Khái Quát Thực Trạng Sử Dụng Dtls Ở Địa Phương Trong Dhls Ở Trường Thpt


1945)



Chuyên đề

- Nghệ thuật thời Nguyễn (Kiến


11.1: Lịch

trúc; Điêu khắc; Mỹ thuật; Âm

sử nghệ

nhạc)

thuật

DTLS: Quần thể Di tích Cố đô

truyền

Huế (kiến trúc, điêu khắc, mỹ

thống Việt

thuật); Thanh Bình Từ Đường,

Nam

Nhà thờ Cổ Nhạc, Danh nhân


Ưng Bình tại Châu Hương


Viên (âm nhạc); Lăng mộ Lê


Văn Miến (mỹ thuật)…

Chuyên đề

- Một số danh nhân chính trị

- Hướng dẫn HS liên hệ: Đặng

11.3:

Việt Nam.

Huy Trứ, Nguyễn Lộ Trạch,

Danh


Nguyễn Chí Diểu, Hoàng Anh…

nhân


DTLS: Nhà thờ và lăng mộ của

trong lịch


Đặng Huy Trứ, Lăng mộ và nhà

sử Việt


thờ Nguyễn Lộ Trạch, DTLS

Nam


lưu niệm đồng chí Nguyễn Chí



Diểu, DTLS lưu niệm đồng chí



Hoàng Anh, …


- Một số danh nhân quân sự Việt

- Hướng dẫn HS liên hệ: Nguyễn


Nam.

Tri Phương, Tôn Thất Thuyết, Đại



tướng Nguyễn Chí Thanh…



DTLS: Lăng mộ và nhà thờ



Nguyễn Tri Phương, Phủ thờ



Tôn Thất Thuyết, Khu lưu niệm



Đại tướng Nguyễn Chí Thanh…


- Một số danh nhân văn hoá Việt

Nam.

- Hướng dẫn HS liên hệ: Lê Văn

Miến, Tuy Lý Vương, Hải Triều,

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 199 trang tài liệu này.




Tố Hữu…

DTLS: Lăng mộ Lê Văn Miến, Khu mộ và từ đường, Nhà thờ Tuy Lý Vương, Hiệu sách Hương Giang, Khu lưu niệm

nhà thơ Tố Hữu…

- Một số danh nhân Việt Nam

trong lĩnh vực khoa học – công nghệ và giáo dục – đào tạo.

- Hướng dẫn HS liên hệ: Lê Văn Miến…

DTLS: Lăng mộ Lê Văn Miến…

- LỊCH SỬ LỚP 12


Chủ đề/

chuyên đề

Nội dung lịch sử dân tộc

– DTLS ở địa phương

Liên hệ lịch sử địa phương

– DTLS ở địa phương

Chủ đề:

- Diễn biến Cách mạng tháng


Cách mạng

Tám năm 1945.

tháng Tám

DTLS: Ngọ Môn, Kỳ Đài,

năm 1945,

Sân vận động Tự do…

chiến tranh


giải phóng


dân tộc và


chiến tranh


bảo vệ Tổ


quốc trong


lịch sử Việt


Nam (từ


tháng 8 năm


1945 đến


nay)


Chủ đề: Hồ

Chí Minh

- Khái quát về tuổi trẻ của Hồ

Chí Minh

- Hướng dẫn HS liên hệ thời gian

Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng gia


trong lịch sử Việt Nam


đình sinh sống, học tập và tham gia hoạt động yêu nước ở Huế (1895 – 1901, 1906 – 1909).

DTLS: Hệ thống DTLS liên quan đến Bác Hồ và những người thân trong gia đình của

Người ở Huế.

- Hồ Chí Minh trong lòng nhân dân Việt Nam (Nhà lưu niệm)

- Hướng dẫn HS tìm hiểu các nhà lưu niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh ở Huế.

DTLS: Di tích nhà lưu niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh ở 112 Mai Thúc Loan, Di tích nhà lưu niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh ở Dương Nỗ, Biểu tượng Nguyễn Tất Thành tham gia phong trào đấu tranh chống thuế tại Tòa Khâm sứ Trung Kỳ năm 1908, Tượng Chủ tịch Hồ Chí Minh ở

Trường Quốc Học Huế.

Chuyên đề

12.1. Lịch sử tín ngưỡng và tôn giáo ở Việt Nam

- Thờ Mẫu

- Liên hệ với tín ngưỡng thờ mẫu ở Huế.

DTLS: Điện Hòn Chén, Am Bà.

- Thờ Thành hoàng

- Liên hệ với tín ngưỡng thờ Thành hoàng ở Huế.

DTLS: Hệ thống các đình làng ở

Thừa Thiên Huế.

- Thờ anh hùng dân tộc

- Liên hệ với tín ngưỡng thờ anh

hùng dân tộc, những người có




công với quê hương, đất nước ở Huế.

DTLS: Hệ thống các di tích lưu

niệm, lăng mộ và nhà thờ nhân vật lịch sử ở Thừa Thiên Huế.

- Một số tôn giáo ở Việt Nam

- Liên hệ với Phật giáo, Thiên Chúa giáo ở Thừa Thiên Huế DTLS: Hệ thống các chùa chiền,

nhà thờ ở Thừa Thiên Huế.

Thực hành lịch sử

- Tiến hành các hoạt động giáo dục lịch sử gắn với thực địa, tham quan DTLS, văn hoá.

- Tổ chức các câu lạc bộ “Em yêu lịch sử”, “Nhà sử học trẻ tuổi”,...

- Tổ chức các cuộc thi tìm hiểu lịch sử, các trò chơi lịch

sử,...

- Tổ chức cho HS tham quan DTLS tại địa phương, cuộc thi tìm hiểu lịch sử, trò chơi lịch sử về DTLS tại địa phương…

2.2. CƠ SỞ THỰC TIỄN

2.2.1. Khái quát thực trạng sử dụng DTLS ở địa phương trong DHLS ở trường THPT

Nhận thức sâu sắc ý nghĩa của DSVH nói chung, DTLS nói riêng, Bộ Giáo dục & Đào tạo đã ban hành Chỉ thị số 40/2008/CT-BGDĐT ngày 22/7/2008 về việc phát động phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, HS tích cực” và Công văn liên ngành Số 73- HD BGDĐT- BVHTTDL ngày 16/01/2013 về Hướng dẫn sử dụng DSVH trong dạy học ở trường phổ thông, trung tâm giáo dục thường xuyên. Thực hiện chủ trương trên, bắt đầu từ học kỳ II năm học 2012 - 2013, việc sử dụng di sản trong dạy học được thí điểm tại 7 tỉnh, thành phố; từ năm học 2013 -


2014 đã triển khai đại trà ở các trường phổ thông trên toàn quốc.

Tại Hà Nội, tác giả Phạm Thị Thanh Huyền đánh giá, sau đợt tập huấn sử dụng di sản trong dạy học (11/2013), đa số GV đã nhận thức sâu sắc về giá trị và ý nghĩa của việc sử dụng DSVH nói chung, DTLS quốc gia đặc biệt tại Hà Nội nói riêng, nhưng biện pháp sử dụng còn rất lúng túng, chưa hiệu quả, nên chưa phát huy được giá trị to lớn của nó [67, tr.46].

Tại Thanh Hoá, tác giả Nguyễn Thị Vân kết luận: Sử dụng DSVH ở địa phương trong DHLS chưa mang lại hiệu quả cao, mới chỉ dừng lại nhằm cụ thể hóa, minh họa sự kiện, nhân vật LSDT. Các hình thức dạy học khác như dạy học tại di sản, ngoại khoá với di sản... gần như chưa được hoặc rất ít GV thực hiện, hoạt động tự học với di sản chưa được chú ý, KT, ĐG còn giới hạn trong việc học thuộc lòng, chưa xem DSVH như một trong những phương tiện để tiến hành... [125, tr.62].

Tại Nghệ An, theo tác giả Nguyễn Thị Duyên, phần lớn GV đã nhận thức được sự cần thiết phải tổ chức dạy học bộ môn với DTLS ở địa phương. Tuy nhiên, trên thực tế, số trường, lớp thường xuyên tổ chức DHLS gắn với DTLS ở địa phương chỉ chiếm 3.9%; tổ chức 01 năm/01 lần chiếm 29.4% và có tới khoảng 66.7% trường không tổ chức. Các trường tại địa bàn xa xôi như: miền núi, vùng sâu, vùng xa… thì hầu như chưa tổ chức được việc dạy học với DTLS ở địa phương [43, tr.61 - 62].

Theo Dương Quỳnh Phương và Đỗ Văn Hảo trong bài viết: Di sản và vấn đề giáo dục di sản cho HS THPT, xử lí kết quả điều tra ở 9 trường THPT trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên, Lạng Sơn và Lào Cai cho thấy: Hình thức chủ yếu vẫn là dạy học theo lớp (50%), các hình thức như trò chơi học tập, dạy học ngoài trời,... có khả năng phát huy tính độc lập, sáng tạo của HS ít được sử dụng. Giáo dục DSVH vẫn còn gặp nhiều khó khăn do thiếu phương tiện dạy học, thiếu thời gian và các hướng dẫn (50%). Chính vì vậy, mức độ đạt được mục tiêu khi giáo dục DSVH cho HS còn thấp, nhìn chung mới chỉ đạt mức khá (70%), mức cao (20%), rất cao (10%) [103].

Tại TP Hồ Chí Minh, Sở Giáo dục & Đào tạo đã đưa di sản vào giảng dạy lồng ghép thí điểm ở một số trường. Quá trình thực hiện cho thấy, thuận lợi của ngành là


địa phương có nhiều di sản, GV tâm huyết và tích cực sưu tầm, biên soạn tư liệu phục vụ cho việc dạy học, tạo cho hoạt động bộ môn thêm phong phú, sinh động. Bên cạnh đó cũng xuất hiện những khó khăn như: Bản thân GV chưa có điều kiện đến tìm hiểu ngay tại các di sản (cấp quốc gia và thế giới) nên khó đạt chất lượng giáo dục tốt nhất. HS ít đầu tư thời gian cho việc nghiên cứu, học tập do lối sống thực dụng như hiện nay, do áp lực thi cử, áp lực từ phía gia đình… [161].

Như vậy, nhìn chung các địa phương đều rất quan tâm chỉ đạo việc đưa DTLS vào DHLS ở trường THPT. GV và HS cũng nhận thức sâu sắc vai trò và sự cần thiết phải dạy học với DTLS ở địa phương. Tuy nhiên, xuất phát từ nhiều nguyên nhân mà hoạt động này chưa được tổ chức thực chất, hiệu quả mang lại không như mong muốn.

2.2.2. Thực trạng sử dụng DTLS ở địa phương trong DHLS ở trường THPT tỉnh Thừa Thiên Huế

Trong những năm qua, các trường THPT của tỉnh Thừa Thiên Huế đã ít nhiều quan tâm đến việc sử dụng DTLS trong dạy học và tổ chức các hoạt động giáo dục. Tuy nhiên, hiệu quả mang lại chưa cao. Chính vì vậy, chúng tôi đã tiến hành thu thập số liệu, khảo sát thực tế làm cơ sở thực tiễn cho vấn đề nghiên cứu.

2.2.2.1. Mục đích điều tra, khảo sát

Điều tra nhận thức và làm rõ thực trạng DHLS và tình hình sử dụng DTLS ở địa phương ở các trường THPT tỉnh Thừa Thiên Huế. Đồng thời, tìm hiểu những thuận lợi và khó khăn của GV và HS trong QTDH, từ đó rút ra nguyên nhân của thực trạng và đề xuất định hướng đổi mới sử dụng DTLS ở địa phương trong DHLS Việt Nam từ 1858 năm 1945 ở trường THPT tỉnh Thừa Thiên Huế.

2.2.2.2. Đối tượng, địa bàn điều tra, khảo sát

- Đối tượng điều tra, khảo sát: GV môn Lịch sử và HS tại các trường THPT tỉnh Thừa Thiên Huế.

- Địa bàn: Để đảm bảo tính chính xác, khách quan, chúng tôi tiến hành điều tra, khảo sát đối với 60 GV và 1000 HS tại 20 trường trên cả ba địa bàn: Đồng bằng (thành phố, thị xã, nông thôn), miền biển và miền núi [PL.1.1].


2.2.2.3. Nội dung điều tra khảo sát

* Đối với GV: Phiếu điều tra [PL.2.1] tập trung làm rõ các vấn đề:

- Hứng thú học tập lịch sử của HS.

- Quan niệm về DTLS ở địa phương; vai trò, ý nghĩa của việc sử dụng DTLS ở địa phương trong DHLS.

- Mức độ, hình thức, biện pháp sử dụng DTLS ở địa phương trong DHLS.

- Hiệu quả của việc sử dụng DTLS ở địa phương trong DHLS.

- Những thuận lợi, khó khăn và đề xuất của GV khi đổi mới sử dụng DTLS ở địa phương trong DHLS ở trường THPT tỉnh Thừa Thiên Huế.

* Đối với HS: Phiếu điều tra [PL.2.2] tập trung làm rõ các vấn đề:

- Hứng thú học tập lịch sử, nhận thức về vai trò, ý nghĩa việc sử dụng DTLS ở địa phương trong học tập của HS.

- Hiểu biết và mong muốn được học tập với DTLS ở địa phương.

- Mức độ, hình thức, biện pháp sử dụng DTLS trong DHLS của GV.

2.2.2.4. Phương pháp điều tra, khảo sát

Chúng tôi đã trực tiếp đến các trường, phát phiếu điều tra đối với GV và HS, kết hợp hình thức phỏng vấn, dự giờ để thu thập thông tin. Số liệu điều tra, khảo sát (được xử lý bằng phần mềm SPSS) là căn cứ để rút ra những kết luận về thực trạng, tìm ra nguyên nhân, từ đó đề xuất giải pháp đổi mới sử dụng DTLS ở địa phương trong DHLS ở trường THPT tỉnh Thừa Thiên Huế.

2.2.2.5. Kết quả điều tra

* Đối với GV: Từ kết quả điều tra [PL.3.1], chúng tôi rút ra nhận xét sau:

- Về hứng thú học tập lịch sử của HS: Có đến 44/60 GV (73%) cho rằng HS không thích và ít thích bộ môn Lịch sử. Nhận định của GV phản ánh đúng thực trạng DHLS và điểm thi tốt nghiệp THPT môn Lịch sử qua các năm.

- Quan niệm về DTLS: Nhìn chung, GV vẫn còn nhầm lẫn giữa di tích khảo cổ, di tích kiến trúc nghệ thuật, danh lam thắng cảnh với DTLS. Chỉ có 36/60 (60%) GV trả lời đúng, thể hiện nhận thức lý luận về DTLS còn hạn chế. Điều này ảnh hưởng đến việc lựa chọn đúng loại DTLS trong dạy học.


- Nhận thức về vai trò, ý nghĩa của việc sử dụng DTLS ở địa phương: Tất cả (100%) GV đều nhận thấy sự cần thiết và ý nghĩa to lớn của việc sử dụng DTLS ở địa phương đối với nhiệm vụ giáo dục lòng yêu nước, ý thức giữ gìn, phát huy giá trị của DSVH dân tộc. Ngoài ra, sử dụng di tích để minh họa, cụ thể hóa sự kiện LSDT (56/60 GV, tỷ lệ 93%), giúp HS hiểu được đóng góp của địa phương (44/60 GV, tỷ lệ 73%).

Phần lớn GV cũng nhận thấy việc sử dụng DTLS đã tạo hứng thú học tập cho HS (54/60 GV, tỷ lệ 90%), rèn luyện các kĩ năng (47/60 GV, tỷ lệ 78%) và phát triển năng lực học tập bộ môn (39/60 GV, tỷ lệ 65%). Nhận thức đúng đắn là động lực để GV mạnh dạn thực hiện đổi mới sử dụng DTLS ở địa phương trong DHLS ở các trường THPT tỉnh Thừa Thiên Huế.

- Mức độ sử dụng:


Mặc dù đã nhận được chỉ đạo về vấn đề tổ chức dạy học với DTLS 1

Mặc dù đã nhận được chỉ đạo về vấn đề tổ chức dạy học với DTLS, bản thân GV cũng ý thức đầy đủ tầm quan trọng và nhận thấy các trường THPT trên địa bàn đều có nhiều ưu thế (8/60 GV, tỷ lệ 13% chọn có ưu thế; 52/60 GV, tỷ lệ 87% chọn rất có ưu thế), nhưng tình hình sử dụng DTLS tại địa phương trong dạy học bộ môn lại chưa tốt. Kết quả khảo sát cho thấy, phần lớn GV thừa nhận không thường xuyên sử dụng (52/60 GV, tỷ lệ 87%), chỉ số ít GV trả lời là thường xuyên (5/60 GV, tỷ lệ 8%) và rất thường xuyên (3/60 GV, tỷ lệ 5%). GV chủ yếu sử dụng DTLS ở địa

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 05/07/2023