p | Kết quả so sánh | |
7,53 | 0,000 | M4=M2=M3 |
7,98 | 0,000 | M2=M4=M3 |
Có thể bạn quan tâm!
- Động cơ học tập bên trong của học sinh trung học cơ sở - 12
- Phương Pháp Xử Lí Số Liệu Bằng Thống Kê Toán Học
- Xem Xét Động Cơ Học Tập Bên Trong Với Thực Trạng Động Cơ Học Tập Bên Ngoài Và Không Có Động Cơ Học Tập Ở Học Sinh Trung Học Cơ Sở
- Các Yếu Tố Gia Đình Tác Động Tới Động Cơ Học Tập Bên Trong
- Đcht Bên Trong = 5,243 + 0,083*mục Tiêu Của Giáo Viên Tiếp Cận Kết Quả
- Mô Hình Trung Gian Giữa Phong Cách Khuyến Khích Tự Chủ Của Bố Và Động Cơ Học Tập Bên Trong
Xem toàn bộ 240 trang tài liệu này.
M4 | ĐTB 5,43 | ĐLC 0,86 | |
M1 | 6,04 | 1,00 | |
Học để hiểu | M2 | 5,70 | 1,08 |
biết | M3 | 5,73 | 0,95 |
M4 | 5,57 | 0,96 | |
M1 | 6,10 | 0,89 | |
Học để tiến | M2 | 5,65 | 1,01 |
bộ | M3 | 5,75 | 0,90 |
M4 | 5,73 | 0,96 | |
M1 | 5,34 | 1,11 |
Học để trải nghiệm kích thích
M2 4,98 1,19
M3 5,02 1,04
M4 5,00 1,10
4,17 0,006 M2=M4=M3 Ghi chú:N=745; Min =1; Max =7; M1= Khối 6; M2= Khối 7; M3= Khối 8; M4= Khối 9. Kết quả thu được ở ĐCHT bên trong nói chung và ba thành phần có hệ số p<0,05. Điều đó đồng nghĩa với việc có sự khác biệt đáng kể mang tính thống kê giữa HS của từng khối lớp ở ĐCHT bên trong nói chung và các thành phần của ĐCHT bên trong. HS khối lớp 6 (ĐTB = 5,83) có ĐCHT bên trong cao hơn HS khối 8 (ĐTB = 5,5), HS khối 7 (ĐTB = 5,44) và HS khối 9 (ĐTB = 5,43). Bên cạnh đó, mức độ học để hiểu biết, học để tiến bộ và học để trải nghiệm kích thích của HS lớp 6 cũng cao hơn HS lớp 7, HS lớp 8 và HS lớp 9. Ngoài ra, không có sự khác biệt về ĐCHT bên trong giữa HS của 3 khối lớp 7, 8 và 9. Kết quả này khác với các nghiên cứu đi trước cho rằng không có sự khác biệt về ĐCHT bên trong giữa các cấp học [32] và không có sự chênh lệch giữa các độ tuổi [42]. Bảng 3.10. Động cơ học tập bên trong theo học lực ĐTB ĐLC F P So sánh M1 5,56 0,87 Động cơ học tập bên trong M2 5,58 0,82 2,55 0,08 M3=M1=M2 M3 5,33 1,09 ĐTB ĐLC F P So sánh M1 5,71 1,02 Học để hiểu biết M2 5,86 0,89 2,48 0,09 M3=M1=M2 M3 5,61 1,19 M1 5,85 0,92 Học để tiến bộ M2 5,82 0,94 5,44 0,01 M3 M3 5,46 1,10 Học để trải M1 5,12 1,08 nghiệm kích M2 5,06 1,07 1,31 0,27 M3=M2=M1 thích M3 4,9 1,39 Ghi chú:N=745; Min =1; Max =7; M1= Học lực giỏi; M2= Học lực khá; M3= Học lực trung bình và Học lực yếu Bảng 3.10 cho thấy học để tiến bộ có hệ số sig. = 0,01 < 0,05. Điều đó đồng nghĩa với việc có sự khác biệt đáng kể mang tính thống kê giữa HS có học lực khác nhau ở khía cạnh này. Cụ thể, mức độ học để tiến bộ ở HS giỏi (ĐTB = 5,85) và HS khá (ĐTB = 5,82) cao hơn HS trung bình và yếu (ĐTB = 5,461). Hai thành phần còn lại của ĐCHT bên trong và ĐCHT bên trong nói chung đều có p>0,05, nên dù có sự chênh lệch giữa các giá trị trung bình của HS có học lực giỏi, khá, trung bình và yếu nhưng những sự khác biệt này không đáng kể. Khác với kết quả nghiên cứu của Khăm Phăn Khăm On (1994), ĐCHT của học sinh THCS Lào cao hơn ở những HS có học lực khá và giỏi. Sự khác biệt này có thể là do nghiên cứu này chỉ tập trung vào ĐCHT bên trong chứ không nghiên cứu ĐCHT nói chung như Khăm Phăn Khăm On (1994). Bảng 3.11. Động cơ học tập bên trong theo kinh tế gia đình ĐTB ĐLC f p Kết quả so sánh M1 5,61 0,84 Động cơ học tập bên trong M2 5,5 0,9 6,91 0,001 M3>M2=M1 M3 4,94 1,26 M1 5,81 0,98 Học để hiểu biết M2 5,72 0,96 6,44 0,002 M3>M2=M1 M3 5,06 1,51 ĐTB ĐLC f p Kết quả so sánh M1 5,87 0,90 Học để tiến bộ M2 5,75 0,97 5,55 0,004 M3>M2=M1 M3 5,26 1,31 Học để trải M1 5,13 1,07 nghiệm kích M2 5,04 1,12 4,01 0,018 M3>M2=M1 thích M3 4,49 1,55 Ghi chú:N=745; Min =1; Max =7; M1= Giàu và Khá; M2= Trung bình; M3= Dưới trung bình và Nghèo Kết quả kiểm định ANOVA cho thấy hệ số sig của ĐCHT bên trong p=0,001<0,05 nên có sự khác biệt về ĐCHT bên trong của học sinh THCS đến từ những gia đình có hoàn cảnh kinh tế khác nhau. Cụ thể, HS thuộc gia đình giàu và khá (ĐTB = 5,61) cũng như kinh tế trung bình (ĐTB = 5,5) có mức độ ĐCHT bên trong cao hơn HS có kinh tế gia đình dưới trung bình và nghèo (ĐTB = 4,94). Tương tự như sự khác biệt về kinh tế ở ĐCHT bên trong nói chung, HS sống trong gia đình giàu và khá cũng như trung bình có mức độ học để hiểu biết, học để tiến bộ và học để trải nghiệm kích thích cao hơn HS sống trong gia đình có kinh tế dưới trung bình và nghèo. Kết quả này khác với nghiên cứu McGeown và các CS (2014) cho rằng tình trạng kinh tế của gia đình không liên quan đến sự thay đổi ĐCHT bên trong của học sinh THCS. Như vậy, ĐCHT bên trong của học sinh THCS không có sự khác biệt theo giới tính, học lực và loại trường học nhưng có sự khác biệt theo khối lớp, kinh tế gia đình. Nói cách khác, HS nam và HS nữ đều có ĐCHT bên trong ở mức trung bình. HS có học lực giỏi, khá, trung bình và yếu không có sự chênh lệch về mức độ ĐCHT bên trong. Xét về khối lớp, ĐCHT bên trong của HS khối 6 cao hơn ĐCHT bên trong của HS khối 7, khối 8 và khối 9 và không có sự khác biệt giữa HS của ba khối 7, 8 và 9. Xét theo kinh tế gia đình, ĐCHT của HS đến từ gia đình giàu và khá cao hơn HS thuộc gia đình trung bình, dưới trung bình và nghèo. 3.3. Mối quan hệ giữa động cơ học bên trong của học sinh Trung học cơ sở với các yếu tố cá nhân và môi trường 3.3.1. Thống kê mô tả các yếu tố cá nhân và môi trường Các yếu tố cá nhân có liên quan tới ĐCHT bên trong của học sinh THCS bao gồm 03 nhu cầu tâm lý, 04 mục tiêu học tập và 02 kiểu hình tư duy. Bảng 3.12. Các yếu tố cá nhân liên quan tới động cơ học tập bên trong Các yếu tố cá nhân ĐTB ĐLC Nhu cầu tâm lý Nhu cầu tự chủ 3,38 0,71 (n=745, min= 1, max =5) Nhu cầu kết nối 3,72 0,75 Nhu cầu năng lực 3,37 0,71 Mục tiêu học tập Tiếp cận học tập 3,65 0,72 (n=743, min= 1, max =5) Tiếp cận kết quả 3,64 0,86 Lảng tránh học tập 3,61 0,91 Lảng tránh kết quả 3,43 0,94 Tư duy Tư duy phát triển 5,19 1,18 (n=740, min= 1, max =7) Tư duy cố định 3,64 1,33 Xem xét ba nhu câu tâm lý của học sinh THCS cho thấy chúng đều được đáp ứng ở mức trung bình cao. Trong ba nhu cầu nêu trên, nhu cầu kết nối (ĐTB = 3,72) được đáp ứng đầy đủ nhất, tiếp đến là nhu cầu tự chủ và cuối cùng là nhu cầu năng lực. Cụ thể, đa số HS cảm thấy được quan tâm, có thể kết nối được với bạn bè, thầy cô và các cô bác cán bộ công nhân viên ở trường. Những mối quan hệ mà HS có ở trường mang lại cảm giác gần gũi và ấm áp. Bên cạnh đó, không nhiều học sinh THCS thấy đã và đang làm được những điều mà em hứng thú, chưa được tự do lựa chọn thực hiện các hoạt động ở trường, quyết định em đưa ra phản ánh điều em muốn và thể hiện em là ai. Với nhu cầu năng lực, HS chưa hoàn toàn tự tin rằng có thể làm tốt, hoàn thành xuất sắc những nhiệm vụ khó và đạt được mục tiêu của bản thân. Bên cạnh đó, bốn kiểu mục tiêu học tập có ĐTB khá tương đồng nhau và đều ở mức trung bình. Có lẽ, học sinh THCS áp dụng cả bốn mục tiêu học tập này. Trong đó, mục tiêu tiếp cận học tập (ĐTB = 3,65) và mục tiêu tiếp cận kết quả (ĐTB =3,64) là hai xu hướng mục tiêu học tập chính của học sinh THCS. Cụ thể, HS học để thuần thục hoàn toàn các nhiệm vụ ở trường, có nhiều kiến thức nhất có thể và nắm được các kỹ năng một cách chắc chắn nhất. Bên cạnh đó, phấn đấu để làm tốt như các bạn khác hay thậm chí tốt hơn các bạn khác cũng là mục tiêu học tập của học sinh THCS. Mục tiêu lảng tránh kết quả không phải là kiểu định hướng hay được học sinh THCS áp dụng trong học tập. Nói cách khác, các em học không hẳn là để tránh thực hiện nhiệm vụ kém hơn và tránh có kết quả học tập thấp hơn các bạn khác. Kết quả nghiên cứu có nét tương đồng với nghiên cứu đi trước, học sinh THCS Hồng Kông có mục tiêu tiếp cận học tập cao nhất và hai mục tiêu liên quan đến kết quả thấp hơn [32]. Điều đó cho thấy học sinh THCS chú trọng theo đuổi kiến thức và tìm kiếm sự hiểu biết trong quá trình định hướng mục tiêu học tập. Ở yếu tố tư duy, học sinh THCS có tư duy phát triển (ĐTB = 5,19) nổi trội hơn hẳn tư duy cố định (ĐTB = 3,64). Phần lớn, HS nhận định tư duy của bản thân có thể thay đổi đáng kể theo thời gian cùng với sự nỗ lực. Chỉ một số ít HS nhận thấy tư duy luôn ở một mức độ nhất định và không thể thay đổi nhiều hay thậm chí không có khả năng thay đổi dù em có thể học những điều mới. Thực trạng này có thể hiểu là do 2/3 số HS trong thời gian nghiên cứu đang học tập tại trường tư và trường bán công cũng như sinh sống tại trung tâm Hà Nội, nơi HS được tiếp cận nhiều hơn với các hoạt động ngoại khóa và một phần tư duy phát triển thông qua các tiết học tiếng Anh với giáo viên bản ngữ nên cũng có chịu ảnh hưởng của tư duy phát triển từ các thầy cô giáo nước ngoài.
Nhu cầu tự chủ Nhu cầu kết nối Nhu cầu năng lực
Mục tiêu tiếp cận học tập Mục tiêu tiếp cận kết quả Mục tiêu lảng tránh học tập
Mục tiêu lảng tránh kết quả Tư duy phát triển Tư duy cố định Biểu đồ 3.4. Các yếu tố cá nhân tác động tới động cơ học tập bên trong Bên cạnh các yếu tố cá nhân, các yếu tố môi trường liên quan đến ĐCHT bên trong gồm các yếu tố liên quan tới trường lớp như bầu không khí học tập và mục tiêu lớp học cũng như yếu tố liên quan tới gia đình là phong cách làm CM cũng được xem xét. Bảng 3.13. Các yếu tố môi trường liên quan đến động cơ học tập bên trong Các yếu tố môi trường ĐTB ĐLC Yếu tố nhà trường Bầu không khí học tập (n=745, min =1,64, max =7) 5 0,99 Mục tiêu lớp học Tiếp cận học tập 4,07 0,61 (n= 743, min =1, max =5) Tiếp cận kết quả 3,42 0,92 Lảng tránh kết quả 3,13 0,81 Mục tiêu của giáo viên Tiếp cận học tập 3,79 0,52 (n= 740, min =1, max =5) Tiếp cận kết quả 3,64 0,87 Lảng tránh kết quả 2,88 0,8 Yếu tố gia đình Phong cách làm CM (Mẹ) Tự chủ 5,04 1,19 (n=738, min =1, max =7) Tham gia 5,21 1,2 Nồng ấm 5,32 1,2 Phong cách làm CM (Bố) Tự chủ 4,99 1,2 (n=731, min =1, max =7) Tham gia 4,77 1,34 Nồng ấm 5,15 1,22 Ở môi trường học đường, ĐTB của yếu tố bầu không khí học tập ở mức trung bình cao (ĐTB = 5) cho thấy HS rất được khuyến khích tính tự chủ trong lớp. Đa số HS có thể cởi mở chia sẻ với GV vì cảm thấy được thấu hiểu. Các em cảm thấy được thầy cô giáo của mình nghe để hiểu cách em muốn làm trước khi gợi ý các cách thực hiện và thầy, cô đưa ra nhiều phương án để lựa chọn. Thầy, cô luôn tiếp thêm niềm tin rằng các em có thể học tốt và khuyến khích các em đặt câu hỏi. Đối với mục tiêu lớp học, tiếp cận học tập (ĐTB = 4,07) là mục đích chính được nhấn mạnh khi học sinh THCS tham gia hoạt động tại lớp học. Đối với mục tiêu của giáo viên, thầy, cô định hướng cho học sinh THCS theo mục tiêu tiếp cận học tập (ĐTB =3,79). Cụ thể, cố gắng nỗ lực, học được những nội dung mới, hiểu bài học chứ không chỉ dừng lại ở thuộc lòng và mức độ tiến bộ của bản thân là những điều mà đa số lớp học đang rất coi trọng. GV đặt mục tiêu tiếp cận học tập trong lớp luôn muốn HS hứng thú khi học những điều mới và cho HS thời gian đủ để HS có thể khám phá và hiểu những điều mới. Thầy, cô cũng luôn công nhận những cố gắng của HS và coi những sai lầm của HS là bình thường và là cơ hội để học hỏi. Mục tiêu lớp học tiếp cận kết quả cũng đang diễn ra trong khá nhiều lớp học khi GV coi trọng đáp án đúng, điểm số bằng cách tuyên dương những bạn đạt điểm cao nhất trong đợt kiểm tra hay nêu những bạn đạt điểm cao làm gương cho tất cả HS. Mục tiêu lớp học lảng tránh kết quả (ĐTB =3,13) và mục tiêu của GV lảng tránh kết quả (ĐTB =2,88) không được GV nhấn mạnh trong lớp học. Nói cách khác, tham gia thảo luận và trả lời câu hỏi để tránh bị coi là không làm được, cho người khác thấy em làm bài trên lớp không tệ hay không thể hiện kém hơn các bạn và không mắc lỗi trước mặt mọi người là những điều GV không yêu cầu ở HS của mình. Bầu không khí học tập Mục tiêu lớp học tiếp cận học tập Mục tiêu lớp học tiếp cận kết quả Mục tiêu lớp học lảng tránh kết quả
Mục tiêu của giáo viên tiếp cận học tập Mục tiêu của giáo viên tiếp cận kết quả Mục tiêu của giáo viên lảng tránh kết quả Biểu đồ 3.5. Các yếu tố nhà trường tác động tới động cơ học tập bên trong Xem xét yếu tố môi trường gia đình, phong cách làm CM của cả bố và mẹ đều có khía cạnh nồng ấm cao nhất, sau đó là tham gia và cuối cùng là khuyến khích tự chủ. Đa số HS thấy được bố, mẹ khiến bản thân em có giá trị và luôn bày tỏ tình yêu một cách rõ ràng, cụ thể cũng như vui mừng khi gặp em. Bên cạnh đó, HS được bố, mẹ chấp nhận và yêu quý vì là chính mình. Bố, mẹ dành nhiều thời gian và công sức để chăm lo, quan tâm cũng như tham gia các hoạt động hỗ trợ con học tốt hơn. Kết quả phân tích dữ liệu còn cho thấy HS được bố, mẹ cho phép chọn những thứ cần làm, quyết định mọi việc cho bản thân, hiểu cảm nhận của, lắng nghe suy nghĩ khi HS gặp khó khăn nhưng không nhiều như 2 khía cạnh khác. Số liệu thống kê cho thấy ba khía cạnh trong phong cách làm CM của mẹ đều có ĐTB cao hơn của bố. Vậy là, mẹ thể hiện sự nồng ấm, dành nhiều thời gian và nguồn lực để hỗ trợ cũng như khuyến khích HS tự chủ cao hơn bố.
Mẹ- khuyến khích tự chủ Mẹ- tham gia Mẹ- nồng ấm