Các Yếu Tố Chi Phối Việc Xây Dựng Trường Chuẩn Quốc Gia

- Nhà trường phối hợp với Ban đại diện cha mẹ học sinh xây dựng kế hoạch cụ thể thực hiện Nghị quyết của Đại hội giáo dục về huy động đóng góp xây dựng cơ sở vật chất trường chuẩn quốc gia từng năm học.

- Xin chủ trương của chính quyền địa phương về mục đích, nội dung công việc cần huy động, mức huy động và biện pháp tổ chức thực hiện huy động.

- Ban đại diện cha mẹ học sinh trực tiếp tổ chức thực hiện nhiệm vụ. Nhà trường đóng vai trò giám sát.

- Nhà trường tổ chức công khai quyết toán thu cho trong Hội nghị cha mẹ học sinh định kỳ hàng năm.

Nguồn quỹ do các doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế, đoàn thể xã hội, của cá nhân cha mẹ học sinh và cựu học sinh, của các nhà tài trợ, các nhà hảo tâm phải được công khai và sử dụng đúng mục đích của người tài trợ.

* Chỉ đạo thực hiện dân chủ hóa trong quản lí giáo dục

Dân chủ hóa là một trong những con đường thực hiện xã hội hóa giáo dục, tạo điều kiện để mọi người được tham gia vào các lĩnh vực hoạt động giáo dục. Vì vậy, hiệu trưởng cần tăng cường chỉ đạo thực hiện dân chủ hóa trong giáo dục, phát huy tính tích cực, tự giác của mọi người trong quản lí giáo dục. Mọi hoạt động giáo dục phải được thực hiện theo phương châm: “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra” dưới sự lãnh đạo của Đảng. Dân chủ phải gắn với kỷ cương, phù hợp với quy định của Hiến pháp và pháp luật, quyền phải đi đôi với nghĩa vụ và trách nhiệm.

Đánh giá, tổng kết thực hiện 5 công khai về: kế hoạch năm học, phân công nhiệm vụ cho cán bộ viên chức, thu chi tài chính, chế độ chính sách và thi đua khen thưởng.

1.5. Các yếu tố chi phối việc xây dựng trường chuẩn Quốc gia

1.5.1. Các yếu tố khách quan

Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI đã khẳng định "Đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục Việt Nam theo hướng chuẩn hoá, hiện đại hoá, xã hội hóa, dân chủ hóa và hội nhập quốc tế, trong đó, đổi mới cơ chế quản lý giáo dục, phát triển đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục là khâu then chốt” và “Giáo dục và Đào tạo có sứ mệnh nâng cao dân trí, phát triển nguồn nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, góp phần quan trọng xây dựng đất nước, xây dựng nền văn hóa và con người Việt

Nam". Chiến lược phát triển kinh tế, xã hội 2011 - 2020 đã định hướng: "Phát triển và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, nhất là nhân lực chất lượng cao là một đột phá chiến lược". Chiến lược phát triển giáo dục 2011 - 2020 nhằm quán triệt và cụ thể hoá các chủ trương, định hướng đổi mới Giáo dục và Đào tạo, góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI và Chiến lược phát triển kinh tế, xã hội 2011 - 2020 của đất nước.

Quán triệt chiến lược giáo dục của Đảng và Nhà nước, Tỉnh Quảng Ninh cũng đã xây dựng chiến lược về giáo dục và đào tạo, đặt yêu cầu về việc từng bước thực hiện nhiệm vụ chuẩn hoá các trường học trên các địa bàn trong tỉnh theo đúng tiêu chuẩn Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định và theo tiêu chuẩn Việt Nam. Trong quy hoạch phát triển sự nghiệp Giáo dục và Đào tạo tỉnh Quảng Ninh đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020 đã thể hiện rõ mục tiêu:

- Củng cố vững chắc kết quả phổ cập tiểu học đúng độ tuổi, phổ cập học cơ sở, phấn đấu cơ bản phổ cập bậc trung học vào năm 2015 và hầu hết dân đến tuổi 21 đạt được trình độ học vấn trung học.

- Mở rộng hệ thống dạy nghề; tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin vào các nhà trường; mở rộng và nâng cao chất lượng học ngoại ngữ.

- Phát triển cơ sở vật chất theo hướng hiện đại hóa, chuẩn hóa, đồng thời hóa và xã hội hóa; phát triển thực hiện tốt các mục tiêu, nhiệm vụ của các phát triển Giáo dục và Đào tạo được phê duyệt, đẩy mạnh kiên cố hóa trường, đáp ứng đủ yêu cầu kinh phí, cơ sở vật chất cho việc phát triển giáo dục - đào tạo ở mức độ cao.

- Đào tạo nhân lực và bồi dưỡng nhân tài, đảm bảo có đủ nguồn nhân lực có trình độ khoa học kỹ thuật cao, đáp ứng các yêu cầu phát triển kinh tế, xã hội của tỉnh.

- Đảm bảo đội ngũ giáo viên đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu và trình độ chuẩn về chuyên môn, nghiệp vụ; một bộ phận có trình độ cao, năng lực sư phạm giỏi.

Các giải pháp chủ yếu:

- Tăng cường công tác quản lý và đổi mới cơ chế, chính sách giáo dục.

- Nâng cao năng lực đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục.

- Đẩy mạnh công tác xã hội hóa giáo dục.

Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Cẩm Phả lần thứ XXI xác định các chương trình phát triển KT-XH trọng tâm đến 2015 trong đó có GD-ĐT. Đây là định hướng hết sức quan trọng đối với ngành giáo dục Cẩm Phả. Vì vậy, sự nghiệp giáo dục của Cẩm

Phả ngày càng được quan tâm. Sự nghiệp GD-ĐT đã có sự chuyển biến tích cực, mạnh mẽ, toàn diện: quy mô mạng lưới trường lớp phát triển phù hợp và đáp ứng được nhu cầu của người dân; chất lượng giáo dục có bước chuyển biến tích cực; CSVC, trang thiết bị dạy học đã và đang được đầu tư nâng cấp từ nguồn ngân sách nhà nước; nhận thức của người dân về giáo dục có nhiều thay đổi tích cực, công tác xã hội hoá giáo dục bước đầu thu được kết quả. Đội ngũ CBQL, GV và các lực lượng xã hội nhận thức rõ hơn về trách nhiệm của mình đối với việc xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia.

1.5.2. Các yếu tố chủ quan

Đời sống của nhân dân nhìn chung còn khó khăn, mặt bằng dân trí không đều, trên địa bàn còn nhiều hộ nghèo, hộ cận nghèo. Ngân sách Nhà nước dành cho các hoạt động nâng chất lượng giáo dục còn hạn hẹp. Cấp uỷ, chính quyền, nhân dân ở một số địa phương, đơn vị chưa quan tâm sâu sát đến sự nghiệp GD-ĐT; một bộ phận cán bộ, giáo viên, người dân, gia đình và học sinh còn tư tưởng trông chờ vào sự hỗ trợ của Nhà nước, chưa quan tâm đầu tư và tham gia đóng góp các nguồn lực cho sự nghiệp giáo dục, đặc biệt là đầu tư cho công tác xây dựng trường chuẩn quốc gia còn hạn chế.

Việc kiểm tra đánh giá các nhà trường theo tiêu chuẩn trường chuẩn quốc gia của các cấp QLGD chưa thật cụ thể để có biện pháp hỗ trợ kịp thời.

Chất lượng giáo dục toàn diện chưa đáp ứng tiêu chuẩn trường THCS đạt chuẩn quốc gia nhất là trước yêu cầu của cuộc vận động “Nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục”.

Cơ sở vật chất và thiết bị còn thiếu đặc biệt là diện tích, cơ cấu các khối công trình.

Kết luận chương 1


Sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá và xây dựng con người là hai nhiệm vụ mang tầm chiến lược to lớn trong thời kỳ quá độ lên Chủ nghĩa xã hội ở nước ta. Hai nhiệm vụ đó có mối quan hệ biện chứng, tác động qua lại lẫn nhau, vừa là điều kiện vừa là tiền đề của nhau. Yếu tố quyết định để tạo ra nguồn nhân lực có tri thức chính là hệ thống trường lớp và đội ngũ nhà giáo đạt một độ chuẩn nhất định đáp ứng được yêu cầu của sự phát triển đời sống xã hội. Bởi vậy việc xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia là một đòi hỏi tất yếu khách quan nhằm nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện.

Trường trung học cơ sở đạt chuẩn QG là nhà trường thuộc bậc GD trung học cơ sở có đầy đủ các tiêu chuẩn đạt với chuẩn qui định trường chuẩn QG do nhà nước qui định bằng pháp luật.

Nội dung trong quản lý xây dựng trường chuẩn Quốc gia gồm quản lý tổ chức nhà trường, hoạt động giảng dạy của GV, hoạt động học tập của HS, hoạt động GD toàn diện của HS, việc bồi dưỡng đội ngũ cán bộ QL - GV và NV, việc xây dựng cơ sở vật chất, việc thực hiện XH hoá GD theo chuẩn QG

Chủ trương xây dựng trường THCS đạt chuẩn quốc gia là một chủ trương đúng đắn, nhằm từng bước xây dựng nhà trường theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa. Bởi lẽ các tiêu chuẩn của trường THCS đạt chuẩn quốc gia đã được đề cập một cách toàn diện, đầy đủ và được điều chỉnh, bổ sung theo từng giai đoạn một cách phù hợp. Việc xây dựng trường chuẩn quốc gia nhằm đảm bảo cho học sinh được giáo dục một các toàn diện, làm cơ sở cho việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực sau này.

Người Hiệu trưởng trường THCS với vai trò là nhân tố quyết định hiệu quả của nhà trường, phải vận dụng một cách linh hoạt, sáng tạo giữa lý luận quản lý với các biện pháp quản lý thực tiễn nhằm thực hiện một cách hiệu quả nhất trong quá trình quản lý của mình, tổ chức mọi hoạt động nhà trường theo một quy trình khoa học để có thể xây dựng nhà trường đạt được các tiêu chuẩn trường THCS đạt chuẩn quốc gia.

Vì xây dựng trường chuẩn quốc gia là huy động nguồn lực của địa phương và là dịp để toàn dân cùng tham gia vào công tác giáo dục. Mọi tầng lớp nhân dân đều yên tâm phấn khởi khi con em họ được giáo dục tại một ngôi trường đạt chuẩn quốc gia có môi trường tốt, lành mạnh. Từ đó tạo được mối quan hệ tốt giữa gia đình nhà trường và xã hội. Nội dung chương 1 của Luận văn đã đưa ra những vấn đề lý luận chủ yếu làm cơ sở cho người nghiên cứu nhìn nhận vấn đề có cơ sở khoa học hơn trong công tác xây dựng trường THCS đạt chuẩn quốc gia; đặc biệt là trong việc phân tích, đánh giá thực trạng kinh nghiệm quản lý xây dựng trường THCS đạt chuẩn quốc gia ở thành phố Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh tại chương 2.

Chương 2

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ XÂY DỰNG TRƯỜNG THCS ĐẠT CHUẨN QUỐC GIA Ở THÀNH PHỐ CẨM PHẢ TỈNH QUẢNG NINH

(giai đoạn 2010-2015)


2.1. Vài nét về kinh tế, chính trị xã hội và giáo dục của Thành phố Cẩm Phả

2.1.1. Vài nét về điều kiện kinh tế, chính trị xã hội của thành phố Cẩm Phả - Tỉnh Quảng Ninh

Cẩm Phả là một thành phố trẻ, phát triển mạnh mẽ về công nghiệp, cảng biển và du lịch, đồng thời là đô thị loại II trực thuộc “tuyến phía Đông” của Tỉnh Quảng Ninh với tổng diện tích tự nhiên là 486 km2, trong đó diện tích đất liền là 343 km2. Địa hình đồi núi, núi non chiếm 55,4% diện tích. (Trong đó núi đá chiếm tới 2590ha. Núi cao nhất là ở Quang Hanh: núi Đèo Bụt 452m, núi Khe Sím hơn 400m); vùng trung du 16,29%, đồng bằng 15,01% và vùng biển chiếm 13,3%. Ngoài biển là hàng trăm hòn đảo nhỏ, phần lớn là đảo đá vôi.

Tài nguyên lớn nhất ở Cẩm Phả là than đá. Tổng tiềm năng ước tính trên 3 tỷ tấn, trữ lượng có thể khai thác 2,5 tỷ tấn (trong tổng số 8,4 tỷ tấn trữ lượng than Quảng Ninh) ở đây, mật độ chứa than trong khối kiến trúc mỏ có hệ số cao nhất, nhiều vỉa dầy, chất lượng than tốt, tiện đường chuyên chở ra cảng nước sâu. Ngoài than, antimon ở Khe Chim - Dương Huy, đá vôi ở Quang Hanh, nước khoáng ở Quang Hanh đều là những tài nguyên quý.

Cẩm Phả có ít đất nông nghiệp: 1.196ha, trong đó đất trồng rau mầu và cấy lúa 434ha, đất có mặt nước có thể nuôi trồng thuỷ sản 315ha. Đất lâm nghiệp khá rộng, 13.504ha, trong đó rừng tự nhiên 12.094ha, xưa có nhiều lâm sản nay rừng đã suy kiệt, đất có rừng trồng 1.410ha. Cẩm Phả có nghề khai thác hải sản với hơn 50km bờ biển, nhưng chủ yếu là đánh bắt ven bờ, sản lượng thấp, đang đóng thêm tầu có công suất lớn để đánh cá tuyến khơi.

Cẩm Phả còn có nhiều cảnh đẹp. Động Hang Hanh có cửa vào từ vịnh đi thuyền suốt lòng núi chưa được khai thác. Đền Cửa Ông mở hội vào tháng Giêng, hàng năm thu hút hàng vạn khách tham quan, chiêm bái. Cẩm Phả còn có đảo Rều,

một cơ sở nuôi thả hàng nghìn con khỉ vừa là nguồn nguyên liệu cho y dược vừa là một địa chỉ tham quan rất hấp dẫn.

Tốc độ tăng trưởng kinh tế (GDP) bình quân giai đoạn 2010-2015 là 13,4%.

Thu nhập bình quân đầu người tính theo năm 2014 là 65 triệu đồng/người/năm.

Hiện nay thành phố Cảm Phả đang chuyển dịch cơ cấu kinh tế từ “nâu” sang “xanh” từng bước giảm dần sự lệ thuộc vào ngành công nghiệp khai thác than và tăng trưởng ở các lĩnh vực khác như sản xuất điện, vật liệu xây dựng, du lịch, thương mại…

2.1.2. Một số thành tựu của giáo dục THCS của thành phố Cẩm Phả - Tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2010-2015

Trong nhiệm kỳ (2010-2015) vừa qua, được sự quan tâm chỉ đạo sát sao của Sở GD&ĐT Quảng Ninh, Thành ủy, HĐND, UBND thành phố Cẩm phả, ngành GD&ĐT Cẩm Phả đã có những bước tiến mạnh mẽ và đạt được những thành tựu sau: Đến 06/2015 Thành phố đã hoàn thành mục tiêu cao tầng hóa và chuẩn hóa quốc gia các trường học đối với các cấp học: Số trường học đã được cao tầng hóa là 53/55 trường, đạt tỷ lệ 96,36%. Tổng số trường đạt chuẩn Quốc gia là 46/55 trường đạt tỷ lệ 83,64%. Số giáo viên đạt chuẩn là 100%, trên chuẩn là 56,8%; số giáo viên dạy giỏi đạt 50%; số cán bộ quản lý giáo dục trên chuẩn là 100%. Hoàn thành phổ cập giáo dục cho trẻ em từ 0 đến 5 tuổi; đạt chuẩn phổ cập bậc tiểu học và THCS đạt tỷ lệ cao (98,6% và 98.8%); tỷ lệ học sinh đạt loại khá, giỏi là trên 70%.

2.1.2.1. Về mạng lưới trường lớp

Tính đến 01/6/2015 trên địa bàn thành phố Cẩm Phả có 55 trường từ Mầm non đến THCS. Bên cạnh đó Thành phố Cẩm Phả còn có 7 trường THPT và 1 Trung tâm HN&GDTX.

Với quy mô trường lớp như vậy ngành GD&ĐT thành phố cơ bản đáp ứng nhu cầu học tập tối thiểu của con em các dân tộc trên địa bàn thành phố.

2.1.2.2. Chất lượng giáo dục: Chất lượng giáo dục trong những năm vừa qua, đặc biệt năm học 2014-2015 có chuyển biến rõ rệt:

a. Chất lượng giáo dục Mầm non

100% các trường đảm bảo tuyệt đối an toàn cho trẻ, không để xảy ra dịch bệnh, ngộ độc thức ăn, tai nạn thương tích trong nhà trường.

b. Chất lượng giáo dục Tiểu học

Đánh giá chất lượng giáo dục tiểu học được triển khai theo đúng hướng dẫn của Thông tư 30/2014/TT-BGD&ĐT,

Bảng 2.1. Bảng thống kết quả quá tình học tập, sự hình thành và phát triển năng lực và phẩm chất của học sinh Tiểu học theo Thông tư 30

Đạt (Học sinh)

Chưa đạt (Học sinh)

Tổng số

Tỉ lệ

Tổng số

Tỉ lệ

15108

99,6%

62

0,4%

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 126 trang tài liệu này.

Kinh nghiệm quản lý trong xây dựng trường THCS đạt chuẩn quốc gia tại thành phố Cẩm Phả tỉnh Quảng Ninh - 6

(Nguồn thống kê trong Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ 6 tháng đầu năm 2015 Phòng GD&ĐT Cẩm Phả)

c. Chất lượng giáo dục THCS

- Hạnh kiểm: Hạnh kiểm Khá, Tốt là: 8.483/8.773 em, đạt 96.70% ; hạnh kiểm Yếu: 2/8.773 em, chiếm 0,02% .

- Học lực: Học lực Khá, Giỏi là: 6.273/8.773 em, đạt 71,5%; Học sinh lên lớp thẳng là: 8.523/8.773 em, đạt 97,15% .

- Tỷ lệ học sinh lớp 9 tốt nghiệp THCS là: 2.094/2.099 em, đạt 99,76%.

2.1.2.3. Đội ngũ CBQL, GV, NV

Tính đến ngày 01/6/2015, tổng số cán bộ, giáo viên, nhân viên ngành giáo dục thành phố gồm 1914 người (bao gồm 1619 biên chế và 295 hợp đồng), 100% cán bộ, giáo viên, nhân viên đạt trình độ chuẩn và trên chuẩn. Riêng cấp THCS có 584 người trong đó có 17 hiệu trưởng, 20 phó hiệu trưởng, 17 tổng phụ trách đội, 479 giáo viên, 51 nhân viên. Cơ cấu CBQL, GV, NV toàn cấp THCS đảm bảo quy định.

2.1.2.4. Cơ sở vật chất, thiết bị dạy học

Tính đến 01/06/2015 trên địa bàn thành phố Cẩm Phả có 63 trường từ Mầm non đến THPT. Các trường đảm bảo CSVC, thiết bị dạy học tối thiểu theo quy định của Bộ GD&ĐT đáp ứng yêu cầu dạy học và giáo dục học sinh.

Xem tất cả 126 trang.

Ngày đăng: 19/07/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí