Nguyên Nhân Thực Trạng Và Định Hướng Đổi Mới Sử Dụng Sử Dụng Dtls Ở Địa Phương Trong Dhls Ở Trường Thpt Tỉnh Thừa Thiên Huế


phương trong HĐTN (34/60 GV, tỷ lệ 57 %), bài học LSĐP (17/60 GV, tỷ lệ 28 %), bài LSDT chỉ có 9/60 GV (15%) chọn.

Số liệu thu thập được ở câu hỏi: “Trong 01 năm học, thầy/cô tổ chức bài nội khoá/HĐTN ở DTLS bao nhiêu lần?” hoàn toàn phù hợp với kết quả điều tra ở trên. Trong số 60 GV được khảo sát: 37/60 GV chọn không tổ chức (62%), 23/60 GV chọn tổ chức 01 lần (38%), 0/60 GV chọn tổ chức 02 lần trở lên bài nội khoá ở DTLS.

Ở HĐTN, tỉ lệ giữa các câu trả lời là 47% (28/60 GV) không tổ chức, 53% (32/60 GV) tổ chức 01 lần, 0 % (0/60 GV) tổ chức từ 2 lần trở lên. Trong các phiếu chúng tôi nhận được, chỉ có cô Thái Thị Thanh Thuỷ (Trường THPT Thuận Hoá, TP Huế) chọn mỗi năm tổ chức 01 bài học nội khoá và 01 HĐTN tại DTLS. Cô chia sẻ: Ở trường THPT Thuận Hoá, mỗi năm cố gắng tổ chức ít nhất 2 lần, 01 bài lịch sử nội khoá và 01 HĐTN tại DTLS của tỉnh Thừa Thiên Huế, hoặc tỉnh khác, để giúp HS hiểu sâu sắc hơn về các nhân vật, sự kiện của LSĐP, đặc biệt là những nhân vật, sự kiện có tác động lớn đến LSDT. Qua đó, giáo dục cho các em truyền thống uống nước, nhớ nguồn, ý thức bảo vệ và phát huy giá trị của DTLS.

- Về hình thức, biện pháp sử dụng DTLS ở địa phương: Đối với bài nội khoá trên lớp, phần lớn GV sử dụng để minh hoạ, cụ thể hoá sự kiện LSDT, liên hệ LSDT với LSĐP trong hoạt động giải quyết vấn đề (53/60 GV, tỷ lệ 88%), hoặc yêu cầu HS về nhà tìm hiểu DTLS ở địa phương ở hoạt động vận dụng, tìm tòi mở rộng (45/60 GV, tỷ lệ 75%). Rất ít GV lựa chọn sử dụng DTLS ở địa phương để tạo tình huống có vấn đề, kích thích tư duy, hứng thú học tập của HS trong hoạt động mở đầu (12/60 GV, tỷ lệ 20%) và hoạt động luyện tập (18/60 GV, tỷ lệ 30%).

Đối với HĐTN, tổ chức cuộc thi tìm hiểu về DTLS ở địa phương được lựa chọn nhiều nhất (41/60 GV, tỷ lệ 68%) vì có thể tổ chức tại trường với số lượng lớn HS tham gia, không cần đến tại thực địa. Biện pháp tiếp theo là tham quan DTLS (23/60 GV, tỷ lệ 38%), tổ chức cho HS chăm sóc DTLS ở địa phương (21/60 GV, tỷ lệ 35%). Các biện pháp đòi hỏi khả năng nghiên cứu khoa học, lòng đam mê tìm hiểu lịch sử của HS như khảo cứu DTLS ở địa phương, thành lập câu lạc bộ “Nhà


Sử học trẻ tuổi”, dạ hội lịch sử, tham gia Cuộc thi khoa học, kỹ thuật hầu như không được tiến hành.

- Về sử dụng DTLS ở địa phương trong KT,ĐG: đây là khâu cuối nhằm xác nhận kết quả của QTDH theo mục tiêu đề ra để tiếp tục điều chỉnh và chuyển QTDH lên một giai đoạn mới cao hơn. Muốn thu thập thông tin để đánh giá hiệu quả sử dụng DTLS ở địa phương trong dạy học, GV phải tiến hành kiểm tra năng lực, phẩm chất của HS thông qua các phương pháp, hình thức khác nhau. Tuy nhiên, kết quả điều tra cho thấy GV thường đánh giá HS khi tổ chức bài học tại thực địa, chỉ có 11/60 GV (18%) sử dụng nội dung về DTLS ở địa phương trong KT,ĐG đánh giá định kì, tổng kết. Khi được hỏi nguyên nhân, GV cho rằng, do Chuẩn kiến thức, kỹ năng không yêu cầu và trong mục tiêu bài học cũng không xác định nên GV ít quan tâm đến việc sử dụng DTLS ở địa phương trong hoạt động này.

- Về hứng thú và hiệu quả dạy học: Mặc dù không có GV nào lựa chọn HS không hứng thú, nhưng tỉ lệ chọn rất hứng thú thấp, chỉ có 8% (5/60 GV). Trong khi đó, tỉ lệ ít hứng thú và hứng thú không chênh lệnh nhau nhiều, tương ứng 32% (19/60 GV) so với 43% (26/60 GV), không hứng thú 17% (10/60 GV).

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 199 trang tài liệu này.

Hứng thú học tập có mối quan hệ mật thiết với hiệu quả sử dụng DTLS ở địa phương trong dạy học. Chỉ có khoảng 1/3 GV được hỏi cho rằng đạt hiệu quả (32%), còn 51% tức hơn 1/2 GV vẫn chưa hài lòng. Đây là thực trạng đáng lưu ý ở các trường THPT tỉnh Thừa Thiên Huế, nhất là trong bối cảnh thực hiện chủ trương “nhà trường gắn liền với xã hội”, đẩy mạnh “học đi đôi với hành”. Việc tìm ra nguyên nhân và đề xuất giải pháp khắc phục, hỗ trợ GV phát huy hiệu quả biện pháp sử dụng DTLS ở địa phương chính là một trong nhiệm vụ của luận án.

Về vấn đề đổi mới sử dụng DTLS ở địa phương trong DHLS Dù nhận thức 1


- Về vấn đề đổi mới sử dụng DTLS ở địa phương trong DHLS: Dù nhận thức được vai trò, ý nghĩa của việc sử dụng DTLS ở địa phương, song phần lớn GV thừa nhận hiệu quả đạt được chưa cao. Thực trạng này ảnh hưởng đến chất lượng dạy học, cũng như mục tiêu giáo dục phẩm chất cho HS. Chính vì vậy, có tới 55/60 GV (92%) được hỏi nhận thấy cần phải đổi mới sử dụng DTLS ở địa phương trong DHLS.

Những thuận lợi được nhiều GV lựa chọn là: GV nhận thức sâu sắc vai trò, ý nghĩa (100%); số lượng DTLS nhiều, được bảo tồn tốt, khá đầy đủ loại hình (100%); hệ thống tài liệu phong phú, dễ tìm kiếm (57/60 GV, tỷ lệ 95%).

Những khó khăn, vướng mắc của GV trong quá trình đổi mới sử dụng di tích, bao gồm yếu tố khách quan: HS ít yêu thích môn Lịch sử, phương tiện kỹ thuật hiện đại còn thiếu, chưa có sự chỉ đạo chặt chẽ giữa các cấp, tổ chức học tập, tham quan DTLS rất tốn kém. Yếu tố chủ quan: Tâm lý e ngại, chưa được tập huấn kỹ càng, lúng túng, chưa sáng tạo trong việc vận dụng các biện pháp dạy học với di tích…

- Những đề xuất của GV: Từ thực trạng và nguyên nhân, GV đã đề xuất các giải pháp cụ thể: Tập huấn kỹ lưỡng việc sử dụng DTLS ở địa phương trong dạy học bộ môn; có sự chỉ đạo, phối hợp chặt chẽ từ các cấp quản lý để nhà trường thực hiện tốt chủ chương; biên soạn hệ thống tài liệu tham khảo cho GV và HS; đầu tư cơ sở vật chất hỗ trợ QTDH... Đặc biệt, ngành Văn hóa - Thể thao & Du lịch, ban quản lý giúp đỡ, tạo điều kiện trực tiếp đối với hoạt động học tập của HS tại DTLS.

* Đối với HS: Trên cơ sở số liệu điều tra [PL.3.2], chúng tôi rút ra nhận xét:

- Về hứng thú của HS đối với bộ môn Lịch sử: Cũng giống như nhận xét của GV, rất ít HS thích học môn Lịch sử, chiếm 70% (692/1000 HS). Khi được hỏi nguyên nhân, Hồ Thị Hương (Trường THPT A Lưới, huyện A Lưới), Nguyễn Minh Quân (Trường THPT Nguyễn Đình Chiểu, huyện Phong Điền), Huỳnh Thị Anh Thư (Trường THPT Nguyễn Chí Thanh, huyện Quảng Điền) đều có chung suy nghĩ: Mặc dù rất thích được tìm hiểu các sự kiện, nhân vật, nhưng bài học quá nhiều số liệu, GV ít có sự liên hệ với LSĐP, làm cho kiến thức chưa gần gũi với HS, nên các em học LS mang tính đối phó với thi cử, trả bài, chứ không thực sự hứng thú, say mê.


- Nhận thức về vai trò, ý nghĩa của việc sử dụng DTLS ở địa phương: Mặc dù ít yêu thích môn Lịch sử, song HS đều cho rằng DTLS tại địa phương có vai trò quan trọng trong DHLS (990/1000 HS, 99% trả lời quan trọng và rất quan trọng). Các em nhận thức được ý nghĩa to lớn việc sử dụng DTLS ở địa phương về mặt kiến thức, đặc biệt là giáo dục lòng yêu nước, tự hào về truyền thống tốt đẹp của quê hương (471/1000 HS, tỷ lệ 47%), thái độ trân trọng, phát huy các giá trị của DTLS (497/1000 HS, tỷ lệ 50%), tạo hứng thú học tập (351/1000 HS, tỷ lệ 35%).

- Hiểu biết và mong muốn được học tập với DTLS ở địa phương: Với các câu hỏi kiến thức, HS chỉ nhận diện được những di tích ở gần địa bàn trường đóng, hoặc thường được giới thiệu trên phương tiện thông tin đại chúng. Những di tích khác, nhiều em lựa chọn sai. Ngoài ra, HS còn nhầm lẫn giữa các DTLS ở Thừa Thiên Huế liên quan đến các sự kiện, nhân vật của lịch sử Việt Nam từ 1858 đến 1945. Điều này xuất phát từ thực tế, GV ít sử dụng di tích ở địa phương trong dạy học. Nếu có sử dụng chỉ nhằm mục đích minh hoạ cho sự kiện, nhân vật, chưa chú ý hướng dẫn HS tìm hiểu, khai thác, nên các em nhanh chóng lãng quên.

Về hình thức biện pháp sử dụng DTLS ở địa phương Đối với bài nội khoá 2

- Về hình thức, biện pháp sử dụng DTLS ở địa phương: Đối với bài nội khoá trên lớp, HS cũng nhận thấy rằng phần lớn GV sử dụng DTLS trong hoạt động giải quyết vấn đề để cụ thể hoá các sự kiện LSDT (900/1000 HS, tỷ lệ 90%), yêu cầu HS về nhà tìm hiểu DTLS ở địa phương ở hoạt động vận dụng (810/1000 HS, tỷ lệ


81%). Rất ít HS lựa chọn GV sử dụng DTLS ở địa phương ở các hoạt động khác của bài học.

Đối với HĐTN với DTLS, các biện pháp phát huy tính tích cực, sự sáng tạo, khả năng nghiên cứu khoa học của HS ít được GV lựa chọn như tổ chức cho HS khảo cứu DTLS ở địa phương, thành lập câu lạc bộ “Nhà Sử học trẻ tuổi”, tổ chức dạ hội lịch sử. Đặc biệt, GV vẫn chưa tạo điều kiện cho HS được thể hiện hành động bảo vệ, gìn giữ DTLS của địa phương trong thực tiễn, có đến 472/1000 HS (47%) thừa nhận chưa bao giờ tham gia hoạt động chăm sóc di tích.

- Về sử dụng DTLS ở địa phương trong KT,ĐG: Rất ít HS (145/1000 HS, tỷ lệ 15%) lựa chọn phương án GV có sử dụng kiến thức từ DTLS ở địa phương trong KT,ĐG. Đây cũng chính là một trong các nguyên nhân khiến HS không có động lực tìm hiểu DTLS của địa phương trong quá trình học tập.

2.2.3. Nguyên nhân thực trạng và định hướng đổi mới sử dụng sử dụng DTLS ở địa phương trong DHLS ở trường THPT tỉnh Thừa Thiên Huế

Đa số GV và HS ở các trường THPT tỉnh Thừa Thiên Huế đều nhận thức sâu sắc vai trò và ý nghĩa của việc sử dụng DTLS ở địa phương đối với QTDH. Kiến thức từ di tích kích thích tư duy, giúp giờ học lịch sử trở nên sâu sắc và hứng thú. DTLS tại địa phương còn là môi trường hiệu quả để giáo dục đạo đức, thái độ trân trọng những giá trị truyền thống của dân tộc. Tuy nhiên trên thực tế, việc sử dụng nguồn tài liệu này trong dạy học chưa thực sự hiệu quả. Từ kết quả điều tra, khảo sát, cũng như những thông tin phỏng vấn, trao đổi đối với GV và HS, chúng tôi rút ra một số nguyên nhân chủ yếu sau:

* Về khách quan

Thứ nhất: Việc sử dụng di tích trong dạy học chưa đồng bộ, chưa được kiểm tra, quản lý sát sao nên còn mang tính hình thức, phong trào. Khi ngành Giáo dục phát động, các trường đều sôi nổi, rầm rộ đưa HS đi học tập, tham quan DTLS. Nhưng khi phong trào kết thúc, hoạt động dạy học bộ môn lại trở về với thực trạng của nó, chỉ thực hiện theo nội dung cơ bản trong chương trình, SGK.

Thứ hai, phần lớn DTLS không còn nguyên vẹn, bị hủy hoại qua thời gian, tách


khỏi hiện thực lịch sử của thời đại nảy sinh ra nó. Vì vậy, việc nhận thức và sử dụng DTLS không đơn giản, đòi hỏi HS phải phát huy trí tưởng tượng, tư duy để hình dung về quá khứ, với tất cả sự biểu hiện muôn màu, muôn vẻ của nó. Nhưng hiện nay, nhiều HS học lịch sử mang tính đối phó với thi cử, trả bài, chứ chưa thực sự hứng thú, dẫn đến GV ngại hướng dẫn các em khai thác, tìm hiểu loại tư liệu này.

Thứ ba, tổ chức bài nội khoá, HĐTN tại thực địa đòi hỏi quá trình chuẩn bị công phu, tốn kém kinh phí, sự phối hợp chặt chẽ giữa nhà trường với các cơ quan, ban quản lý di tích và phụ huynh nên ít được tổ chức. Điều này đã làm giảm ưu thế của DTLS trong dạy học, đặc biệt là nhiệm vụ giáo dục thế hệ trẻ.

Thứ tư, cơ sở vật chất kỹ thuật còn thiếu thốn, chưa đáp ứng với yêu cầu dạy học. Dẫn đến, GV chủ yếu sử dụng tài liệu thành văn về để giảng dạy, làm hạn chế tính trực quan, giá trị thẩm mỹ, sự hấp dẫn của di tích.

* Về chủ quan

Thứ nhất, muốn sử dụng DTLS ở địa phương, GV phải nghiên cứu chương trình, SGK, tài liệu liên quan để xác định di tích và nội dung của di tích có thể khai thác để giảng dạy LSDT, hay liên hệ LSDT với LSĐP. Điều này đã nên tạo ra tâm lý “tránh né” đỡ vất vả, mất thời gian, tốn nhiều công sức.

Thứ hai, GV còn lúng túng trong việc sử dụng DTLS ở địa phương theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực của HS. Phần lớn GV thỉnh thoảng mới sử dụng và thường để cụ thể hóa, minh họa các sự kiện cơ bản, chưa quan tâm sử dụng DTLS ở địa phương trong KT,ĐG. Hoạt động tự học với di tích chưa được chú ý... Vì vậy, nguồn tài liệu đặc biệt này chưa phát huy được giá trị của mình trong dạy học bộ môn.

Từ thực trạng trên, vấn đề đặt ra cho việc đổi mới sử dụng DTLS ở địa phương trong DHLS ở trường THPT tỉnh Thừa Thiên Huế là:

- Tiếp tục nâng cao nhận thức của GV về vai trò, ý nghĩa to lớn của việc đổi mới sử dụng DTLS ở địa phương trong DHLS ở trường THPT tỉnh Thừa Thiên Huế.

- Lựa chọn hệ thống DTLS và biên soạn nội dung về DTLS ở địa phương phục vụ cho DHLS Việt Nam từ 1858 năm 1945 ở trường THPT tỉnh Thừa Thiên Huế.


- Đề xuất giải pháp đổi mới phù hợp, khả thi và hiệu quả, có thể phổ biến rộng rãi cho các trường THPT tỉnh Thừa Thiên Huế, góp phần nâng cao chất lượng bộ môn, gắn kết chặt chẽ kiến thức trong sách với thực tiễn sinh động của địa phương.

abc

Đổi mới sử dụng DTLS ở địa phương trong DHLS ở trường THPT là quá trình sử dụng chính DTLS ở địa phương hoặc tài liệu về DTLS ở địa phương (sử dụng trực tiếp hoặc gián tiếp DTLS) theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực của HS, nhằm nâng cao chất lượng DHLS. DTLS ở địa phương là nguồn sử liệu gốc tại chỗ, quý giá góp phần quan trọng vào việc tạo biểu tượng lịch sử, tái hiện bức tranh sinh động của quá khứ, là cơ sở để hiểu sâu sắc bản chất của sự kiện, nhân vật lịch sử. Sử dụng chính “bằng chứng vật chất sống động” đã làm cho bài học lịch sử trở nên sống động, thiết thực, từ đó giáo dục cho HS niềm tự hào chính đáng về nơi “chôn nhau cắt rốn”, ý thức và hành động bảo vệ DTLS để lưu giữ, phát triển tinh hoa văn hoá và truyền thống của quê hương, đất nước cho hôm nay và mai sau.

Luận án cũng khẳng định, với hệ thống DTLS đa dạng, phong phú, có giá trị và sự quan tâm của cơ quan chức năng là thuận lợi lớn để các trường THPT tỉnh Thừa Thiên Huế tăng cường, đẩy mạnh khai thác di tích trong QTDH nhằm nâng cao chất lượng bộ môn. Tuy nhiên, bên cạnh những cố gắng đáng được ghi nhận, vấn đề sử dụng DTLS ở địa phương trong dạy học vẫn tồn tại không ít hạn chế và bất cập, chưa đạt kết quả như mong muốn.

Phân tích lý luận, cũng như rút ra nguyên nhân của thực trạng là cơ sở để chúng tôi lựa chọn hệ thống DTLS và biên soạn nội dung về DTLS ở địa phương; đồng thời đề xuất giải pháp nhằm hiện thực hoá việc đổi mới sử dụng DTLS ở địa phương trong DHLS Việt Nam từ 1858 đến 1945 ở trường THPT Thừa Thiên Huế. Đó cũng là nhiệm vụ cơ bản mà luận án sẽ tiếp tục giải quyết trong Chương 3.


Chương 3.

GIẢI PHÁP ĐỔI MỚI SỬ DỤNG DI TÍCH LỊCH SỬ Ở ĐỊA PHƯƠNG TRONG DẠY HỌC LỊCH SỬ VIỆT NAM TỪ 1858 ĐẾN 1945

Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG TỈNH THỪA THIÊN HUẾ


Giải pháp là “cách thức giải quyết một vấn đề” [132, tr.727], còn biện pháp là “cách làm, cách thức tiến hành, giải quyết một vấn đề cụ thể” [132, tr.161]. Như vậy, có thể hiểu giải pháp là việc giải quyết một vấn đề lớn, mà để giải quyết được sẽ liên quan đến nhiều vấn đề nhỏ trong đó. Nói cách khác, giải pháp sẽ gồm nhiều biện pháp giải quyết. QTDH lịch sử ở trường THPT là một chỉnh thể, tất cả thành tố đều có mối quan hệ mật thiết, tác động lẫn nhau. Việc đổi mới sử dụng DTLS ở địa phương trong dạy học cũng phải mang tính đồng bộ, toàn diện. Chính vì vậy, ở Chương 3 của luận án, chúng tôi đã đề xuất giải pháp đổi mới sử dụng DTLS ở địa phương trong DHLS Việt Nam từ 1858 đến 1945 ở trường THPT tỉnh Thừa Thiên Huế với nhiều biện pháp cụ thể, từ đổi mới mục tiêu, hình thức, PPDH đến KT,ĐG kết quả học tập của HS.

3.1. MỘT SỐ YÊU CẦU KHI LỰA CHỌN GIẢI PHÁP ĐỔI MỚI SỬ DỤNG DI TÍCH LỊCH SỬ Ở ĐỊA PHƯƠNG TRONG DẠY HỌC LỊCH SỬ VIỆT NAM TỪ 1858 ĐẾN 1945 Ở TRƯỜNG THPT TỈNH THỪA THIÊN HUẾ

* Đảm bảo tính toàn diện: QTDH lịch sử ở trường THPT là một chỉnh thể, mà tất cả thành tố có mối quan hệ mật thiết, tác động lẫn nhau. Chính vì vậy, đổi mới sử dụng DTLS ở địa phương trong DHLS Việt Nam từ 1858 đến 1945 ở trường THPT tỉnh Thừa Thiên Huế cũng phải mang tính toàn diện và đồng bộ.

Xuất phát từ đổi mới mục tiêu sử dụng DTLS ở địa phương trong DHLS Việt Nam từ 1858 đến 1945 ở trường THPT tỉnh Thừa Thiên Huế theo hướng phát triển phẩm chất, NL HS, nên hình thức dạy học cần được đa dạng hóa, tăng cường mở rộng không gian học tập tại DTLS, kết hợp dạy học trong lớp học với HĐTN trên thực tế. Cấu trúc bài học thực hiện thông qua chuỗi hoạt động học tập, trong đó, GV là người tổ chức, quản lí, hỗ trợ, hướng dẫn, còn HS tự mình tìm tòi, khám phá,

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 05/07/2023