Tt | Khoảng cách | Hàng móng cột | Kí hiệu Móng cột | Kích thước (m) |
Kxđ - Kxđ | ||||
Kxđ - Kxđ | ||||
G21.KT004.MT040 - Kxđ | ||||
G21.KT004.MT044 - G21.KT004.MT010 | 4 | |||
G21.KT004.MT005 - Kxđ |
Có thể bạn quan tâm!
- Mặt Bằng Kiến Trúc Hình Chữ Nhật
- Mặt Bằng Kiến Trúc Hình Chữ Nhật
- Di tích kiến trúc tại địa điểm Vườn Hồng, 36 Điện Biên Phủ, Hà Nội - 9
- Đặc Trưng Của Các Di Tích Kiến Trúc Thời Lê Sơ
- Di tích kiến trúc tại địa điểm Vườn Hồng, 36 Điện Biên Phủ, Hà Nội - 12
- Di tích kiến trúc tại địa điểm Vườn Hồng, 36 Điện Biên Phủ, Hà Nội - 13
Xem toàn bộ 192 trang tài liệu này.
Tạm thời nhận định kiến trúc này có khoảng cách các gian từ 1 đến 5 theo chiều Bắc Nam tương đối đều nhau khoảng 3,8m đến 4,1m, điều này cho thấy quy mô nhà khá lớn. Khoảng cách 1 là khoảng cách giữa hàng móng cột 1 và hàng móng cột 2 có số đo 4,2m, đây là khoảng cách giữa cột quân và cột cái. Khoảng cách 2 là khoảng cách giữa hàng móng cột 2 và hàng móng cột 3 có số đo là 6,5m, đây là khoảng cách giữa 2 cột cái. Khoảng cách 3 là khoảng cách giữa hàng móng cột 3 với hàng móng cột 4 có số đo là 2,2m, đây là khoảng cách có số đo nhỏ nhất, khoảng cách giữa cột cái và cột hiên. Khoảng cách 4 là khoảng cách giữa hàng móng cột 4 với hàng móng cột 5 có số đo là 4m, đây có thể là khoảng cách hành lang?
Về vật liệu xây dựng: các loại vật liệu được sử dụng trong việc xây dựng công trình kiến trúc gồm :
+ Gạch hình chữ nhật/gạch, ngói vỡ được sử dụng để đầm móng cột và lót đáy móng cột.
+ Sành, sứ, bao nung vỡ được dùng để đầm móng cột.
+ Đất sét trộn sỏi dùng để đầm gia cố móng cột.
Về kỹ thuật xây dựng móng cột: các móng cột hầu hết đã được cắt để kiểm tra, tìm hiểu kỹ thuật xây dựng, do đó có thể nhận thấy chúng được xây dựng theo các bước :
+ Đào hố móng cột: Hố móng cột được đào có kích thước tương đương với móng cột đã xuất lộ với độ sâu đã được xác định.
+ Xây dựng móng cột: Sau khi đào hố xong, người ta dùng các loại vật liệu đã được chuẩn bị sẵn để đầm tạo móng cột. Qua mặt cắt một số móng cột cho thấy các móng cột được đầm lèn theo từng lớp tách biệt, cứ một lớp sỏi cuội lẫn gạch ngói vụn rồi đến lớp đất sét.
Như vậy thông qua mặt cắt của các móng cột đã thể hiện rò kỹ thuật xây dựng của 1 móng cột, theo các bước: Đào hố > đầm lèn 1 lớp đất rồi 1 lớp gạch ngói.
Về tính chất và niên đại di tích: đây được nhận định là công trình thuộc loại hình kiến trúc. Các đặc điểm của vật liệu xây dựng, kỹ thuật xây dựng móng cột, mặt bằng
tổng thể chung của các kiến trúc cho thấy, di tích kiến trúc này thuộc thời Lê Trung hưng (thế kỷ XVII - XVIII).
Kiến trúc đã xuất lộ mặt bằng với dấu tích của 12 móng cột, chạy dọc theo chiều Bắc Nam có 6 hàng với khoảng cách 3,8m - 4,1m và theo chiều Đông - Tây xếp 5 hàng tạo thành 4 khoảng cách, khoảng cách giữa cột quân với cột cái là 4,2m, khoảng cách giữa 2 cột cái là 6,5m, khoảng cách giữa cột cái và cột hiên là 2,2m. Đây là một công trình kiến trúc quy mô tương đối lớn.
2.6.5. Di tích móng tường Thành
Dấu tích tường thành được phát hiện ở lớp đào 03 của hố G06, chạy dọc theo chiều Tây Bắc - Đông Nam thuộc khu G khu di tích Hoàng Thành Thăng Long. Di tích có thể tiếp tục kéo dài về phía Đông hố G06 và phía Tây hố G08 nên phạm vi phân bố đến đâu hiện còn chưa rò.
Di tích nằm trong hệ thống tọa độ X: từ - 132 đến X: - 135,5; Y: từ - 198,5 đến
- 239. Độ sâu +7.515m đến +8.227m so với mực nước biển.
Hiện trạng của di tích cho thấy di tích là dải gạch, ngói, gốm sứ, sành, bao nung… đổ theo lớp, đôi chỗ không thể hiện rò lớp. Phía Nam di tích có hàng gạch bó vỉa cho lớp đổ phía trong. Hàng gạch này cũng không còn nguyên vẹn, một số vị trí đã bị phá mất.
Trên mặt bằng ở phía Nam của móng tường thành (phạm vi tính từ chân hàng gạch bó vỉa) nhận thấy rò lớp đầm gạch, ngói. Lớp đầm này kéo dài đến sát di tích đường đi (G08.ĐĐ.034) và thể hiện thấy hai lớp/bậc. Mỗi bậc rộng trung bình 65 - 70cm. Bậc trên cao hơn bậc dưới từ 5 - 7cm.
Vật liệu gia cố gồm có gạch, ngói, mảnh sành, gốm sứ, bao nung… lẫn đất sét nâu, đôi chỗ đất sét màu vàng, lác đác sỏi cuội nhỏ màu vàng. Trong đó gạch, ngói là chủ yếu. Phía Nam của di tích là hàng gạch bó vỉa ôm sát lớp gia cố phía trong. Cấu trúc của móng tường thành như sau:
- Lớp gia cố: Căn cứ vào mặt cắt ngang tại 3 vị trí (góc Đông Nam thuộc phạm vi giữa hố G7 và G6, vị trí giữa hố G.07 và G.08 và vị trí góc Tây Bắc của hố G8 phần mở rộng) cho thấy diễn biến kết cấu của di tích gồm 9 lớp. Diễn biến giữa các lớp không đều nhau nhưng cùng có một điểm chung là dưới cùng là lớp gạch, ngói, gốm sứ, sành, bao nung…lẫn lộn đầm vỡ nhỏ tiếp đến là lớp sét đầm. Độ dày giữa các lớp
cũng không đều nhau. Diễn biến các lớp theo thứ tự từ dưới lên tại hai vị trí giáp hố G7 và G8 cụ thể như sau:
Lớp 1: dày trung bình 80cm. Lớp gạch, ngói màu đỏ, xám vỡ to nhỏ không đều nhau. Hiện tượng gạch, ngói vỡ to khá rò. Do lớp đầm này nằm trên nền đất yếu (phạm vi của hố đất đen HĐĐ.038) nên được gia cố khá vững chắc. Bề mặt không phẳng đều, chỗ lồi chỗ lòm tạo cho lớp đáy tường thành không phẳng.
Lớp này ở vị trí khu vực hố thám sát góc Tây bắc (phạm vi hố G8 mở rộng) cũng nằm trong khu vực hố đất đen, đất yếu. Phần móng này cũng được gia cố bằng một lớp gạch, ngói dày 1m37.
Lớp 2: dày 8cm, đất sét màu nâu sẫm (màu sắc đất đã bị lẫn đất bùn xám đen từ hố đất đen HĐĐ.038).
Lớp 3: dày 9cm, lớp gạch, ngói màu đỏ, xám vỡ nhỏ. Lớp này có diễn biến không đều, phạm vi phân bố của lớp gạch, ngói không đồng đều, không phủ đều trong toàn bộ di tích.
Lớp 4: dày 11cm, lớp đất sét màu nâu sẫm, phân bố khá đều và nhận thấy rò trong toàn bộ di tích.
Lớp 5: dày 18cm, lớp gạch, ngói màu đỏ, xám, phân bố khá đều trên toàn bộ di tích.
Lớp 6: dày 24cm, lớp đất sét mỏng màu nâu xám đôi chỗ vàng xỉn và có lẫn than tro. Lớp này phân bố không đồng đều trong toàn bộ di tích.
Lớp 7: dày 27cm, lớp gạch, ngói màu đỏ xám lẫn lộn, phân bố đều trong toàn bộ di tích. Hiện tượng gạch, ngói dải phẳng, xếp lớp rất rò. Một số viên nhận diện rất rò là gạch hình chữ nhật, màu đỏ, xám…(lớp này tương đương với độ sâu của ĐĐ.034 phía Nam) và lớp gạch, ngói đầm mịn ở phía Bắc (tương đường với độ sâu của lớp nền NK.013), nhận rò phần phạm vi mở rộng của đoạn tường thành này là lớp gạch, ngói đầm rất mịn, rò biên. Dựa theo mặt bằng, phạm vi phân bố rộng nhất có thế đo được là 5m.
Lớp 8: dày 23cm, lớp đất sét có màu nâu lẫn ít đất sét màu vàng.
Lớp 9: dày 24cm, lớp gạch, ngói mà nhận diện chủ yếu là gạch.
- Hàng gạch bó vỉa phía Nam: Theo diễn biến quan sát trong quá trình đào và diễn biến mặt bằng tại độ sâu lớp đào 3 xuất lộ hàng gạch bó vỉa và có hiện tượng gạch được lát khá phẳng theo lớp. Hàng gạch bó vỉa phía Nam sử dụng gạch hình chữ nhật, xây thẳng hoặc xây nghiêng với hai màu đỏ và xám. Hàng gạch bó vỉa không còn nguyên, đã bị cắt phá một số đoạn nhưng vẫn còn thấy rò một số vị trí còn nguyên.
- Kích thước hiện trạngmóng thành đã xuất lộ như sau:
+ Dài: 50,5m (kéo dài từ G06, G07 và G08).
+ Rộng: 3,5m.
+ Cao nhất: 1,3m (theo mặt cắt hố thám sát giữa G.07 và G.08).
Căn cứ vào địa tầng và di tích, di vật, các nhà nghiên cứu nhận định đây là di tích móng tường Cấm thành có niên đại thời Lê Trung hưng (thế kỷ XVII - XVIII).
Tiểu kết chương 2
Chương 2 tập trung giới thiệu, mô tả phân tích các mặt bằng của các loại hình di tích đã được nhận diện qua các thời kỳ từ thời Đại La (thế kỷ VII - IX) đến thời Lê Trung hưng (thế kỷ XVII - XVIII).
Ở thời kỳ Đại La mặc dù mặt bằng chưa xuất lộ hết hoặc có thể bị thời kỳ sau phủ đè lên nhưng, nhưng đã có 2 kiến trúc móng cột xuất lộ, 1 di tích móng tường thành được đóng cọc gỗ với mật độ dày đặc.
Sang thời Lý, các di tích kiến trúc có mật độ dày, phân bố thành 4 kiến trúc, móng nền được nhận diện rò. Các di tích kiến trúc có kiểu mặt bằng khác nhau: 3 di tích kiến trúc mặt bằng hình chữ nhật và 1 di tích kiến trúc mặt bằng hình tròn.
Sang đến thời Trần các di tích và các công trình phụ trở của kiến trúc gần như đã bị thời kỳ sau phá hủy gần hết. Tuy nhiên, trong phạm vi khu khai quật địa điểm Vườn Hồng (công trình Nhà quốc hội) đã nhận diện được một kiến trúc 7 gian 2 chái thông qua dấu tích đáy của các móng cột.
Đến thời Lê sơ thì thì tại khu vực địa điểm Vườn Hồng cho thấy sự đa dạng về các loại hình di tích, minh chứng cho sử cũ đã ghi chép về thay đổi lớn quy mô xây dựng Kinh đô thời kỳ này. Tuy nhiên, trong giai đoạn này di tích kiến trúc tại đây chỉ nhận diện được 1 di tích kiến trúc và 1 di tích tường thành tiêu biểu.
Thời Lê Trung hưng thì tại địa điểm khai quật Vườn Hồng dấu tích nhận diện các di tích vẫn còn tương đối phong phú đa dạng, với các loại hình như bó nền, nền kiến trúc, và đặc biệt đã nhận diện được các di tích kiến trúc thời kỳ này tại đây. Bên cạnh đó tính đa dạng và kế thừa kỹ thuật của các thời kỳ trước gần như có phần nào đó mờ nhạt hơn.
Chương 3. GIÁ TRỊ LỊCH SỬ - VĂN HÓA CỦA CÁC DI TÍCH KIẾN TRÚC TẠI ĐỊA ĐIỂM VƯỜN HỒNG
3.1. Đặc trưng, tính chất của các di tích kiến trúc Vườn Hồng.
Tính từ thời Đại La đến thời Lê, kinh thành Thăng Long đã trải qua nhiều thời kỳ khác nhau. Theo đó các kiến trúc trong kinh thành Thăng Long không ngừng được xây dựng, cải tạo, và mở rộng.
Qua các nguồn sử liệu cho thấy đã có nhiều các kiến trúc trong kinh thành được xây với mật độ và quy mô rộng lớn. Tuy nhiên, vị trí, quy mô của từng kiến trúc trong Kinh thành không ghi chép cụ thể. Do vậy các phát hiện, nghiên cứu của khảo cổ học về các di tích kiến trúc góp phần bổ sung vào các khiếm khuyết trên.
Trong phạm vi khu vực khai quật, đã xác định được nhiều các di tích kiến trúc của các thời kỳ. Đặc trưng của các di tích được đánh giá dựa vào kỹ thuật và vật liệu xây dựng, sự phân bố mặt bằng, mâu thuẫn giữa các mặt bằng kiến trúc với nhau trên hiện trạng, cũng như mối quan hệ với các di tích trong phạm vi khu vực.
3.1.1. Đặc trưng di tích kiến trúc thời Đại La
Thời Đại La thuộc giai đoạn từ thế kỷ VII đến thế kỷ IX, trong đó nổi bật là giai đoạn thuộc Tùy - Đường, từ năm 616 đến 907, đặc biệt trong thời kỳ Cao Biền xây dựng thành Đại La năm 866.
Di tích Đại La hiện nay được phát hiện ở các khu vực: Khu vực khảo cổ học 18 Hoàng Diệu (Khu B, Khu D4-D6, Khu C), đặc biệt tại khu vực xây dựng Nhà Quốc hội đã phát hiện được quần thể nhiều di tích với nhiều kiểu mặt bằng, nổi bật lên là kiểu mặt bằng kiến trúc hình chữ Đinh “J” và mặt bằng kiến trúc hành lang (có 2 móng cột trong bộ vì), Khu vực đường hầm và bãi xe ngầm công trình Nhà Quốc hội (hay còn gọi là địa điểm Vườn Hồng).
Các di tích thời kỳ này được nhận diện với các đặc trưng sau:
- Mặt bằng xuất lộ các di tích các di tích đều nằm bên dưới lớp móng nền của thời Lý, ở đó đất có màu nâu đen, lẫn nhiều than tro. Các di vật trong lớp có mật độ dày, với các loại hình di vật đặc trưng của giai đoạn thế kỷ 7 - 9, như: gạch bìa xám, ngói xám, các mảnh sành thô có văn thừng ở bên ngoài.
- Vật liệu và kỹ thuật xây dựng móng nền của các di tích kiến trúc thời Đại La khác hẳn với di tích kiến trúc của các giai đoạn sau. Các di tích đều được xây dựng trên nền đất tự nhiên, có màu nâu hồng, chặt, dạng phù sa, lốm đốm than tro. Các
móng cột của kiến trúc nằm sâu xuống phía dưới, các di tích cống nước và giếng nước đều được xây dựng trên lớp đất nền này.
- Vật liệu và kỹ thuật xây dựng kiến trúc mang những nét riêng khác với các giai đoạn sau, đó là các vật liệu gồm đất ở dạng cháy, ngói xám, gỗ và gạch bìa. Trong đó, đất, ngói xám, và gỗ dùng để xây dựng các móng cột, các công trình phụ trợ của kiến trúc được xây dựng bằng gạch bìa màu đỏ hoặc xám, một số viên còn được in nổi chữ “Giang Tây quân” trong khuôn hình chữ nhật.
- Quy mô và mặt bằng di tích: do chưa xuất lộ hết mặt bằng, nên chưa thể xác định được quy mô mặt bằng tổng thể của các di tích.
Mặt bằng di tích ở đây được nhận diện qua 2 di tích nền móng kiến trúc với các móng cột được xây dựng bằng gạch và cột gỗ được đặt trong các hố cột. Theo kết cầu mặt bằng, đó là các di tích dạng hành lang, giống với các di tích đã phát hiện được khu vực xây dựng Nhà Quốc hội.
Đối với địa điểm Vườn Hồng các di tích mới xuất lộ vừa mang những đặc điểm chung , đồng thời có những nét riêng như sau:
- Việc xác định di tích móng gia cố của tường thành phía Nam của thành Đại La là phát hiện cực kỳ quan trọng của Khảo cổ học, là đóng góp có ý nghĩa nhất về di tích thời Đại La ở địa điểm khai quật, góp phần giá trị quan trọng trong việc tìm hiểu vị trí của thành Đại Là mà từ trước đến nay chưa từng được biết.
Kỹ thuật xây dựng công trình vô cùng kiên cố, đó là những cọc gỗ được vót nhọn (khoảng trên 1000 cọc gỗ trong diện tích khoảng 350m2), đóng sâu xuống nền đất với khoảng cách các cột trung bình từ 0,3m đến 0,5m, ken dày liên tục. Bên trên là lớp vật liệu cây gỗ thâm mềm được dải xuống nhằm chống lún, trên cùng là lớp vật gạch được đầm nèn chặt.
Đáng chú ý, theo địa tầng, phía Nam của phạm vi di tích hoàn toàn không phát hiện được di tích kiến trúc nào khác của thời Đại La, cùng với đó, lớp văn hóa của thời kỳ này hoàn toàn mờ nhạt. Mặt khác, phía Bắc của di tích (gồm các hố G1, G2 và khu vực xây dựng Nhà Quốc hội) phát hiện được các di tích kiến trúc với mật độ dày đặc. Từ đó, có thể nhận định, đây là giới hạn về phía Nam của thành Đại La.
Đáng tiếc, do diện tích khai quật nhỏ, nên chưa thể xác định được quy mô rộng lớn hơn của di tích. Theo hiện trạng, di tích còn tiếp tục phát triển về phía Đông và phía Tây.
3.1.2. Đặc trưng di tích kiến trúc thời Đinh - Tiền Lê
Thời kỳ này, kinh đô của đất nước đóng tại Hoa Lư, các nguồn sử liệu không ghi chép đến việc xây dựng các công trình kiến trúc ở khu vực phủ thành Đại La. Tuy nhiên, với vị trí quan trọng, là trung tâm của châu thổ Bắc Bộ nên khả năng vẫn có các công trình kiến trúc được xây dựng.
Di tích thời Đinh - Tiền Lê hiện nay được phát hiện ở các khu vực: Khu di tích khảo cổ học 18 Hoàng Diệu (Khu A, B, D4-6 và Khu vực xây dựng Nhà Quốc hội); Cố đô Hoa Lư (Kinh đô của nhà nước Đại Cồ Việt thời Đinh - Tiền Lê). Tại địa điểm khai quật Vườn Hồng, phát hiện được 02 di tích là móng gia cố của công trình kiến trúc, có một số đặc điểm chung với các di tích đã phát hiện được tại 18 Hoàng Diệu như sau:
- Nền móng của các công trình là lớp đất nền tương đương với lớp đất nền của thời Đại La, như vậy, về cơ bản kế thừa thời Đại La, có chăng chỉ là lớp nền mỏng được tôn đắp để xây dựng các hàng gạch lát nền kiến trúc, như trường hợp hố D4-6.
- Hố gia cố: hình vuông hoặc gần vuông, được đào sâu xuống nền đất. Trong hố móng có các loại vật liệu được gia cố rất chắc chắn.
- Vật liệu xây dựng: gồm gạch màu đỏ, ngói âm - dương màu đỏ, các thanh gỗ.
- Kỹ thuât xây dựng: được nhận diện thông qua kỹ thuật xây dựng móng gia cố. Dưới đáy của hố móng là lớp vật liệu gạch và ngói vỡ cùng với đất sét, tiếp đến là 3 hoặc 4 thanh gỗ được đặt song song nhau, trên đó có 1 thanh gỗ khác đặt vuông góc với các thanh gỗ bên dưới, cột gỗ được đặt trên thanh gỗ nằm ngang và liên kết với nhau thông qua lỗ mộng và dây buộc. Xung quanh được dùng đất sét, gạch, ngói đầm chặt nhằm cố định cột gỗ.
Như vậy, các cột gỗ này về bản chất là loại “cột âm”, được chôn sâu xuống nền đất, các với loại móng cột có chân tảng đá kê cột (là loại móng “cột dương”) như một số kiến trúc phát hiện được tại khu vực xây dựng Nhà Quốc hội.
3.1.3. Đặc trưng của các di tích kiến trúc thời Lý
Đây là thời kỳ mà các di tích kiến trúc phát hiện được nhiều nhất, đầy đủ nhất, được quan tâm nghiên cứu nhiều nhất và cũng là thời kỳ nổi bật nhất trong toàn bộ các thời kỳ. Tổng thể các di tích kiến trúc thời Lý được làm rỗ trên toàn bộ khu di tích Hoàng thành Thăng Long.
Tại khu vực khai quật Vườn Hồng, đã phát hiện được 3 di tích nền móng kiến trúc thời Lý, đều là những phát hiện quan trọng đặc biệt, góp phần vào việc nhận diện trục trung tâm của Cấm thành Thăng Long thời Lý.
- Những đặc điểm chung:
Các di tích kiến trúc thời Lý có đặc điểm chung là đều xuất lộ và được xây dựng trên móng nền được đắp bằng đất có màu nâu xám, thuần, chặt, loang lổ các ổ laterit màu nâu sắt. Qua phân tích thành phần, cấu tạo đã xác định lớp đất trên có nguồn gốc “sông - biển thuộc phần trên của hệ tầng Hải Dương”, con người đã sử dụng loại đất trên để vượt nền phục vụ cho việc xây dựng các công trình kiến trúc. Tại khu vực hố G1-G2, nền đất đắp dày tới 2,2m, cao nhất trong tổng thể toàn bộ các địa điểm kiến trúc thời Lý tại Hoàng thành Thăng Long.
Mặt bằng kiến trúc thời Lý vô cùng đa dạng và phong phú: hình chữ nhật, lục giác, bát giác nhưng phổ biến là hình chữ nhật với nhiều gian.
Vật liệu xây dựng phổ biến trong các kiến trúc thời Lý là: sỏi, ngói, đất sét xây dựng móng cột được trộn lẫn đầm chặt với nhau hoặc đầm riêng mỗi loại theo từng lớp. Gạch vuông hoặc mảnh gạch chữ nhật được dùng để lát nền, xây dựng bó nền. Gỗ được dùng làm cột hoặc làm bó nền. Cá biệt, gạch vuông được sử dụng để xây dựng móng cột cũng tìm thấy trong các móng cột của kiến trúc ở khu C và khu G (khu vực khai quật Vườn Hồng).
- Những đặc điểm riêng:
Kết quả khai quật địa điểm Vườn Hồng đã đóng góp một kiểu mặt bằng mới, độc đáo và duy nhất của thời Lý, kiểu mặt bằng “hình tròn” với tổ hợp gồm 3 công trình nằm thẳng hàng nhau theo chiều Đông - Tây.
Đó là di tích tổ hợp công trình kiến trúc hình tròn nằm ở hố G7 và G8, theo bố cục: Kiến trúc chính giữa lớn nhất, là kiến trúc chính, có kết cấu: xung quanh được kè bằng gỗ, chính giữa là khối đá lòm tròn chính giữa được đặt, kê lên 4 thanh gỗ xung quanh; phía đông và phía Tây là 2 công trình phụ nằm đối xứng nhau qua kiến trúc chính, đều được xây dựng hoàn toàn bằng gỗ.
Đặc biệt, vị trí kiến trúc nằm thẳng với trục kiến trúc thời Lý tại 18 Hoàng Diệu, điều này đã đưa đến đánh giá rất đặc biệt: đó là công trình “kiến trúc tâm linh đặc biệt” của thời Lý.
Một số ý kiến cố gắng lý giải về tên gọi và chức năng của công trình, tựu chung lại có hai luồng ý kiến: có ý kiến căn cứ vào sử liệu Trung Quốc ở kinh đô Trường An thời Đường cho rằng đó là di tích Thiên đường, được dùng để tế trời. Căn cứ vào tư liệu văn bia tháp “Sùng Thiện Diên Linh” chùa Long Đọi và hiện trạng xuất lộ di tích cho rằng,