Danh Lục Thực Vật Trong Khu Di Tích Lịch Sử Đền Hùng


+ Trữ lượng gỗ giảm đáng kể thuộc thành phần gỗ của các loài: Chò nâu, Sấu, Dẻ gai, Sồi phảng, Trám trắng, Sưa.

+ Môi trường sinh thái ngày càng suy giảm do nạn chặt đốt rừng làm rẫy. Tán rừng nhiều nơi bị phá vỡ do sự chặt phá và cây to đổ gẫy gây ra. Mặt khác sự đi lại không có tổ chức trong dịp diễn ra lễ hội vào mùa phát triển của cây tái sinh cũng gây cản trở không nhỏ đối với quá trình phục hồi rừng.

4.1.2. Danh lục thực vật trong khu di tích lịch sử Đền Hùng

Theo số liệu điều tra của ban quản lý khu di tích Đền Hùng năm 1998 đã phát hiện, giám định và lập danh lục cho 458 loài thực vật có mạch, thuộc 131 họ 328 chi và 5 ngành thực vật.

* Ngành Thông Đất : Lycopodiophyta.

Có giá trị sử dụng là cho củi và thuốc nam, chỉ có một họ là Thông Đất (Lycopodium cernum Linn).

* Ngành Mộc tặc: Equisetophyta Có giá trị làm thuốc nam

* Ngành Dương xỉ: Polypodiophyta.

Bao gồm các họ Đuôi chồn, Lông cu li, Bòng bong, Dương xỉ, Rau dớn… Các họ này có giá trị làm cảnh và cho thuốc nam.

* Ngành Thông: Pinophyta.

Ngành này bao gồm các họ có giá trị về mặt cây làm canh, cây cho thuốc, cho quả, cho gỗ, cho nhựa. Chúng thuộc các họ Pơmu (Trắc bách diệp, Tùng xà), họ Tuế (Thiên tuế, Vạn tuế), họ Kim Giao (Kim giao, Tùng la hán), họ Thông (Thông Mã Vĩ, Thông Nhựa, Thông Caribê).

* Ngành Ngọc Lan: Magnoliophyta

Được chia thành hai lớp. Lớp 2 lá mầm (Magnoliopsida) và lớp 1 lá mầm (Liliopsida).


- Lớp 2 lá mầm:

Rất đa dạng về thành phần họ và loài cây, cho nên về mặt giá trị của nó cũng rất đa dạng như: cho gỗ, quả, cây làm cảnh, cây làm rau, cây làm thuốc nam.

+ Các họ cho gỗ bao gồm họ Thôi ba, họ Đinh, họ quả 2 cánh (Chò nâu), họ Thị, họ Dẻ, họ Côm, họ Trinh nữ, họ Re, họ Hà nu, họ Sến, họ Đước, họ Bần, họ Đay, họ Xoan, họ Mạ xưa, họ Bồ đề, họ Du, họ Chanh rừng.

+ Các họ có giá trị về thuốc như họ rau Dền, họ Điều, họ Na, họ Ôrô, họ Tơ hồng, họ Ba mảnh vỏ, họ Tầm gửi, họ Máu chó, họ Mã đề, họ Thanh thất…

+ Các họ cho quả: họ Mơ mận, họ Điều, họ Na, họ Trám, họ Vang, họ Ba mảnh vỏ, họ Dâu tằm, họ Sến.

+ Các họ có giá trị làm cảnh: họ Trúc đào, họ Vang, họ Bàng, họ Đỗ quyên, họ Lộc vừng, họ Mộc lan, họ Săng lẻ, họ Rau sam, họ Lựu.

+ Các họ có giá trị về rau ăn: họ rau Dền, họ Hoa tán, họ Cúc, họ Mùng

tơi.


- Lớp 1 lá mầm:

Lớp này có giá trị về cây làm cảnh, làm thuốc, cho lá, quả, củ và giá trị về

vật liệu. Đặc biệt không có họ nào mang giá trị về gỗ.

+ Họ cho giá trị về mặt làm cảnh: họ Lô hội, họ Cau, họ Tỏi rừng

+ Họ có giá trị về làm thuốc nam: họ Ráy, họ Huyết dụ, họ Dứa, họ Củ nâu, họ Hành tỏi, họ Hoà thảo, họ Cậm cang, họ Gừng.

+ Họ có giá trị về vật liệu: họ Tre trúc.

+ Họ cho giá trị lá quả củ: họ Dứa, họ Cau, họ Khoai riềng, họ Củ nâu.

4.2. Đánh giá tính đa dạng sinh học trong khu di tích

Về thực vật: trong tổng số 458 loài thực vật phân bố tại khu di tích lịch sử Đền Hùng, hầu hết là các loài cây có giá trị về nhiều mặt: cung cấp gỗ quý, cho


tinh dầu thơm, dầu béo, nhựa, sợi, màu nhuộm, thuốc chữa bệnh, lương thực – thực phẩm, nguyên vật liệu đan lát, bóng mát. Với tổ thành loài cây tương đối phong phú cho nên cấu trúc khu hệ thực vật ở đây cũng đã tạo nên các tầng rò rệt. Tầng cây gỗ lớn và gỗ nhỡ có tuổi thọ cao chiếm tầng không gian trên cùng với tán lá đồ sộ tham gia vào tầng tán chính của rừng. Phía dưới bao gồm các loài cây ưa bóng và chịu bóng, cùng với nhiều cây gỗ nhỡ và nhỏ khác nhau đã tạo nên sự khép kín gần như về mặt không gian thẳng đứng. Tầng cây bụi và thảm tươi, thực vật ngoại tầng phát triển khá, dẫn đến độ che phủ trên mặt đất khá cao từ 60 – 70%. Tuy nhiên, cùng với thời gian thì cấu trúc của hệ thực vật di tích có sự biến động về số lượng và chất lượng, nguyên nhân dẫn đến đó là do cây bị gió bão làm đổ, gãy, do tác động của con người vào rừng như chặt phá, đi lại, làm các hạng mục công trình kiến trúc tại khu di tích… cũng đã ảnh hưởng lớn đến cấu trúc hệ thực vật.

Rừng trong khu bảo tồn theo phân loại thảm thực vật Việt Nam của TS.Thái Văn Trừng thuộc kiểu “Rừng nhiệt đới thường xanh mưa mùa đai thấp” với tầng tán được chia thành 2 tầng chính: A1 và A2 [23].

Tầng A1 (tầng vượt tán) gồm các loài cây phổ biến như Chò nâu, Bồ nầm, Trám trắng, Gội tẻ, Hồng pháp, Lim xẹt, Muồng ràng ràng, Đa si có một số ít cây lớn như Trám, Hồng, Sui, Chò nâu, Bồ nầm, Lim xanh có chiều cao vượt khỏi tán rừng. Chúng bao gồm những loài cây tán lớn, xoè rộng thành hình ô, hình tán (độ tàn che 60 – 70%). Trong số đó,một số loài cây lớn, tuổi thọ cao như Chò nâu già cỗi đang có sự xuống cấp, bị sâu bệnh hại, gẫy cành, mối gốc, rỗng thân…Điều đó cho thấy sự xuống cấp của khu hệ đã bộc lộ nhiều tại tầng A1 này. Với đặc điềm trên tầng A1 vừa là tầng cây gỗ tạo cảnh quan cho khu hệ, đồng thời cũng là đối tượng cần được nghiên cứu và bảo tồn.


Tầng A2 (tầng ưu thế sinh thái): hình thành do những loài cây gỗ cao 20 – 30 m. Đây là tầng tán chính của rừng, có chiều cao trung bình 10 – 15m, độ ghép tán ngang khá. Ngoài những cây của tầng A1 có mặt ở đây còn có các loài cây khác như: Đại phong tử, Dung tía, Dung San, Giẻ xanh, Quếch tía, Chẹo, Dẻ gai, Thị rừng…Đặc biệt ở tầng này cũng có Lim xanh, Đinh thối nhưng với số lượng rất nhỏ. Tầng cây này nhìn chung sinh trưởng bình thường, nó cũng đóng một vai trò quan trọng của việc hình thành nên cấu trúc khu hệ thực vật, đồng thời cũng tạo ra một cảnh quan đẹp, đa dạng vể chủng loại và số lượng.

Tầng cây tái sinh: Ở khu vực Đền Hùng, tầng cây tái sinh nhìn chung còn ở mức độ từ trung bình đến kém, những cây tái sinh có giá trị về gỗ cao rất ít. Để phục hồi hệ sinh thái rừng ở đây nhất thiết phải có các biện pháp làm giàu rừng, bảo vệ nghiêm ngặt để tầng cây tái sinh được phục hồi.

Tầng cây bụi thảm tươi: phát triển khá, độ che phủ mặt đất có thể đạt 40 – 50% gồm các loài cây Dương xỉ, Quyết lá xẻ, Cỏ lá, Cỏ lào, Bồ cu vẽ, Sim…Đây là thành phần quan trọng của quần xã rừng, mặt khác chúng cũng ảnh hưởng rất lớn đến tầng cây tái sinh.

Thực vật ngoại tầng ở khu vực cũng tương đối phát triển nhất là dây leo bao gồm các loài: Dây dất na, Dây móc hùm, Móc mèo, Dây gắm, Móng bò, Tầm gửi, Dây bướm, Đùm đũm…Chúng cũng ảnh hưởng lớn đến mật độ và chất lượng cây tái sinh, ảnh hưởng đến một số loài cây gỗ nhỡ. Do đó, cần phải tiến hành phát luỗng cây bụi thảm tươi ở một số nơi như vị trí sườn giữa, sườn chân hướng Bắc để đảm bảo cho tái sinh rừng thành công.

Nhìn chung, cấu trúc khu hệ thực vật tại Đền Hùng đã có sự khép kín, nhiều tầng. Các tầng cây với tổ thành phong phú, tầng tán giao nhau đã tạo thành một khu hệ thực vật luôn tác động qua lại với nhau một cách rò ràng.


Đa dạng hệ động vật và côn trùng: Theo kết quả điều tra cho thấy côn trùng rất đa dạng bao gồm 175 loài thuộc 26 họ 132 giống đã được phát hiện xung quanh khu vực Đền Hùng [13]. Chủ yếu thuộc các bộ: cánh cứng, bộ cánh giống, bộ cánh màng, bộ cánh thẳng, bộ cánh đều, bộ cánh nửa.

Bảng 4.5. Danh mục côn trùng được phát hiện tại khu vực


TT

Tên bộ

Số họ

Số giống

Số loài

1

Bộ cánh vảy Lepidotera (Bướm)

6

40

53

2

Bộ cánh thẳng Orthoptera (cào cào,

châu chấu..)

4

17

22

3

Bộ cánh giống Homoptera (ve sầu..)

2

3

3

4

Bộ cánh đều Isoptera (mối)

3

15

19

5

Bộ cánh cứng Coleoptera

7

41

45

6

Bộ cánh màng Hymenoptera

2

3

3

7

Bộ cánh nửa Hemiptera (bọ xít)

2

13

17

Tổng số

26

132

175

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 80 trang tài liệu này.

Nghiên cứu hệ thực vật tại khu di tích lịch sử Đền Hùng và biện pháp quản lý, chăm sóc nhằm phát triển bền vững khu hệ thực vật này - 5

( Nguån Ph¹m B¸ Khiªm - Khu di tÝch lÞch sö vµ ròng Quèc gia §Òn Hïng)

Về thành phần loài động vật có xương sống qua kết quả điều tra cho thấy có tới 95 loài thuộc các lớp: lớp chim 59 loài, lớp thú 13 loài, lớp bò sát 14 loài, lớp lưỡng cư 9 loài. Trong đó, chim là nhóm có số lượng giống và loài chiếm nhiều nhất, lưỡng cư có số lượng giống và loài ít nhất. ở khu vực có 7 loài quý hiếm cần được bảo vệ như: Bói cá lớn, ¸c là, Tê tê, Tắc kè, Rắn ráo, Rắn hổ mang, Rắn cạp nong.

Bảng 4.6. Danh mục động vật có xương sống khu vực Đền Hùng


TT

Nhóm động vật

Số giống

Số loài

1

Lớp chim (Aves)

49

59

2

Lớp thú (Mammalia)

13

13

3

Lớp bò sát (Reptilia)

13

14

4

Lớp lưỡng cư (Amphibia)

6

9


Tổng số

81

95

( Nguån Ph¹m B¸ Khiªm - Khu di tÝch lÞch sö vµ ròng Quèc gia §Òn Hïng)

4.3. Danh lục các cây cổ thụ và cây di tích

“Cây cổ, cây di tích là những chứng tích sống trải qua năm tháng cần được lưu giữ, là báu vật sống của quốc gia” [3]. Cây cổ thụ là cây lâu năm nhưng tuổi cây là bao nhiêu thì được gọi là cây cổ thụ thì hiện nay chưa có quy định cụ thể.

“Cây di tích là cây trồng của các lãnh tụ, các danh nhân hoặc các chứng tích của một sự kiện lịch sử nào đó. Cây di tích có thể là di tích lịch sử, văn hoá, khoa học hoặc có ảnh hưởng xã hội khác” [3]. Có thể trong trường hợp nào đó cây vừa là di tích vừa là cổ thụ.

Khu hệ thực vật Đền Hùng, gắn liền với di tích lịch sử về các đời Hùng Vương, nói đến khu di tích lịch sử Đền Hùng - Phú Thọ đối với người dân Việt vừa thân thương vừa trang nghiêm, oai hùng. Nghĩ về tổ tiên dòng giống người ta nghĩ ngay đến Hùng Vương, nghĩ ngay đến các đền thờ, miếu mạo, lăng tẩm vua Hùng được đặt trên đỉnh núi Nghĩa Lĩnh, chúng được che phủ bởi một tán rừng mát rượi và lộng gió. Hệ sinh thái rừng của khu bảo tồn là hệ sinh thái lớn giữ vai trò chủ đạo, do đó mà có những loài cây đã trở thành cổ thụ và di tích cho đến ngày nay.

Ngoài ra, việc bảo vệ nuôi dưỡng cây cổ thụ, cây di tích còn có ý nghĩa khác như:

- Cây cổ thụ, cây di tích là những chứng tích lịch sử có tác dụng giáo dục truyền thống, giáo dục lòng yêu quê hương đất nước cho mọi người, mọi thế hệ.

- Làm tăng vẻ đẹp phong cảnh, là những nét chấm phá của bức tranh phong cảnh đất nước, có giá trị nghệ thuật nhất định. Nhiều bức hoạ, nhiều đoạn văn cũng lấy đề tài là cây cổ thụ và cây di tích.

- Cây cổ thụ là tư liệu quý giá để nghiên cứu lịch sử tự nhiên, qua đó có thể tìm hiểu tình hình khí hậu và những biến thiên khí hậu của quá khứ.[3]


- Cây cổ có ý nghĩa đặc biệt trong việc nghiên cứu sính lý về thân cây gỗ, thông qua vòng năm để nghiên cứu quy luật sinh trưởng, phát triển, già cỗi và tử vong của chúng.

- Cây cổ cũng có giá trị tham khảo rất lớn trong quy hoạch loài cây trồng. Các cây cổ thường là cây bản địa, đã thích hợp với điều kiện tự nhiên của vùng. Khi chọn loài cây trồng cho khu vực ta cần tham khảo điểm này.

4.3.1. Danh lục các cây cổ thụ.


Hình 4.1 Vạn tuế Hình 4.2 Thông ba

Để đánh giá xem cây nào là cây cổ thụ thì ngoài việc điều tra, quan sát ngoài thực địa. Tác giả cũng dựa và lịch sử loài cây, kết hợp cùng với các chỉ tiêu về đường kính, chiều cao. Kết quả thu được tổng hợp ở bảng sau:

Bảng 4.7. Danh lục các cây cổ thụ


TT

Tên cây

Vị trí

Tuổi

D1.3

(cm)

Hvn

(m)

Hiện trạng cây


1


Thông ba lá

Trước

cổng Đền chính


200


70


25

Cây xấu, cụt ngọn,gãy cành,gốc có nhiều vết sẹo,

một nửa thân ở phần gốc bị








mất vỏ (cao 1.2m)

2

Đa bồ

nầm

Cổng

chính

100

1,2

30

Cây phát triền tốt, cành lá

xum xuê


3


Trám đen


Đền Hạ


>100


1,3


25

Cây phát triển xấu, cụt ngọn, gãy cành. Gốc có nhiều vết sẹo, cành có nhiều rêu, địa y mọc kí sinh, phụ

sinh

4

Vù hương

2 cây ở

đền Hạ

>100

70

30

Cây tốt cành lá xum xuê


5


Vạn tuế


Chùa Thiền Quang


>750


45


4,2

Cây phát triển trung bình, thân và gốc có nhiều vết sẹo. Thân cách đất 2,5m chia thành 3 thân, có 1 chồi gốc cao 10 cm. Sinh trưởng

tốt.


6


Trầm hương


Đền Trung


>100


55


17

Cây tốt, thân có 3 vết đục do con người tác động vào. Rễ nổi trên mặt đất do bị

xói mòn.


7


Sui


Sau đền Hạ


>100


90


25

Cây xấu, gãy ngọn, thân có nhiều dây leo, tầm gửi bám

vào.


8


Đại


Đền Hạ 2cây


>100


16


8

Cây tốt, cành lá sum xuê, gốc có nhiều vết sẹo ở thân, gốc có nhiều vết đục do mối và do con người tác động vào. Bộ rễ nổi trên mặt đất

do xói mòn.


9


Đại

Sau chùa Thiền

Quang – 1


>100


70


10

Cây phát triển trung bình, nhiều cành khô, thân có

nhiều hang hốc,bộ rể nổi lên

Xem tất cả 80 trang.

Ngày đăng: 22/07/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí