|
| |
Bố- khuyến khích tự chủ | Bố- tham gia | Bố- nồng ấm |
Có thể bạn quan tâm!
- Phương Pháp Xử Lí Số Liệu Bằng Thống Kê Toán Học
- Xem Xét Động Cơ Học Tập Bên Trong Với Thực Trạng Động Cơ Học Tập Bên Ngoài Và Không Có Động Cơ Học Tập Ở Học Sinh Trung Học Cơ Sở
- Động Cơ Học Tập Bên Trong Theo Kinh Tế Gia Đình
- Đcht Bên Trong = 5,243 + 0,083*mục Tiêu Của Giáo Viên Tiếp Cận Kết Quả
- Mô Hình Trung Gian Giữa Phong Cách Khuyến Khích Tự Chủ Của Bố Và Động Cơ Học Tập Bên Trong
- Kết Luận Về Hai Nghiên Cứu Trường Hợp
Xem toàn bộ 240 trang tài liệu này.
Biểu đồ 3.6. Các yếu tố gia đình tác động tới động cơ học tập bên trong
Tóm lại, nghiên cứu thực trạng các yếu tố tác động đến ĐCHT bên trong cho thấy học sinh THCS được đáp ứng nhu cầu kết nối khá tốt nhưng nhu cầu tự chủ và nhu cầu năng lực chỉ mới được thỏa mãn ở mức trung bình. HS có thiên hướng mục tiêu tiếp cận học tập và mục tiêu tiếp cận kết quả cũng như tư duy phát triển ở mức cao. Đa số HS được học tập trong những lớp học mà GV khuyến khích tính tự chủ và xây dựng mục tiêu lớp học theo mục tiêu tiếp cận học tập. Bên cạnh đó, phần lớn học sinh THCS được nuôi dưỡng bởi bố, mẹ thể hiện sự nồng ấm rõ ràng, dành nhiều thời gian hỗ trợ con nhưng ít khuyến khích con tự chủ hơn.
3.3.2. Tương quan giữa các yếu tố tới động cơ học tập bên trong
Chúng tôi thực hiện phép phân tích tương quan nhị biến Pearson để xem xét mối liên hệ phụ thuộc giữa ĐCHT bên trong và các yếu tố liên quan đến cá nhân HS. Hệ số tương quan r được thể hiện ở bảng 3.14.
Bảng 3.14. Mối quan hệ giữa động cơ học tập bên trong và các yếu tố cá nhân
(1) (2) (3) (4)
Nhu cầu tự chủ | 0,50** | 0,46** | 0,42** | 0,43** | |
tâm lý | Nhu cầu kết nối | 0,37** | 0,28** | 0,34** | 0,35** |
Nhu cầu năng lực | 0,52** | 0,42** | 0,47** | 0,46** | |
Mục tiêu | Tiếp cận học tập | 0,47** | 0,41** | 0,41** | 0,41** |
học tập | Tiếp cận kết quả | 0,33** | 0,26** | 0,36** | 0,24** |
Lảng tránh học tập | 0,24** | 0,19** | 0,20** | 0,23** | |
Lảng tránh kết quả | 0,11** | 0,06 | 0,11** | 0,11** | |
Tư duy | Tư duy phát triển | 0,45** | 0,39** | 0,44** | 0,35** |
Tư duy cố định -0,19** -0,18** -0,17** -0,16** Ghi chú:*: p < 0,05; **: p < 0,01; 1: Động cơ học tập bên trong; 2: Học để hiểu biết; 3: Học để tiến bộ; 3: Học để trải nghiệm kích thích.
Bảng 3.14 cho thấy tất cả các yếu tố liên quan đến cá nhân HS đều tương quan với ĐCHT bên trong nói chung. Về ba nhu cầu tâm lý, chúng đều có mối liên hệ tỷ lệ thuận với ĐCHT bên trong và ba thành phần của ĐCHT bên trong. Trong đó, ĐCHT bên trong của học sinh THCS có mối liên hệ thuận chiều mạnh nhất với việc thỏa mãn nhu cầu năng lực (r=0,52) và nhu cầu tự chủ (r=0,5) và sau cùng là nhu cầu kết nối. Sự thỏa mãn nhu cầu năng lực đã được nghiên cứu là đứng đầu trong mối liên hệ với ĐCHT của học sinh THCS ở Việt Nam [7] và Hồng Kông [21]. Điều này khẳng định một lần nữa nhu cầu năng lực và nhu cầu tự chủ là nhu cầu tâm lý tương quan mật thiết tới ĐCHT bên trong của học sinh THCS. Ở cấp độ thành phần, nhu cầu tự chủ tương quan chặt chẽ nhất với học để hiểu biết, nhu cầu năng lực tương quan chặt chẽ nhất với học để tiến bộ, nhu cầu kết nối tương quan chặt chẽ nhất với học để trải nghiệm kích thích. Cụ thể, HS càng được trao quyền, đưa ra quyết định phản ánh điều mình muốn và bản thân mình thì ĐCHT biết thêm tri thức càng cao; HS càng xác định được rõ ràng việc có thể hoàn thành nhiệm vụ khó thì ĐCHT liên quan tới vượt lên chính mình và đạt thành tựu càng lớn; HS càng được quan tâm, được kết nối thì càng có ĐCHT với mong muốn được trải nghiệm nhiều hơn.
Đối với mục tiêu học tập, bốn mục tiêu đều tương quan thuận với ĐCHT bên trong nói chung; trong đó, mục tiêu tiếp cận học tập (r = 0,47; p<0,01) có mối liên hệ tỷ lệ thuận với ĐCHT bên trong mạnh hơn cả. Tương tự với nghiên cứu về học sinh THCS tại Hồng Kông [32] và tại Đài Loan [31], mục tiêu tiếp cận học tập càng mạnh mẽ thì ĐCHT bên trong càng cao. Khác với nghiên cứu thực trạng trên học sinh THCS Đài Loan cho thấy mục tiêu lảng tránh kết quả tương quan nghịch với ĐCHT bên trong [31]. Ở từng khía cạnh, mục tiêu tiếp cận học tập có tỷ lệ tương quan thuận như nhau với ba thành phần của ĐCHT bên trong (r =0,41). Vậy, khi HS đặt mục tiêu là thuần thục hoàn thành các nhiệm vụ học tập, nắm bắt các kỹ năng một cách chắc chắn và học được nhiều nhất có thể thì sẽ có xu hướng cao là học để hiểu biết thêm nhiều điều mới, thú vị, vượt qua bản thân và đạt được thành tựu nhất định trong học tập cũng như vì hạnh phúc có được khi đọc tài liệu, trình bày
ý tưởng hay trải nghiệm dự án học tập hứng thú. Bên cạnh đó, tiếp cận kết quả và lảng tránh học tập đều tương quan thuận với ba thành phần của ĐCHT bên trong trong khi mục tiêu lảng tránh kết quả chỉ mối liên hệ thuận chiều với học để tiến bộ và trải nghiệm.
Xét về kiểu hình tư duy của HS, ĐCHT bên trong và ba thành phần của ĐCHT bên trong tương quan thuận với tư duy phát triển (r =0,45; p <0,01). Tương tự như kết quả nghiên cứu trên HS Trung Quốc [19], học sinh THCS càng có niềm tin rằng tư duy có thể thay đổi theo thời gian và nỗ lực lớn thì ĐCHT bên trong càng cao. Ở cấp độ thành phần, tư duy phát triển có mối liên hệ tỷ lệ thuận mạnh nhất với học để tiến bộ nghĩa là học sinh THCS càng tin rằng thời gian cùng nỗ lực thay đổi tư duy thì càng có xu hướng học để vươn lên chính mình, hoàn thành những nhiệm vụ học tập khó và đạt được thành tích. Đồng thời, ĐCHT bên trong tương quan nghịch với tư duy cố định (r=-0,19; p <0,01).
Bảng 3.15. Mối quan hệ giữa động cơ học tập bên trong và các yếu tố môi trường
(1) | (2) | (3) | (4) | ||
Yếu tố nhà trường | |||||
Bầu không khí học | tập | 0,57** | 0,48** | 0,52** | 0,49** |
Mục tiêu | Tiếp cận học tập | 0,46** | 0,38** | 0,42** | 0,39** |
lớp học | Tiếp cận kết quả | 0,06 | 0,01 | 0,12** | 0,04 |
Lảng tránh kết quả | 0,05 | 0,01 | 0,08* | 0,05 | |
Mục tiêu của giáo | Tiếp cận học tập | 0,45** | 0,37** | 0,41** | 0,39** |
viên | Tiếp cận kết quả | 0,08* | 0,04 | 0,1** | 0,08* |
Lảng tránh kết quả | 0,04 | 0,02 | 0,03 | 0,06 | |
Yếu tố gia đình | |||||
Phong cách | Tự chủ | 0,31** | 0,26** | 0,29** | 0,26** |
làm CM | Tham gia | 0,23** | 0,18** | 0,22** | 0,21** |
(Mẹ) | Nồng ấm | 0,33** | 0,29** | 0,31** | 0,27** |
Phong cách | Tự chủ | 0,36** | 0,31** | 0,32** | 0,3** |
làm CM | Tham gia | 0,27** | 0,21** | 0,26** | 0,24** |
(Bố)
Nồng ấm 0,34** 0,29** 0,31** 0,28**
Ghi chú:*: p < 0,05 **: p < 0,01; (1): Động cơ học tập bên trong; (2): Học để hiểu biết; (3): Học để tiến bộ; (4): Học để trải nghiệm kích thích
Trong các yếu tố mối trường liên quan đến lớp học, bầu không khí học tập có mối liên hệ tỷ lệ thuận khá mạnh với ĐCHT bên trong (r =0,57; p<0,01) và ba thành phần của ĐCHT bên trong. Như nhóm tác giả Deci và các CS (1981); Ryan và Grolnick (1986) đã chứng minh, HS càng được khuyến khích tự chủ như được GV trao quyền, cân nhắc góc nhìn của HS thì ĐCHT bên trong càng cao [119],[152]. Ngược lại, trong bầu không khí học tập kiểm soát, bị áp đặt, ĐCHT bên trong của HS sẽ giảm sút.
Đối với mục tiêu lớp học, chỉ mục tiêu tiếp cận học tập tương quan thuận với ĐCHT bên trong và các thành phần ĐCHT bên trong. Tương đồng với kết quả nghiên cứu trên HS Nhật Bản [85], mục tiêu lớp học càng chú trọng vào sự nỗ lực, hiểu nội dung, kiến thức và sự tiến bộ của mỗi HS thì ĐCHT bên trong của các em ấy càng cao. Ở cấp độ thành phần, mục tiêu lớp học và mục tiêu của giáo viên tiếp cận kết quả tương quan thuận rõ nét với học để tiến bộ hơn cả. Nghiên cứu còn cho thấy mục tiêu lớp học càng có xu hướng tiếp cận kết quả thì ĐCHT bên trong của học sinh THCS càng cao; và thực trạng này khác với nghiên cứu của Murayama và Elliot (2009) là ĐCHT bên trong tương quan nghịch với mục tiêu lớp học tiếp cận kết quả.
Xem xét yếu tố môi trường gia đình, phong cách làm CM của bố và mẹ tương quan thuận với ĐCHT bên trong và cả ba thành phần của ĐCHT bên trong của học sinh THCS. Nói cách khác, việc CM càng khuyến khích con tự chủ, dành càng nhiều thời gian tham gia hoạt động cùng con và càng thể hiện sự yêu thương, nồng ấm với con nhiều thì ĐCHT bên trong của học sinh THCS càng cao. Ở cấp độ thành phần, cả ba phong cách làm CM của bố và mẹ đều có mối liên hệ thuận chiều cao nhất với học để tiến bộ. Thực trạng này phần nào cho thấy đặc trưng của văn hóa truyền thống trong gia đình Việt Nam đối với việc học của con là tình yêu thương, quan tâm, chăm lo và khuyến khích con tự quyết luôn gắn liền với mong muốn bản thân học tốt hơn mỗi ngày và có được một thành tích nhất định của HS.
Nhìn chung, các yếu tố cá nhân gồm nhu cầu tự chủ và nhu cầu năng lực, mục tiêu tiếp cận học tập và tư duy phát triển có tương quan mạnh mẽ hơn cả với ĐCHT bên trong. Thực tế, HS có mục tiêu tiếp cận học tập và tư duy phát triển cao hơn hẳn các kiểu mục tiêu học tập và loại tư duy khác nên đây là một lợi thế để phát triển ĐCHT bên trong của học
sinh THCS. Tuy nhiên, thực trạng nhu cầu tự chủ và nhu cầu năng lực ở HS cảm thấy được đáp ứng ít hơn nhu cầu kết nối nên dạy học cần đáp ứng hai nhu cầu này nhiều hơn để thúc đẩy ĐCHT bên trong. Trong các yếu tố môi trường, yếu tố liên quan đến GV gồm bầu không khí học tập, mục tiêu lớp học tiếp cận học tập cũng như phong cách làm CM tương quan thuận chặt chẽ với ĐCHT bên trong. Vì vậy, trong giáo dục, thầy cô cần chú trọng hơn vào tạo dựng bầu không khí học tập khuyến khích HS tự chủ cũng như công nhận nỗ lực của HS, coi những lần HS mắc sai lầm là để học hỏi và cho HS thời gian để tìm hiểu rõ được những điều mới mà HS hứng thú khi học. Đồng thời, CM cần trao quyền cho con nhiều hơn, dành thời gian và nguồn lực để hỗ trợ con học cũng như thể hiện tình yêu thương với con bằng nhiều cách rõ ràng hơn để nâng cao ĐCHT ở con.
3.3.3. Dự báo của các yếu tố liên quan tới động cơ học tập bên trong
Sau khi phân tích thống kê mô tả và phân tích mối tương quan nhị biến Pearson, chúng tôi thực hiện phép phân tích hồi quy tuyến tính để tìm hiểu tác động từ các biến độc lập đến biến phụ thuộc là ĐCHT bên trong của học sinh THCS. Phương pháp Enter được dùng cho quan sát kiểm định t với các biến độc lập. Kiểm định Durbin- Watson cũng được thực hiện và phân tích tương quan giũa phần dư với tổ hợp các biến độc lập (R) để xem xét sự vi phạm giả định trong phân tích hồi quy. Kết quả chỉ ra các mô hình hồi quy là thích hợp và các phép phân tích hồi quy không vi phạm giả định.
3.3.3.1. Các yếu tố gắn với cá nhân/chủ quan
Phép hồi quy đơn biến được sử dụng để kiểm nghiệm xem từng biến trong 09 biến số chủ quan liên quan đến bản thân HS có tác động một cách độc lập đến ĐCHT bên trong của học sinh THCS hay không. Cả 09 mô hình hồi quy đơn biến đều có ý nghĩa thống kê (p<0,05) nên các biến đều có khả năng dự báo độc lập ĐCHT bên trong ở học sinh THCS. Các phương trình tuyến tính đơn được viết như sau:
1. ĐCHT bên trong = 3,385 + 0,516*nhu cầu năng lực
2. ĐCHT bên trong = 3,418 + 0,501*nhu cầu tự chủ
3. ĐCHT bên trong = 3,441 + 0,47*mục tiêu tiếp cận học tập
4. ĐCHT bên trong = 3,799 + 0,448*tư duy phát triển
5. ĐCHT bên trong = 3,912 + 0,374*nhu cầu kết nối
6. ĐCHT bên trong = 4,316 + 0,327*mục tiêu tiếp cận kết quả
7. ĐCHT bên trong = 4,698 + 0,242*mục tiêu lảng tránh học tập
8. ĐCHT bên trong = 6,019 - 0,194*tư duy cố định
9. ĐCHT bên trong = 5,205 + 0,105*mục tiêu lảng tránh kết quả
Các phép phân tích hồi quy đơn biến cho thấy 03 nhu cầu tâm lý cơ bản, 04 mục tiêu học tập và tư duy phát triển đều tương quan và dự báo thuận chiều đối với ĐCHT bên trong của học sinh THCS. Trong đó, tác động dự báo của nhu cầu tâm lý đến ĐCHT bên trong tương đồng với kết quả nghiên cứu của Hui và các CS (2011) cho rằng sự thỏa mãn nhu cầu năng lực là yếu tố liên quan và dự báo mạnh mẽ nhất ĐCHT của học sinh THCS ở Hồng Kông, tiếp đến là sự thỏa mãn nhu cầu tự chủ. Chỉ có tư duy cố định tương quan và tác động nghịch đến ĐCHT học tập bên trong của học sinh THCS.
Bảng 3.16. Mô hình hồi quy đơn biến yếu tố cá nhân dự báo động cơ học tập bên trong
hình | ||||||
1 | ĐCHT bên trong | Nhu cầu tự chủ | 0,5 | 0,25 | 248,67 | 1,89 |
2 | ĐCHT bên trong | Nhu cầu kết nối | 0,37 | 0,14 | 120,56 | 1,92 |
3 | ĐCHT bên trong | Nhu cầu năng lực | 0,52 | 0,27 | 269,24 | 1,97 |
4 | ĐCHT bên trong | Mục tiêu tiếp cận học tập | 0,47 | 0,22 | 210,63 | 1,89 |
5 | ĐCHT bên trong | Mục tiêu tiếp cận kết quả | 0,33 | 0,11 | 88,64 | 1,91 |
6 | ĐCHT bên trong | Mục tiêu lảng tránh học tập | 0,24 | 0,06 | 46,07 | 1,91 |
7 | ĐCHT bên trong | Mục tiêu lảng tránh kết quả | 0,11 | 0,01 | 8,29 | 1,93 |
8 | ĐCHT bên trong | Tư duy phát triển | 0,45 | 0,2 | 185,09 | 1,96 |
9 | ĐCHT bên trong | Tư duy cố định | -0,19 | 0,04 | 28,78 | 1,97 |
Mô Biến phụ thuộc Biến độc lập Beta r2 f d
Ghi chú:p<0,001; Beta: Hệ số hồi quy đã chuẩn hóa; R2: Hệ số xác định bội; d: hệ số Durbin- Watson.
Tiếp theo, chúng tôi thực hiện phép hồi quy đa biến giữa biến phụ thuộc là ĐCHT bên trong của học sinh THCS với nhóm 09 biến độc lập liên quan tới cá nhân HS. Với hệ số p<0,05, nhóm 08/09 biến số độc lập gồm (1) nhu cầu tự chủ, (2) nhu cầu kết nối, (3) nhu cầu năng lực, (4) mục tiêu học tập tiếp cận học tập, (5) mục tiêu học tập tiếp cận kết quả,
(6) mục tiêu học tập lảng tránh học tập, (7) mục tiêu học tập lảng tránh kết quả và (8) tư duy phát triển có thể được sử dụng để dự báo một cách đáng tin cậy biến phụ thuộc là ĐCHT bên trong. Các biến độc lập này giải thích được 43,6% (R2 = 0,436) sự biến đổi của ĐCHT bên trong. Hệ số VIF <2 nên không xảy ra hiện tượng đa cộng tuyến trong mô hình. Từ những dữ liệu phân tích, mô hình hồi quy chuẩn hóa dự báo ĐCHT bên trong của các yếu tố cá nhân được viết như sau:
ĐCHT bên trong = 1,508 + 0,213*nhu cầu tự chủ + 0,193*nhu cầu năng lực + 0,185*mục tiêu tiếp cận học tập + 0,161*tư duy phát triển + 0,101*nhu cầu kết nối
+ 0,095*mục tiêu lảng tránh học tập + 0,079*mục tiêu tiếp cận kết quả - 0,075*mục tiêu lảng tránh kết quả.
Trong mô hình hồi quy đa biến, sự đáp ứng nhu cầu tự chủ tương quan thuận có ảnh hưởng mạnh mẽ nhất đến ĐCHT bên trong (Beta =0,21), sau đó là nhu cầu năng lực. Trong các mục tiêu học tập, mục tiêu tiếp cận học tập (Beta =0,19) là yếu tố cần được tập trung phát triển bởi nó có khả năng tác động lớn đến ĐCHT bên trong. Mục tiêu tiếp cận kết quả và mục tiêu lảng tránh kết quả có hệ số tác động thấp nhất tới ĐCHT bên trong. Tư duy phát triển cũng có tác động dự báo khá tốt khi có chỉ báo tác động xếp thứ 4 trên 8 biến số. Tư duy cố định không dự báo sự tác động lên ĐCHT bên trong nên không đưa vào phương trình.
Bảng 3.17. Mô hình hồi quy đa biến các yếu tố cá nhân dự báo động cơ học tập bên trong
Biến phụ thuộc Biến độc lập Beta r2 f d
ĐCHT
bên trong
Nhu cầu tự chủ 0,21*
Nhu cầu kết nối 0,10*
Nhu cầu năng lực 0,19*
0,436 64,35 1,9
Mục tiêu tiếp cận học tập 0,19*
Mục tiêu tiếp cận kết quả 0,08*
Mục tiêu lảng tránh học tập 0,10*
Mục tiêu lảng tránh kết quả -0,08*
Tư duy phát triển 0,16*
Tư duy cố định 0,01
Ghi chú:*p<0,05; Beta: Hệ số hồi quy đã chuẩn hóa; R2: Hệ số xác định bội (hiệu chỉnh); d: hệ số Durbin-Watson.
Nhìn chung, các mô hình hồi quy đơn biến và đa biến các yếu tố cá nhân dự báo ĐCHT bên trong của học sinh THCS đều chỉ ra các yếu tố có khả năng tác động mạnh đến ĐCHT bên trong bao gồm nhu cầu tự chủ, nhu cầu năng lực, mục tiêu tiếp cận học tập, tư duy phát triển và nhu cầu kết nối. Các yếu tố như mục tiêu lảng tránh học tập, mục tiêu tiếp cận kết quả và mục tiêu lảng tránh kết quả có khả năng dự báo ĐCHT bên trong của học sinh THCS nhưng ít hiệu quả hơn. Điều này cho thấy nâng cao ĐCHT bên trong cần gắn liền với việc HS được đáp ba nhu cầu tâm lý, giúp đỡ để HS xây dựng định mục tiêu tiếp cận học tập và trau dồi tư duy phát triển cho bản thân trong hoạt động dạy và học.
3.3.3.2. Các yếu tố gắn với môi trường/khách quan
Trong phần này, chúng tôi thực hiện phép hồi quy đơn biến và đa biến giữa biến phụ thuộc là ĐCHT bên trong của học sinh THCS với các biến độc lập gắn với yếu tố nhà trường và các phép hồi quy đơn biến giữa ĐCHT bên trong của học sinh THCS và các khách quan liên quan tới gia đình.
Phép hồi quy đơn biến được sử dụng để kiểm nghiệm xem từng biến trong 04 biến số liên quan đến trường học có tác động một cách độc lập đến ĐCHT bên trong của học sinh THCS hay không. Các phương trình tuyến tính đơn được viết như sau:
1. ĐCHT bên trong = 2,999 + 0,571* bầu không khí học tập
2. ĐCHT bên trong = 2,831 + 0,456*mục tiêu lớp học tiếp cận học tập
3. ĐCHT bên trong = 2,623 + 0,45*mục tiêu của giáo viên tiếp cận học tập