Đối Với Bài Nội Khoá Lịch Sử Địa Phương Ở Dtls


Vì sao có phong tục này?

Khởi động theo cách này giúp HS huy động vốn hiểu biết thực tế, sử dụng nhiều thao tác tư duy để phân tích, kết nối nội dung, tìm ra mối liên hệ giữa các di tích. Dù trả lời đúng hay sai, đầy đủ hay không đầy đủ, nhưng tình huống nhận thức đã tạo ra sự tò mò, kích thích mong muốn khám phá bí ẩn lịch sử của HS.

- Hoạt động giải quyết vấn đề: Trên cơ sở đã tìm hiểu trước các tư liệu, HS thảo luận nhóm để hoàn thành các nhiệm vụ học tập.

+ Đầu tiên, GV tổ chức cho HS thảo luận, hoàn thành phiếu học tập số 1 để tìm hiểu cuộc phản công của phái chủ chiến tại Kinh thành Huế.

Khi tìm hiểu về hành động của thực dân Pháp GV đặt câu hỏi gợi mở Em có 1


Khi tìm hiểu về hành động của thực dân Pháp, GV đặt câu hỏi gợi mở: Em có nhận xét gì về vị trí của Toà Khâm sứ Trung Kỳ và Đồn Mang Cá? Vì sao quân Pháp lại tăng cường lực lượng quân sự ở hai vị trí này? và hướng dẫn các nhóm xác định vị trí Toà Khâm sứ Trung Kỳ, Đồn Mang Cá trên lược đồ kết hợp quan sát tranh ảnh để rút ra nhận xét: Pháp tăng cường lực lượng quân sự ở hai vị trí này nhằm kìm kẹp, theo dõi các hoạt động của triều Nguyễn trong Kinh thành Huế và loại bỏ phái chủ chiến. Ngược lại, ở ĐC, GV không tiến hành liên hệ, nên HS chưa hiểu âm mưu thâm độc của thực dân Pháp và gặp khó khăn khi giải thích tại sao phái chủ chiến lại chọn tấn công quân Pháp ở Toà Khâm sứ Trung Kỳ, Đồn Mang Cá.

Đối với hành động của ta: GV yêu cầu các nhóm sử dụng hình ảnh để giới thiệu về tiểu sử Tôn Thất Thuyết và giải thích: Vì sao Tôn Thất Thuyết có thể mạnh tay hành động chống Pháp? Những hành động chống Pháp của phái chủ chiến là gì? Kết quả hoạt động sẽ được trình bày, thảo luận để chính xác hoá kiến thức. Trong khi đó, ở lớp ĐC, GV tự trình bày tiểu sử của Tôn Thất Thuyết và đặt câu hỏi để HS liệt kê hành động các chống Pháp của phái chủ chiến, nên không tạo được biểu tượng sinh động về vị “quan tướng”, đứng đầu phái chủ chiến và giải thích cơ sở của những hành động chống Pháp quyết liệt mà Tôn Thất Thuyết thực hiện.

+ Do nghiên cứu tài liệu trước nên HS dễ dàng sử dụng lược đồ, tranh ảnh trình bày diễn biến cuộc phản công của phái chủ chiến. Khi trình bày, các em đã kết hợp nhuần nhuyễn giữa kỹ năng chỉ bản đồ với ngôn ngữ của mình, biết nhấn mạnh tinh thần chiến đấu anh dũng, quả cảm của binh lính phái chủ chiến; phê phán hành động độc ác của thực dân Pháp và thể hiện sự thương cảm sâu sắc trước hình ảnh đồng bào bị tàn sát; liên hệ được với một số DTLS, phong tục ở Thừa Thiên Huế liên quan đến sự kiện này như Đàn Âm hồn, Miếu Âm hồn, Chùa Ba Đồn và lễ cúng Kinh đô thất thủ. Đặc biệt, khi tìm hiểu nguyên nhân thất bại của cuộc phản công, GV hướng dẫn HS rút ra một số bài học kinh nghiệm để có thể thực hiện thành công kế hoạch, hoạt động của mình. Qua đó, phẩm chất yêu nước, nhân ái, năng lực lịch sử, năng lực ngôn ngữ của HS được bồi dưỡng và phát triển.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 199 trang tài liệu này.

Ở lớp ĐC, GV sử dụng lược đồ để trình bày diễn biến, kết quả và tự rút ra


nguyên nhân thất bại của cuộc phản công.

+ Khi dạy phong trào Cần vương, chúng tôi đã cấu tạo lại nội dung mục I.1 và

I.2 trong SGK thành mục mới: Phong trào Cần vương. Sau khi hướng dẫn HS giải thích thuật ngữ “cần vương”, GV tổ chức cho HS làm việc với SGK, tài liệu học tập và thảo luận theo hình thức cặp đôi hoàn thành phiếu học tập số 2. Ở lớp ĐC, GV giảng dạy lần lượt như cấu trúc SGK.

Ở hoạt động củng cố vận dụng GV yêu cầu các nhóm xem đoạn phim phóng sự 2

- Ở hoạt động củng cố, vận dụng: GV yêu cầu các nhóm xem đoạn phim phóng sự: Thất thủ Kinh đô - Đài tưởng niệm trong lòng dân của Đài Truyền hình TRT và thảo luận để đóng vai nhà nghiên cứu trình bày những vấn đề sau: Kể tên các DTLS ở Thừa Thiên Huế liên quan đến cuộc phản công quân Pháp của phái chủ chiến tại Kinh thành Huế. Ý nghĩa của phong tục cúng Kinh đô thất thủ. Giải thích ý nghĩa các vật phẩm nhân dân sử dụng để cúng trong ngày Kinh đô thất thủ? HS rất hứng thú với hoạt động, sôi nổi bàn luận. So với địa phương khác, ở những trường trên địa bàn TP Huế, các em hoàn thành khá tốt nhiệm vụ giải thích ý nghĩa của vật phẩm dùng để cúng. Hoạt động này mở rộng thêm hiểu biết của các em về nhiều DSVH vật chất và tinh thần, phản ánh truyền thống uống nước nhớ nguồn, lòng yêu thương con người, tính nhân văn của người Huế. Từ đó, giáo dục cho HS

trách nhiệm gìn giữ và phát huy những nét văn hoá đặc sắc mà cha ông để lại.


Trong khi đó, ở lớp ĐC, GV sử dụng một số câu hỏi trắc nghiệm khách quan vì vậy, kiến thức chưa sâu sắc và không gắn kết nội dung lịch sử với thực tiễn cuộc sống xung quanh các em ...

- Ở hoạt động mở rộng: Lớp ĐC, GV chỉ dặn dò chung chung “về nhà các em học bài cũ, đọc trước bài mới”. Còn ở lớp TN, GV trình chiếu hình ảnh phủ thờ Tôn Thất Thuyết nêu vấn đề cho HS tiếp tục tìm hiểu ở nhà để hoàn thành thẻ nhớ về Tôn Thất Thuyết: Cuộc đời, sự nghiệp của Tôn Thất Thuyết và giới thiệu về phủ thờ Tôn Thất Thuyết. Đồng thời cung cấp phiếu đánh giá sản phẩm học tập của HS.


Ảnh

Tôn Thất Thuyết

* Quê quán:

* Tiểu sử:

* Vai trò trong lch sử dân tc


Ảnh phủ thờ Tôn Thất Thuyết

* Địa đim:

* Năm xây dng:

* Kiến trúc:

* Giá tr:

So sánh giữa lớp ĐC và TN, chúng tôi nhận thấy giờ học thực nghiệm diễn ra sôi nổi, hấp dẫn, tương tác giữa GV - HS, HS - HS rất tốt. Các em tỏ ra mạnh dạn, chủ động bày tỏ quan điểm suy nghĩ của mình, chứ không chịu sự áp đặt của GV. Trong khi đó, ở lớp ĐC, giờ học khá thụ động, tập trung vào nội dung kiến thức của bài, hầu như không có hoạt động liên hệ, vận dụng, nên không để lại cho HS ấn tượng sâu sắc về một sự kiện quan trọng của dân tộc đã diễn ra trên quê hương, mục tiêu giáo dục phẩm chất cũng không đạt hiệu quả như mong muốn.

4.3.2.2. Đối với bài nội khoá lịch sử địa phương ở DTLS

* Quá trình chuẩn bị

- Để kiểm chứng hiệu quả của bài nội khoá LSĐP ở DTLS, chúng tôi lựa chọn và giảng dạy chủ đề: Bác Hồ với Huế (lớp 11), tại Nhà lưu niệm Bác Hồ ở làng Dương Nỗ (huyện Phú Vang). Lớp ĐC được thực hiện theo phương pháp truyền


thống, dưới sự hướng dẫn của thuyết minh viên, HS quan sát hiện vật, tranh ảnh liên quan và lắng nghe nội dung bài học. Còn kế hoạch bài dạy của lớp TN được thực hiện theo các giải pháp luận án đã đề xuất [PL.4.2]. GV chia lớp thành 3 nhóm cùng nhau chuẩn bị trước các vấn đề:

- Nhóm 1: Trình bày về tiểu sử của Bác Hồ; giới thiệu Nhà lưu niệm Bác Hồ.

- Nhóm 2: Trình bày các sự kiện chính quá trình Bác Hồ cùng gia đình sinh sống, học tập, tham gia đấu tranh ở Thừa Thiên Huế giai đoạn từ năm 1895 đến năm 1901; giới thiệu Di tích Am Bà, Bến Đá.

- Nhóm 3: Trình bày các sự kiện chính quá trình Bác Hồ cùng gia đình sinh sống, học tập, tham gia đấu tranh ở Thừa Thiên Huế giai đoạn từ năm 1906 đến năm 1909; giới thiệu Đình làng Dương Nỗ.

01 ngày trước khi tổ chức bài học, GV quán triệt với HS về thời gian, nội quy, tinh thần học tập, đồ dùng, trang phục...

* Tổ chức thực hiện:

- Hoạt động mở đầu: Sau khi GV, thuyết minh viên, đại diện HS thắp hương, trình bày mục đích hoạt động, giờ học được bắt đầu với tiết mục văn nghệ: “Từ làng Sen” của tác giả Phạm Tuyên và tổ chức trò chơi: Hành trình trên đất Huế nhằm giáo dục lòng biết ơn của HS đối với công lao to lớn của Bác Hồ, tạo động cơ, hứng thú học tập cho các em. Trên cơ sở đó, GV dẫn dắt HS tìm hiểu chủ đề: “Bác Hồ với Huế”: Trong cuộc đời của mình, có hai lần Chủ tịch Hồ Chí Minh sống trên đất Huế, đó là thời kỳ từ năm 1895 đến năm 1901, khi Người ở tuổi nhi đồng mang tên Nguyễn Sinh Cung (5 - 11 tuổi), thời kỳ thứ 2 từ năm 1906 - 1909, khi Người đã ở tuổi thanh niên, mang tên Nguyễn Tất Thành (16 - 19 tuổi). Thời gian sống ở Huế tuy không dài, chỉ khoảng 10 năm, nhưng đã có tác động như thế nào đến con người Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh? Chúng ta cùng nhau tìm hiểu chủ đề “Bác Hồ với Huế”, gồm 3 nội dung chính:

Quê hương và gia đình Bác Hồ.

Quá trình sinh sống, học tập và đấu tranh trên đất Huế.

Hệ thống di tích lưu niệm về Người và gia đình ở Huế.


- Hoạt động giải quyết vấn đề:

+ Với nội dung đầu tiên, GV yêu cầu nhóm 1 sử dụng tranh ảnh ở Nhà trưng bày để giới thiệu về quê hương, gia đình Bác Hồ nhằm rèn luyện cho các em kỹ năng trình bày một vấn đề lịch sử với đồ dùng trực quan. Chúng tôi nhận thấy, do đã chuẩn bị trước, nên HS trình bày tự tin, lưu loát, khá xúc động và đầy đủ các nội dung.

+ Sau khi đánh giá, nhận xét phần giới thiệu của HS, GV dẫn dắt tiếp tục tìm hiểu quá trình Bác Hồ cùng gia đình sinh sống, học tập và tham gia phong trào đấu tranh ở Huế thông qua hệ thống DTLS. Như đã phân công từ trước, nhóm 2 trình bày các sự kiện chính Bác Hồ và gia đình ở Thừa Thiên Huế giai đoạn 1895 - 1901. Nhóm 3 trình bày các sự kiện chính Bác Hồ và gia đình ở Thừa Thiên Huế giai đoạn 1906 - 1909. Các nhóm trình bày, nhận xét, đánh giá theo bộ tiêu chí đã được công bố.

Tiếp theo, GV đặt lại các vấn đề đã nêu ra cho HS trước buổi học:

Có nhận định cho rằng: “Thời gian ở Huế là thời gian Nguyễn Tất Thành lớn lên và bắt đầu đi học, những năm tháng đó là thời gian cực kỳ quan trọng đối với sự hình thành con người Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh...”. Em có đồng tình với nhận định này không? Tại sao?

Nếu là thanh niên sống cùng thời đại, em có ủng hộ quyết định sang các nước phương Tây tìm con đường cứu nước của Nguyễn Tất Thành không? Vì sao?

Cả 3 nhóm đều đồng ý và sôi nổi tranh luận, đóng góp ý kiến, đưa ra các dẫn chứng để chứng minh như:

Cố đô Huế là Kinh đô của triều đình phong kiến nhà Nguyễn, là trung tâm đầu não của xứ Trung Kỳ bảo hộ, ở đây chủ nghĩa thực dân và phong kiến cấu kết chặt chẽ với nhau. Từ phong trào đấu tranh, Nguyễn Tất Thành nhận rõ bản chất của kẻ thù khi chúng dùng bạo lực đàn áp cuộc biểu tình của nhân dân và sức mạnh đấu tranh của nhân dân khi họ đã đoàn kết vùng lên…

Không khí chính trị sôi động ở Huế trước ảnh hưởng của Tân thư, Tân sách, phong trào Duy tân và phong trào chống thuế (1908)… tác động tích cực đến tư tưởng, tình cảm của Nguyễn Tất Thành. Mặc dù rất kính trọng, nhưng Người không


đi theo con đường của các bậc tiền bối và nung nấu ý chí tìm con đường cứu nước đúng đắn cho dân tộc.

Trong thời kỳ học ở Trường Tiểu học Pháp - Việt Đông Ba, Trường Quốc Học, khẩu hiệu “Tự do - Bình đẳng - Bác ái” đã thôi thúc Nguyễn Tất Thành “muốn đi ra nước ngoài xem nước Pháp và các nước khác. Sau khi xem xét họ làm như thế nào, tôi sẽ trở về giúp đồng bào ta”.

Trên cơ sở ý kiến của HS, GV kết luận: Trong những gì từng là gốc rễ của một tâm hồn, nhân cách, tư tưởng Hồ Chí Minh có cả cố đô Huế với thời niên thiếu và tuổi thanh niên của Người. Huế cùng với tình thương và nỗi gian truân của gia đình, với tình nghĩa đồng bào, bà con, lối xóm, với những tác động ngược chiều khác nhau của xã hội và nhà trường đã ảnh hưởng lớn lao đến con người mà ngay từ nhỏ đã bộc lộ những năng lực thiên bẩm. Thời gian sống ở Huế không dài, chỉ khoảng 10 năm, nhưng đó lại là thời gian đặc biệt có ý nghĩa đối với nhận thức khởi đầu của một con người, như cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã nhận định: “Thời gian ở Huế là thời gian Nguyễn Tất Thành lớn lên và bắt đầu đi học, những năm đó là thời gian cực kỳ quan trọng đối với sự hình thành con người Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh” [159].

+ HS tiếp tục thực hiện nhiệm vụ cuối cùng với tâm thế hào hứng, đầy quyết tâm vì phần thuyết trình của các nhóm sẽ được cô thuyết minh viên nhận xét, xếp hạng trao giải. Lần lượt, thuyết minh viên hướng dẫn HS sang Nhà lưu niệm để nhóm 1 trình bày thời gian Nguyễn Sinh Cung cùng anh theo cha về làng Dương Nỗ dạy học, ở tại nhà ông Nguyễn Sĩ Độ. Tiếp theo HS sang di tích Am Bà, Bến Đá, Đình làng Dương Nỗ để nghe phần thuyết minh của nhóm 2, 3. Giọng kể truyền cảm, thể hiện sâu sắc tấm lòng biết ơn của các em đối với Bác Hồ muôn vàn kính yêu khiến nhiều bạn đã không kiềm chế được những giọt nước mắt của mình. Trong từng phần thuyết trình, các nhóm đều lồng ghép đề xuất giải pháp bảo tồn, phát huy giá trị DTLS. Cuối cùng, tại Nhà trưng bày, cô thuyết minh viên đã nhận xét, khen ngợi và trao giải cho 2 đội trình bày xúc động và đầy đủ nhất.


- Hoạt động củng cố, vận dụng: GV yêu cầu các nhóm thực dự án học tập: Thiết kế tour du lịch tham quan các DTLS liên quan đến Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Thừa Thiên Huế trong 01 ngày.

4.3.2.3. Đối với hoạt động trải nghiệm ở DTLS

* Quá trình chuẩn bị

- Chúng tôi tổ chức hình thức tham quan ở Khu di tích lưu niệm danh nhân Phan bội Châu (TP Huế) với chủ đề: “Phan Bội Châu - Nhà yêu nước, nhà văn hoá lớn” (lớp 12). Ở hình thức này, chúng tôi sử dụng chủ yếu PPDH theo dự án, nhằm phát triển năng lực vận dụng kiến thức, kỹ năng và góp phần định hướng nghề nghiệp cho HS [PL.4.3].

- Sau đi đến khu lưu niệm để thực hiện công tác khảo sát, tiền trạm, tìm hiểu kĩ các dấu vết, hiện vật, tranh ảnh tại DTLS, GV hướng dẫn HS đặt tên chủ đề, xác định mục tiêu, đề xuất tiểu chủ đề, phân công nhiệm vụ. Toàn bộ tài liệu, nhiệm vụ học tập, bộ tiêu chí đánh giá được đưa lên trang WebQuest (https://5ee7819034ce1.site123.me/). Đồng thời, GV gặp gỡ và trao đổi với Bảo tàng Lịch sử Thừa Thiên Huế, thuyết minh viên về kế hoạch HĐTN và chuẩn bị các cơ sở vật chất cần thiết. Trước 01 ngày, GV quán triệt với HS về thời gian, nội quy, đồ dùng học tập, trang phục...

* Tổ chức thực hiện

- HS tập trung trước mộ Phan Bội Châu để làm lễ thắp hương và trình bày mục đích học tập. Sau đó, GV phát phiếu học tập và yêu cầu HS điền thông tin, hoàn thành nội dung 1 và hướng dẫn về nội dung 2, 3.

Xem tất cả 199 trang.

Ngày đăng: 05/07/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí