Số Lượng Di Tích Lịch Sử Văn Hóa Đã Được Xếp Hạng Phân Theo Đơn Vị Hành Chính


trong thời gian qua. Tỉnh đang từng bước xây dựng, tôn tạo, trùng tu một số di tích khác để tăng thêm số lượng các di tích này trong thời gian tới.

Bảng 5.1 Số lượng di tích lịch sử văn hóa đã được xếp hạng phân theo đơn vị hành chính

Đơn vị tính: di tích


STT

Đơn vị hành chính

Số di tích cấp

quốc gia đặc biệt

Số di tích

cấp quốc gia

Sơ di tích

cấp tỉnh

Tổng số

1

TP Long Xuyên

1

2

6

9

2

TP Châu Đốc


7

2

9

3

Thị xã Tân Châu


2

9

11

4

Huyện Châu Thành



4

4

5

Huyện Tri Tôn


7

1

8

6

Huyện Phú Tân



2

2

7

Huyện Châu Phú


2

6

8

8

Huyện Chợ Mới


1

7

8

9

Huyện Thoại Sơn

1

4

1

6

10

Huyện Tịnh Biên


1

4

5

11

Huyện An Phú


1

6

7


Tổng số

2

27

48

77

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 140 trang tài liệu này.

Dịch vụ du lịch và lữ hành Các yếu tố tác động đến sự hài lòng của khách nội địa tại điểm đến du lịch tỉnh An Giang - 13

Nguồn: Lưu Văn Quyết và Phạm Bích Ngọc – Kỹ yếu Hội thảo Khoa học An Giang,2017

5.1.3 Những hạn chế

Bên cạnh những mặt tích cực, những yếu tố thuận lợi thì An Giang còn tồn tại một số vấn đề cần phải khắc phục để ngành du lịch nói riêng và kinh tế An Giang phát triển nhanh và mạnh trong thời gian sắp tới.


+ Về vĩ mô

- Việc khai thác các điểm du lịch còn rời rạc, chưa có sự phối hợp hay sự liên kết các vùng kinh tế với nhau nhằm đa dạng hóa sản phẩm, tăng sức hút của địa phương, kéo dài thời gian lưu trú cuả du khách.

- Công tác quảng bá về du lịch trên nhiều phương tiện truyền thông còn hạn chế, chưa phát huy hiệu quả cao.

- Các hoạt động du lịch chủ yếu dựa vào tài nguyên du lịch có sẵn chưa có sản phẩm du lịch đặc thù có chất lượng cao để thu hút du khách.

- Du lịch là ngành kinh tế tổng hợp cần phải được đầu tư toàn diện và đồng bộ từ đường xá, khách sạn, nhà hàng, điểm tham quan, nhân viên phục vụ, y tế… nhưng hiện nay do nguồn lực tài chính còn hạn hẹp nên sự đầu tư còn hạn chế chưa đồng bộ.

+ Về vi mô

- Môi trường bị ô nhiễm, các khu vệ sinh công cộng còn hạn chế và chưa được giữ gìn vệ sinh chung, tình trạng vứt rác bừa bãi còn khá phổ biến, ý thức giữ gìn vệ sinh chung trong cộng đồng chưa cao.

- Nhân viên ngành du lịch còn yếu về chuyên môn, thiếu về số lượng, ngoại ngữ còn hạn chế, điều này gây không ít khó khăn cho du khách.

- Các sản phẩm đặc trưng của vùng chưa được đầu tư mẫu mã, bao bì để có thể làm quà xuất khẩu, mang tính nhỏ lẻ, tự phát nhiều.

Chính vì một số hạn chế nêu trên mà số lượng du khách lưu trú lại An Giang chiếm khoảng 10% số lượng khách đến An Giang mặc dù lượng khách đến tăng đều qua từng năm (Nguồn: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch An Giang - Kỹ yếu hội thảo khoa học An Giang, 2017).

5.2 Hàm ý

Kết quả nghiên cứu cho thấy, ở thời điểm hiện tại có 5 yếu tố có ảnh hưởng đến sự hài lòng của du khách khi đi du lịch tại An Giang được xếp theo trình tự mức độ ảnh hưởng từ cao xuống thấp là: (1) Giá cả các loại dịch vụ (beta = 0.401), (2) Cơ sở lưu trú (beta = 0.173), (3) An ninh trật tự, an toàn trong du lịch (beta =


0.164), (4) Dịch vụ vận chuyển du lịch (beta = 0.145), (5) Cơ sở vật chất lỹ thuật du lịch (beta = 0.095).

5.2.1 Đối với giá cả các loại dịch vụ

Tác động mạnh nhất so với các nhân tố còn lại, tác động đến sự hài lòng của du khách nội địa vì có hệ số Beta = 0.401. Chính vì thế cần kiểm soát nghiêm ngặt các quy định về giá, tránh trường hợp tăng giá quá cao hoặc phá giá thị trường trong mùa cao điểm diễn ra tại các công ty du lịch, các cơ sở lưu trú, dịch vụ phục vụ du lịch. Giá cả cần hợp lý nhằm thỏa mãn và phục vụ du khách, điều này vừa phát triển tiềm năng du lịch của Tỉnh vừa tạo ra bộ mặt tích cực từ phía du khách. Thực hiện tốt vấn đề này thì du lịch An Giang mới có thể tạo được một ấn tượng đẹp và sâu sắc trong lòng du khách, tạo được sự hài lòng cho du khách mỗi khi đến với An Giang.

Về giá các chương trình du lịch tại các khu du lịch, Sở Văn hóa,Thể thao và Du lịch tỉnh An Giang nên có những chỉ đạo về giá vé tại các khu du lịch tránh tình trạng có sự chênh lệch quá cao giữa các nơi này. Ngoài ra, các doanh nghiệp cần đưa ra các chiến lược về giá cụ thể theo mùa du lịch khi các doanh nghiệp nhận định vào các tháng 7 đến tháng 11 là mùa ít khách nên cần điều chỉnh giảm giá để tăng lượng khách du lịch đến An Giang.

Về giá các hoạt động dịch vụ (trò chơi, thưởng thức văn nghệ, hoạt động khuyến mãi các đặc sản của địa phương...), doanh nghiệp nên có chiến lược giá cao cho những chương trình có sự khác biệt, độc đáo và chất lượng dịch vụ, tích hợp những dịch vụ đính kèm với những dịch vụ chính nhằm gia tăng giá trị sản phẩm.

Mặt khác, cần liên doanh, liên kết với các Tỉnh, Thành phố khác để có chính sách giá ổn định, điều tiết giá các dịch vụ không bị biến động và mùa cao điểm. Vì giá dịch vụ tác động trực tiếp và mạnh nhất đến du khách. Chính vì thế, Tỉnh cũng cần có các chính sách thuế ưu đãi cho các doanh nghiệp, công ty… để các doanh nghiệp này giữ mức giá phù hợp trong năm.

Ngoài các yếu tố về giá, các doanh nghiệp cũng phải nhận định về sự quan trọng của kỳ vọng về dịch vụ tương xứng với chi phí bỏ ra mà du khách cảm nhận.


Giá cả tuy rất quan trọng nhưng chưa phải là yếu tố quyết định duy nhất ảnh hưởng đến việc lựa chọn địa điểm du lịch, du khách sẵn sàng bỏ ra chi phí cao để thỏa mãn nhu cầu du lịch của bản thân nhưng với kỳ vọng về dịch vụ trước và sau khi đến khu du lịch không có sự chênh lệch lớn. Khi kỳ vọng của du khách được đáp ứng thì du khách sẽ cảm thấy hài lòng, việc thu hút du khách sẽ trở nên dễ dàng hơn. Chính vì sự quan trọng của yếu tố này mà các doanh nghiệp cần phải đưa ra một mức giá hợp lý cho từng hoạt động song song đó cần phải cải thiện, nâng cao các dịch vụ cho từng hoạt động làm cho du khách cảm nhận mức kỳ vọng có thể lớn hơn hoặc ít nhất là bằng khoản chi phí bỏ ra.

Bên cạnh đó, Tỉnh cũng cần có biệt pháp chế tài, xử phạt các doanh nghiệp phá giá, nâng giá, chặt chém… du khách vào mùa cao điểm trong năm để gữ vững giá thị trường nhằm thu hút, lôi kéo du khách đến với An Giang.

5.2.2 Đối với cơ sở lưu trú

Tác động mạnh thứ hai so với các nhân tố còn lại, tác động đến sự hài lòng của du khách nội địa vì có hệ số Beta = 0.173. Qua đó, cần xây dựng cơ sở lưu trú đầy đủ tiện nghi và đa dạng hóa các loại hình lưu trú như resort, khách sạn, motel, hotel, homestay…để đáp ứng nhu cầu của du khách khi đến du lịch tại An Giang. Mặt khác, Tỉnh cần kêu gọi các nhà đầu tư có tiềm lực kinh tế và kinh nghiệm trong lĩnh vực lưu trú để đầu tự tại An Giang. Vì hiện nay cơ sở lưu trú tại An Giang chưa thật sự có nhiều khách sạn 4 và 5 sao để đáp ứng nhu cầu cao của dòng du khách có nguồn thu nhập cao. Đây là yếu tố khá quan trọng đối với du khách khi đi tham quan, nghỉ dưỡng. Điều này sẽ góp phần làm tăng sự hài lòng của du khách khi đến nghỉ lại cơ sở lưu trú.

Tỉnh cũng như sở Văn hóa Thể thao và Du lịch cần có định hướng phát triển, quy hoạch tổng thể về du lịch và công bố rộng rãi đến mọi người dân, nhà đầu tư… để thu hút nguồn lực từ mọi tầng lớp trong xã hội để các cơ sở lưu trú phát triển nhanh về số lượng và mạnh về chất lượng.


5.2.3 Đối với an ninh trật tự, an toàn trong du lịch

Tác động mạnh thứ ba so với các nhân tố còn lại, tác động đến sự hài lòng của du khách nội địa vì có hệ số Beta = 0.164. Đây cũng là điều cần được quan tâm vì an ninh và an toàn là điều mà mọi người luôn quan tâm đến vì nó liên quan trực tiếp đến sức khỏe và sự an toàn của mỗi con người. Các băng nhóm tội phạm cần được triệt phá, nạn cướp giật, móc túi, chèo kéo du khách cần được đẩy lùi. Từng bước nâng cao cảm giác an toàn cho du khách mỗi khi nghĩ đến An Giang.

Khi đi du lịch đến một địa điểm mới thì du khách rất chú trọng đến điều kiện an ninh. Điều này đảm bảo cho một chuyến đi vui vẻ, thoải mái. Đối với du lịch An Giang, du khách nội địa hài lòng về điều kiện an ninh, an toàn tại các điểm du lịch. Thực tế, tại An Giang rất ít có hiện tượng ăn xin, cướp giật, chèo kèo tranh giành khách giữa những người bán hàng rong tại các điểm du lịch. Tuy nhiên, vẫn còn một số ít du khách chưa hài lòng về các điều kiện an toàn giao thông. Các con đường nhỏ hẹp trong khi vẫn còn hiện tượng người dân phơi lúa dưới lòng đường. Điều này rất dễ gây ra tai nạn giao thông và cần có biện pháp khắc phục. Cũng cần chú ý đến an toàn vệ sinh thực phẩm, đảm bảo hợp vệ sinh.

5.2.4 Đối với dịch vụ vận chuyển du lịch

Dịch vụ vận chuyển du lịch phục vụ du khách ở An Giang cần phải đa dạng về hình thức, kiểu dáng và kích cỡ cũng như chất lượng phải được nâng cao. Phải trang bị các thiết bị tiện nghi và cần đảm bảo an toàn cho du khách. Chẳng hạn như đối với phương tiên giao thông đường thủy thì cần phải có nhiều loại hình vận chuyển như tàu, thuyền, cano… để đáp ứng nhu cầu của du khách. Bên cạnh đó, cần phải trang bị áo phao cho du khách để đảm bảo an toàn trong giao thông thủy. Các tài công, các nhân viên của tàu, thuyền cần được trang bị kiến thức về du lịch để đáp ứng nhu cầu hướng dẫn, thuyết minh… cho du khách, có như vậy thì du khách mới cảm thấy thích và mức độ hài lòng sẽ tăng cao.

5.2.5 Đối với cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch

Yếu tố cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch được đánh giá là một trong những yếu tố tác động đến sự hài lòng của du khách khi đến du lịch tại tỉnh An Giang. Vì vậy,


đây là một yếu tố quan trọng cần được cải thiện và nâng cao chất lượng, góp phần thu hút du khách. Cụ thể cần quan tâm đến các yếu tố: việc phân bổ hệ thống nhà hàng quán ăn, các địa điểm vui chơi giải trí, hệ thống giao thông ...

Hệ thống nhà hàng quán ăn còn phân bổ rất thưa thớt, du khách ít có sự lựa chọn trong việc sử dụng dịch vụ. Vì vậy, các công ty du lịch cũng như các doanh nghiệp nên mở thêm nhiều quán ăn đồng thời phân bổ đều, tạo sự thuận tiện và có nhiều lựa chọn hơn để thỏa mãn kịp thời như cầu của du khách.

Bên cạnh đó, An Giang hầu như rất ít các khu vui chơi, các công ty du lịch và UBND Tỉnh cần phải đầu tư mở rộng khu vui chơi giải trí, đồng thời đa dạng hóa các loại hình dịch vụ du lịch thu hút khách hàng.

Hệ thống giao thông tại tỉnh An Giang nói chung và các khu du lịch nói riêng chưa nâng cấp đủ xứng tầm với tiềm năng sẵn có của mình. Giao thông thuận lợi tác động mạnh mẽ đến thu hút khách du lịch cũng như phát triển kinh tế địa phương. Hệ thống giao thông vẫn còn chưa được chú trọng đầu tư: các tuyến đường còn hạn hẹp, xuống cấp, vẫn chưa có sự liên kết nhất quán giữa đường thủy và đường bộ tại các khu du lịch trọng điểm của Tỉnh nhà, đây là một rào cản lớn với việc phát triển du lịch tại tỉnh An Giang. Vì vậy, Tỉnh và các doanh nghiệp kinh doanh cần đầu tư và nâng cấp mở rộng các tuyến đường trọng yếu, huyết mạch của tỉnh An Giang. Bên cạnh đó, tỉnh An Giang có rất nhiều sông ngòi kênh rạch, là một lợi thế lớn để phát triển du lịch đường sông, đường thủy nội địa nên các doanh nghiệp cần nâng cao chất lượng tàu, thuyền phục vụ chuyên chở du khách. Điều đó góp phần thuận lợi cho du khách trong việc đi lại và góp phần thu hút nhiều lượt khách đến với An Giang nhiều hơn.

Tỉnh An Giang và các Công ty kinh doanh loại hình dịch vụ du lịch cần phân tích đánh giá thực trạng tiềm năng và năng lực của mình mà có những chính sách nâng cấp cơ sở vật chất kỹ thuật phù hợp nhất để tăng sự thu hút khách du lịch đến với An Giang.


5.3 Hạn chế của nghiên cứu

Thứ nhất, đề tài đã thực hiện phỏng vấn các du khách từ nhiều vùng, miền khác nhau nhưng vì nguồn lực của tác giả hạn chế và không có khả năng biết được tổng thể du khách nội địa tại An Giang nên việc lấy mẫu được thực hiện theo phương pháp lấy mẫu thuận tiện, do đó có thể khả năng đại diện cho tổng thể là hạn chế.

Thứ hai, có nhiều thuộc tính được thiết kế đo lường sự hài lòng của du khách nên khiến du khách phải suy nghĩ lâu trước khi trả lời bảng câu hỏi. Trong quá trình triển khai phỏng vấn, tác giả nhận thấy rằng một số du khách rất có trách nhiệm đối với việc trả lời nhưng cũng có một số du khách chưa thực sự quan tâm, điều này ảnh hưởng không ít đến chất lượng dữ liệu và vì thế kết quả phần nào còn hạn chế.

Thứ ba, do nguồn lực hạn chế và việc liên lạc với các du khách 2 lần là rất khó khăn vì nó đòi hỏi rất nhiều sự cộng tác và hỗ trợ từ các nhà điều hành du lịch cũng như du khách. Vì vậy, Cuộc nghiên cứu này chỉ khảo sát du khách nội địa tại thời điểm họ đang trong chuyến đi du lịch của mình ở An Giang thay vì việc phải khảo sát du khách nội địa hai lần: đầu tiên, trước khi họ đến An Giang du lịch, lần thứ 2 là sau kỳ nghỉ.

5.4 Định hướng nghiên cứu trong tương lai

Kiến nghị cho nghiên cứu tiếp theo là nên mở rộng phạm vi nghiên cứu, bên cạnh phương thức lấy mẫu trong nghiên cứu là cách lấy mẫu thuận tiện nên thay bằng phương thức chọn mẫu theo xác suất để đảm bảo tính khái quát cao hơn. Mặt khác, nên khảo sát du khách nội địa hai lần: đầu tiên, trước khi họ đi đến An Giang du lịch, lần thứ 2 là sau khi họ đi du lịch ở An Giang. Cuối cùng, trong nghiên cứu cũng bỏ qua các mối quan hệ nội tại giữa các yếu tố thành phần tác động đến sự hài lòng của du khách. Có thể còn có nhiều yếu tố tác động đến sự hài lòng của du khách mà nghiên cứu bỏ qua.


TÀI LIỆU THAM KHẢO


A/ Tham khảo trong nước

1/ Bùi Việt Thành (2017), “Kỹ Yếu hội thảo khoa học An Giang 2017 – Đa dạng hóa dịch vụ phục vụ du lịch tại thành phố HuaHin, Thái Lan- Bài học phát triển du lịch An Giang” Ấn phẩm của UBND tỉnh An Giang, trang 476-491.

2/ Đặng Nghiêm Vạn (2007), Lý luận về tôn giáo và tình hình tôn giáo ở Việt Nam,

NXB Chính Trị Quốc gia.

3/ Đỗ Thị Hồng Gẩm (2008), “Đánh giá mức độ hài lòng của khách nội địa đối với du lịch An Giang” Luận văn thạc sỹ, Đại học Cần Thơ.

4/ Đinh Công Thành và cộng sự (2011), “Đánh giá mức độ hài lòng của khách nội địa đối với du lịch tỉnh Sóc Trăng”, Tạp chí khoa học Đại học Cần Thơ, trang 199 – 209.

5/ Lê Văn Hưng (2013), “Đánh giá sự hài lòng của du khách đối với loại hình du lịch sinh thái Miệt vườn- Sông nước tỉnh Tiền Giang” Luận văn thạc sỹ, Đại học Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh.

6/ Quốc hội (2005), “Luật Du lịch Việt Nam”, NXB Chính trị Quốc gia 2006.

7/ Lưu Văn Quyết và Phạm Bích Ngọc (2017),“Kỹ Yếu hội thảo khoa học An Giang 2017- Đánh giá tiềm năng các di tích lịch sử văn hóa trên địa bàn tỉnh An Giang để phục vụ thiết kế tuyến du lịch” Ấn phẩm của UBND tỉnh An Giang, trang 507-520.

8/ Hoàng Trọng, Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2005),“Phân tích dữ liệu nghiên cứu SPSS” NXB Thống Kê

9/ Ngô Thi Diệu An, Nguyễn Thị Oanh Kiều (2014), “Tổng quan du lich” NXB Đà Nẵng.

10/ Nguyễn Văn Giác (2017),“Kỹ yếu hội thảo khoa học An Giang 2017-Phát triển hạ tầng Du lịch tỉnh An Giang giai đoạn 2017-2025”Ấn phẩm của UBND tỉnh An Giang, trang 438-442

11/ Sở văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh An Giang (2014), Quy hoach tổng thể phát triển ngành du lịch An Giang giai đoạn từ năm 2014 đến năm 2020, tầm nhìn dến 2030, An Giang

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 22/07/2022