Mục Đích, Đối Tượng Và Địa Bàn Thực Nghiệm Sư Phạm


Ngoài ra GV có thể sử dụng các công cụ như bảng kiểm thang đo bảng ghi chép 1

Ngoài ra, GV có thể sử dụng các công cụ như bảng kiểm, thang đo, bảng ghi chép sự kiện thường nhật… để đánh giá phẩm chất, hứng thú học tập của HS.

BẢNG KIỂM VỀ PHẨM CHẤT “TRÁCH NHIỆM” TRONG HOẠT ĐỘNG NHÓM

70

Ví dụ: GV sử dụng bảng kiểm để đánh giá phẩm chất trách nhiệm của HS trong quá trình hoạt động nhóm tìm hiểu về DTLS ở địa phương:



Nội dung

Tên TV 1

Tên TV 2

…….

Không

Không

Không

1. Xác định đúng nhiệm vụ của mình







2. Vui vẻ nhận nhiệm vụ được giao







3. Tự giác hoàn thành nhiệm vụ đúng tiến độ







4. Tích cực thảo luận nhóm







5. Sẵn sàng giúp đỡ các HS khác khi cần thiết.







Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 199 trang tài liệu này.


* Khuyến khích HS tự đánh giá, đánh giá lẫn nhau khi sử dụng các DTLS ở địa phương

Khi sử dụng DTLS ở địa phương trong các hoạt động học tập, bên cạnh việc GV đánh giá HS, GV cần phải hướng dẫn HS tự đánh giá hoặc HS đánh giá lẫn nhau về quá trình thực hiện nhiệm vụ; phân tích, nhận xét, đánh giá sản phẩm và những ý kiến thảo luận. Khuyến khích HS tự đánh giá và đánh giá lẫn nhau cho phép các em tham gia nhiều hơn vào quá trình đánh giá, xác nhận kết quả học tập của bản thân và bạn học đạt được so với mục tiêu đề ra, từ đó phát hiện những điểm mạnh và điểm yếu; đưa ra thông tin phản hồi phù hợp, kịp thời để điều chỉnh và nâng cao hiệu quả việc sử dụng DTLS ở địa phương trong DHLS.

Để giúp HS trong quá trình tự đánh giá và đánh giá lẫn nhau một cách chính xác, khách quan, GV cần sử dụng đa dạng các công cụ và xây dựng các tiêu chí một cách rõ ràng, cụ thể.

Ví dụ: Khi giảng dạy nội dung Bài 24: Việt Nam trong những năm Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 - 1918) (SGK LS 11) tại Nhà lưu niệm Bác Hồ ở làng Dương Nỗ (huyện Phú Vang), GV yêu cầu các nhóm khai thác tranh ảnh được trưng bày, thực hiện nhiệm vụ sau:

- Nhóm 1, nhóm 2: Sử dụng tranh ảnh để giới thiệu về tiểu sử của Nguyễn Tất Thành. Quá trình sinh sống tại Huế có tác động hay không đến quyết định ra đi tìm đường cứu nước của Người?

- Nhóm 3, nhóm 4: Sử dụng lược đồ để trình bày hành trình tìm đường cứu nước của Nguyễn Tất Thành. Những hoạt động của Người trong những năm 1911 - 1918 nhằm mục đích gì?

GV công bố tiêu chí chấm sản phẩm học tập và phát phiếu này cho các nhóm thảo luận để đánh giá kết quả của nhóm bạn:


PHIẾU ĐÁNH GIÁ SẢN PHẨM HỌC TẬP


- Nhóm: ........................... Lớp:.............................................................

Tên nhiệm vụ: .......................................................................................

Tiêu chí

Người đánh giá

Tự ĐG

Nhóm ĐG

GV ĐG

1. Nội dung (6 điểm)

- Nội dung lịch sử đầy đủ, logic, làm nổi bật trọng tâm kiến thức của bài học. (3 điểm)





- Đưa ra được các nhận xét, đánh giá về nội dung bài học. (3 điểm)




2. Kỹ năng (2 điểm)

- Kết hợp nhuần nhuyễn giữa nội dung trình bày với kỹ năng khai thác hình ảnh, tư liệu.




3. Trình bày (2 điểm)

- Tự tin, bình tĩnh, ngôn ngữ lưu loát, có điểm nhấn, cuốn hút người nghe.




Tổng điểm





72

Tuy nhiên, thực tiễn cho thấy, khi so sánh kết quả đánh giá đồng đẳng và tự đánh giá, HS có xu hướng cho điểm bản thân mình cao hơn điểm do bạn cùng lớp đánh giá. Do đó, nên kết hợp giữa đánh giá đồng đẳng, tự đánh giá với đánh giá của GV.

* Tăng cường nội dung về DTLS ở địa phương trong KT,ĐG định kì

Bên cạnh đánh giá quá trình học tập của HS, GV cần tăng cường nội dung về DTLS ở địa phương trong KT,ĐG định kì. Trước đây, do trong mục tiêu bài học chưa xác định những yêu cầu về sử dụng DTLS ở địa phương trong DHLS, cho nên trong các bài kiểm tra, GV ít khi thiết kế câu hỏi liên quan đến vấn đề này. Hiện nay, với việc đổi mới mục tiêu sử dụng DTLS tại địa phương, GV hoàn toàn có thể dành 1.0 -

2.0 điểm cho nội dung về DTLS ở địa phương trong bài kiểm tra định kỳ.

Ví dụ: Chúng tôi thiết kế đề kiểm tra 1 tiết, học kỳ II cho HS lớp 11, các trường THPT ở huyện Phong Điền với tỉ lệ 70% trắc nghiệm - 30% tự luận, trong đó dành 1 ý b (1.0 điểm) trong câu hỏi tự luận để kiểm tra hiểu biết về một danh tướng nổi tiếng thời Nguyễn cùng DTLS liên quan đến ông ngay chính trên quê hương của các em:

Trên cơ sở những hoạt động của Nguyễn Tri Phương trong quá trình lãnh đạo các cuộc kháng chiến ở Đà Nẵng, Gia Định và Bắc Kỳ lần thứ nhất, em hãy:

a. Lựa chọn các hoạt động thể hiện quyết định đúng đắn và sai lầm (nếu có) của


ông trong việc tổ chức cuộc kháng chiến chống Pháp và lí giải tại sao? (2.0 điểm)

b. Trình bày ý nghĩa của việc xây dựng đền thờ Nguyễn Tri Phương ở xã Phong Chương, huyện Phong Điền. (1.0 điểm)

Đưa nội dung về DTLS ở địa phương vào KT,ĐG định kỳ không chỉ giúp HS có những hiểu biết sâu sắc về LSĐP, mà còn tạo ra động cơ để các em tìm hiểu DTLS ở địa phương có hiệu quả hơn, nâng cao kết quả học tập bộ môn của mình.

Các biện pháp đổi mới KT,ĐG việc sử dụng DTLS ở địa phương trong DHLS Việt Nam từ 1858 đến 1945 ở trường THPT tỉnh Thừa Thiên Huế đã được chúng tôi vận dụng vào quá trình thiết kế các công cụ để TNSP từng phần và toàn phần, nhằm mục đích thu thập được nguồn thông tin (định tính, định lượng) phong phú, khách quan để đánh giá hiệu quả của các giải pháp chính xác mà luận án đã đề xuất.

abc

Trên cơ sở đánh giá thực tiễn việc sử dụng DTLS ở địa phương trong DHLS ở trường THPT tỉnh Thừa Thiên Huế, luận án đề xuất giải pháp đổi mới sử dụng DTLS ở địa phương trong DHLS Việt Nam từ 1858 đến 1945. Bên cạnh việc phát huy giá trị tư liệu, tính trực quan của di tích trong bài trên lớp, luận án cũng cố gắng đa dạng hoá cách thức tổ chức bài học nội khoá và HĐTN tại di tích nhằm mở rộng không gian lớp học, gắn giáo dục trong nhà trường với giáo dục ngoài xã hội.

Đổi mới biện pháp sử dụng DTLS ở địa phương trong DHLS làm thay đổi căn bản vai trò của GV và HS. Từ truyền thụ kiến thức, GV trở thành người tổ chức, hướng dẫn, tạo điều kiện cho HS vừa cố gắng tự lực một cách độc lập, vừa hợp tác với nhau để tiếp cận, phát hiện và tìm tòi kiến thức mới từ hệ thống DTLS xung quanh mình. Kiến thức HS thu nhận được là do sự nỗ lực, tư duy của bản thân, chứ không phải là do GV hay tài liệu áp đặt, nên có tác dụng to lớn trong việc giáo dục các phẩm chất, đặc biệt là ý thức và hành động gìn giữ, phát huy giá trị của DSVH dân tộc. Bên cạnh đó, chúng tôi cũng đề xuất biện pháp đổi mới KT,ĐG khi sử dụng DTLS ở địa phương trong DHLS phù hợp định hướng phát triển phẩm chất, năng lực của HS. Kết quả TNSP từng phần thu được đã kiểm chứng tính hiệu quả của các giải pháp sư phạm mà luận án đề xuất.


Chương 4. THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM TOÀN PHẦN


Nhằm kiểm chứng và khẳng định tính khả thi của giải pháp đổi mới sử dụng DTLS ở địa phương trong DHLS Việt Nam từ 1858 đến 1945 ở trường THPT tỉnh Thừa Thiên Huế mà luận án đã đề xuất, chúng tôi tiến hành TNSP toàn phần đối với bài nội khoá LSDT ở trên lớp, bài nội khoá LSĐP và HĐTN ở DTLS. Kết quả thực nghiệm thành công sẽ là cơ sở để đề xuất các kiến nghị nâng cao hiệu quả của việc sử dụng DTLS ở địa phương theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực của HS.

4.1. MỤC ĐÍCH, ĐỐI TƯỢNG VÀ ĐỊA BÀN THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM

4.1.1. Mục đích thực nghiệm sư phạm

- Khẳng định vai trò, ý nghĩa của việc đổi mới sử dụng DTLS ở địa phương trong DHLS Việt Nam từ 1858 đến 1945 ở trường THPT tỉnh Thừa Thiên Huế.

- Kiểm nghiệm, chứng minh tính khả thi, hiệu quả của giải pháp đổi mới sử dụng DTLS ở địa phương trong DHLS Việt Nam từ 1858 đến 1945 ở trường THPT tỉnh Thừa Thiên Huế đã đề xuất ở Chương 3 của luận án.

- TNSP toàn phần là cơ sở quan trọng để tác giả luận án rút ra những kết luận và đề xuất kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả việc sử dụng DTLS ở địa phương trong DHLS ở trường THPT, đáp ứng yêu cầu đổi mới DHLS hiện nay.

4.1.2. Đối tượng, địa bàn thực nghiệm sư phạm

* GV dạy TNSP: Chúng tôi lựa chọn GV tham gia dạy đảm bảo một số yêu cầu: Có kinh nghiệm giảng dạy từ 05 năm trở lên; có trình độ chuyên môn nghiệp vụ, thường xuyên cập nhật và vận dụng phương pháp, kỹ thuật dạy học tích cực; có năng lực ứng dụng CNTT; phẩm chất đạo đức tốt, uy tín, lòng yêu nghề và hứng thú với vấn đề nghiên cứu của luận án. Ngoài các GV trực tiếp giảng dạy còn có sự phối hợp của một số GV khác cùng tổ bộ môn dự giờ, quan sát tinh thần, thái độ học tập của HS, để rút ra đánh giá định tính về hiệu quả của giải pháp đổi mới sử dụng DTLS ở địa phương trong DHLS ở trường THPT.

* Đối tượng TNSP: Chúng tôi TNSP toàn phần với đối tượng là HS lớp 11 và lớp 12 ở các trường THPT tỉnh Thừa Thiên Huế. Lớp TN và ĐC được chọn dựa


trên nguyên tắc đảm bảo có sự tương đồng về điều kiện học tập, sĩ số, trình độ và đều do cùng một GV giảng dạy.

* Địa bàn TNSP: TNSP được tiến hành với đối tượng HS lớp 11, lớp 12 trường THPT tỉnh Thừa Thiên Huế trên các địa bàn có đặc điểm kinh tế, xã hội, văn hoá, dân cư khác nhau.

4 2 NỘI DUNG THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM Để TNSP toàn phần giải pháp đổi mới sử 2


4 2 NỘI DUNG THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM Để TNSP toàn phần giải pháp đổi mới sử 3


4 2 NỘI DUNG THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM Để TNSP toàn phần giải pháp đổi mới sử 4


4.2. NỘI DUNG THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM

Để TNSP toàn phần giải pháp đổi mới sử dụng DTLS ở địa phương trong DHLS ở trường THPT tỉnh Thừa Thiên Huế mà luận án đề xuất, chúng tôi lựa chọn nội dung TNSP trong chương trình lịch sử Việt Nam từ 1858 đến 1945 ở SGK Lịch sử lớp 11 và lớp 12 như sau:

- Đối với bài nội khóa LSDT trên lớp: Chọn Bài 21: “Phong trào yêu nước chống Pháp của nhân dân Việt Nam trong những năm cuối thế kỷ XIX” (tiết 1) (SGK Lịch sử 11), bởi các sự kiện lịch sử trong bài chủ yếu diễn ra trên đất Thừa Thiên Huế, rất có ưu thế và cần thiết phải sử dụng DTLS ở địa phương vào dạy học.

- Đối với bài nội khoá LSĐP ở DTLS: Tổ chức dạy học chủ đề: “Bác Hồ với Huế” (Chương trình lịch sử lớp 11), tại Nhà lưu niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh ở làng Dương Nỗ (huyện Phú Vang).

- Đối với HĐTN ở DTLS: Chúng tôi lựa chọn hình thức tham quan với chủ đề: “Phan Bội Châu - Nhà yêu nước, nhà văn hoá lớn” cho HS lớp 12, tại Nhà lưu niệm danh nhân Phan Bội Châu (TP Huế).

4.3. PHƯƠNG PHÁP THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM

4.3.1. Phương pháp thực nghiệm sư phạm

- Chúng tôi đã phối hợp chặt chẽ với tổ bộ môn Lịch sử ở các trường THPT để khảo sát, chọn lựa đối tượng HS và triển khai TNSP. Đặc biệt, ý tưởng bài dạy TNSP được trao đổi trực tiếp với GV, thảo luận, thống nhất các yêu cầu, phương án thực nghiệm và KT,ĐG. HS ở lớp TN không được báo trước thông tin về kế hoạch bài dạy nhằm đảm bảo tính khách quan, trung thực của công tác thực nghiệm đề tài luận án.

- Sau thực nghiệm, chúng tôi phối hợp với GV tiến hành kiểm tra ở các lớp TN, ĐC và lấy ý kiến của GV dự giờ, HS tham gia.

- Trên cơ sở số liệu thu thập được, chúng tôi sử dụng phương pháp thống kê toán học và thể hiện trực quan kết quả bằng bảng thống kê và biểu đồ. Đây là cơ sở để tác giả luận án có những kết luận về tính khả thi và hiệu quả của giải pháp đã đề xuất.

4.3.2. Tiến trình TNSP

- Lập kế hoạch bài dạy thực nghiệm.


- Lựa chọn lớp thực nghiệm và lớp đối chứng.

- Trao đổi với GV giảng dạy lớp TN và lớp ĐC về mục tiêu, nội dung, PPDH và kiểm tra, đánh giá HS.

- Tiến hành kiểm tra lớp TN và ĐC sau bài học. Đồng thời, tổ chức lấy ý kiến của GV dự giờ, HS để đánh giá hiệu quả của kế hoạch bài dạy thực nghiệm.

4.3.2.1. Đối với bài nội khoá LSDT trên lớp

* Quá trình chuẩn bị

Chúng tôi thiết kế kế hoạch dạy học Bài 21: “Phong trào yêu nước chống Pháp của nhân dân Việt Nam trong những năm cuối thế kỷ XIX” (tiết 1) (SGK Lịch sử 11) [PL.4.1], liên hệ với Ban Giám hiệu, GV Lịch sử các trường THPT đặt vấn đề và chuẩn bị điều kiện cơ sở vật chất cần thiết để tổ chức dạy bài thực nghiệm. Kế hoạch bài dạy, tư liệu liên quan được thảo luận trực tiếp với GV. Trên cơ sở chuẩn bị đầy đủ các điều kiện, hiểu ý tưởng sư phạm, GV tiến hành dạy học tại lớp TN. Đối với lớp ĐC, GV lên lớp với biện pháp truyền thống, vẫn thường sử dụng.

* Tổ chức dạy học

So với lớp ĐC, bài học TN có những điểm khác biệt sau:

- Ở phần dặn dò của tiết học trước, GV chia lớp thành 4 nhóm, sử dụng phương pháp WebQuest (https://5ee72a3f6ada3.site123.me/), yêu cầu HS sưu tầm, khai thác tài liệu từ DTLS ở địa phương, thực hiện nhiệm vụ chuẩn bị cho bài mới. Việc sưu tầm, tìm hiểu tài liệu về di tích ở nhà giúp GV đỡ tốn công sức, thời gian hướng dẫn HS đọc văn bản, phân tích nội dung; quan sát, giải mã các dấu vết của quá khứ để tái hiện, tạo biểu tượng lịch sử. Đồng thời, việc học trên lớp của HS chủ động, dễ dàng vận dụng kiến thức để thực hiện nhiệm vụ học tập.

- Hoạt động mở đầu:

+ Ở lớp ĐC, GV tổ chức theo cách truyền thống, khái quát nội dung cơ bản bài mới và đặt câu hỏi nêu vấn đề nên chưa kích thích được tư duy, hứng thú của HS.

+ Ở lớp TN: GV trình chiếu một số hình ảnh: Kinh thành Huế, Đồn Mang Cá, Toà Khâm sứ Trung Kỳ, Miếu Âm hồn và đặt câu hỏi: Em hãy nhận diện các DTLS trong bức ảnh. Những DTLS trên giúp các em liên tưởng đến phong tục nào ở Huế?

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 05/07/2023