Có thể khẳng định rằng, đàm phán quốc tế trong giải quyết tranh chấp quốc tế là một biện pháp hòa bình giải quyết tranh chấp quốc tế lâu đời, được áp dụng phổ biến và hiệu quả nhất. Bởi lẽ, đàm phán là cơ hội, điều kiện thuận lợi nhất để các bên tranh chấp trực tiếp bày tỏ quan điểm, lập trường, yêu sách của mình về vấn đề tranh chấp cùng nhau thương lượng, nhượng bộ để giải quyết.
Mặt khác, giải quyết tranh chấp bằng đàm phán trực tiếp sẽ hạn chế được sự can thiệp từ bên ngoài, có khả năng làm phức tạp thêm vụ việc tranh chấp. Đàm phán có thể được áp dụng là biện pháp khởi đầu và cũng có thể là biện pháp sau cùng để các bên giải quyết tranh chấp sau khi các bên đã giải quyết bằng các biện pháp khác.
Thực tiễn các tranh chấp mà Việt Nam là một bên liên quan, từ trước đến nay, chúng ta luôn xác định đàm phán là biện pháp được áp dụng đối với mọi tranh chấp về biên giới lãnh thổ. Từ khi chưa gia nhập ASEAN, Việt Nam đã tuyên bố ủng hộ Tuyên bố của các Bộ trưởng Bộ Ngoại giao các nước ASEAN ngày 18/3/1995. Trong tuyên bố của mình, Việt Nam khẳng định: “mọi tranh chấp chủ quyền đối với các quần đảo ngoài biển Đông cần phải được giải quyết thong qua thương lượng hòa bình; kêu gọi các bên liên quan kiềm chế, cam kết không sử dụng hoặc đe dọa sử dụng vũ lực”. Đặc biệt, trong quan hệ với Trung Quốc, Việt Nam luôn thể hiện lập trường thông qua thỏa thuận về những nguyên tắc cơ bản giải quyết vấn đề biên giới, lãnh thổ giữa Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Cộng hòa nhân dân Trung Hoa ngày 19/10/1993 tại Hà Nội, với những nguyên tắc cơ bản sau:
- Thông qua thương lượng giải quyết hòa bình các vấn đề biên giới lãnh thổ giữa hai nước trên cơ sở năm nguyên tắc: tôn trọng chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của nhau; không xâm phạm lẫn nhau; không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau; bình đẳng cùng có lợi và cùng tồn tại hòa bình;
- Hai bên căn cứ vào tiêu chuẩn và nguyên tắc luật pháp quốc tế được công nhận và tham khảo thực tiễn quốc tế để giải quyết các vấn đề biên giới, lãnh thổ;
- Hai bên đồng ý đẩy nhanh tiến trình đàm phán, sớm giải quyết những vấn đề biên giới, lãnh thổ bao gồm trên biển và trên bộ… trong quá trình đàm phán giải
quyết vần đề, hai bên đều không tiến hành các hoạt động làm phức tạp thêm tranh chấp, không dùng vũ lực hoặc đe dọa vũ lực.
Với tinh thần đó, đến nay Việt Nam và Trung Quốc đã giải quyết xong vấn đề lãnh thổ, biên giới trên đất liền bằng Hiệp ước biên giới trên đất liền ngày 30/12/1999 và phân định vịnh Bắc Bộ bằng Hiệp định phân định vịnh Bắc Bộ và hợp tác nghề cá ngày 26/12/2000 [23].
2.1.2. Biện pháp trung gian hòa giải
Trung gian hòa giải là một trong những biện pháp hòa bình giải quyết tranh chấp quốc tế có sự tham gia của bên thứ ba nhằm giúp các bên tranh chấp giải quyết có hiệu quả các tranh chấp giữa họ với nhau. Bên trung gian hòa giải có thể là các quốc gia, các tổ chức quốc tế hoặc cá nhân có uy tín lớn trên trường quốc tế làm trung gian hòa giải với sự tự nguyện hoặc do một trong các bên tranh chấp đề nghị.
Có thể bạn quan tâm!
- Áp dụng Điều 33 của Hiến chương Liên hợp quốc nhằm giải quyết hòa bình tranh chấp quốc tế hiện nay - 1
- Áp dụng Điều 33 của Hiến chương Liên hợp quốc nhằm giải quyết hòa bình tranh chấp quốc tế hiện nay - 2
- Vị Trí, Vai Trò Và Ý Nghĩa Của Điều 33 Hiến Chương Liên Hợp Quốc Trong Giải Quyết Các Tranh Chấp Quốc Tế
- Các Phương Thức Xác Lập Thẩm Quyền Giải Quyết Tranh Chấp Của Tòa Án
- Giải Quyết Tranh Chấp Tại Tòa Án Quốc Tế Về Luật Biển
- Giải Quyết Tranh Chấp Tại Tòa Trọng Tài Thành Lập Theo Phụ Lục Vii Công Ước Luật Biển 1982
Xem toàn bộ 113 trang tài liệu này.
Biện pháp trung gian hòa giải đã được đề cập trong Công ước La Hay 1899 và Công ước bổ sung La Hay 1907. Theo đó, các quốc gia là các bên ký kết có quyền đề nghị môi giới hoặc trung gian hòa giải ngay cả trong thời kỳ chiến tranh. Công ước cũng buộc các bên tranh chấp, trong trường hợp có thể, phải áp dụng biện pháp môi giới, trung gian hòa giải trước khi sử dụng vũ lực.
Trong thực tiễn quan hệ quốc tế, có rất nhiều vụ tranh chấp đã được giải quyết với sự đóng góp rất lớn của bên trung gian hòa giải, điển hình như nhóm “Bộ tứ” bảo trợ cho tiến trình hòa bình Trung Đông gồm Liên hợp quốc, Liên minh châu Âu, Liên bang Nga và Mỹ; hoặc năm 1963-1964 tranh chấp lãnh thổ biên giới giữa Angiêri với Ma Rốc, các nước láng riềng là Ma Li và Êtiôpia là hai quốc gia làm trung gian hòa giải để giải quyết tranh chấp này. Đồng thời, tiếp đó hai quốc gia này còn đóng vai trò là quan sát viên giám sát việc ngừng bắn giữa hai nước Angiêri và Ma Rốc; hoặc cuộc khủng hoảng vùng vịnh caribe năm 1962 giữa Mỹ và Liên Xô có khả năng đe dọa an ninh cho Cuba, và thế giới, Liên Xa đã đề nghị Tổng thư ký Liên hợp quốc lúc bấy giờ là ông U Than người Myanma đóng vai trò trung gian hòa giải, kết quả là vụ việc đã được Mỹ và Liên Xô giải quyết một cách hòa bình, nguy cơ xung đột, chiến tranh hạt nhân đã được tháo gỡ kịp thời [5].
Về bản chất, bên trung gian hòa giả thực chất là bên đứng ra hòa giải, vì vậy họ không có thầm quyền quyết định các biện pháp giải quyết tranh chấp. Mặt khác, những giải pháp do bên trung gian hòa giải đưa ra chỉ có giá trị tham khảo, không mang tính chất bắt buộc và bên trung gian hòa giải không phải là cơ quan tài phán quốc tế có thầm quyền giải quyết tranh chấp của các quốc gia.
Thực tế, bên trung gian hòa giải có thể đóng vai trò là nước chủ nhà để các bên tranh chấp tổ chức hội nghị. Ví dụ, năm 1982, tại trại David, Mỹ đã làm trung gian hòa giải cho Ixraen và Ai Cập giải quyết tranh chấp về bán đảo Sinai mà Ixraen đã chiếm đóng của Ai Cập trong cộc chiến tranh sáu ngày năm 1967. Theo đó, Ixraen đã cam kết trả lại bán đảo Sinai cho Ai Cập với điều kiện Ai Cập cũng phải cam kết phi quân sự hóa của bán đảo này. Hoặc từ năm 1968 đến năm 1973, Cộng hòa Pháp là quốc gia chủ nhà của Hội nghị Pari giữa các bên liên quan trong cuộc chiến tranh Việt Nam gồm Việt Nam dân chủ cộng hòa, Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam, Việt Nam Cộng hòa và Mỹ đàm phán chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình tại Việt Nam (Hội nghị Pari ngày 27/1/1973) [5].
Bên trung gian hòa giải đóng vai trò chủ tọa trong các cuộc đàm phán, đưa ra giải pháp giúp các bên lựa chọn giải quyết tranh chấp. Thế nhưng, dù với tư cách nào, bên trung gian hòa giải cũng phải tuân thủ vai trò trung gian hòa giải của mình, không thiên vị bất cứ bên nào trong vụ tranh chấp cũng như không được lợi dụng để can thiệp vào vụ tranh chấp
2.1.3. Biện pháp thành lập các ủy ban điều tra và ủy ban hòa giải quốc tế
Thực tiễn quan hệ quốc tế, từ đầu thế kỷ XX đến nay, các quốc gia đã bắt đầu sử dụng rộng rãi các ủy ban điều tra và ủy ban hòa giải để giải quyết tranh chấp quốc tế. Cụ thể, vào năm 1904, Anh và Nga đã thành lập ủy ban điều tra gồm đại diện của Nga, Anh, Pháp, Mỹ, Áo để điều tra về việc Anh cho rằng hải quân của Nga đã bắn chết một số ngư dân của họ. Sau khi xem xét toàn bộ hồ sơ, chứng cứ, ủy ban điều tra đã đi đến kết luận, hải quan của Nga đã bắn vào tàu thuyền đánh cá của ngư dân Anh và cuối cùng phía Nam Nga đã chấp nhận kết luận điều tra nói trên và hợp tác cùng với Anh để giải quyết vụ việc. Hoặc từ ngày 9 đến ngày
14/8/1990, theo đề xuất của Tổng thư ký Liên hợp quốc, Hội nghị quốc tế Pari đã nhất trí cử phái đoàn tìm hiểu tình hình Campuchia mà thực chất đây chính là ủy ban điều tra. Hoặc để giải quyết tranh chấp về đảo Jan Mayen giữa Axiơlen và Na Uy, hai bên tranh chấp đã thỏa thuận thành lập ủy ban hòa giải. Trên cơ sở tính đến quyền lợi kinh tế của các bên ủy ban này đã tìm hiểu tình hình và đề xuất giải pháp thành lập khu phát triển chung giữa hai nước [30].
Về phương diện pháp lý quốc tế, các ủy ban điều tra và hòa giải quốc tế là các cơ quan đặc biệt được thành lập và hoạt động trên cơ sở thỏa thuận của các bên hữu quan để góp phần giải quyết tranh chấp quốc tế. Theo đó, các quốc gia là các bên tranh chấp sẽ tiến hành ký kết các điều ước quốc tế để thành lập các ủy ban này. Về nguyên tắc, số lượng thành viên của các ủy ban điều tra và hòa giải luôn luôn là số lẻ, trong đó mỗi quốc gia tranh chấp sẽ cử một số lượng thành viên ngang nhau tham gia vào các ủy ban này, sau đó các ủy viên được chọn sẽ tiến hành lựa chọn và mời một số công dân của nước thứ ba làm Chủ tịch ủy ban để đảm bảo tính khách quan trong việc ra các quyết định liên quan.
Nhiệm vụ của ủy ban điều tra hẹp hơn so với nhiệm vụ của ủy ban hòa giải. Cụ thể, ủy ban có nhiệm vụ chủ yếu là điều tra, tìm kiếm, xác minh, thu thập tất cả các thông tin, nhằm xác định và làm sáng tỏ có yếu tố, tình tiết, sự kiện tạo nên tranh chấp. Trong khi đó, ủy ban hòa giải lại có nhiệm vụ đưa ra các dự thảo nghị quyết hoặc những kết luận để phân tích, trình bày với các bên tranh chấp. Để giúp các ủy ban điều tra hỏa giải hoạt động có hiệu quả, các bên tranh chấp có nhiệm vụ tạo điều kiện thuận lợi và cung cấp tài liệu cần thiết cho các ủy ban này hoàn thành nhiệm vụ của mình. Tuy vậy, các quyết định, kết luận của ủy ban điều tra và ủy ban hòa giải không có tính bắt buộc đối với các bên tranh chấp.
2.2. Các biện pháp giải quyết tranh chấp bằng cơ quan tài phán
2.2.1. Giải quyết tranh chấp bằng Tòa án công lý quốc tế
2.2.1.1. Khái quát về tòa án công lý quốc tế
a. Về tên gọi
Tòa án công lý quốc tế thường được gọi tắt là Tòa án quốc tế hoặc tòa án tư
pháp quốc tế hoặc Tòa án tư pháp quốc tế hoặc Tòa án quốc tế Liên hợp quốc nhưng theo ngôn ngữ tiếng Anh, thuật ngữ “International Court of Justice” viết tắt là ICJ hoặc ngôn ngữ tiếng Pháp là “La Cour Internationale de Justice” viết tắt là CIJ. Chính vì vậy, khi dịch thành tiếng Việt, chúng ta gọi Tòa án này là Tòa án công lý quốc tế là chính xác nhất.
Tiền thân của Tòa án công lý quốc tế là Tòa án thường trực công lý quốc tế (Permanent Court of International Justice) được thành lập từ năm 1922. Tòa án công lý quốc tế bắt đầu chính thức nhận hồ sơ, thụ lý và giải quyết tranh chấp quốc tế giữa các quốc gia cũng như làm công tác tư vấn pháp luật cho Đại hội đồng, Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc và các tổ chức chuyên môn của Liên hợp quốc từ ngày 6/2/1946 và chính thức thay thế Pháp viện thường trực quốc tế từ ngày 18/4/1946 [28].
b. Về vị trí pháp lý
Tòa án công lý quốc tế là một trong sáu cơ quan chính của Liên hợp quốc (Đại hội đồng; Hội đồng Bảo an; Hội đồng kinh tế - xã hội; Hội đồng quản thác; Ban thư ký và Tòa án công lý quốc tế). Theo Điều 92 của Hiến chương Liên hợp quốc, Tòa án công lý quốc tế là cơ quan tư pháp chính của Liên hợp quốc, được thành lập và hoạt động theo quy chế của Tòa án công lý quốc tế thường trực. Quy chế của Tòa án công lý quốc tế là một bộ phận không thể tách rời của Hiến chương.
c. Đặc điểm của Tòa án công lý quốc tế
Tòa án công lý quốc tế có đặc điểm sau đây:
Thứ nhất, Tòa án công lý quốc tế được tổ chức và hoạt động theo quy chế riêng (Quy chế Tòa án công lý quốc tế) và là cơ quan thường trực, vì Tòa án có trụ sở cố định, có quy chế, điều lệ, nội quy của Tòa án. Các Thẩm phán của Tòa án được bầu và làm việc theo nhiệm kỳ.
Thứ hai, Tòa án công lý quốc tế là cơ quan chuyên môn, vì Tòa án công lý quốc tế thực hiện ba chức năng cơ bản liên quan đến pháp luật quốc tế là giải quyết tranh chấp giữa các quốc gia khi các quốc gia đồng thuận yêu cầu, đưa ra các kết luận tư vấn pháp luật cho Hội đồng Bảo an, Đại hội đồng và các cơ quan, tổ chức chuyên môn của Liên hợp quốc. Đồng thời, Tòa án công lý quốc tế là cơ quan có vai trò quan trọng trong việc pháp điển hóa pháp luật quốc tế (án lệ).
Thứ ba, Tòa án công lý quốc tế là cơ quan giải quyết tranh chấp độc lập với các cơ quan khác của Liên hợp quốc. Trong quá trình giải quyết tranh chấp tại Tòa án hoàn toàn độc lập với các cơ quan chính của Liên hợp quốc như Đại hội đồng, Hội đồng bảo an, Ban thư ký, Hội đồng kinh tế - xã hội và Hội đồng quản thác. Chính vì vây, phán quyết của Tòa án công lý quốc tế không bị rằng buộc và ảnh hưởng bởi các cơ quan này trong hệ thống Liên hợp quốc.
d. Về trụ sở, thành phần của Tòa án công lý quốc tế
Tòa án công lý quốc tế có trụ sở chính tại phố Deen Haarg, Vương quốc Hà Lan. Tuy nhiên, Tòa cũng có thể tiến hành các phiên xử ở các địa điểm ngoài thành phố Deen Haarg nếu xét cần thiết sau khi đã tham khảo ý kiến của các bên tranh chấp.
Tòa án công lý quốc tế có thành phần gồm 15 Thẩm phán (không kể có 2 Thẩm phán là công dân của một nước). Danh sách ứng cử viên để bầu làm Thẩm phán của Tòa án do các quốc gia giới thiệu và được Đại hội đồng, Hội đồng bảo an bầu theo nguyên tắc đa số, không kể phiếu của ủy viên thường trực hay không thường trực của Hội đồng Bảo an với nhiệm kỳ 9 năm, và họ có thể được bầu lại. Thẩm phán được bầu vào Tòa án công lý quốc tế phải có trình độ chuyên môn giỏi trong lĩnh vực pháp luật quốc tế và thông thạo các ngôn ngữ làm việc chính thức của Liên hợp quốc mà chủ yếu là tiếng Anh và tiếng Pháp (ngôn ngữ làm việc chính thức của Tòa án).
Thành phần Thẩm phán phải đảm bảo có đại diện của các hình thức văn minh chủ yếu và các hệ thống pháp luật cơ bản. Thẩm phán Tòa án công lý quốc tế không được đảm nhiệm bất kỳ chức vụ chính trị hoặc hành chính nào khác và cũng không được hoạt động nghề nghiệp nào khác.
Thẩm phán của Tòa án công lý quốc tế hoạt động độc lập, họ chỉ nhân danh Tòa án công lý quốc tế chứ không nhân danh và không đại diện cho quốc giầm họ là công dân. Bởi lẽ, Tòa án công lý quốc tế không phải là cơ quan đại diện cho các chính phủ. Chính vì vậy, Thẩm phán được lựa chọn không căn cứ vào quốc tịch. Trong thời gian làm nhiệm vụ Thẩm phán, họ được hưởng quyền ưu đãi và miễn trừ
ngoại giao kể cả khi tạm trú ở nước ngoài và họ không bị bãi miễn. Để việc xem xét, giải quyết tranh chấp đảm bảo tính khách quan, không bị thiên vị, do vậy nếu vụ tranh chấp liên quan đến quốc gia mà Chánh án mang quốc tịch thì Chánh án sẽ trao chức vụ Chánh án cho Phó chánh án Tòa án làm đảm nhiệm.
Tòa án công lý có Ban thư ký của Tòa án, là cơ quan giúp việc cho các Thẩm phán thực hiện chức năng giải quyết tranh chấp và tư vấn pháp luật. Ban thư ký có vai trò là cơ quan hành chính thường trực của Tòa án chuyên thực hiện các dịch vụ tư pháp; liên lạc giữa Tòa án với các quốc gia; làm trung gian giữa các quốc gia, giữa các tổ chức quốc tế với Tòa án; làm biên bản các phiên họp của Tòa án; chứng thực, chuyển và lưu các quyết định của Tòa án; tổ chức xuất bản các ấn phẩm như phán quyết, các kết luận tư vấn pháp luật, các bản bị vong lục mà các bên tranh chấp đệ trình lên Tòa án, các văn kiện mà Tòa án ban hành trong quá trình thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình.
Thành phần Ban thư ký gồm:
- 1 Chánh thư ký (ngang hàm Phó Tổng thư ký Liên hợp quốc)
- 1 Phó chánh thư ký
- Các nhân viên thư ký
e. Về thẩm quyền của Tòa án công lý quốc tế
Theo Quy chế Tòa án công lý quốc tế, “Tòa án công lý quốc tế được thành lập theo Hiến chương Liên hợp quốc là cơ quan xét xử chính của Liên hợp quốc…” Tòa án công lý quốc tế cũng có thể đưa ra các kết luận tư vấn pháp lý cho Đại hội đồng, Hội đồng bảo an về mọi vấn đề pháp lý và các cơ quan chuyên môn của Liên hợp quốc liên quan đến lĩnh vực hoạt động của các cơ quan này nếu được Đại hội đồng cho phép. Dĩ nhiên, các kết luận tư vấn sẽ không có giá trị rằng buộc các cơ quan, tổ chức yêu cầu tư vấn [33].
Thực tiễn cho thấy, chức năng cơ bản và chủ yếu của Tòa án công lý quốc tế là giải quyết tất cả các tranh chấp quốc tế giữa các quốc gia với nhau nếu được thỉnh cầu đúng theo quy định của Quy chế Tòa án. Điều đó có nghĩa là, chỉ có các quốc gia chấp nhận thẩm quyền giải quyết tranh chấp của Tòa án mới có quyền yêu cầu
Tòa án giải quyết các tranh chấp có liên quan. Theo quy định của Quy chế Tòa án công lý quốc tế: “… thẩm quyền xét xử của Tòa án là nghĩa vụ xem xét về tất cả vấn đề tranh chấp pháp lý có liên quan đến:
a) Giải thích hiệp ước;
b) Vấn đề bất kỳ của công ước quốc tế;
c) Có sự kiện, nếu về sau xác định được vi phạm nghĩa vụ quốc tế;
d) Tính chất và mức độ bồi hoàn do vi phạm nghĩa vụ quốc tế…”
Ngoài ra, với tư cách là cơ quan xét xử chính của Liên hợp quốc, Tòa còn có thẩm quyền trong việc pháp điển hóa pháp luật quốc tế (án lệ) và các thẩn quyền chuyên môn khác như, thầm quyền của Tòa đối với một tranh chấp liên quan đến chính quyền của Tòa đối với vụ việc cụ thể; thẩm quyền của Tòa trong quyền của Tòa trong việc kiểm soát trình tự xét xử; thẩm quyền của Tòa đối với các biện pháp bảo hộ tạm thời; và việc chấm dứt các vụ tranh chấp…
g. Các Bên trong Tòa án
Về nguyên tắc, tất cả thành viên của Liên hợp quốc đương nhiên trở thành thành viên của quy chế Tòa án. Các nước không phải là thành viên của Liên hợp quốc, không tham gia Quy chế Tòa án cũng có thể trở thành một bên của Tòa án theo những điều kiện do Hội đồng bảo an quy định trong Nghị quyết ngày 15/10/1946. Có nghĩa là, các quốc gia này phải chính thức tuyên bố chấp nhận những phán quyết của Tòa án nói chung, hoặc đối với từng tranh chấp cụ thể, như trường hợp của Cộng hòa Liên bang Thụy Sỹ đã tuyên bố chấp nhận thẩm quyền của Tòa án từ năm 1948 trước khi Thụy Sỹ gia nhập Liên hợp quốc ngày 10/9/2002; hoặc Cộng hòa Liechtensten tuyên bố chấp nhận thẩm quyền của Tòa án từ năm 1950 trước khi gia nhập Liên hợp quốc ngày 18/9/1990; Hoặc Cộng hòa San Mario cũng đã tuyên bố chấp nhận thẩm quyền của Tòa án năm 1954 trước khi gia nhập Liên hợp quốc ngày 2/3/1992.
Xuất phát từ chủ quyền tối cao của mỗi quốc gia trong việc lựa chọn các cơ quan và biện phát giải quyết tranh chấp quốc tế, chính vì vậy, các quốc gia không bị bắt buộc phải đưa các tranh chấp có liên quan giải quyết trước Tòa án. Dĩ nhiên, các