Đổi Mới Biện Pháp Tiến Hành Bài Học Khi Sử Dụng Dtls Ở Địa Phương Trong Dhls Việt Nam Từ 1858 Đến 1945 Ở Trường Thpt Tỉnh Thừa Thiên Huế


- Bước 5: Công bố kết quả, tổng kết, trao thưởng, đánh giá cuộc thi:

Sau phần trao thưởng, biểu dương, kích lệ sự cố gắng, nỗ lực của HS, cô Hiệu trưởng - Đàm Thị Hoa nhấn mạnh một lần nữa ý nghĩa mà cuộc thi mang lại cho HS Trường THPT A Lưới. Đây thực sự là sân chơi bổ ích, tạo môi trường học tập lịch sử hiệu quả, thu hút HS toàn trường tham gia, nhận được sự ủng hộ nhiệt tình của phụ huynh, góp phần thực hiện thành công chủ trương “Sử dụng di sản trong dạy học ở trường phổ thông”.

Đặc biệt, với ưu thế là hệ thống DTLS phong phú và đa dạng, cùng niềm tự hào của thế hệ trẻ về DSVH quê hương, trong thời gian tới, ngành Giáo dục Thừa Thiên Huế cần quan tâm đẩy mạnh việc hướng dẫn HS THPT thực hiện các đề tài nghiên cứu, tìm hiểu về DTLS ở địa phương để tham gia Cuộc thi khoa học kỹ thuật. Hoạt động này không chỉ hình thành, phát triển tư duy khoa học, ý tưởng sáng tạo, khả năng vận dụng kiến thức vào giải quyết các vấn đề thực tiễn và giáo dục ý thức trách nhiệm cho HS, mà còn góp phần đổi mới PPDH, nâng cao từ nhận thức đến trình độ tổ chức HĐTN của đội ngũ GV lịch sử khi triển khai Chương trình giáo dục phổ thông (2018). Trên cơ sở hứng thú, khả năng của HS và GV mà GV có thể gợi ý một số hướng nghiên cứu về DTLS của địa phương như:

- Thực trạng và giải pháp bảo tồn, phát huy giá trị của DTLS ở địa phương.

- Ứng dụng CNTT xây dựng trang web, di tích ảo… để giới thiệu, quảng bá về DTLS ở địa phương.

- Nâng cao ý thức và hành động của HS về chăm sóc, giữ gìn và phát huy giá trị của DTLS ở địa phương trong nhà trường.

Có thể nói, hướng dẫn HS tìm hiểu DTLS ở địa phương tham gia Cuộc thi Khoa học kỹ thuật là hình thức khá mới mẻ đối với HS THPT. Hoạt động này không mang tính đại trà, mà dành cho những HS có năng lực, hứng thú tìm tòi, khám phá khoa học, kỹ thuật, giải quyết các vấn đề thực tiễn. Vì vậy, trong QTDH, để hình thành kỹ năng nghiên cứu cho HS, GV cần thiết kế bài học theo hướng tìm tòi nghiên cứu, vận dụng các PPDH tích cực như dạy học dựa trên tìm tòi - nghiên cứu, dạy học theo dự án, dạy học theo tình huống, dạy học giải quyết vấn đề.... Bên


cạnh đó, nhà trường có biện pháp khuyến khích Câu lạc bộ “Nhà Sử học trẻ tuổi” mạnh dạn tổ chức các HĐTN, nghiên cứu khoa học STEM và thành lập Hội đồng tư vấn khoa học hỗ trợ, hướng dẫn cho các em, để hoạt động này được duy trì thường xuyên, mang lại hiệu quả và đi vào thực chất.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 199 trang tài liệu này.

* Tổ chức cho HS chăm sóc và phát huy giá trị của DTLS ở địa phương

Đây là hành động cụ thể và thiết thực thể hiện truyền thống “uống nước nhớ nguồn” của dân tộc, giúp HS có thêm điều kiện để hiểu hơn về lịch sử quê hương, đặc biệt chung tay góp sức tôn tạo, bảo vệ và phát huy giá trị to lớn của DTLS.

Để tiến hành hoạt động này, từ đầu năm học nhà trường chủ động đăng ký với chính quyền, cơ quan quản lý nhận chăm sóc di tích. Đồng thời, vào giờ chào cờ, sinh hoạt lớp, nhà trường tuyên truyền về giá trị, ý nghĩa to lớn của hoạt động; tổ chức cho HS ký bản cam kết thực hiện và vận động người xung quanh chấp hành nghiêm túc các quy định khi đến tham quan, học tập tại di tích. Từ đó, các em có ý thức, tích cực tham gia tốt công tác bảo tồn DTLS ngay ở địa phương mình.

Mỗi tuần một lần, Đoàn Thanh niên nhà trường kết hợp với GV Lịch sử, GV chủ nhiệm tổ chức cho HS tham gia lao động tại khu di tích như: Dọn vệ sinh di tích, sửa sang, làm đẹp cảnh quan, trồng cây, lau chùi, sắp xếp lại các hiện vật,... Trong quá trình lao động, GV cần phân công nhiệm vụ cụ thể và hướng dẫn chi tiết; thường xuyên đôn đốc, nhắc nhở HS thực hiện đúng nội quy, không làm ảnh hưởng đến di tích. Kết thúc hoạt động, GV tổ chức cho HS nhận xét về mặt tích cực, hạn chế để rút kinh nghiệm, giúp việc chăm sóc di tích được tốt hơn, đồng thời tuyên dương, khen thưởng những cá nhân, tập thể tích cực để kịp thời động viên, khuyến khích các em.

Bên cạnh đó, nhà trường có thể tổ chức hoạt động dâng hương vào ngày lễ kỷ niệm lớn của dân tộc hoặc địa phương, báo công và khen thưởng năm học tại DTLS. Tình nguyện viên của nhà trường sẽ tham gia các lễ hội, hoạt động giới thiệu, tuyên truyền, quảng bá di tích, hướng dẫn cho khách tham quan,…

Có thể khẳng định, chuyển hoạt động ngoại khoá với DTLS ở địa phương sang hướng HĐTN có ý nghĩa quan trọng trong việc phát triển toàn diện HS. Để đảm bảo


hiệu quả hoạt động, GV cần lưu ý một số vấn đề sau:

- Mục tiêu: Phát triển phẩm chất, năng lực và định hướng nghề nghiệp cho HS.

- Về quá trình chuẩn bị: Để tổ chức HĐTN, nhất là khi đưa HS đi tham quan di tích, GV cần có chương trình, kế hoạch phối hợp chặt chẽ, cụ thể với chính quyền, cơ quan quản lý, nhà khoa học và phụ huynh HS, đồng thời liên kết với các bộ môn khác, giúp HS hiểu sâu sắc hơn kiến thức liên môn, toàn diện hoá hiệu quả giáo dục.

- Về thời gian: Lựa chọn thời gian phù hợp với chương trình học tập của HS, không nên tổ chức trùng với thời gian thi học kỳ. GV có thể tổ chức vào những dịp như kỷ niệm ngày sinh/ngày mất của nhân vật, ngày lễ kỷ niệm lớn của dân tộc, địa phương hoặc của nhà trường,... kết hợp với các hoạt động dâng hương, báo công.

- Về không gian: Có thể tiến hành trong lớp, trường hoặc tại di tích, nhưng cần tăng cường tổ chức HĐTN tại di tích, phát huy tối đa tính trực quan sinh động và tạo ra bầu không khí mới, nâng cao hiệu quả của hoạt động giáo dục.

- Về nội dung: Bên cạnh DTLS có mối quan hệ mật thiết với chương trình nội khoá, GV cần lựa chọn đa dạng loại hình di tích, giúp HS mở rộng hiểu biết về LSĐP.

- Về hình thức, phương pháp tổ chức: GV sử dụng nhiều hình thức, phương pháp tổ chức để phát triển tính độc lập, tự tìm tòi, sở trường và năng khiếu của HS.

- Về đánh giá HS: Đa dạng hoá hình thức đánh giá, chú trọng đánh giá năng lực vận dụng kiến thức, kỹ năng; đánh giá thông qua quá trình hoạt động, sản phẩm thực hành, dự án nghiên cứu …

3.2.3. Đổi mới biện pháp tiến hành bài học khi sử dụng DTLS ở địa phương trong DHLS Việt Nam từ 1858 đến 1945 ở trường THPT tỉnh Thừa Thiên Huế

Phẩm chất, năng lực của HS được hình thành trong hoạt động học tập và được đánh giá thông qua mức độ thành công của hoạt động, hành vi ứng xử và thái độ của HS. Cho nên, đổi mới biện pháp tiến hành bài học khi sử dụng DTLS ở địa phương trong DHLS phải hướng tới việc tạo điều kiện cho HS nghĩ nhiều hơn, làm nhiều hơn và thảo luận nhiều hơn, phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của các em.


3.2.3.1. Sử dụng DTLS ở địa phương để tổ chức hoạt động mở đầu/ khởi động (xác định vấn đề/nhiệm vụ học tập)

Thực tế cho thấy, do chưa nhận thức đầy đủ vai trò của hoạt động mở đầu trong tiến trình dạy học nên GV thường thực hiện qua loa, đại khái bằng cách tóm tắt nội dung để dẫn dắt vào bài mới. Tuy nhiên, lời nói có sinh động đến đâu thì cũng chỉ là hoạt động khởi động cho GV, HS đóng vai trò thụ động, lắng nghe, không kích thích được tư duy. Điều này đã ảnh hưởng đến hiệu quả các hoạt động còn lại.

Trong QTDH, hoạt động mở đầu có vai trò quan trọng nhằm tạo hứng thú, động cơ học tập cho HS, như Khổng Tử đã từng nói: Biết mà học, không bằng thích mà học, thích mà học không bằng vui mà học. Mặt khác, lý luận hiện đại quan niệm dạy học là một quá trình kiến tạo, GV cần hướng dẫn HS huy động kiến thức, kĩ năng làm tiền đề tiếp nhận kiến thức mới. Vì thế, mặc dù chỉ là một khâu nhỏ, nhưng đây là hoạt động mở đầu, đặt nền móng và gắn bó với các hoạt động còn lại của tiến trình dạy học, nên không thể bỏ qua. Đặc biệt đối với Lịch sử - môn học được cho là khô khan, thì việc tạo ra ở HS niềm say mê, mong muốn tìm hiểu kiến thức ngay từ đầu lại càng quan trọng. GV có thể vận dụng linh hoạt các phương pháp, kỹ thuật dạy học tích cực khi sử dụng DTLS ở địa phương để tổ chức hoạt động mở đầu như:

Một là, sử dụng những di tích gần gũi, quen thuộc để tạo tình huống có vấn đề, giúp các em phát hiện nhiệm vụ nhận thức trong bài mới.

Hai là, sử dụng kỹ thuật KWL giúp HS bộc lộ "cái" đã biết, nhận ra "cái" chưa biết và muốn biết về mối liên hệ giữa DTLS ở địa phương với nội dung bài mới, tạo ra nhu cầu tìm kiếm thông tin để giải quyết các “thách đố” mà bài học đặt ra.

Ba là, thiết kế các trò chơi, nội dung câu hỏi không chỉ kiểm tra năng lực tìm hiểu lịch sử, mà còn giúp HS kết nối nội dung của DTLS ở địa phương với kiến thức bài mới.

Ví dụ: Trước khi dạy Bài 24. Việt Nam trong những năm Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 - 1918) (SGK Lịch sử 11), trên cơ sở đã hướng dẫn HS tìm hiểu tài


liệu trước ở nhà, GV phát phiếu học tập, tổ chức trò chơi: Hành trình trên đất Huế. Thể lệ trò chơi: Em hãy nhận diện và sắp xếp lại thứ tự của các DTLS liên quan đến thời gian Bác Hồ sinh sống, học tập và tham gia các phong trào đấu tranh trên đất Huế. Thời gian: 1 phút.

Sau khi HS hoàn thành trò chơi GV đặt câu hỏi nêu vấn đề dẫn dắt vào bài 1

Sau khi HS hoàn thành trò chơi, GV đặt câu hỏi nêu vấn đề dẫn dắt vào bài mới: Trước khi ra đi tìm đường cứu nước vào lúc 21 tuổi, Bác Hồ đã có khoảng 10 năm sinh sống, học tập và tham gia các phong trào đấu tranh ở Huế. Vậy vì sao Bác Hồ lại ra đi tìm đường cứu nước và thời gian ở Huế có tác động hay không đến quyết của Người? Chúng ta cùng nhau tìm hiểu bài học ngày hôm nay.

Khác hẳn với thái độ lo sợ bị kiểm tra bài cũ, HS rất hứng thú với nhiệm vụ học tập. Sử dụng những DTLS gần gũi đã kích thích các em tìm hiểu mối liên hệ giữa di tích của quê hương với các sự kiện lớn của LSDT. Chính hứng thú, động cơ học tập được tạo ra ở hoạt động mở đầu đã điều khiển toàn bộ tư duy tích cực của HS trong suốt giờ học.

Biện pháp này được thực nghiệm tại: Trường THPT Thuận Hoá (thành phố Huế) (lớp thực nghiệm: 11/1, lớp đối chứng: 11/2); Trường THPT Nam Đông (huyện Nam Đông) (lớp thực nghiệm: 11/2, lớp đối chứng: 11/4); Trường THPT Vinh Xuân (huyện Phú Vang) (lớp thực nghiệm: 11/3, lớp đối chứng: 11/4). Chúng tôi đã sử dụng thang đo để đánh giá mức độ hứng thú của HS. Kết quả thu được:


Kết quả thực nghiệm cho thấy tỉ lệ HS chọn mức độ hứng thú rất hứng 2


Kết quả thực nghiệm cho thấy tỉ lệ HS chọn mức độ hứng thú rất hứng 3

Kết quả thực nghiệm cho thấy, tỉ lệ HS chọn mức độ hứng thú, rất hứng thú của lớp TN cao hơn lớp ĐC (76.3% so với 39%). Đường biểu diễn của lớp ĐC đạt đỉnh ở mức độ ít hứng thú (47.5%), trong khi ở lớp TN, đường biểu diễn đạt đỉnh ở mức độ hứng thú (42.4%). Nhìn chung mức độ ít hứng thú, không hứng thú, đường biểu diễn tỉ lệ điểm lớp TN thấp hơn nhiều so với lớp ĐC. Điều này chứng tỏ biện pháp sử dụng DTLS ở địa phương để tổ chức hoạt động mở đầu mà luận án đề xuất mang lại hứng thú học tập cho HS cao hơn.

3.2.3.2. Sử dụng DTLS ở địa phương trong hoạt động giải quyết vấn đề (hình thành kiến thức mới/thực thi nhiệm vụ)

Giải quyết vấn đề (hình thành kiến thức mới /thực thi nhiệm vụ) là hoạt động chính trong tiến trình dạy học giúp HS xây dựng kiến thức mới trên cơ sở đối chiếu kiến thức, kinh nghiệm sẵn có với những hiểu biết mới... Mục tiêu của bài học đạt được hay không phụ thuộc rất lớn ở bước này. Thông qua việc tham gia vào chuỗi hoạt động học, HS được tìm hiểu nguồn tài liệu phong phú về DTLS ở địa phương để tái hiện quá khứ, nhận thức lịch sử, đưa ra suy luận, đánh giá về bối cảnh, nguồn gốc, sự phát triển của sự kiện, hoạt


động của nhân vật. Từ đó, các em tìm kiếm sự thật lịch sử một cách khoa học, chiếm lĩnh kiến thức, kỹ năng mới và phát triển các phẩm chất, năng lực.

* Sử dụng tài liệu số hoá DTLS ở địa phương để tạo biểu tượng sinh động, hấp dẫn về các sự kiện, nhân vật

DTLS ở địa phương là nguồn sử liệu gốc, quý giá và phương tiện trực quan hấp dẫn. Sử dụng DTLS ở địa phương để tạo biểu tượng về sự kiện, nhân vật trong dạy học vừa đảm bảo tính chính xác, khách quan, vừa đảm bảo tính cụ thể, sinh động, gần gũi của bức tranh quá khứ. Hiện nay, với sự phát triển mạnh mẽ của cuộc Cách mạng

4.0 và khả năng ứng dụng CNTT vào DHLS, bên cạnh các kênh thông tin tài liệu lịch sử, tài liệu văn học về DTLS, GV cần đẩy mạnh khai thác nguồn tài liệu số hoá về DTLS ở địa phương... Ưu thế của tài liệu số hoá được thể hiện ở chỗ:

- Khai thác được tất cả các loại tài liệu, đồ dùng trực quan về DTLS từ tài liệu thành văn, tranh ảnh, bản đồ, sơ đồ, mô hình, sa bàn đến phim lịch sử, video đồ hoạ… GV có thể khai thác riêng lẻ hoặc kết hợp nhuần nhuyễn với nhau theo đúng ý đồ sư phạm của mình.

- Hình ảnh sắc nét, âm thanh sống động đã phát huy tính “trực quan sinh động” của DTLS, giúp HS như được hoà vào không khí lịch sử, được tham gia, chứng kiến sự kiện.

- Tạo hứng thú cho HS, giúp giờ học lịch sử sinh động, hấp dẫn.

GV khai thác thế mạnh của tài liệu số hoá DTLS ở địa phương trong việc tạo biểu tượng về sự kiện, nhân vật lịch sử cho HS ở cả hai phương diện: Nguồn tư liệu gốc và phương tiện trực quan sinh động theo các bước sau:

- Bước 1: GV nêu yêu cầu HS quan sát hình ảnh, có thể kết hợp với đọc tài liệu về DTLS ở địa phương để miêu tả, nêu đặc điểm hiện vật, công trình kiến trúc, địa điểm…, giới thiệu về nhân vật..., hay tường thuật diễn biến của sự kiện, hoạt động của nhân vật, tạo được biểu tượng lịch sử chân thực, hấp dẫn về vấn đề đang tìm hiểu.

- Bước 2: HS thu thập thông tin, làm việc cá nhân/nhóm thực hiện nhiệm vụ.

- Bước 3: GV tổ chức cho HS trình bày, thảo luận câu trả lời.


- Bước 4: GV, HS cùng đánh giá quá trình thực hiện hoạt động, kết quả sản phẩm và chính xác hoá kiến thức.

Ví dụ:Chiều 30/8, vua Bảo Đại tuyên bố thoái vị là sự kiện quan trọng, đánh dấu sự sụp đổ của chế độ phong kiến ở Việt Nam. GV chiếu mô hình tái hiện cảnh vua Bảo Đại thoái vị, cùng với hình ảnh Ngọ Môn, Kỳ Đài và yêu cầu HS vận dụng kỹ thuật 5W1H để tường thuật lại buổi lễ.

Em hãy tường thuật lại buổi lễ thoái vị của vua Bảo Đại vào chiều 30/8/1945.

Trước hết, HS chỉ vào hình ảnh để giới thiệu Ngọ Môn, Kỳ Đài: Ngọ Môn là cổng chính phía Nam của Hoàng thành, được xây dựng vào năm Minh Mạng thứ 14 (1833), phía trên có lầu Ngũ Phụng. Kỳ Đài tục gọi Cột cờ, gồm hai phần: Đài cờ và cột cờ. Tổng cộng của ba tầng đài cao khoảng 17,5m. Thời Nguyễn, trong tất cả các dịp lễ tiết, chầu mừng, tuần du cho đến việc cấp báo đều có hiệu cờ. Sở dĩ buổi mít tinh được tổ chức ở đây vì Ngọ Môn, Kỳ Đài đều là biểu tượng của chế độ phong kiến Việt Nam, là nơi triều đình tổ chức nghi lễ quan trọng.

Sau đó, HS chỉ vào không gian giữa Ngọ Môn và Kỳ Đài với hình ảnh quần chúng nhân dân, vua Bảo Đại, phái đoàn Chính phủ Cách mạng Lâm thời ở mô hình để miêu tả buổi lễ: Hơn 5 vạn người thuộc 6 huyện Phú Vang, Phú Lộc, Hương Trà, Hương Thuỷ, Phong Điền, Quảng Điền cùng các tầng lớp nhân dân TP Huế tập hợp với hàng ngũ chỉnh tề trên sân cỏ trải rộng từ trước Ngọ Môn đến chân Kỳ Đài, trên tay cầm cờ đỏ sao vàng, khẩu hiệu: “Việt Nam độc lập muôn năm”, “Hoan hô

Xem tất cả 199 trang.

Ngày đăng: 05/07/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí