Kết Quả Thực Nghiệm Sư Phạm Bài Học Nội Khóa


Tiếp theo GV khái quát về Khu di tích lưu niệm danh nhân Phan Bội Châu và dẫn các 1


Tiếp theo, GV khái quát về Khu di tích lưu niệm danh nhân Phan Bội Châu và dẫn các em đến Từ đường để thực hiện nhiệm vụ học tập. Từ đường được sử dụng làm nơi trưng bày khoảng 150 hiện vật, tư liệu về cuộc đời, sự nghiệp hoạt động cách mạng của Phan Bội Châu. Để đánh giá sản phẩm dự án, GV cũng nhắc lại các tiêu chí và hướng dẫn HS sử dụng phiếu chấm điểm (Rubrics):


Với chủ đề Phan Bội Châu từ sĩ phu phong kiến đến nhà cách mạng tiêu biểu 2


+ Với chủ đề “Phan Bội Châu - từ sĩ phu phong kiến đến nhà cách mạng tiêu biểu đầu thế kỷ XX”, nhóm 1 hướng dẫn HS quan sát tranh ảnh, hiện vật để giới thiệu về quê hương và gia đình của Phan Bội Châu.

+ Nhóm 2 hướng dẫn HS trải nghiệm chủ đề: “Phan Bội Châu - Ông già Bến Ngự”. Ở nội dung này, HS trình bày và phân tích vai trò của Phan Bội Châu đối với phong trào cách mạng Thừa Thiên Huế (1925 - 1940).

+ Nhóm 3 tiếp nối nội dung của nhóm 2 đã giới thiệu chủ đề: “Di tích lưu niệm danh nhân Phan Bội Châu”. HS trong nhóm lần lượt giới thiệu với cả lớp các di tích như ngôi nhà lá, lăng mộ Phan Bội Châu, nhà thờ. Ngoài những di tích chính, các em còn giới thiệu một số di tích khác ở trong vườn: Lăng mộ Tăng Bạt Hổ, lăng mộ ông bà Phan Nghi Đệ (con trai và con dâu của cụ Phan), nhà bia thờ Ấu Triệu Lê Thị Đàn, giếng nước… Trong quá trình thuyết minh, các em đã biết lồng ghép với các câu chuyện xúc động về tình bạn giữa Phan Bội Châu và Huỳnh Thúc Kháng, tình cảm của đồng bào cả nước nói chung, Huế nói riêng đóng góp xây dựng ngôi mộ và nhà thờ cho Cụ, hay câu chuyện giản dị về bia con Ky, bia con Vá…

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 199 trang tài liệu này.


+ Nhóm 4 dẫn cả lớp sang Bia kỷ niệm quan hệ giao lưu Việt - Nhật từ phong trào Đông Du để trình bày chủ đề “Quan hệ Việt Nam - Nhật Bản từ phong trào Đông Du”. Tấm bia tưởng niệm bác sỹ Abasa và tấm bia kỷ niệm quan hệ giao lưu Việt - Nhật từ phong trào Đông Du không chỉ là minh chứng cho mối quan hệ giữa lãnh tụ cách mạng Phan Bội Châu và nhà chi viện cho phong trào giành độc lập của Việt Nam - Asaba, mà còn là minh chứng cho mối liên kết lịch sử hiếm có giữa phong trào độc lập của Việt Nam và nhân dân Nhật Bản thời cận đại. Trong giai đoạn hiện tại, sự kiện này được nhân dân hai nước nhắc nhở như một biểu tượng mới của quan hệ hữu nghị Việt Nam - Nhật Bản. Các em cũng đã liên hệ với bộ phim “Người cộng sự” do Việt Nam và Nhật Bản phối hợp sản xuất, được trình chiếu trên VTV1, nói về tình bản cảm động giữa Phan Bội Châu và Asaba.

Cuối cùng, trước mộ Phan Bội Châu, GV tổ chức cho HS tranh biện vấn đề: Em có đồng ý với đánh giá: Phan Bội Châu “là vị anh hùng, bậc thiên sứ, đấng xả thân được 20 triệu người trong vòng nô lệ tôn sùng” không? Vì sao? để vận dụng kiến thức đã học đánh giá sâu sắc, toàn diện hơn về vai trò của Phan Bội Châu đối với cách mạng Việt Nam. Đồng thời, GV, thuyết minh viên cũng giải đáp những câu hỏi, băn khoăn nảy sinh trong quá trình học tập. Các em cũng khá thích thú, công tâm khi được tham gia đánh giá, nhận xét phần thực hiện nhiệm vụ của nhóm bạn.

GV sử dụng thuyết Đa trí tuệ tổ chức khâu vận dụng kiến thức, kỹ năng cho HS. Cả lớp được chia thành 6 đội tương ứng với các trí thông minh. Trong vòng 1 phút, các em phải nhanh chân chạy về biển tên đội mình. Đội nào bị thừa thì những em tới sau phải di chuyển về đội còn thiếu thành viên. Sản phẩm học tập sẽ được trình bày, đánh giá tại một buổi học khác ở trường.

+ Đội 1 - Chúng tôi là nhà Sử học (tương ứng với trí tuệ ngôn ngữ: HS phân tích về con đường cứu nước, vai trò của Phan Bội Châu đối với LSDT nói chung và Thừa Thiên Huế nói riêng hoặc bài viết giới thiệu về DTLS).

+ Đội 2 - Chúng tôi là kiến trúc sư (tương ứng với trí tuệ không gian: HS vẽ sơ đồ DTLS).

+ Đội 3 - Chúng tôi là nhà giáo (tương ứng với trí tuệ logic - toán học: HS vẽ


sơ đồ tư duy hệ thống hóa những kiến thức, tình cảm của mình khi học ở di tích).

+ Đội 4 - Chúng tôi là phóng viên (tương ứng với trí tuệ giao tiếp: HS phỏng vấn các bạn HS khác về kiến thức, tình cảm của họ khi được học ở di tích).

+ Đội 5 - Chúng tôi là nhạc sĩ (tương ứng với trí tuệ âm nhạc: HS sáng tác bài hát, bài vè về Phan Bội Châu, các hoạt động yêu nước cách mạng của Cụ hoặc DTLS).

+ Đội 6 - Chúng tôi là đạo diễn (tương ứng với trí tuệ động năng: HS đóng vai, sân khấu hóa kiến thức bài học hoặc các tác phẩm văn học về Phan Bội Châu).

- Tổng kết, đánh giá: GV tổ chức cho HS chia sẻ những bài học rút ra, những cảm nhận về chương trình. Ban Giám khảo đã lựa chọn 2 nhóm xuất sắc để trao phần thưởng…

4.4. KẾT QUẢ THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM

Kết quả TNSP được thu thập từ hai nguồn thông tin định tính và định lượng:

* Thông tin định tính

Trong các giờ thực nghiệm, chúng tôi sử dụng phương pháp quan sát và thiết kế một số công cụ như rubrics, bảng kiểm, thang đo… để thu thập thông tin về sự phát triển năng lực, phẩm chất, cũng như hứng thú học tập của HS.

Kết quả thu thập được là căn cứ để đánh giá tính tích cực chủ động 3


Kết quả thu thập được là căn cứ để đánh giá tính tích cực chủ động 4


Kết quả thu thập được là căn cứ để đánh giá tính tích cực chủ động 5


Kết quả thu thập được là căn cứ để đánh giá tính tích cực, chủ động, sáng tạo trong các hoạt động. Sau giờ dạy TN, chúng tôi trao đổi, phỏng vấn, thăm dò ý kiến GV giảng dạy, GV dự giờ và HS về hiệu quả của các giải pháp sư phạm luận án đề xuất.

* Thông tin định lượng

Chúng tôi thiết kế các câu hỏi trắc nghiệm khách quan với các yêu cầu thành phần năng lực lịch sử khác nhau để tiến hành kiểm tra 15 phút cuối giờ học đối với lớp TN và ĐC. Kết quả kiểm tra được xử lý bằng phương pháp thống kê toán học để rút ra kết luận về tính khả thi của các giải pháp luận án đề xuất.

4.4.1. Kết quả thực nghiệm sư phạm bài học nội khóa

4.4.1.1. Kết quả phân tích thông tin định tính

* Thông qua quan sát

Trên cơ sở thông tin thu được từ bảng kiểm, thang đo, cũng như so sánh hoạt động dạy học của HS lớp TN và ĐC, chúng tôi nhận thấy những điểm khác biệt cơ bản ở HS lớp TN như sau:

+ Do được chuẩn bị trước về mặt tư liệu nên các em mạnh dạn phát biểu, thực hiện các nhiệm vụ GV đưa ra. Tham gia buổi học với tâm thế sôi nổi, hào hứng.

+ Phần trình bày, tái hiện lịch sử của HS rất sinh động, giàu cảm xúc.

+ Biết khai thác thông tin tranh ảnh, hiện vật, di tích để đưa ra những dẫn chứng, lập luận logic, khoa học khi tham gia thảo luận, tranh biện.

+ Hứng thú, tích cực vận dụng kiến thức từ DTLS để giải thích các vấn đề thực tiễn cuộc sống, tín ngưỡng, phong tục của quê hương.


* Phản hồi của GV giảng dạy và dự giờ thực nghiệm

Tất cả GV dạy thực nghiệm đều khẳng định: Ứng dụng CNTT đã giúp GV tạo biểu tượng sinh động về DTLS gắn liền với nhân vật, sự kiện. Các phương pháp, kỹ thuật dạy học được vận dụng (thảo luận, tranh biện, dạy học dự án, đóng vai…) đã phát huy tính tích cực của HS trong việc khai thác triệt để nguồn thông tin từ di tích, làm cơ sở vững chắc cho hoạt động giải thích, phân tích, nhận xét, đánh giá. Từ đó, HS hiểu sâu kiến thức cơ bản, mở rộng hiểu biết và liên hệ kiến thức với thực tiễn cuộc sống... GV cũng cho rằng, không chỉ chủ động lĩnh hội tri thức, đổi mới sử dụng DTLS ở địa phương còn rèn luyện cho HS các kĩ năng cần thiết như: Lập kế hoạch, sưu tầm - tìm kiếm và khai thác các nguồn tư liệu, trong đó có tư liệu về DTLS, kĩ năng sử dụngđồ dùng trực quan, kĩ năng phân tích - đánh giá sự kiện lịch sử… qua đó phẩm chất, năng lực được phát triển toàn diện.

37/37 (100 %) GV dự giờ đánh giá bài học đạt được tất cả các tiêu chí theo yêu cầu Công văn 5555 của Bộ Giáo dục & Đào tạo và thực sự hài lòng về tính tích cực, chủ động của HS. Trong quá trình sử dụng DTLS, các em bộc lộ xúc cảm rõ ràng: khâm phục trước phong trào yêu nước, cách mạng; phê phán tội ác của kẻ thù, tự hào về thành tựu văn hoá mà cha ông đã sáng tạo nên… Đặc biệt, trong giờ học ở thực địa, HS đã chấp hành tốt nội quy, sôi nổi đề xuất các giải pháp bảo vệ, phát huy giá trị DTLS.

Phản hồi của HS Tổng hợp kết quả thang đo cho thấy 0 HS lựa chọn không hứng 6

* Phản hồi của HS

Tổng hợp kết quả thang đo cho thấy, 0% HS lựa chọn không hứng thú với bài dạy. Điều các em thích nhất là được tự lực khai thác thông tin, tìm câu trả lời từ nguồn sử liệu gốc chưa bị cải biến, mang tính khách quan, chứ không bị áp đặt bởi những kết luận của GV. Ngoài ra, HS được mở rộng hiểu biết, thấy được mối quan


hệ giữa LSDT với LSĐP và đóng góp to lớn của quê hương Thừa Thiên Huế trong tiến trình phát triển của dân tộc. Cho nên, giờ học rất thú vị và bổ ích.

4 4 1 2 Kết quả phân tích thông tin định lượng Sau khi thực nghiệm chúng tôi 7

4.4.1.2. Kết quả phân tích thông tin định lượng

Sau khi thực nghiệm, chúng tôi tiến hành kiểm tra 15 phút, câu hỏi kiểm tra nhằm xem xét mức độ đạt được so với mục tiêu bài học. Điểm được phân loại theo các mức: Giỏi (9 - 10 điểm), khá (7 - 8 điểm), trung bình (5 - 6 điểm), yếu (dưới 5 điểm). Kết quả kiểm tra được xử lý theo phương pháp toán học thống kê. Dựa vào kết quả tổng hợp điểm kiểm tra, chúng tôi tính trung bình cộng ), độ lệch chuẩn (SD), giá trị kiểm định (t) giữa lớp TN và lớp ĐC.

* Thống kê phân phối tần số điểm và tính toán điểm trung bình của lớp TN và lớp ĐC, chúng tôi có kết quả như sau:

- Bài nội khoá LSDT trên lớp:


Qua bảng thống kê có thể thấy Ở lớp TN điểm trung bình cao nhất là 7 9 thấp 9


Qua bảng thống kê có thể thấy Ở lớp TN điểm trung bình cao nhất là 7 9 thấp 10


Qua bảng thống kê có thể thấy Ở lớp TN điểm trung bình cao nhất là 7 9 thấp 11

Qua bảng thống kê có thể thấy: Ở lớp TN, điểm trung bình cao nhất là 7.9, thấp nhất là 7.0. Trong khi đó, ở lớp ĐC, điểm trung bình cao nhất cũng chỉ đạt 6.9, còn thấp nhất là 5.5. Điểm trung bình cộng của lớp TN cao hơn lớp ĐC 1.2 điểm. Ở tất cả các trường, điểm lớp TN luôn cao hơn điểm lớp ĐC; độ lệch chuẩn là không đáng kể. Đường biểu diễn của lớp ĐC đạt đỉnh ở điểm 7 (19.6%), trong khi ở lớp TN, đường biểu diễn đạt đỉnh ở điểm 8 và điểm 9 (24.2%). Nhìn chung dưới 6 điểm, đường biểu diễn tỉ lệ điểm lớp TN thấp hơn lớp ĐC, còn từ 7 điểm trở lên đường biểu diễn tỉ lệ điểm lớp TN cao hơn lớp ĐC. Điều này chứng tỏ giải pháp đổi mới sử dụng DTLS ở địa phương mà luận án đề xuất mang lại hiệu quả dạy học cao hơn.

Xem tất cả 199 trang.

Ngày đăng: 05/07/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí