Mặt trận Việt Minh”, “Việt Nam Dân chủ Cộng hoà muôn năm”. Trên Kỳ Đài, cờ vàng của nhà vua đã được thay bằng lá cờ nền đỏ thắm năm cánh sao vàng. Bảo Đại quấn khăn vàng, mặc áo vàng, quần trắng hai tay trao cho Trần Huy Liệu, trưởng đoàn đại biểu Chính phủ chiếc quốc ấn bằng vàng nặng gần 10 kg và chiếc quốc kiếm để trong vỏ bằng vàng, nạm ngọc, giữa những tiếng vỗ tay, tiếng hoan hô của quần chúng. Chế độ phong kiến ở Việt Nam đã sụp đổ hoàn toàn. Nhân dân Thừa Thiên Huế từ đây thực sự làm chủ cuộc sống, làm chủ quê hương.
Sử dụng những hình ảnh chân thực để tường thuật, miêu tả buổi lễ đã tạo cho HS ấn tượng sâu sắc về niềm hân hoan, vui sướng của nhân dân khi thoát khỏi thân phận nô lệ, trở thành người tự do. Điều này không chỉ có ý nghĩa về mặt nhận thức, mà còn giúp HS rút ra được ý nghĩa của Cách mạng tháng Tám năm 1945 nói chung, sự kiện 30/8/1945 nói riêng, mà còn tác động sâu sắc đến tư tưởng, tình cảm của HS. Các em cảm thấy tự hào khi một sự kiện lớn của dân tộc diễn ra trên chính quê hương mình, từ đó tin tưởng hơn vào sự lãnh đạo của Đảng, vào con đường cách mạng, liên hệ với trách nhiệm của bản thân trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Rõ ràng, khả năng trình bày đa phương tiện và tương tác của các ứng dụng CNTT đã tăng cường tính trực quan sinh động của DTLS ở địa phương, giúp HS dễ dàng nhận diện và khai thác nội dung kiến thức từ DTLS để tái hiện và trình bày các sự kiện, nhân vật lịch sử, góp phần phát triển năng lực tìm hiểu LS cho các em. Tuy nhiên, GV không nên “lạm dụng”, biến giờ học thành giờ “trình diễn hình ảnh”, chỉ để minh hoạ cho kiến thức và HS đóng vai trò “khám thị” một cách say mê, nhưng không có tác dụng trong việc tiếp thu kiến thức, làm ảnh hưởng đến chất lượng của
quá trình nhận thức và tư duy lịch sử sau đó.
* Vận dụng linh hoạt các phương pháp, kỹ thuật dạy học tích cực hướng dẫn HS khai thác DTLS ở địa phương để tìm hiểu bản chất sự kiện, nhân vật
Trong DHLS, nhận thức của HS đi từ tri giác tài liệu, đến tạo biểu tượng rồi phân tích, so sánh, đối chiếu… để hình thành khái niệm, nêu quy luật và rút bài học lịch sử. Tất nhiên, muốn có hoạt động đó phải kích hoạt tư duy của các em. Quá trình nhận thức và tư duy có quan hệ mật thiết với nhau, giúp HS hiểu được bản
chất của sự kiện, nhân vật là con đường để khơi dậy những cảm xúc lịch sử, kích thích hứng thú học tập, phát triển phẩm chất, năng lực nhận thức và tư duy lịch sử, các năng lực chung cho HS.
PPDH lịch sử rất phong phú, bên cạnh đổi mới phương pháp truyền thống như trình bày miệng, sử dụng đồ dùng trực quan, trao đổi đàm thoại…, GV phải vận dụng linh hoạt các phương pháp, kỹ thuật dạy học tích cực khi hướng dẫn HS khai thác tài liệu DTLS ở địa phương, nhằm phát huy tính chủ động, sáng tạo, khai thác được tối đa tiềm năng trí tuệ của các em.
- Sử dụng DTLS ở địa phương để tổ chức hoạt động thảo luận nhóm: Thảo luận nhóm là PPDH trong đó HS của lớp học được chia thành các nhóm nhỏ. Trong khoảng thời gian giới hạn, mỗi nhóm tự lực hoàn thành nhiệm vụ trên cơ sở phân công và hợp tác. Kết quả làm việc của nhóm sau đó được trình bày, đánh giá trước toàn lớp. Thảo luận nhóm còn được gọi là dạy học hợp tác, dạy học theo nhóm..., có ưu thế lớn trong việc phát triển năng lực hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo. Tùy thuộc vào nhiệm vụ, thời gian và trình độ người học mà GV có thể lựa chọn hình thức nhóm phù hợp … Mặt khác, khi tổ chức thảo luận, GV cần vận dụng một số kỹ thuật dạy học tích cực như khăn trải bàn, XYZ, mảnh ghép… giúp loại bỏ hiện tượng ăn theo, chi phối và tách nhóm, tạo cơ hội cho HS học hỏi lẫn nhau và thể hiện vai trò của cá nhân mình.
Có thể bạn quan tâm!
- Chuyển Hoạt Động Ngoại Khoá Với Dtls Ở Địa Phương Sang Hướng Hđtn
- Đổi mới sử dụng di tích lịch sử ở địa phương trong dạy học lịch sử Việt Nam từ 1858 đến 1945 ở trường trung học phổ thông tỉnh Thừa Thiên Huế - 15
- Đổi Mới Biện Pháp Tiến Hành Bài Học Khi Sử Dụng Dtls Ở Địa Phương Trong Dhls Việt Nam Từ 1858 Đến 1945 Ở Trường Thpt Tỉnh Thừa Thiên Huế
- Sử Dụng Dtls Ở Địa Phương Trong Hoạt Động Củng Cố, Vận Dụng
- Mục Đích, Đối Tượng Và Địa Bàn Thực Nghiệm Sư Phạm
- Đối Với Bài Nội Khoá Lịch Sử Địa Phương Ở Dtls
Xem toàn bộ 199 trang tài liệu này.
Xuất phát từ đặc điểm của DTLS, nên việc tìm hiểu về di tích để nhận thức lịch sử không phải là điều dễ dàng. Do đó, thảo luận nhóm cho phép HS huy động trí tuệ của tập thể khi khai thác kiến thức từ di tích tìm hiểu bản chất sự kiện, nhân vật theo mục tiêu của bài học.
Ví dụ: Khi dạy Bài 15: Phong trào dân chủ 1936 – 1939 (SGK Lịch sử 12), GV sử dụng tư liệu về DTLS Trụ sở tờ Báo Dân để giúp HS cụ thể hoá sự lãnh đạo của Đảng và đánh giá được ý nghĩa của cuộc đấu tranh trên lĩnh vực báo chí thời kỳ này.
+ GV chia lớp thành 4 nhóm, sử dụng kỹ thuật khăn trải bàn cùng thực hiện nhiệm vụ: Đánh giá ý nghĩa của cuộc đấu tranh trên lĩnh vực báo chí.
+ HS làm việc theo nhóm thực hiện nhiệm vụ. Trong quá trình HS hoạt động,
GV hướng dẫn các nhóm huy động kiến thức đã được tìm hiểu ở nhà, cùng với tài liệu GV cung cấp, tìm kiếm thông tin để đưa ra ý kiến của cá nhân.
+ Sau khi các nhóm trình bày, thảo luận, GV cùng HS đánh giá quá trình thực hiện, sản phẩm của mỗi nhóm và chính xác hoá kiến thức. Thông qua hoạt động thảo luận nhóm với nhiều ý kiến phong phú, có chất lượng, HS hiểu được rằng: Trong thời kỳ Mặt trận Dân chủ Đông Dương (1936 - 1939), Đảng chủ trương bằng mọi giá phải có báo chí để đấu tranh hợp pháp. Là tờ báo công khai đầu tiên ở Huế và của Xứ ủy Trung Kỳ, Báo Dân nói riêng, báo chí cách mạng nói chung thực sự trở thành mũi xung kích trong những phong trào lớn, tận dụng thời cơ được hoạt động công khai, hợp pháp để động viên, giác ngộ hàng vạn quần chúng nhân dân từ thành thị đến nông thôn, góp phần xây dựng lực lượng chính trị hùng hậu cho cách mạng… Từ đó, giáo dục cho HS vai trò to lớn của báo chí cách mạng Việt Nam, trân trọng giá trị lịch sử của DTLS Trụ sở tờ Báo Dân, cũng như giải thích được vì sao trụ sở tờ Báo Dân được chọn làm trụ sở của Báo Thừa Thiên Huế ngày nay.
- Sử dụng DTLS ở địa phương để tổ chức hoạt động tranh biện: Tranh biện là cách thức GV đưa ra tình huống và gợi mở cho HS suy nghĩ, đánh giá vấn đề đó theo các hướng, thậm chí trái ngược nhau. HS phải đưa ra bằng chứng xác thực và lập luận, lí lẽ chặt chẽ, logic để bảo vệ quan điểm của mình, đồng thời thuyết phục được đối phương.
Tranh biện và thảo luận giống nhau ở chỗ GV tổ chức cho HS trao đổi, bàn bạc với nhau, bộc lộ quan điểm về một chủ đề hay vấn đề nào đó. Nhưng sự khác nhau lớn nhất là ở diễn biến và mục đích của hoạt động. Thảo luận là quá trình HS giao lưu, bàn bạc để nhất trí đường hướng, cùng nhau giải quyết vấn đề. Còn tranh biện là quá trình HS đưa ra những lập luận, lí lẽ xác đáng để bảo vệ ý kiến của mình, đồng thời phản bác ý kiến của người khác về cùng một vấn đề khi mỗi bên có một quan điểm nhìn nhận trái ngược nhau, giúp các em cái nhìn toàn diện, sâu sắc hơn về vấn đề đó. Trong QTDH, GV có thể tổ chức cho HS tranh biện dưới nhiều hình thức như giữa HS với HS, giữa các nhóm, hay giữa GV với HS.
DTLS ở địa phương là loại tài liệu gốc, chưa thông qua một lăng kính chủ
quan nào, mang tính khách quan, chân thực nhất so với các loại tài liệu khác, là chuẩn mực cho việc nghiên cứu, học tập. Chính vì vậy, GV có thể sử dụng DTLS ở địa phương tạo tình huống có vấn đề, tổ chức cho HS tranh biện. Phương pháp này rèn luyện cho HS kỹ năng phân tích hiện vật, di tích, cảnh quan, tìm kiếm minh chứng, xây dựng luận cứ, luận điểm để bảo vệ cho quan điểm của mình một cách logic và khoa học; kỹ năng lập luận, hùng biện, thuyết phục, lắng nghe và tôn trọng ý kiến của người khác.... Từ đó, các em chủ động chiếm lĩnh kiến thức, mà không bị áp đặt bởi GV hay tài liệu. GV sử dụng DTLS ở địa phương để tổ chức phương pháp tranh biện theo các bước sau:
Bước 1: GV giới thiệu vấn đề tranh biện, HS tiếp nhận nhiệm vụ. Nhiệm vụ tranh biện cụ thể, sinh động và phù hợp với nội dung bài học, trong đó chứa đựng các mâu thuẫn nhận thức, có thể được nhìn nhận nhiều chiều, thúc đẩy tính tích cực, tư duy sáng tạo của HS. Tuy nhiên, vấn đề tranh biện phải phù hợp với quan điểm Đảng, Nhà nước, không đưa ra những vấn đề mang tính nhạy cảm về chính trị.
Bước 2: Tổ chức cho HS đưa ra ý kiến, quan điểm đánh giá của mình và phản biện lẫn nhau. Đây là trọng tâm của quá trình tranh biện, hiệu quả của phương pháp phụ thuộc rất lớn vào hoạt động của GV và HS ở bước này. Thông thường, thời gian dành tranh biện trong một giờ học từ 5 - 10 phút. Cho nên, để giúp HS có thể đưa ra được những minh chứng cụ thể và đảm bảo tiến trình bài học, GV cần yêu cầu các em tìm hiểu trước về DTLS và nhân vật, sự kiện liên quan đến vấn đề tranh biện.
Bước 3: GV kết luận lại những nội dung trọng tâm. Trên cơ sở ý kiến tranh biện của HS, GV khái quát toàn bộ vấn đề, kết luận lại nội dung cơ bản và gợi mở tư duy cho các em. Đồng thời, GV cũng dành thời gian động viên, khen thưởng kịp thời thành viên, nhóm hoạt động tích cực, đưa ra được dẫn chứng, lập luận chặt chẽ, logic. Ví dụ: Lịch sử cách mạng Việt Nam đã ghi nhận Trường Thanh niên tiền tuyến Huế năm 1945 như một “hiện tượng lịch sử” độc đáo. Mặc dù ra đời và tồn tại trong thời gian ngắn, lại gắn liền với Chính phủ Trần Trọng Kim, nhưng ngôi trường này là nơi đào tạo các cán bộ quân sự cho cách mạng, có nhiều đóng góp to lớn trong thắng lợi của Cách mạng tháng Tám năm 1945 ở Thừa Thiên Huế. Nhằm
giúp HS hiểu sâu sắc về bản chất và vai trò của nó, GV sử dụng DTLS Trường Thanh niên tiền tuyến để tạo tình huống có vấn đề, tổ chức cho HS tranh biện.
Ở tiết học trước, GV sử dụng hình ảnh và đặt câu hỏi: Đây là DTLS nào? Em biết gì về di tích này? Từ câu trả lời của HS, GV đặt vấn đề: Ngày 16/6/1945, Trần Trọng Kim ra Sắc lệnh số 15 thành lập Trường Thanh niên tiền tuyến, đào tạo đội ngũ cán bộ quân sự cho chính phủ mới. Tuy nhiên, thực chất đây là ngôi trường “xanh vỏ đỏ lòng” (bề ngoài là trường của Chính phủ Trần Trọng Kim, bên trong là đào tạo những người phục vụ cho cách mạng). Ý kiến của em như thế nào? GV có thể chia nhóm ngẫu nhiên hoặc theo nguyện vọng của các thành viên muốn đứng trong nhóm ủng hộ hay phản đối.
Khi dạy nội dung Sự chuẩn bị cuối cùng trước ngày Tổng khởi nghĩa (Bài 16, SGK Lịch sử 12), GV nêu lại vấn đề để HS tiếp nhận nhiệm vụ và hướng các em vào hoạt động. Các nhóm lần lượt trình bày quan điểm, đưa ra dẫn chứng, lập luận để thuyết phục đối phương. Thông qua quá trình chất vấn, trao đổi…, vấn đề tranh biện sẽ được mở ra dần dần và càng cuốn hút sự tò mò, ham hiểu biết của HS.
Trong khi các nhóm tranh biện, GV giữ vai trò trọng tài, liên tục đưa ra các câu hỏi hướng HS vào trọng tâm nhiệm vụ, tránh lệch hướng, lan man. Khi nhận thấy mục tiêu đã đạt được, HS có nhìn nhận khách quan về vai trò của Trường Thanh niên tiền tuyến thì GV chủ động dừng cuộc tranh biện, tổng kết đánh giá hoạt
động của từng nhóm và khẳng định: Ngay từ khi thành lập, trường đã được Việt Minh hóa và đào tạo được 43 học viên, trở thành lực lượng vũ trang bên cạnh các tổ chức tự vệ. Trường Thanh niên tiền tuyến là minh chứng sinh động của quá trình chuẩn bị lực lượng chính trị và vũ trang cho cuộc khởi nghĩa giành chính quyền ở Huế. Đó là sản phẩm của lòng yêu nước Việt Nam được ánh sáng cách mạng dẫn đường và tổ chức một cách khéo léo.
Qua quá trình tranh biện, HS hiểu sâu sắc hơn về sự lãnh đạo tài tình, khéo léo của Đảng, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh, tránh việc học rập khuôn, công thức “nguyên nhân thắng lợi quyết định luôn là sự lãnh đạo của Đảng, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh” mà không hiểu bản chất, từ đó niềm tin vào sự lãnh đạo của Đảng xuất hiện ở HS một cách tự nhiên, không khiên cưỡng.
- Hướng dẫn HS tích hợp kiến thức liên môn khi khai thác DTLS ở địa phương: DTLS là dấu vết của quá khứ, phản ánh các lĩnh vực của đời sống xã hội nên nội dung của nó mang tính tích hợp, liên môn bao gồm tri thức về lịch sử, địa lý tự nhiên, hành chính, kinh tế, chính trị, quân sự, văn hóa, tư tưởng, nghệ thuật, phong tục tập quán, văn hoá dân gian… Vì vậy, GV phải hướng dẫn HS vận dụng kiến thức của nhiều môn học mới có thể khai thác triệt để nội dung của DTLS, đưa ra các nhận xét, đánh giá về sự kiện, nhân vật lịch sử. Để tích hợp kiến thức liên môn khi sử dụng DTLS, GV tiến hành như sau:
Bước 1: Xác định mục tiêu bài học và mục tiêu tích hợp kiến thức: Khi xác định mục tiêu của bài học, GV đồng thời phải xác định mục tiêu của việc tích hợp kiến thức trong bài để làm gì, yêu cầu cần đạt đối với HS để định hướng việc lựa chọn nội dung, kiến thức cần tích hợp khi sử dụng DTLS ở địa phương.
Bước 2: Phân tích nội dung bài học để lựa chọn các kiến thức liên môn cần tích hợp với nội dung DTLS. GV xác định sự kiện, nhân vật nào của bài học cần sử dụng DTLS của Thừa Thiên Huế để giảng dạy và nội dung của các môn học khác có liên quan đến DTLS cần phải khai thác.
Bước 3: Xác định các hoạt động học tập và cách thức tích hợp kiến thức liên môn với DTLS. GV xác định sẽ hướng dẫn HS khai thác DTLS trong hoạt
động nào của tiến trình dạy học, lựa chọn phương pháp và hình thức dạy học nhóm hay cá nhân.
Bước 4: Tổ chức thực hiện tích hợp kiến thức liên môn khi sử dụng DTLS: Sau khi xác định được hoạt động và cách thức thực hiện tích hợp, GV tổ chức dạy học theo các hình thức và phương pháp đã xác định.
Bước 5: GV nhận xét, chính xác hoá kiến thức.
Ví dụ: Khi dạy nội dung Những chuyển biến về kinh tế của Việt Nam trong cuộc khai thác lần thứ nhất của thực dân Pháp (1897 - 1914) (Bài 22, SGK Lịch sử 11), để rút ra nhận xét những chuyển biến về kinh tế, GV chia nhóm, hướng dẫn HS tìm hiểu về cầu Trường Tiền và hoàn thành phiếu học tập:
Để trả lời được những câu hỏi trên, HS phải có kiến thức về địa danh học, địa lý, kiến trúc, vật lý, văn học và những hiểu biết thực tế phong phú: Cầu Trường Tiền có nhiều tên gọi: Cầu Thành Thái, cầu Clémenceau, cầu Nguyễn Hoàng… nhưng tên gọi cuối cùng cho tới bây giờ là cầu Trường Tiền, do vị trí cầu qua sông Hương gần xưởng đúc tiền xưa kia của triều đình nhà Nguyễn. Đây cũng là một trong những cây cầu đầu tiên được xây dựng ở Đông Dương vào cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX theo kiến trúc Gothique, sử dụng kỹ thuật và vật liệu mới của phương Tây với kết cấu thép, gồm 6 vài 12 nhịp, nên mới có những câu thơ:
“Cầu Trường Tiền sáu vài mười hai nhịp Anh qua không kịp, tội lắm em ơi
Bấy lâu ni chịu tiếng mang lời
Dẫu có xa nhau đi nữa cũng bởi ông Trời mà xa”
Mặt khác, trên cơ sở xác định được vị trí địa lý của cầu Trường Tiền trên lược đồ, HS rút ra mục đích xây dựng cầu là để nối Toà Khâm sứ Trung Kỳ ở bờ Nam với Kinh thành ở bờ Bắc, nhằm giám sát triều đình Huế nằm trên con đường thiên lý Bắc - Nam (Quốc lộ 1), phục vụ cho mục đích quân sự và công cuộc khai thác lâu dài. Tuy nhiên, việc xây dựng cầu Trường Tiền có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Đây là cầu đường bộ đầu tiên ở Trung Kỳ bắc qua sông Hương, mở ra một giai đoạn phát triển mới cho Huế và cũng là dấu mốc chấm dứt thời gian dài đò giang cách trở của hai bờ Bắc - Nam, tạo điều kiện cho giao thông, kinh tế, văn hoá,... phát triển.
Việc tích hợp kiến thức của nhiều khoa học khác nhau khi tìm hiểu cầu Trường Tiền giúp HS hiểu sâu sắc hơn về mục đích của Pháp trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất và những tác động của nó đến kinh tế Việt Nam, phát triển năng lực tìm hiểu lịch sử, năng lực nhận thức và tư duy lịch sử. Ngoài ra, HS còn được mở rộng hiểu biết của mình về một di tích - danh thắng nổi tiếng của quê hương, để mỗi lần đi qua dòng sông Hương, các em tự hào với vẻ đẹp thơ mộng “… Cầu cong như chiếc lược ngà/Sông dài mái tóc cung nga buông hờ…” của một trong những cây cầu lâu đời nhất ở Việt Nam.
Bên cạnh đó, hiện nay, ngành Giáo dục nước ta đang thúc đẩy triển khai giáo dục STEM ở các trường phổ thông. Đây là “mô hình giáo dục dựa trên cách tiếp cận liên môn, giúp HS áp dụng các kiến thức khoa học, công nghệ, kĩ thuật và toán học vào giải quyết một số vấn đề thực tiễn trong bối cảnh cụ thể” [24, tr.37]. Giáo dục STEM cho phép HS tích hợp kiến thức từ nhiều lĩnh vực học tập khác nhau và áp dụng một cách sáng tạo vào thực tế. Dù khá mới mẻ và thường được sử dụng trong các môn Khoa học tự nhiên, nhưng với đặc điểm là môn học phù hợp để dạy tích hợp, liên môn, GV cần mạnh dạn vận dụng giáo dục STEM vào DHLS. Đặc