhắn tin qua lại với cô hoặc gọi điện để hỏi cô bài”. Em nói thêm “Các cô đã dạy bằng cả tâm huyết, hết công sức của mình rồi nên phần còn lại là phục thuộc vào HS có chịu học hay không”.

Phỏng vấn về gia đình cho thấy CM của D có hỗ trợ em trong học tập nhưng ít có thời gian chăm lo, chia sẻ với em và khuyến khích tự chủ chưa cao. Em chia sẻ rằng bố và mẹ đều ít có thời gian quan tâm tới con. “Bây giờ có một em nhỏ, khoảng 3 tuổi cần chăm sóc nhiều hơn nên mẹ phải chăm sóc em còn bố thì có hôm đi làm, có hôm thì đi nhậu với bạn bè của bố”. Bên cạnh đó, em ít chia sẻ với CM, “không chia sẻ mấy từ khi dậy thì” vì không được thấu hiểu, “bất đồng quan điểm, quan điểm của CM không giống mình cho lắm. Khi không đồng ý với con thì một là CM nói hẳn ra là CM không đồng ý, và hai là CM giải thích cho con lý do vì sao CM không đồng ý để con hiểu và nếu con cảm thấy đúng thì con nghe lời”. Trong học tập, chỉ có mẹ là người chủ yếu hỗ trợ con. “Khi cô yêu cầu CM phụ trong giờ kiểm tra, cô bảo cần CM ở bên cạnh để giám sát thì mẹ sẽ đồng hành, ngồi cạnh và cùng xem con làm bài”. Mẹ dành thời gian giảng bài khó cho em vì “trước mẹ em làm ngành y nên em hỏi mẹ kiến thức môn sinh học”. Nhiều lúc, em cũng thấy được CM khuyến khích tự chủ kể từ đầu năm học lớp 9, “CM ít nói hơn và để cho em tự lập, tự nhận được cái sai của mình”, khác với trước đây, “khi em chưa trưởng thành cho lắm, thì CM nhắc nhở nhiều, làm sai thì CM mắng”. Tuy nhiên, CM vẫn “can thiệp vào nhiều quyết định của em và lo lắng quá thành ra nhiều lúc thấy phiền và gò bó”. Em mong muốn CM thay đổi cách nhìn nhận về con và lắng nghe con kỹ hơn. CM cần “nhìn nhận em là người có chính kiến và con có thể tự quyết định những quyết định mình đưa ra và tự lập”. CM hãy lắng nghe và thấu hiểu để không suy diễn câu chuyện của con, “đưa câu chuyện đi quá xa, không như con nói nên chuyện hơi bị sai” hay thậm chí nhiều khi chuyện không có gì mà cứ làm quá lên.

Nhìn chung, ĐCHT bên trong của D ở mức cao có thiên hướng học để tiến bộ. ĐCHT bên ngoài cũng ở mức cao cho thấy D không chỉ có một loại động cơ trong học tập. Các


nhu cầu kết nối, tự chủ và năng lực được đáp ứng ở nhà và ở trường. Mục tiêu tiếp cận học tập và mục tiêu tiếp cận kết quả là định hướng của D trong học tập. Em có cả tư duy phát triển và tư duy cố định trong học tập. Yếu tố môi trường tạo điều kiện thuận lợi để nuôi dưỡng ĐCHT bên trong. Về GV, thầy cô có phong cách giảng giải dễ hiểu, kết nối, nhiệt tình, tâm huyết như hiện nay thì em sẽ học tốt. Với gia đình, em mong muốn CM trao quyền, khuyến khích tự chủ nhiều hơn và lắng nghe để hiểu em hơn thì em sẽ học tốt hơn. Trong trường hợp của D, tư duy của em có phần cố định nên chúng tôi có trao đổi để em có nhìn cởi mở hơn với những phản hồi tiêu cực. Đó là xem xét nghiêm túc phản hồi này, đánh giá nó một cách khách quan nhất có thể và tìm kiếm thêm thông tin và hoặc ý kiến khác để so sánh. Nếu GV của em nhìn nhận đúng, em sẽ đưa ra các giải pháp khả thi để cải thiện hiệu suất của mình và cố gắng hết sức để thực hiện chúng.

3.4.2. Trường hợp động cơ học tập bên trong yếu hoặc không có‌

Trường hợp điển hình được lựa chọn là HS nam tên là H. Em sinh năm 2008 và học lớp 7 tại một trường công lập. Em đã từng không yêu thích môn nào cả và đặc biệt ngại học môn Toán. Trong lần thứ hai đánh giá thì em hứng thú nhất với môn Tiếng Anh và vẫn không thích học môn Toán. Học lực của H ở mức khá và cải thiện hơn ở lần đánh giá sau. Em là con út trong gia đình, em có một chị gái hơn em 3 tuổi và em thấy sống hạnh phúc khi sống cùng gia đình. Bố em là kỹ sư và mẹ là giáo viên. Kinh tế của gia đình giảm sút từ mức khá xuống mức trung bình, có lẽ do ảnh hưởng của dịch covid.

Qua quan sát của chúng tôi với H và 02 lần làm khảo sát, kết quả về phổ ĐCHT của H và các yếu tố tác động đến ĐCHT bên trong được tổng hợp ở bảng 3.27 và bảng 3.28 dưới đây. Chúng tôi cũng trích thêm các câu trả lời của H từ ghi chép phỏng vấn ngày 15/08/2021 để minh họa cho nghiên cứu trường hợp này.

Bảng 3.27. Mô tả điểm trung bình động cơ học tập‌


Phổ động cơ

Tự đánh giá của học sinh


3/2021 8/2021

Động cơ học tập bên trong

5,25 5,5

Học để hiểu biết

6,25 7

Học để tiến bộ

5 5


Học để trải nghiệm kích thích

4,5

4,5

Động cơ học tập bên ngoài

4,67

4,8

Điều chỉnh đồng nhất

4,75

5,5

Điều chỉnh tiếp nhận

3,25

3

Điều chỉnh bên ngoài

6

6

Không có động cơ học tập

3,5

1,25

Ghi chú:Min =1, max =7.

Phân tích kết quả khảo sát và phỏng vấn H cho thấy sự thay đổi lớn về không có ĐCHT với mức độ không có ĐCHT giảm đáng kể. ĐCHT bên trong và các kiểu ĐCHT bên ngoài nhìn chung đều có tăng nhẹ. Tương tự như D, phổ ĐCHT của HS 2 cho thấy khi ĐCHT bên trong tăng thì hầu hết các loại ĐCHT bên ngoài cũng tăng lên. Phỏng vấn lần thứ hai cũng cho thấy thiên hướng của H mạnh nhất là ĐCHT bên ngoài (điều chỉnh bên ngoài), chú trọng vào việc tốt nghiệp và đậu vào trường trung học phổ thông có chất lượng tốt. Em nói “mục tiêu học để đỗ vào một trường cấp 3 tử tế”. Em mô tả quá trình học tập của mình là “khó khăn bởi những kết quả học tập không mong muốn… Lúc đó, em chỉ mê đá bóng, giày thể thao và muốn làm cầu thủ bóng đá”. Sự tác động từ những người thân như lời nói của chị, nhắc nhở của CM, phần thưởng cho việc em đạt kết quả tốt của ông bà khiến em thay đổi suy nghĩ là cần chăm học hơn. Đồng thời, có một vài thành tích nhất định, cụ thể là cải thiện điểm ở một số môn khiến em có hứng thú học tập. Em thích môn Tiếng Anh vì “có những lúc em thấy thú vị với từ vựng Tiếng Anh và cách đọc của nó. Nó đem lại cảm giác vui vẻ, không áp lực khi học với giáo viên nước ngoài”. ĐCHT bên ngoài của H đã có những lúc chuyển thành ĐCHT (học để hiểu biết) khi em thấy vui và thú vị với những kiến thức mới, biết được những điều cho em nhiều cảm hứng.

Bảng 3.28. Mô tả điểm trung bình các yếu tố tác động‌


Các yếu tố tác động Tự đánh giá của học sinh

3/2021 8/2021

Các yếu tố cá nhân

Nhu cầu tâm lý (min=1, max =5)

Nhu cầu tự chủ 2,75 3

Nhu cầu kết nối 4,25 4

Nhu cầu năng lực 2,75 2,75


Xem tất cả 240 trang.

Ngày đăng: 17/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí