Chuyển Hoạt Động Ngoại Khoá Với Dtls Ở Địa Phương Sang Hướng Hđtn


DTLS ảo bằng power point. Phòng trưng bày ảo, DTLS ảo có cấu trúc gồm hai phần: Slide tổng thể và các slide chi tiết. Giữa hai phần này được liên kết với nhau bằng kĩ thuật liên kết hyperlink [90, tr.122]. Ngoài ra, GV cũng có thể khai thác các phần mềm Sketchfab, MeshLab... để số hóa di tích, hiện vật dưới dạng tương tác ba chiều (3D); phần mềm thiết kế Kolor Panotour, 3DVista Virtual Tour… khi xây dựng các phòng trưng bày ảo, DTLS ảo theo chuyên đề (giới thiệu một DTLS, hoặc một nhóm DTLS theo chủ đề).

Phòng trưng bày ảo, di tích ảo về DTLS của Thừa Thiên Huế là phương tiện trực quan hiện đại, tạo biểu tượng chân thực, sinh động về quá khứ, cho phép “nghiên cứu DTLS khi vẫn ngồi trong lớp học”, HS dễ dàng cụ thể hoá kiến thức, hiểu sâu sắc bản chất của sự kiện, nhân vật lịch sử. Đặc biệt, việc sử dụng phòng trưng bày ảo, di tích ảo về DTLS đã giải quyết hiệu quả những khó khăn về vấn đề kinh phí, khoảng cách địa lý ở những trường đóng ở địa bàn không có DTLS liên quan đến lịch sử Việt Nam từ 1858 đến 1945, hoặc điều kiện kinh tế khó khăn.

Có thể nói, đẩy mạnh sử dụng tài liệu số hoá nói chung, phòng trưng bày ảo, di tích ảo về DTLS của Thừa Thiên trong bài nội khoá trên lớp nói riêng là quá trình công phu, đòi hỏi GV phải có nguồn dữ liệu số hoá chính xác, phong phú, trình độ CNTT nhất định và điều kiện cơ sở vật chất nhà trường cho phép. Tuy nhiên, đây là biện pháp đáp ứng yêu cầu đổi mới PPDH hiện nay, tạo điều kiện khai thác triệt để giá trị trực quan của nguồn sử liệu gốc và góp phần phát triển kĩ năng sử dụng CNTT hỗ trợ việc tái hiện, tìm hiểu, nghiên cứu lịch sử của HS, nâng cao chất lượng DHLS ở trường THPT tỉnh Thừa Thiên Huế.

* Tăng cường tổ chức bài học nội khoá ở DTLS

Bài học lịch sử không chỉ được tiến hành trên lớp, mà còn diễn ra tại thực địa (DTLS, bảo tàng…). Tổ chức bài nội khoá ở DTLS là tiến hành bài học tại nơi (địa điểm) đã xảy ra các sự kiện, quá trình lịch sử. Hình thức dạy học này khác với hoạt động ngoại khóa, bởi nó thực hiện theo nội dung được quy định trong chương trình, SGK, là một mắt xích trong toàn bộ khóa trình, có liên quan đến các bài lịch sử khác và thực hiện bắt buộc đối với tất cả HS.


Theo định hướng đổi mới hình thức dạy học hiện nay, GV cần “tăng cường mở rộng không gian dạy học trên thực địa (DTLS, DSVH, bảo tàng, triển lãm,...), kết hợp các hoạt động dạy học trong lớp học với HĐTN trên thực tế… giúp HS trở thành “người đóng vai lịch sử” để khám phá lịch sử, vận dụng sáng tạo kiến thức vào các tình huống học tập và thực tiễn cuộc sống” [25, tr. 75]. Cho nên, ở địa bàn có số lượng DTLS nhiều, GV cần tận dụng triệt để ưu thế đó, tăng cường tổ chức bài nội khoá tại thực địa để khai thác triệt để giá trị về nguồn tư liệu, phương tiện trực quan và môi trường để giáo dục HS của DTLS. GV có thể tổ chức bài nội khoá LSDT và LSĐP ở DTLS:

- Tổ chức bài nội khoá LSDT ở DTLS: Ở bài học này, GV sử dụng trực tiếp dấu vết, hiện vật, cảnh quan của di tích để tổ chức cho HS tìm hiểu sự kiện, nhân vật trong chương trình LSDT và liên hệ với LSĐP, làm cho nội dung bài giảng sinh động và sâu sắc hơn. Bài học LSDT được tiến hành ở di tích có giá trị đặc biệt, song số lượng không nhiều. GV phải nghiên cứu kỹ chương trình và SGK để xác định những sự kiện, nhân vật tiêu biểu, phù hợp và có tác dụng giáo dục to lớn nếu được giảng dạy tại di tích. Trong QTDH, GV đảm bảo mạch nội dung của bài, tránh tình trạng cắt vụn, tách rời sự kiện, quá trình lịch sử. Đồng thời, việc đưa tài liệu về di tích vào bài học không được làm quá tải nhận thức của HS, hay ôm đồm kiến thức thực địa, địa phương hoá các sự kiện, nhân vật LSDT, làm phân tán trọng tâm nội dung LSDT.

- Tổ chức bài nội khoá LSĐP ở DTLS: So với bài LSDT, bài LSĐP ở DTLS có nội dung phong phú, có nhiều lựa chọn hơn với những chủ đề khác nhau. Trên cơ sở nội dung bài LSĐP theo tài liệu hướng dẫn của Sở Giáo dục & Đào tạo, tuỳ theo đặc điểm của địa phương mình, GV có thể nhấn mạnh những sự kiện, nhân vật lịch sử của quê hương, tăng cường tổ chức bài học tại thực địa, sử dụng chính DTLS ở địa phương như là một “nhân chứng sống” chứng minh cho quá khứ có thật, tạo cơ hội cho HS tiếp cận thực tế, thể nghiệm các cảm xúc tích cực, khai thác những kinh nghiệm đã có và huy động tổng hợp kiến thức, kĩ năng để thực hiện nhiệm vụ học tập hoặc giải quyết vấn đề của thực tiễn đời sống, góp phần phát huy

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 199 trang tài liệu này.


tiềm năng sáng tạo và giáo dục HS trách nhiệm tìm hiểu, giữ gìn, phát huy các giá trị văn hoá.

Đổi mới sử dụng di tích lịch sử ở địa phương trong dạy học lịch sử Việt Nam từ 1858 đến 1945 ở trường trung học phổ thông tỉnh Thừa Thiên Huế - 14

Bài nội khoá ở DTLS là một hình thức dạy học tích cực, song phức tạp hơn, có đặc thù riêng, được thực hiện theo các bước sau:

Bước 1. Lựa chọn bài nội khóa có thể tổ chức ở DTLS

Trên cơ sở phân tích mục tiêu, nội dung, GV xác định những bài LSDT và LSĐP có các sự kiện, nhân vật quan trọng liên quan đến DTLS ở địa phương, đủ điều kiện để tổ chức bài học ở thực địa.

Bước 2. Xây dựng kế hoạch bài học ở DTLS

Bài học nội khoá ở DTLS được tiến hành bên ngoài lớp học, vì vậy, để giờ học hiệu quả và an toàn, GV cần chuẩn bị mọi mặt kỹ lưỡng và chu đáo:

- Căn cứ nội dung và phân phối chương trình, GV lập kế hoạch cụ thể, báo cáo và xin ý kiến của tổ bộ môn, nhà trường.

- Tiến hành khảo sát thực địa, xem xét tổng thể môi trường xung quanh, địa điểm tổ chức, cơ sở vật chất… để đảm bảo những yếu tố cần thiết của QTDH; liên hệ và trao đổi với ban quản lý, thuyết minh viên về nội dung, yêu cầu của hoạt động.

- Bài nội khoá ở DTLS cũng phải đảm bảo mục tiêu và cấu trúc bài học theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực của HS.

- GV cần thông báo rõ và hướng dẫn cụ thể cho HS về kế hoạch học tập: Phân công nhiệm vụ, thông báo địa điểm, thời gian, yêu cầu, phổ biến nội quy …, đồng thời tư vấn, hướng dẫn các em thực hiện và hoàn thành nhiệm vụ, dự án học tập được giao.

Bước 3. Tiến hành bài học ở DTLS

Bài nội khoá ở DTLS được tiến hành trong không gian mở, có những đặc điểm riêng, ngoài việc tiến hành cấu trúc bài học một cách linh hoạt và sáng tạo, GV chú ý thêm những yêu cầu sau:

- Nội dung bài học có tính liên môn, thực tiễn cao, GV cần định hướng cho HS biết cách vận dụng kiến thức của nhiều môn học, vốn sống của mình để giải quyết


nhiệm vụ học tập và vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn.

- Vận dụng linh hoạt các cách thức tiến hành bài học ở DTLS:

+ Đối với những di tích có phòng riêng, hoặc không gian rộng lớn, điều kiện cơ sở vật chất cho phép, GV tổ chức dạy học giống như ở trên lớp. Sau đó, hướng dẫn HS tham quan những dấu vết, hiện vật liên quan để củng cố, vận dụng kiến thức kỹ năng và mở rộng hiểu biết của mình.

+ Đối với những di tích có phòng trưng bày, GV phải xác định mối quan hệ giữa nội dung bài giảng với các tranh ảnh, hiện vật ở phòng trưng bày và di tích. Từ đó sử dụng trực tiếp các hiện vật, mô hình, tranh ảnh trong tất cả hoạt động dạy học như là một nguồn kiến thức chủ yếu, hoặc dẫn chứng, minh hoạ cho nội dung bài học.

- Triệt để khai thác “tính trực quan sinh động” của di tích và phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của HS. Được mắt thấy tai nghe người thật, việc thật thông qua các chứng tích, hiện vật lịch sử là ưu thế vượt trội của bài học ở di tích, mà bài học trên lớp không thể nào có được. Vì vậy, khi tiến hành bài học ở thực địa, để phát triển kỹ năng quan sát, tư duy sáng tạo của HS, GV cần lưu ý:

+ Xác định mối quan hệ giữa di tích với sự kiện, nhân vật cơ bản, hướng dẫn HS quan sát có chủ đích các dấu vết, hiện vật, tranh ảnh lịch sử liên quan trực tiếp đến nội dung bài học, tránh quan sát tất cả vừa mất thời gian, vừa làm loãng trọng tâm kiến thức.

+ Trực quan sinh động là cơ sở cho quá trình nhận thức và tư duy lịch sử. Vì thế, tổ chức cho HS quan sát di tích, hiện vật phải nhằm giải quyết một yêu cầu, nhiệm vụ nhận thức cụ thể, chứ không chỉ minh hoạ cho nhân vật, sự kiện đang học, hoặc chỉ mô tả hình thức bên ngoài một cách chung chung.

+ Căn cứ tầm quan trọng của kiến thức lịch sử, không gian di tích, điều kiện dạy học cụ thể để lựa chọn cách tổ chức hoạt động cả lớp, theo nhóm hay cá nhân.

- Phát triển ở HS năng lực tự học trước, trong và sau bài học, bằng hoạt động:

+ Hướng dẫn cho HS tự nghiên cứu, tìm hiểu về di tích trước và sau buổi học là một trong những biện pháp cần được đẩy mạnh, giúp chủ động hơn trong việc tiếp thu kiến thức, thực hiện các nhiệm vụ học tập và thoả mãn nhu cầu nhận thức.


+ Tổ chức cho HS thực hiện các bài tập thực hành từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp như vẽ sơ đồ thực địa khu di tích, làm bài thu hoạch, đóng vai nhân vật hoặc tình huống lịch sử, đóng vai thuyết minh để giới thiệu về di tích, thực hiện các dự án làm poster, phim tư liệu, tổ chức triển lãm giới thiệu về di tích…

- Chú ý đến mục tiêu giáo dục tư tưởng, tình cảm, ý thức, trách nhiệm của HS. Để nâng cao hiệu quả giáo dục cho HS, GV có thể tổ chức cho các em tham gia các hoạt động khác vào cuối buổi học như nghe nhân chứng kể chuyện, tổ chức cho HS phát biểu cảm tưởng, tham quan, chăm sóc DTLS…

Bước 5. Tổng kết bài học nội khoá ở DTLS

Hoạt động này nhằm rút ra kinh nghiệm cho những lần tổ chức sau tốt hơn. Kết quả làm việc của HS phải được tuyên dương, khen thưởng kịp thời để động viên, khích lệ tinh thần học tập của HS.

Trong chương trình hiện hành, Sở Giáo dục & Đào tạo tỉnh Thừa Thiên Huế đã biên soạn “Tài liệu giáo dục địa phương - Môn: Lịch sử, Địa lý, Giáo dục công dân (Dùng cho HS THPT tỉnh Thừa Thiên Huế)” [6] với 4 mạch nội dung, được chia thành 4 bài: Thừa Thiên Huế trong quốc gia phong kiến Đại Việt từ năm 1306 đến năm 1858; Thừa Thiên Huế đấu tranh chống thực dân Pháp xâm lược và thống trị (1858 - 1918); Thừa Thiên Huế từ năm 1919 đến năm 1954; Thừa Thiên Huế từ năm 1954 đến năm 2000. Cách chia mạch nội dung như vậy đã cụ thể hóa được tiến trình phát triển LSĐP Thừa Thiên Huế trong dòng chảy của LSDT, đồng thời cũng gợi ý mở để GV các địa phương của Thừa Thiên Huế có thể cụ thể hóa hơn những nội dung, vấn đề nổi bật của LSĐP mình. Ví như, ở nội dung Thừa Thiên Huế đấu tranh chống thực dân Pháp xâm lược và thống trị (1858 - 1918) (lớp 11), có nhiều sự kiện nổi bật của LSDT diễn ra trên đất Huế như các đề nghị cải cách canh tân đất nước, trận chiến ở Thuận An (1883), cuộc phản công của phái chủ chiến tại Kinh thành Huế (1885), phong trào Duy Tân (1903 - 1908), phong trào chống thuế Trung Kỳ (1908), khởi nghĩa Thái Phiên – Trần Cao Vân (1916), những hoạt động của Bác Hồ tại Huế …. gắn liền với các nhân vật lịch sử và hệ thống DTLS phong phú, có giá trị. Vì vậy, tuỳ thuộc vào đặc điểm của địa phương mà GV có thể linh hoạt tổ


chức bài học tại thực địa, bên cạnh việc đảm bảo yêu cầu cần đạt của bài LSĐP, còn phải giúp HS hiểu sâu sắc hơn về các sự kiện, nhân vật, cũng như đóng góp của quê hương mình đối với LSDT.

Những hoạt động của Bác Hồ ở Huế trước hết gắn liền với các DTLS tại huyện Phú Vang – địa điểm khi Người theo cha vào Huế lần thứ hai (1906 – 1909). Trên mảnh đất ngày còn lưu lại rất nhiều dấu tích về quá trình sinh sống, học tập và tham gia đấu tranh của Người. Cho nên, trong mạch nội dung bài Thừa Thiên Huế đấu tranh chống thực dân Pháp xâm lược và thống trị (1858 - 1918) (lớp 11), chúng tôi đã lựa chọn chủ đề LSĐP để giảng dạy tại các trường THPT ở Phú Vang là: “Bác Hồ với Huế”. Đồng thời, chúng tôi cũng chọn chủ đề này để tiến hành TNSP toàn phần tại Nhà lưu niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh ở Dương Nỗ (Phú Vang). Kết quả phân tích định tính và định lượng đã chứng minh hiệu quả to lớn của bài nội khoá ở DTLS [xem PL 4.2].

3.2.2.2. Chuyển hoạt động ngoại khoá với DTLS ở địa phương sang hướng HĐTN

Ngày 28/08/2019, Bộ Giáo dục & Đào tạo đã ra Công văn Số: 3892/BGDĐT- GDTrH V/v hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ giáo dục trung học năm học 2019 - 2020 nêu rõ: “Việc tổ chức các hoạt động tập thể, hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, hoạt động ngoại khóa chuyển mạnh sang hướng HĐTN” [27]. Cho nên, hiện nay các hoạt động ngoại khoá lịch sử cũng cần phải thực hiện theo hướng HĐTN. Tuy nhiên, trên thực tế vẫn còn một bộ phận không nhỏ GV quan niệm rằng HĐTN là tên gọi chung cho các hoạt động ngoại khóa, ngoài giờ lên lớp trong chương trình hiện hành, chứ về bản chất không thay đổi. Vì vậy, mặc dù gọi là HĐTN, nhưng GV vẫn là người trực tiếp tổ chức và thực hiện, chứ chưa tạo điều kiện cho HS chủ động tự xây dựng kế hoạch, phân công, tổ chức, thực hiện, cũng như tự đánh giá các hoạt động.

Nhằm góp phần giúp GV hiểu được bản chất và tiếp cận dần với Hoạt động trải nghiệm trong Chương trình giáo dục phổ thông 2018, sau đây chúng tôi giới thiệu một số hình thức HĐTN với DTLS địa phương tạo điều kiện HS có cơ hội


khám phá, thể nghiệm, tương tác, cống hiến, đặc biệt là phát triển năng lực nghiên cứu khoa học và góp phần định hướng nghề nghiệp tương lai.

* Tổ chức cho HS tham quan DTLS ở địa phương

Theo quan điểm của các nhà Giáo dục học, tham quan là để trực tiếp cảm nhận cái đẹp, với những giá trị trọn vẹn của cuộc sống xung quanh. Điểm khác biệt ở hình thức này là đối tượng của hoạt động nhận thức, đó là hiện thực trực tiếp, di tích, vật thực của lịch sử... Mặc dù đây là một hình thức trải nghiệm không mới và thường được GV lựa chọn, nhưng cách tiến hành như hiện nay lại chưa mang lại hiệu quả cao, việc nhờ thuyết minh viên giới thiệu về di tích đã không phát triển được năng khiếu, sở trường và định hướng nghề nghiệp của HS. Cho nên, hướng dẫn HS thực hiện dự án học tập khi tham quan DTLS ở địa phương là cần thiết. Biện pháp này giúp các em chủ động hơn trong việc lĩnh hội kiến thức, rèn luyện các kỹ năng và vận dụng kiến thức, kỹ năng để giải quyết các vấn đề trong thực tiễn.

GV tổ chức cho HS tham quan ở DTLS theo các bước sau:

- Bước 1: Lập kế hoạch và phê duyệt kế hoạch (công việc này thường thực hiện vào đầu năm học mới hoặc đầu học kỳ).

- Bước 2: Xây dựng kịch bản chi tiết chương trình (xác định chủ đề, thời gian tổ chức, mục tiêu, nội dung, cách thức tiến hành, dự trù kinh phí cho buổi tham quan…) và triển khai thực hiện (liên hệ với cơ quan quản lý di tích, gặp gỡ trao đổi với thuyết minh viên, trình bày mục tiêu, yêu cầu của buổi học để thống nhất kế hoạch phối hợp; phổ biến rõ cho HS nội dung tham quan; chia nhóm, phân công dự án học tập. Trước buổi tham quan một ngày, GV phổ biến lại mục đích, yêu cầu, dụng cụ học tập (bút, vở ghi chép, có thể chuẩn bị các máy ghi âm, chụp ảnh, quay phim), tư trang cần thiết, nội quy học tập,… Thông báo tới phụ huynh HS để phối hợp và tạo điều kiện cho buổi tham quan an toàn, hiệu quả.

- Bước 3: Tổ chức cho HS tham quan di tích. Để thực hiện thành công buổi tham quan cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa GV trực tiếp phụ trách với HS và lực lượng tham gia hỗ trợ (Ban Giám hiệu, cán bộ quản lí di tích, GV chủ nhiệm, phụ huynh HS...). Trước khi tiến hành tham quan, GV cần nêu rõ và hướng dẫn HS trình


bày sản phẩm dự án theo “kịch bản” đã chuẩn bị từ trước.

- Bước 4: GV cho HS rút ra bài học bổ ích, đánh giá về chương trình, rút kinh nghiệm cho hoạt động sau. Kết quả làm việc của HS cần được tuyên dương, khen thưởng kịp thời để động viên, khích lệ tinh thần học tập của các em.

Hoạt động học tập sau tham quan rất quan trọng, giúp HS tự đánh giá hiệu quả của buổi tham quan, cũng như phát triển năng lực vận dụng kiến thức, kỹ năng đã học của mình. GV có thể lựa chọn các cách thức sau đây tổ chức hoạt động nối tiếp cho HS như:

Thảo luận với HS về những điều đã xem được và học được, những điều các em thích nhất và không thích nhất.

Đề xuất các ý tưởng nhằm thu hút khách du lịch, đồng thời xem xét những nhân tố tác động đến DTLS và đề xuất giải pháp bảo vệ DTLS.

Vận dụng thuyết Đa trí tuệ tổ chức khâu vận dụng và hướng dẫn HS trưng bày triển lãm để giới thiệu sản phẩm học tập.

Lựa chọn một số bức ảnh đẹp nhất và bài viết hay về chuyến tham quan của HS để trao thưởng và đăng trên trang website, hoặc trình bày trên chương trình phát thanh của trường.

Yêu cầu HS đề xuất các chuyến tham quan DTLS khác.

Chúng tôi đã vận dụng quy trình trên để xây dựng kế hoạch và tổ chức cho HS tham quan Khu lưu niệm danh nhân Phan Bội Châu với chủ đề: Phan Bội Châu – Nhà yêu nước, nhà văn hoá lớn [PL 4.3].

* Tổ chức cho HS khảo cứu DTLS ở địa phương

Khảo cứu tức là điều tra, khảo sát và nghiên cứu. Đây là cách thức tổ chức, hướng dẫn HS tìm hiểu một vấn đề, sau đó phân tích, so sánh, khái quát các thông tin thu thập được để rút ra những kết luận cần thiết. Trong HĐTN, phương pháp khảo cứu di tích là hình thức GV tổ chức cho HS đến trực tiếp thực địa để quan sát, thu thập, xử lý thông tin về di tích như: Nội dung, giá trị của di tích; thực trạng của di tích; nguyên nhân tác động làm biến đổi, hủy hoại di tích; mức độ hấp dẫn du khách của di tích… Trên cơ sở đó, HS đối sánh với các tài liệu, nghiên cứu để xây

Xem tất cả 199 trang.

Ngày đăng: 05/07/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí