Đcht Bên Trong = 5,243 + 0,083*mục Tiêu Của Giáo Viên Tiếp Cận Kết Quả


4. ĐCHT bên trong = 5,243 + 0,083*mục tiêu của giáo viên tiếp cận kết quả

Các phép phân tích hồi quy đơn biến cho thấy bầu không khí học tập khuyến khích tự chủ, mục tiêu lớp học tiếp cận học tập, mục tiêu của giáo viên tiếp cận học tập và mục tiêu của giáo viên tiếp cận kết quả đều tương quan và có khả năng dự báo thuận chiều có ý nghĩa thống kê đối với ĐCHT bên trong của học sinh THCS.

Mô hình

Biến phụ thuộc

Biến độc lập

Beta r2 f d

1

ĐCHT bên trong

Bầu không khí học tập

0,57

0,33

359,14

1,86

Mục tiêu lớp học

2 ĐCHT bên trong 0,46

0,21

194,62

1,9

Mục tiêu của giáo viên

3 ĐCHT bên trong 0,45

0,2

187,86

1,97

Mục tiêu của giáo viên

4 ĐCHT bên trong 0,08

0,01

5,08

1,91

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 240 trang tài liệu này.

Động cơ học tập bên trong của học sinh trung học cơ sở - 17

Bảng 3.18. Hồi quy đơn biến các yếu tố nhà trường dự báo động cơ học tập bên trong‌


tiếp cận học tập tiếp cận học tập tiếp cận kết quả

Ghi chú:p<0,05; Beta: Hệ số hồi quy đã chuẩn hóa; r2: Hệ số xác định bội; d: hệ số Durbin- Watson

Bên cạnh đó, hồi quy đa biến của các yếu tố nhà trường dự báo ĐCHT bên trong được phân tích và trình bày trong bảng 3.19. Với hệ số p<0,05, 03/04 biến số độc lập gồm bầu không khí học tập, mục tiêu lớp học tiếp cận học tập và mục tiêu của giáo viên tiếp cận học tập có thể được sử dụng để dự báo một cách đáng tin cậy biến phụ thuộc là ĐCHT bên trong. Các biến độc lập trong mô hình hồi quy giải thích được 39% (r2 = 0,39) sự biến đổi của ĐCHT bên trong. Hệ số VIF < 2 nên không xảy ra hiện tượng đa cộng tuyến trong mô hình. Từ đây, mô hình hồi quy chuẩn hóa dự báo ĐCHT bên trong của các yếu tố liên quan đến nhà trường được viết như sau:

ĐCHT bên trong =

1,625 + 0,425*bầu không khí học tập + 0,230*mục tiêu lớp học tiếp

cận học tập + 0,094*mục tiêu của giáo viên tiếp cận học tập.

ĐCHT bên trong của học sinh THCS tương quan thuận chiều và được dự báo mạnh mẽ nhất bởi bầu không khí học tập khuyến khích tự chủ (Beta= 0,43). Bên cạnh đó, mục tiêu lớp học tiếp cận học tập và mục tiêu của giáo viên tiếp cận học tập cũng có khả năng


dự báo tác động ĐCHT bên trong. Mục tiêu của giáo viên tiếp cận kết quả không có khả năng dự báo tác động tới ĐCHT bên trong mang ý nghĩa thống kê trong mô hình hồi quy đa biến.

Bảng 3.19. Hồi quy đa biến các yếu tố nhà trường dự báo động cơ học tập bên trong‌


Biến phụ thuộc Biến độc lập Beta r2 f d Bầu không khí học tập 0,43*

ĐCHT


Mục tiêu lớp học tiếp cận học tập 0,23*

bên trong Mục tiêu của giáo viên tiếp cận học tập 0,09*


Mục tiêu của giáo viên tiếp cận kết quả 0,01

0,39 78,23 1,89


Ghi chú:*p<0,05; Beta: Hệ số hồi quy đã chuẩn hóa; R2: Hệ số xác định bội (hiệu chỉnh); d: hệ số Durbin-Watson.

Nhìn chung, các mô hình hồi quy đơn biến và đa biến các yếu tố môi trường học đường dự báo ĐCHT bên trong của học sinh THCS đều chỉ ra bầu không khí học tập khuyến khích tự chủ có khả năng dự báo tác động lớn nhất và sau đó là mục tiêu lớp học tiếp cận học tập và sau đó là mục tiêu của giáo viên tiếp cận học tập. Vì lẽ đó, khi người GV tạo được môi trường để tính tự chủ của HS càng phát triển, coi trọng vào sự nỗ lực, hiểu sâu kiến thức và sự tiến bộ của mỗi HS thì ĐCHT bên trong của các em ấy càng mạnh mẽ hơn.

Ngoài xem xét các yếu tố liên quan đến nhà trường, 06 biến số độc lập liên quan đến phong cách làm CM của bố và mẹ HS cũng được phân tích xem có tác động một cách độc lập đến ĐCHT bên trong của học sinh THCS thông qua các phép phân tích hồi quy đơn biến. Các phương trình tuyến tính đơn được viết như sau:

1. ĐCHT bên trong = 4,398 + 0,312*Mẹ (khuyến khích tự chủ)

2. ĐCHT bên trong = 4,662 + 0,234*Mẹ (tham gia)

3. ĐCHT bên trong = 4,256 + 0,333*Mẹ (nồng ấm)

4. ĐCHT bên trong = 4,225 + 0,357*Bố (khuyến khích tự chủ)

5. ĐCHT bên trong = 4,692 + 0,271*Bố (tham gia)

6. ĐCHT bên trong = 4,291+ 0,335*Bố (nồng ấm)


Bảng 3.20 tổng hợp kết quả phân tích hồi quy tuyến tính đơn biến giữa ĐCHT bên trong với từng yếu tố liên quan tới gia đình. Kết quả cho thấy các phong cách làm CM của mẹ và bố đều tương quan và có khả năng dự báo thuận chiều ĐCHT bên trong ở các mức độ khác nhau. Trong mối quan hệ giữa yếu tố người mẹ với ĐCHT bên trong, phong cách làm CM thể hiện sự nồng ấm tác động mạnh nhất tới ĐCHT bên trong của học sinh THCS. Đối bố, phong cách làm CM khuyến khích tự chủ có ảnh hưởng lớn nhất tới ĐCHT bên trong của học sinh THCS. Phong cách làm CM khuyến khích tự chủ và phong cách làm CM thể hiện sự nồng ấm của bố và mẹ không chênh lệch nhiều ở hệ số beta, nên có thể thấy ĐCHT bên trong học sinh THCS có khả năng được tác động mạnh bởi phong cách khuyến khích tự chủ và thể hiện sự nồng ấm. Nói cách khác, con sẽ có ĐCHT bên trong cao hơn khi thấy được bố, mẹ thể hiện tình yêu của CM với con một cách rõ ràng, khiến con cảm thấy có giá trị và cho phép, ủng hộ con quyết định và tự chọn hướng đi cho bản thân một cách cao nhất.

Bảng 3.20. Mô hình hồi quy các yếu tố gia đình dự báo động cơ học tập bên trong‌


Biến độc lập

hình


(Phong cách làm CM)


1

ĐCHT bên trong

(Mẹ)- Tự chủ

0,31

0,097

79,17

1,94

2

ĐCHT bên trong

(Mẹ)- Tham gia

0,23

0,055

42,79

1,95

3

ĐCHT bên trong

(Mẹ)- Nồng ấm

0,33

0,111

91,93

1,98

4

ĐCHT bên trong

(Bố)- Tự chủ

0,36

0,128

106,55

1,94

5

ĐCHT bên trong

(Bố)- Tham gia

0,27

0,074

57,92

1,92

6

ĐCHT bên trong

(Bố)- Nồng ấm

0,34

0,112

92,27

1,92

Biến phụ thuộc

Beta r2 f d


Ghi chú:p<0,001; Beta: Hệ số hồi quy đã chuẩn hóa; r2: Hệ số xác định bội; d: hệ số Durbin- Watson

3.3.3.3. Tổng hợp các yếu tố cá nhân và môi trường

Trong phần này, chúng tôi thực hiện phép hồi quy đa biến của các yếu tố biến phụ thuộc là ĐCHT bên trong của học sinh THCS với nhóm 13 biến độc lập là các nhân tố tác động đến ĐCHT bên trong gồm 09 biến độc lập liên quan tới cá nhân HS và 04 biến độc lập liên quan tới nhà trường. Sở dĩ chúng tôi không đưa các biến về phong cách làm CM vào mô hình vì có thể dẫn tới hiện tượng đa cộng tuyến, vi phạm mô hình hồi quy tuyến tính do


tương quan mạnh giữa ba phong cách làm CM của mẹ với nhau và ba phong cách làm CM của bố với nhau. Cụ thể, mẹ (khuyến khích tự chủ) tương quan cao với mẹ (tham gia) và mẹ (nồng ấm) lần lượt là r = 0,74, p<0,01 và r =0,83, p<0,01. Bố (khuyến khích tự chủ) tương quan cao với bố (tham gia) và bố (nồng ấm) lần lượt là r = 0,76, p<0,01 và r =0,81, p<0,01.

Từ đây, phương trình hồi quy chuẩn hóa dự báo ĐCHT bên trong của các yếu tố cá nhân và các yếu tố liên quan đến nhà trường được viết như sau:

ĐCHT bên trong =

1,034 + 0,216*bầu không khí học tập + 0,151*nhu cầu năng lực + 0,135*mục tiêu lớp học tiếp cận học tập + 0,129*nhu cầu tự chủ + 0,129*mục tiêu tiếp cận học tập + 0,089*tư duy phát triển +

0,074*mục tiêu lảng tránh học tập + 0,061*nhu cầu kết nối.

Trong mô hình hồi quy đa biến tổng hợp các yếu tố tác động đến ĐCHT bên trong, chỉ có 08/13 biến độc lập có khả năng tác động đến biến phụ thuộc. Các biến độc lập này giải thích được 49,1% sự biến đổi của ĐCHT bên trong. Hệ số VIF <2 nên không xảy ra hiện tượng đa cộng tuyến trong mô hình. Xét theo hệ số hồi quy đã chuẩn hóa, bầu không khí học tập có khả năng dự báo thuận chiều mạnh mẽ nhất đối với ĐCHT bên trong của học sinh THCS, tiếp đến là nhu cầu năng lực trong khi mục tiêu lảng tránh học tập và nhu cầu kết nối có khả năng tác động ít nhất đến ĐCHT bên trong. Điều này có nghĩa dạy học cần chú ý cho HS nhiều phương án lựa chọn, được đưa ra quyết định phản ánh điều HS muốn để khuyến khích HS tự chủ trong học tập và có những mục tiêu, tiêu chí rõ ràng, cụ thể để đáp ứng nhu cầu năng lực của HS; theo đó, nâng cao ĐCHT bên trong của HS.

Bảng 3.21. Mô hình hồi quy các yếu tố cá nhân và môi trường dự báo động cơ học tập bên trong‌

Biến phụ thuộc Biến độc lập Beta R2 f d



Nhu cầu tự chủ

0,13**

ĐCHT

Nhu cầu kết nối

0,06**

bên trong

Nhu cầu năng lực

0,15* 0,491 58,86 1,88


Mục tiêu học tập tiếp cận học tập

0,13**


Mục tiêu học tập tiếp cận kết quả

0,06


Mục tiêu học tập lảng tránh học tập 0,07* Mục tiêu học tập lảng tránh kết quả -0,05 Tư duy phát triển 0,09*

Tư duy cố định 0,001

Bầu không khí học tập 0,22**

Mục tiêu lớp học tiếp cận học tập 0,14** Mục tiêu của giáo viên tiếp cận học tập 0,02 Mục tiêu của giáo viên tiếp cận kết quả -0,02

Ghi chú:*p<0,05; **: p < 0,001; Beta: Hệ số hồi quy đã chuẩn hóa; R2: Hệ số xác định bội (hiệu chỉnh); d: hệ số Durbin-Watson.

Nhìn chung, với các mô hình hồi quy khác nhau, không phải tất cả các yếu tố liên quan đều có khả năng dự báo ĐCHT học tập bên trong. Mức độ ảnh hưởng của mỗi yếu tố cũng khác nhau khi mô hình hồi quy được điều chỉnh. Xét nhóm các yếu tố cá nhân, nhu cầu tự chủ và nhu cầu năng lực tác động đáng kể nhất đến ĐCHT bên trong tiếp đến là mục tiêu tiếp cận học tập và tư duy phát triển. Xét nhóm các yếu tố trường học, bầu không khí học tập và mục tiêu lớp học tiếp cận học tập có khả năng tác động mạnh nhất đến ĐCHT bên trong. Xét nhóm các yếu tố gia đình, khuyến khích tự chủ và thể hiện sự nống ấm trong phong cách làm CM có khả năng dự boad tác động lớn đến ĐCHT bên trong của học sinh THCS. Do vậy, các hoạt động dạy học và chương trình phòng ngừa hỗ trợ cho các em HS nên chú trọng vào đáp ứng nhu cầu tự chủ và năng lực của HS. Bên cạnh GV, vai trò quan trọng của CM giúp con nâng cao ĐCHT bên trong cũng cần cho CM thấy được trong buổi tư vấn, đào tạo dành cho CM HS.

3.3.4. Cơ chế tác động của một số yếu tố môi trường đến động cơ học tập bên trong‌

Từ cơ sở lý luận và kết quả đánh giá thực trạng chung, chúng tôi tiếp tục xác định cơ chế tác động của một số yếu tố môi trường lên ĐCHT bên trong thông qua các yếu tố cá nhân bằng kỹ thuật bootstrapping. Tổng cộng có 4 mô hình phân tích biến trung gian đã được thực hiện như dưới đây:

3.3.4.1. Vai trò trung gian của yếu tố mục tiêu tiếp cận học tập


Cơ chế tác động của yếu tố mục tiêu lớp học tiếp cận học tập đến ĐCHT bên trong thông qua mục tiêu tiếp cận học tập của HS được mô tả trong bảng 3.22 và sơ đồ 3.2 dưới đây.

Bảng 3.22. Tác động trực tiếp và gián tiếp của mục tiêu lớp học tiếp cận học tập đến động cơ học tập bên trong‌

95% CI

B p

Giá trị thấp nhất Giá trị cao nhất


Tác động trực tiếp

0,45

0,36

0,55


<0,001

Tác động gián tiếp

0,21

0,16

0,27


Ghi chú:95% CI: khoảng tin cậy; B; hệ số tác động

Mục tiêu tiếp cận học tập

Mục tiêu lớp học tiếp cận học tập

Động cơ học tập bên trong

Mục tiêu lớp học tiếp cận học tập tác động trực tiếp mục tiêu tiếp cận học tập của HS (B=0,44; p<0,001), mục tiêu tiếp cận HS tác động thuận chiều và có ý nghĩa thống kê với ĐCHT bên trong (B=0,34; p<0,001) và mục tiêu lớp học tiếp cận học tập tác động thuận chiều và có ý nghĩa thống kê với ĐCHT bên trong (B=0,31; p<0,001). Kết quả phân tích cho thấy mục tiêu tiếp cận học tập của HS đóng vai trò trung gian một phần trong tác động của mục tiêu lớp học tiếp cận học tập tới ĐCHT bên trong. Nói cách khác, mục tiêu lớp học có xu hướng tiếp cận học tập càng mạnh thì mục tiêu của HS sẽ theo xu hướng tiếp cận học tập mạnh mẽ hơn và kết quả là ĐCHT bên trong của HS càng cao hơn. Mục tiêu lớp học tiếp cận học tập của GV nâng cao hiệu suất của ĐCHT bên trong cao nhất là tác động thông qua mục tiếp cận học tập của học sinh THCS. Đây là điều GV nên quan tâm để xây dựng mục tiêu lớp học cho phù hợp với việc nâng cao ĐCHT bên trong của HS.


Sơ đồ 3.1. Mô hình trung gian giữa mục tiêu lớp học tiếp cận học tập và động cơ học tập bên trong‌

3.3.4.2. Vai trò trung gian của yếu tố nhu cầu tâm lý tự chủ trong tác động của bầu không khí học tập đến động cơ học tập bên trong

Bảng 3.23. Tác động trực tiếp và gián tiếp của bầu không khí học tập đến động cơ học tập bên trong‌

95% CI

B p

Giá trị thấp nhất Giá trị cao nhất


Tác động trực tiếp

0,38

0,32

0,44


<0,001

Tác động gián tiếp

0,13

0,09

0,17


Ghi chú:95% CI: khoảng tin cậy; B; hệ số tác động

Bầu không khí học tập khuyến khích tự chủ tác động thuận chiều đến nhu cầu tự chủ của HS (B=0,56; p<0,001), nhu cầu tự chủ của HS tác động có ý nghĩa thống kế đến ĐCHT bên trong (B=0,27; p<0,001) và bầu không khí học tập ấy cũng tác động trực tiếp đến ĐCHT bên trong của HS (B=0,42; p<0,001). Dữ liệu này cho thấy nhu cầu tự chủ của HS đóng vai trò trung gian một phần trong sự tác động của bầu không khí học tập tới ĐCHT bên trong. Kết quả này nhấn mạnh hơn hiệu quả của nâng cao ĐCHT bên trong của học sinh THCS bằng cách người GV trao quyền, cân nhắc góc nhìn HS trước khi đưa ra ý kiến khiến HS cảm thấy nhu cầu về tự chủ của bản thân được đáp ứng thỏa đáng hơn và ĐCHT bên trong của học sinh THCS cũng vì thế được thúc đẩy mạnh mẽ hơn. Con đường để bầu không khí học tập khuyến khích tự chủ của GV kích thích ĐCHT bên trong hiệu quả nhất là phải thông qua việc nhu cầu tự chủ của HS được đáp ứng đầy đủ.

Bầu không khí học tập

Nhu cầu tự chủ

Động cơ học tập bên trong

Sơ đồ 3.2. Mô hình trung gian giữa bầu không khí học tập và động cơ học tập bên trong‌

3.3.4.3. Vai trò trung gian của yếu tố nhu cầu tâm lý trong tác động của phong cách làm CM đến động cơ học tập bên trong


Bảng 3.24. Tác động trực tiếp và gián tiếp của CM khuyến khích tự chủ đến động cơ học tập bên trong‌

Mô hình

Biến dự báo

Biến trung gian

Biến phụ thuộc

Tác động B 95% CI min max



1

Mẹ-

Nhu cầu

ĐCHT bên

trực tiếp

0,13

0,09

0,18


tự chủ

tự chủ

trong

gián tiếp

0,1

0,07

0,13

2

Bố-

Nhu cầu

ĐCHT bên

trực tiếp

0,18

0,13

0,23


tự chủ

tự chủ

trong

gián tiếp

0,08

0,06

0,12

Ghi chú:95% CI: khoảng tin cậy; B; hệ số tác động; p<0,01; min: giá trị thấp nhất; max: giá trị cao nhất

Phong cách làm CM của người mẹ ở khía cạnh khuyến khích tự chủ tác động thuận chiều đến sự đáp ứng nhu cầu tự chủ của HS (B=0,3; p<0,01), nhu cầu tự chủ tác động một cách có ý nghĩa thống kê đến ĐCHT bên trong (B=0,44; p<0,01) và mẹ khuyến khích tự chủ cũng tác động trực tiếp đến ĐCHT bên trong của học sinh THCS (B=0,18; p<0,01).

Mẹ- khuyến khích tự chủ

Nhu cầu tự chủ

Động cơ học tập bên trong

Sơ đồ 3.3. Mô hình trung gian giữa phong cách khuyến khích tự chủ của mẹ và động cơ học tập bên trong‌

Tương tự như kết quả phân tích trên, phong cách làm CM khuyến khích tự chủ ở người bố tác động trực tiếp đến nhu cầu tự chủ của HS (B=0,26; p<0,00), nhu cầu tự chủ tác động lên ĐCHT bên trong của HS (B= 0,44, p<0,01) và một tác động thuận chiều từ khía cạnh bố khuyến khích tự chủ đến ĐCHT bên trong của HS (B=0,24, p<0,01). Kết quả này cho thấy nhu cầu tự chủ của HS đòng vai trò trung gian một phần trong mối quan hệ giữa phong cách làm CM khuyến khích tự chủ của bố và mẹ với ĐCHT bên trong của học sinh THCS. Điều này gợi ý cho CM nên lắng nghe thấu hiểu để hỗ trợ con tự ra quyết định như mong muốn của bản thân con thì nhu cầu tự chủ của con sẽ được đáp ứng tốt hơn và từ đó ĐCHT bên trong của HS sẽ được nâng cao hơn. Con đường để phong cách làm CM

Xem tất cả 240 trang.

Ngày đăng: 17/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí