Sử Dụng Dtls Ở Địa Phương Trong Hoạt Động Củng Cố, Vận Dụng


biệt, trong Chương trình môn Lịch sử (2018), nhiều nội dung được thiết kế thành chủ đề, chuyên đề định hướng nghề nghiệp, nâng cao kiến thức, trải nghiệm thực tế gắn liền với nhân vật, DSVH, nghệ thuật, tín ngưỡng, tôn giáo của dân tộc và địa phương tạo điều kiện thuận lợi để GV vận dụng giáo dục STEM, STEAM (thêm yếu tố nghệ thuật) khi hướng dẫn HS tìm hiểu DTLS.

Ví dụ: Nhà Nguyễn tồn tại trong giai đoạn lịch sử đầy biến động, gắn với quá trình xâm lược của thực dân Pháp. Cho nên ngoài yếu tố truyền thống, văn hoá nhà Nguyễn đã có những ảnh hưởng của phương Tây. Để giúp HS nêu được những điểm mới của nghệ thuật thời Nguyễn, khi dạy nội dung Nghệ thuật thời Nguyễn (Chuyên đề 11.1: Lịch sử nghệ thuật truyền thống Việt Nam, Chương trình môn Lịch sử 2018), ở các trường THPT ở TP Huế, GV có thể vận dụng giáo dục STEAM, hướng dẫn HS tìm hiểu DTLS Cung An Định.

Cung An Định được xây dựng năm 1917, là công trình kiến trúc nghệ thuật độc đáo của triều Nguyễn, mang phong cách châu Âu kết hợp trang trí truyền thống cung đình. Dưới thời Khải Định (1916 - 1925) và Bảo Đại (1926 -1945), Cung An Định là nơi tổ chức các lễ tiếp tân, lễ khánh hỷ của hoàng gia với sự tham dự của đình thần và các quan chức thuộc chính phủ Bảo hộ Pháp. Ở đây còn ghi dấu một giai đoạn gia đình cựu hoàng Bảo Đại sinh sống sau khi nhà vua thoái vị (8/1945), cũng là nơi gắn bó nhiều kỷ niệm với Đức Từ Cung - vị Hoàng thái hậu cuối cùng của triều Nguyễn.

Để tìm hiểu về Cung An Định, GV vận dụng giáo dục STEAM, yêu cầu HS thực hiện dự án học tập:

+ Nhóm 1, 2: Nêu điểm độc đáo về nghệ thuật kiến trúc.

+ Nhóm 3, 4: Nêu điểm độc đáo về nghệ thuật điêu khắc, mỹ thuật.

Rõ ràng, muốn hoàn thành được nhiệm vụ của mình, HS phải vận dụng kiến thức của nhiều ngành Khoa học tự nhiên, Khoa học xã hội và cả Nghệ thuật:

- Sử học: Để xác định công trình có giá trị tiêu biểu cho giai đoạn lịch sử; ghi dấu mốc lịch sử, sự kiện quan trọng, gắn với nhân vật nổi bật, với văn hoá tiêu biểu của địa phương…


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 199 trang tài liệu này.

- Toán học: Để tính toán niên đại, tuổi thọ công trình, cũng như hiểu được hình khối, tỷ lệ hài hòa …

- Địa lý: Để xác định vị trí địa lý, đặc điểm cảnh quan của di tích

- Nghệ thuật (kiến trúc, mỹ thuật): Để đánh giá những giá trị kiến trúc, nghệ thuật nổi bật, tiêu biểu cho một phong cách, loại hình kiến trúc, trang trí hay điêu khắc, tiêu biểu cho một giai đoạn lịch sử…

- Vật lý: Để tìm hiểu kỹ thuật, vật liệu xây dựng …

- Tin học, công nghệ: Khai thác nguồn tài liệu số về DTLS…

Như vậy, với giáo dục STEM (STEAM), HS đã thực sự trở thành những nhà nghiên cứu, tự tra cứu tài liệu từ nhiều nguồn như sách, báo, tạp chí, internet… và biết cách vận dụng kiến thức, kỹ năng để tiến hành HĐTN, nghiên cứu thực tiễn. Trong quá trình thực hiện dự án, mỗi HS phải phát huy thế mạnh, sở trường, năng khiếu riêng ở các lĩnh vực khác nhau và cùng hợp tác, chung sức thì mới có thể hoàn thành sản phẩm. Từ đó, ngoài năng lực chung, năng lực lịch sử, HS còn được phát triển năng lực của nhiều môn học như toán học, khoa học, thẩm mỹ, ngôn ngữ…, cũng như được bồi dưỡng phẩm chất chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm. Có thể nói, nếu vận dụng tốt giáo dục STEM trong DHLS nói chung, tìm hiểu DTLS ở địa phương nói riêng sẽ góp phần phát triển toàn diện phẩm chất, năng lực HS và thay đổi suy nghĩ của HS, xã hội khi cho rằng Lịch sử là môn học mang tính lý thuyết, hàn lâm, ít vận dụng được vào thực tiễn. Đây cũng là cơ hội để đổi mới tư duy khuyến khích sự sáng tạo và tăng cường hợp tác giữa GV các bộ môn, thực hiện thành công mục tiêu giáo dục STEM trong chương trình giáo dục phổ thông mới.

Biện pháp sử dụng DTLS ở địa phương trong hoạt động giải quyết vấn đề được dạy thực nghiệm tại: Trường THPT Nguyễn Chí Thanh (huyện Quảng Điền) (lớp thực nghiệm: 11/3, lớp đối chứng: 11/4); Trường THPT A Lưới (huyện A Lưới) (lớp thực nghiệm: 11/1, lớp đối chứng: 11/2); Trường THPT Thuận An (huyện Phú Vang) (lớp thực nghiệm: 11/1, lớp đối chứng: 11/4). Kết quả thu được như sau:


Kết quả thống kê cho thấy Tỉ lệ HS có điểm khá giỏi của lớp TN cao hơn 1


Kết quả thống kê cho thấy Tỉ lệ HS có điểm khá giỏi của lớp TN cao hơn 2


Kết quả thống kê cho thấy: Tỉ lệ HS có điểm khá, giỏi của lớp TN cao hơn lớp ĐC (tỉ lệ HS giỏi cao hơn 10.0%; tỉ lệ HS có điểm khá 10. 9%). Đường biểu diễn của lớp ĐC đạt đỉnh ở điểm trung bình (44.2%), trong khi ở lớp TN, đường biểu diễn đạt đỉnh ở điểm khá (49.2%). Nhìn chung ở loại yếu, kém và trung bình, đường biểu diễn tỉ lệ điểm lớp TN thấp hơn lớp ĐC. Với kết quả thu được, chúng tôi có thể khẳng định với biện pháp sư phạm này, hiệu quả của bài học lịch sử đã được nâng lên rõ rệt.

3.2.3.3. Sử dụng DTLS ở địa phương trong hoạt động củng cố, vận dụng

Trong hoạt động củng cố, GV yêu cầu HS làm các “bài tập“ cụ thể giống như “bài tập” trong bước hình thành kiến thức để diễn đạt được đúng kiến thức hoặc mô tả đúng kĩ năng đã học bằng ngôn ngữ của riêng mình. Đây là hoạt động quan trọng nhằm đánh giá mục tiêu của bài học, nhưng thường bị GV bỏ qua, hoặc thực hiện qua loa, ít có sự đầu tư về nội dung và hình thức, chưa hấp dẫn đối với HS, làm ảnh hưởng đến hiệu quả chung của bài học. GV có thể vận dụng nhiều cách sử dụng


DTLS ở địa phương để tổ chức hoạt động củng cố kiến thức, kỹ năng cho HS như: Sử dụng bài tập, câu hỏi trắc nghiệm; hướng dẫn HS lập bảng biểu, vẽ sơ đồ tư duy; tổ chức trò chơi, kỹ thuật KWL, thẻ kiểm tra, bảng trả lời ngắn….

Ví dụ: Sau khi học xong Bài 21. Phong trào yêu nước chống Pháp của nhân dân Việt Nam trong những năm cuối thế kỷ XIX (SGK Lịch sử 11), trên cơ sở nội dung bài 19, bài 20 GV yêu cầu HS hoàn thiện cột (L):

Thông qua câu trả lời của HS GV đánh giá được mức độ lĩnh hội kiến thức 3

Thông qua câu trả lời của HS, GV đánh giá được mức độ lĩnh hội kiến thức của HS và hiệu quả của các phương pháp, kỹ thuật dạy học mình đã sử dụng. Hoạt động củng cố có thể thực hiện qua hoạt động cá nhân, rồi đến hoạt động nhóm để HS học tập lẫn nhau, tự sửa lỗi cho nhau, giúp quá trình học tập hiệu quả hơn.

Bên cạnh đó, DHLS đang thực hiện bước chuyển từ tiếp cận nội dung sang tiếp cận năng lực, nghĩa là từ chỗ quan tâm đến việc HS học được cái gì đến chỗ quan tâm HS vận dụng được cái gì qua việc học. PPDH theo quan điểm phát triển năng lực không chỉ chú ý tích cực hoá HS về hoạt động trí tuệ, mà còn chú ý rèn luyện năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự học lịch sử suốt đời. Ngoài ra, HS nhận thức được rằng kiến thức ngoài cuộc sống rất phong phú, cần tiếp tục tìm tòi, mở rộng hiểu biết của mình.

GV có thể hướng dẫn HS vận dụng kiến thức về DTLS ở địa phương vào học tập và thực tiễn cuộc sống thông qua hệ thống nhiệm vụ phong phú: Bài tập, tình huống đóng vai, HĐTN để thực hiện dự án học tập…


Ví dụ: GV ra các bài tập yêu cầu HS vận dụng hiểu biết về DTLS ở địa phương để giải quyết một vấn đề mới, gắn với tình huống cuộc sống như bài tập giải quyết vấn đề, bài tập liên hệ thực tiễn…, như:

- Tại sao nhân vật lại được lập nhà thờ/đặt tên đường/đặt tên cho trường học?

- Khi đến DTLS, HS thường sờ, ngồi trên hiện vật, viết tên mình lên di tích. Em đồng tình hay không đồng tình với việc làm trên, vì sao? Đề xuất một số biện pháp để giữ gìn và phát huy giá trị của DTLS.

GV có thể sử dụng phương pháp đóng vai, đặt HS trong những tình huống nhất định để thể hiện quan điểm về các vấn đề lịch sử, giúp các em hiểu sâu sắc hơn bản chất của các sự kiện, hiện tượng, giáo dục thái độ và định hướng cho hành động.

Ví dụ: Dạy xong Bài 16. Phong trào giải phóng dân tộc và Tổng khởi nghĩa tháng Tám (1939 - 1945). Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà ra đời (SGK Lịch sử 12), GV chiếu lại hình ảnh Ngọ Môn, Kỳ Đài, vua Bảo Đại thoái vị (30/8/1945) và yêu cầu HS đóng vai thực hiện các nhiệm vụ để hiểu sâu sắc hơn niềm hân hoan của nhân dân và ý nghĩa của sự kiện: Sự kiện đã diễn ra rồi. Giả sử là một người dân tham gia buổi lễ, em có cảm xúc gì?

Để kiểm chứng tính khả thi và hiệu quả của các biện pháp: Sử dụng DTLS ở địa phương trong hoạt động củng cố, vận dụng, chúng tôi TNSP từng phần tại: Trường THPT Phong Điền (huyện Phong Điền) (lớp thực nghiệm: 11/4, lớp đối chứng: 11/5); Trường THPT Quảng Điền (huyện Quảng Điền) (lớp thực nghiệm: 11/1, lớp đối chứng: 11/2). Kết quả thu được như sau:

Kết quả thống kê có thể thấy tỉ lệ HS đạt điểm khá giỏi của lớp TN cao 4


Kết quả thống kê có thể thấy tỉ lệ HS đạt điểm khá giỏi của lớp TN cao 5

Kết quả thống kê có thể thấy, tỉ lệ HS đạt điểm khá, giỏi của lớp TN cao hơn lớp ĐC (54.2%, 10.8% so với 21%, 0%). Mặc dù không có điểm 10, nhưng có 09 HS ở lớp TN đạt 9 điểm, trong khi đó, ở lớp ĐC, HS chỉ đạt cao nhất là 8 điểm. Đường biểu diễn của lớp ĐC đạt đỉnh ở điểm trung bình (48.1%); ở lớp TN, đường biểu diễn đạt đỉnh ở điểm khá (54.2%). Đường biểu diễn tỉ lệ điểm yếu, kém và trung bình của lớp TN thấp hơn lớp ĐC. Điều đó cho phép khẳng định sử dụng DTLS ở địa phương trong hoạt động củng cố, vận dụng đã góp phần đổi mới PPDH, giúp HS phát triển năng lực vận dụng kiến thức, kỹ năng đã học để giải thích các vấn đề của LSĐP và thực tiễn cuộc sống.

3.2.4. Đổi mới kiểm tra, đánh giá việc sử dụng DTLS ở địa phương trong DHLS Việt Nam từ 1858 đến 1945 ở trường THPT tỉnh Thừa Thiên Huế

KT,ĐG là khâu cuối nhằm xác nhận kết quả của QTDH theo mục tiêu đề ra để tiếp tục điều chỉnh và chuyển QTDH lên một giai đoạn mới cao hơn. Cho nên, đổi mới sử dụng DTLS ở địa phương trong DHLS Việt Nam từ 1858 đến 1945 ở trường THPT tỉnh Thừa Thiên Huế cũng phải chú trọng đến việc đổi mới KT,ĐG theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực của HS.

KT,ĐG việc sử dụng DTLS ở địa phương trong dạy học là quá trình thu thập thông tin, xác định mức độ đạt được của HS so với mục tiêu chung của bài học và mục tiêu về sử dụng DTLS ở địa phương, để điều chỉnh các hoạt động dạy - học, bảo đảm sự tiến bộ của từng HS và nâng cao hiệu quả chất lượng dạy học bộ môn.


Đổi mới KT,ĐG việc sử dụng DTLS ở địa phương trong DHLS Việt Nam từ 1858 đến 1945 ở trường THPT tỉnh Thừa Thiên Huế phải đảm bảo các yêu cầu của KT,ĐG theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực và nhằm thực hiện tốt mục tiêu:

- Đánh giá được toàn diện mức độ lĩnh hội kiến thức, năng lực, phẩm chất của HS: Đổi mới KT,ĐG việc sử dụng DTLS ở địa phương được thực hiện bằng hệ thống phương pháp, công cụ phong phú đã khắc phục được hạn chế của KT,ĐG hiện nay là thiên về kiểm tra khả năng tái hiện kiến thức, học thuộc lòng và ghi nhớ máy móc, mà chưa quan tâm đánh giá năng lực vận dụng, đặc biệt lúng túng khi đánh giá phẩm chất của HS.

- Tạo động lực, hứng thú học tập, tìm hiểu DTLS ở địa phương cho HS: Quan điểm hiện đại về KT,ĐG theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực HS chú trọng đến đánh giá để phát hiện kịp thời sự tiến bộ của HS và vì sự tiến bộ của HS. Cho nên, đổi mới KT,ĐG việc sử dụng DTLS ở địa phương phải nhằm kích thích sự phấn đấu, tạo động cơ học tập đúng đắn và khơi dậy niềm đam mê tìm hiểu, khám phá DTLS ở địa phương; giúp HS có thêm sự tự tin, chủ động sáng tạo trong học tập.

- Đánh giá chính xác, khách quan hiệu quả của các biện pháp sử dụng DTLS ở địa phương: Đổi mới KT,ĐG việc sử dụng DTLS ở địa phương còn giúp GV thu thập được nguồn thông tin đầy đủ, chính xác, khách quan để tự mình đánh giá hiệu quả của các biện pháp sử dụng DTLS ở địa phương trong DHLS đã thực hiện; từ đó, tìm hiểu nguyên nhân, kịp thời có phương án điều chỉnh hoạt động dạy – học nhằm đạt được mục tiêu đã đề ra.

GV có thể vận dụng một số biện pháp đổi mới KT,ĐG việc sử dụng DTLS ở địa phương trong DHLS Việt Nam từ 1858 đến 1945 ở trường THPT Thừa Thiên Huế như:

* Lồng ghép nội dung về DTLS ở địa phương khi KT,ĐG kiến thức cơ bản của bài học

DTLS ở địa phương là nguồn tài liệu, phương tiện trực quan nhằm làm rõ kiến thức cơ bản, giúp HS nắm vững, hiểu sâu nội dung của bài học. Cho nên, trong các bài nội khoá (LSDT và LSĐP), để xem xét mục tiêu của bài học, cũng như hiệu quả


của việc sử dụng DTLS ở địa phương, khi KT,ĐG, GV cần lồng ghép nội dung về DTLS ở địa phương với các kiến thức cơ bản của bài học như các sự kiện tiêu biểu của LSDT diễn ra ở địa phương, các nhân vật lịch sử của địa phương có đóng góp lớn cho dân tộc, các nội dung về LSĐP… sau mỗi hoạt động, trong khâu củng cố, vận dụng cuối bài học hoặc KT,ĐG thường xuyên, định kỳ.

* Vận dụng linh hoạt các công cụ KT,ĐG việc sử dụng DTLS ở địa phương

Trong KT,ĐG, công cụ được hiểu là các phương pháp, phương tiện và kỹ thuật được sử dụng nhằm thu thập và xử lý thông tin giúp GV, HS đánh giá HS và HS tự đánh giá mình. Vận dụng linh hoạt các công cụ khác nhau, như bảng hỏi KWL, bài tập, kỹ thuật 321, kỹ thuật 5W1H, câu hỏi trắc nghiệm khách quan, phiếu đánh giá theo tiêu chí (rubric), kỹ thuật lập hồ sơ/thẻ ghi nhớ DTLS, thang đo, bảng kiểm… cho phép GV đánh giá được một cách toàn diện mức độ lĩnh hội kiến thức, năng lực, phẩm chất của HS.

Ví dụ: Nhằm giúp HS tìm hiểu những chủ trương và biện pháp của Đảng trong phong trào dân chủ 1936 – 1939 khi dạy Bài 15. Phong trào dân chủ 1936 - 1939 (SGK Lịch sử 12), GV hướng dẫn các em sử dụng 5W1H để trình bày hiểu biết của mình Cơ quan xứ uỷ Trung Kỳ (1938 - 1939) và đánh giá năng lực tìm hiểu lịch sử và năng lực nhận thức, tư duy lịch sử bằng bảng rubrics.

Tìm hiểu lịch sử và năng lực nhận thức tư duy lịch sử bằng bảng rubrics 6

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 05/07/2023