Tăng Cường Niềm Tin Của Công Chúng Vào Điều Hành Chính Sách



tiền tệ

4.2.2.2. Tăng cường niềm tin của công chúng vào điều hành chính sách


Việc xây dựng, duy trì, và tăng cường lòng tin của công chúng vào điều hành

CSTT là điều kiện then chốt để NHTW của bất kỳ quốc gia nào có thể thực hiện thành công các mục tiêu của CSTT. Trong thời kỳ 1995-2003, lạm phát của CHDCND Lào biến động mạnh, có thời kỳ lên trên 100%, đã làm xói mòn lòng tin của công chúng vào khả năng điều hành chính sách của Chính phủ. Mặc dù đã qua thời kỳ này, nhưng những cú sốc và biện pháp can thiệp không hiệu quả, thiếu nhất quán, và thiếu minh bạch bất kỳ lúc nào cũng có thể ảnh hưởng tiêu cực tới niềm tin vào điều hành CSTT.

Để xây dựng và duy trì lòng tin của công chúng, Ngân hàng nước CHDCND Lào nên tăng cường công tác truyền thông nhằm tăng cường tính minh bạch trong điều hành chính sách khi công bố các mục tiêu của CSTT một cách rõ ràng, nhất quát, hướng về các mục tiêu dài hạn, và mang tính chất định hướng cho thị trường. Kinh nghiệm của các nước cho thấy tăng cường công tác truyền thông và minh bạch hoá trong điều hành CSTT đem lại nhiều lợi ích cho NHTW. Thứ nhất, về mặt chính sách, điều này phù hợp với sự phát triển của một nền kinh tế thị trường. Thứ hai, về phía thị trường, nó giúp các chủ thể của thị trường dự báo được xu hướng điều hành CSTT, từ đó ra quyết định kinh tế và xây dựng kế hoạch đầu tư, chi tiêu. Thứ ba, về phía NHTW, tăng cường công tác truyền thông và minh bạch hoá về điều hành chính sách sẽ củng cố uy tín của NHTW và cùng với việc định hướng kỳ vọng thị trường sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho sự thành công của CSTT.

Có thể thấy, muốn có lòng tin, trước hết, phải có một hay một vài thành quả cụ thể trước đó, muốn vậy cần thực hiện những mục tiên ngắn hạn, mục tiêu dễ đạt được, sau đó, dần đến các mục tiêu vĩ mô, có tính chiến lược hơn. Như vậy, lòng tin của công chúng sẽ không ngừng được củng cố.

4.2.2.3. Chủ động và linh hoạt điều hành chính sách tiền tệ trong bối cảnh gia nhập vào WTO và các khối kinh tế tiền tệ, thương mại

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 193 trang tài liệu này.

Đối với lĩnh vực tiền tệ ngân hàng, việc gia nhập vào kinh tế khu vực và thế giới, đồng thời tuân thủ các chuẩn mực quốc tế đem lại nhiều cơ hội nhưng cũng không ít khó khăn và thách thức. Trong đó, các thách thức đặt ra cho Ngân hàng


Đổi mới điều hành chính sách tiền tệ của Ngân hàng nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế - 20

nước CHDCND Lào trong việc điều hành CSTT tập trung vào việc kiểm soát luồng vốn, điều tiết lượng tiền, lãi suất và tỷ giá… trước những biến động mạnh và thường xuyên của thị trường tài chính quốc tế cũng như sự vận hành ngày càng phức tạp và đa dạng hơn của thị trường tài chính trong nước.

Trước hết, khi thực hiện các cam kết hội nhập WTO, quy mô và sự biến động của các luồng vốn từ nước ngoài chảy vào trong nước sẽ gia tăng; cơ cấu vốn nước ngoài biến động mạnh, tỷ trọng vốn ngắn hạn tăng cao và có xu hướng dịch chuyển ra vào nền kinh tế liên tục khi chênh lệch lãi suất thay đổi. Với việc gia tăng hội nhập cũng hợp tác kinh tế quốc tế trong thời gian qua, CHDCND Lào đã thu hút được một lượng lớn vốn nước ngoài không chỉ FDI, ODA mà dần dần đã thu hút được cả vốn đầu tư gián tiếp. Cùng với đó là sự biến động về hoạt động xuất, nhập khẩu hàng hoá, dịch vụ trong quá trình hội nhập thì sự biến động của luồng vốn nước ngoài tác động đến tình trạng của cán cân thanh toán quốc tế, và dự trữ ngoại hối của CHDCND Lào.

Do vậy, Ngân hàng nước CHDCND Lào cần phải có những biện pháp phòng ngừa để chủ động ứng phó với sự biến động nhanh, mạnh, liên tục của các nguồn vốn vào và ra nền kinh tế, đặc biệt là nguồn vốn ngắn hạn có tính đầu cơ cao. Thêm vào đó, CSTT nên đóng góp vai trò hạn chế những ảnh hưởng không mong muốn của những tác động từ bên ngoài thông qua việc điều tiết lượng cung ứng tiền tệ, lãi suất, tỷ giá đối với nền kinh tế. Cuối cùng, cần phải xác định hội nhập kinh tế thế giới thì tác động của các nền kinh tế lớn đến các nền kinh tế nhỏ, mới mở cửa là điều không thể tránh khỏi, vấn đề đặt ra cho điều hành CSTT là phải linh hoạt, chủ động đối phó kịp thời với những biến động bất lợi và tận dụng cơ hội từ bên ngoài.

4.2.3. Nhóm giải pháp về điều hành tỷ giá và xử lý tình trạng đô la hoá

4.2.3.1. Điều hành tỷ giá linh hoạt và đổi mới chính sách quản lý ngoại hối

Tỷ giá có quan hệ tác động qua lại chặt chẽ với lạm phát, hoạt động xuất nhập khẩu, và cũng như hàng loạt các chỉ tiêu khác như lãi suất, cung tiền. Thậm chí, tỷ giá có thể ảnh hưởng tới sự ổn định của thị trường tài chính trong nước. Ổn định của thị trường hối đoái cũng là mục tiêu của CSTT do biến động tỷ giá có ảnh hưởng đến niềm tin của dân chúng, trong khi niềm tin của dân chúng vào các biến số kinh tế vĩ mô và vai trò điều hành của nhà nước lại có vai trò quyết định đến hiệu quả của


CSTT của NHTW. Như vậy, có thể khẳng định tỷ giá là một trong những kênh truyền dẫn hiệu quả của CSTT. Trong bối cảnh hội nhập sâu hơn vào kinh tế quốc tế và tình hình kinh tế - chính trị - xã hội thế giới có nhiều biến động, thì công tác điều hành chính sách tỷ giá phải đối mặt với nhiều thách thức. Do vậy, điều hành chính sách tỉ giá một cách linh hoạt, phù hợp với diễn biến thị trường trong nước và nước ngoài, phù hợp với mục tiêu kinh tế của mỗi quốc gia là một nhiệm vụ quan trọng.

Thứ nhất, cải thiện chế độ hình thành tỷ giá hướng tới việc tỷ giá được hình thành dựa trên nhu cầu và nguồn cung thị trường. Cải cách hệ thống quản lý ngoại hối sẽ được đẩy nhanh bằng cách thiết lập và tăng cường các cơ chế thị trường và hệ thống quản lý thanh toán quốc tế để thúc đẩy cân bằng cán cân thanh toán và hỗ trợ cân bằng và tăng trưởng bền vững của nền kinh tế. Dựa trên kinh nghiệm của các nước cũng như thực tế tại CHDCND Lào, Lào nên tiếp tục lựa chọn chế độ tỷ giá thả nổi có điều tiết. Đây là chế độ tỷ giá phù hợp với thực trạng kinh tế CHDCND Lào đang trong quá trình hội nhập vào nền kinh tế thế giới và thị trường tài chính chưa thực sự phát triển hoàn toàn. Chế độ tỷ giá này cho phép tỷ giá là kết quả của cả lực lượng thị trường và sự can thiệp của Ngân hàng nước CHDCND Lào với vai trò can thiệp bình ổn, duy trì tỷ giá ở mức có lợi cho nền kinh tế.

Một đặc điểm mà Ngân hàng nước CHDCND Lào cần chú ý là việc cố gắng can thiệp để duy trì tỷ giá ở mức chênh khá xa so với mức cân bằng thì thị trường ngoại hối phi chính thức sẽ có cơ hội phát triển, dẫn tới tình trạng đô la hóa càng quan trọng hơn. Việc duy trì mức chênh lệch này trong thời gian dài sẽ dẫn đến tình trạng xáo trộn trên thị trường ngoại tệ, giảm hiệu quả của CSTT, đồng thời về lâu dài có nguy cơ gây ra các bất ổn vĩ mô.

Thứ hai, điều hành tỷ giá hối đoái linh hoạt cùng với việc loại bỏ dần dần các kiểm soát vốn nhằm mở rộng khả năng cơ động tiền tệ, nâng cao hiệu quả truyền tải CSTT qua kênh tỷ giá hối đoái. Trong ngắn hạn, Ngân hàng nước CHDCND Lào có thể sử dụng các công cụ của chính sách tỷ giá để can thiệp vào thị trường nhằm đạt được các mục tiêu ưu tiên như hỗ trợ xuất khẩu hay ổn định thị trường ngoại hối.

Tuy nhiên, trong trung và dài hạn, việc liên tục can thiệp vào thị trường có thể làm trầm trọng hơn tình hình khi mà tỷ giá không phản ánh được diễn biến về sức mua giữa các đồng tiền, làm méo mó thị trường ngoại hối cũng như làm khả


năng can thiệp vào thị trường ngoại hối của Ngân hàng nước CHDCND Lào bị giảm sút. Ngoài ra, việc cố gắng giảm giá và duy trì đồng nội tệ để tăng sức cạnh tranh về hàng hoá so với các quốc gia khác có thể bị sự phản ứng, trả đũa thương mại của nhiều quốc gia nên cần phải điều hành chính sách tỷ giá theo hướng hài hoà về lợi ích giữa các quốc gia tham gia vào thương mại quốc tế.

Thứ ba, kinh nghiệm các nước cho thấy tỷ giá hối đoái có ảnh hưởng nhất định trong truyền dẫn CSTT, việc phá giá nội tệ có thể gây sức ép tăng lạm phát. Vì vậy việc xác định xem mức phá giá là bao nhiêu cần được xem xét kỹ lưỡng để đảm bảo mục tiêu hàng đầu là giữ ổn định kinh tế vĩ mô cũng như duy trì lòng tin của các nhà đầu tư vào đồng nội tệ, nếu không việc rút vốn ồ ạt sẽ có thể dẫn tới khủng hoảng cán cân thanh toán.

Kinh nghiệm của các nước cho thấy việc chọn thời điểm điều chỉnh với "liều lượng" hợp lý là yếu tố quan trọng, thậm chí quyết định cho việc ổn định tỷ giá và khắc phục áp lực cộng hưởng lên tỷ giá và thị trường. Với kinh nghiệm này, khi tỷ giá đang dần ở thế ổn định, Ngân hàng nước CHDCND Lào có thể chủ động (tính toán một cách cụ thể) điều chỉnh tăng/giảm nếu dự báo trong thời gian tới là cần thiết, không nên để diễn biến tỷ giá ở mức "nóng" mới điều chỉnh, bởi điều chỉnh thời điểm này dễ gây hiệu ứng bất ổn từ tỷ giá sang các chỉ tiêu vĩ mô khác. Tức là, cần thiết phải có một chế độ tỷ giá hối đoái linh hoạt để phù hợp với sự tự do hoá thị trường vốn trong những năm tới.

Điều đáng lo ngại là Ngân hàng nước CHDCND Lào đang phải đối mặt với hai lựa chọn: một là giảm giá đồng nội tệ để hạn chế nhập khẩu, thúc đẩy xuất khẩu, và thu hút hơn nữa luồng vốn đầu tư nước ngoài và hai là tiếp tục để đồng nội tệ bị định giá cao. Với lựa chọn thứ nhất, việc giảm giá đồng nội tệ sẽ góp phần hạn chế nhập khẩu, nhất là nhập khẩu phục vụ tiêu dùng thay vì sản xuất, cải thiện thâm hụt cán cân thương mại luôn ở ngưỡng xấp xỉ 20% GDP kể từ năm 2008 trở lại đây. Tuy nhiên, việc này cũng đồng thời với việc lạm phát có thể tăng lên, nợ nước ngoài quy đổi ngoại tệ tăng… Với lựa chọn thứ hai, Ngân hàng nước CHDCND Lào sẽ để đồng nội tệ tiếp tục lên giá, từ đó làm trầm trọng hơn mức độ thâm hụt cán cân thương mại. Nguy hiểm hơn cả là dự trữ ngoại hối của CHDCND Lào tính đến cuối năm 2011 là khá mỏng, chỉ chưa đầy 700 triệu USD, tương đương hơn hai tháng


nhập khẩu. Hơn nữa, việc duy trì tỷ giá như hiện nay sẽ làm trầm trọng hơn tình trạng đô la hoá trong nền kinh tế khi các chủ thể tiếp tục kỳ vọng vào những đợt giảm giá đồng nội tệ trong tương lai khi can thiệp trên thị trường ngoại hối của Ngân hàng nước CHDCND Lào bị hạn chế do dự trữ ngoại hối giảm mạnh.

Thứ tư, gia tăng dự trữ ngoại hối, thực hiện các biện pháp quản lý tập trung, thống nhất dự trữ ngoại hối nhà nước tại Ngân hàng CHDCND Lào. Dự trữ ngoại hối là công cụ đắc lực cho phép NHTW điều tiết thị trường ngoại hối, đảm bảo được ổn định tỷ giá, tránh những dao động đột ngột của tỷ giá trước tác động của các cú sốc bên ngoài nhưng không cản trở xu hướng phát triển chung của thị trường. Dự trữ ngoại hối hoạt động như một tấm đệm chống lại các cú sốc từ bên ngoài nhưng mức dự trữ thấp hiện tại không đủ để bảo vệ nền kinh tế CHDCND Lào trước những cú sốc đó nên cần được bổ sung thông qua việc thực thi các chính sách kinh tế vĩ mô thắt chặt hơn nhằm giảm tốc độ tăng trưởng nhập khẩu, đồng thời tận dụng triển vọng dòng vốn vào mạnh mẽ trong những năm tới. CHDCND Lào đang tham gia ngày càng sâu rộng vào các quan hệ kinh tế quốc tế cả thương mại và tài chính, do vậy yêu cầu tăng dự trữ quốc tế là rất quan trọng và cần thiết. Hơn nữa, trong xu hướng đồng USD có những điều chỉnh so với đồng tiền mạnh khác, đặc biệt là so với đồng EUR, thì việc đa dạng hoá dự trữ ngoại hối sẽ cho phép tránh được giá trị của dự trữ ngoại hối giảm khi có sự thay đổi tỷ giá giữa các đồng tiền mạnh. Vì vậy, Ngân hàng nước CHDCND Lào cần phải xem xét lại cơ cấu dự trữ ngoại hối hiện tại để có những điều chỉnh tương ứng với mục tiêu đa dạng hoá dự trữ ngoại tệ hay mức dự trữ ngoại hối. Tuy nhiên những biến động thăng trầm của các đồng tiền mạnh như USD và EUR trên thị trường tài chính tiền tệ thế giới thời gian qua đòi hỏi cần theo dõi sát sao và điều chỉnh kịp thời dự trữ ngoại hối trước mọi biến động của các đồng tiền này.

Thứ năm, sử dụng các công cụ của chính sách tỷ giá phải phù hợp với các mục tiêu của chính sách tỷ giá và cơ chế tỷ giá áp dụng trong từng thời kỳ. Kinh nghiệm điều hành tỷ giá của các quốc gia trên thế giới cho thấy các công cụ chính sách tỷ giá có vai trò quan trọng trong quyết định hiệu quả của chính sách tỷ giá. Lựa chọn tỷ giá như là một neo danh nghĩa để định hướng điều hành CSTT trong bối cảnh nền kinh tế có tiềm năng tăng trưởng như lại tiềm ẩn rủi ro lạm phát, Ngân


hàng nước CHDCND Lào cần đặt mục tiêu ổn định tỷ giá để kiểm soát lạm phát, ổn định thị trường tài chính, và ổn định kinh tế vĩ mô. Các công cụ của chính sách tỷ giá thường được sử dụng sẽ bao gồm: (i) công cụ trực tiếp: mua bán ngoại tệ trên thị trường ngoại hối, hạn chế đối tượng được mua và vay ngoại tệ; và (ii) công cụ gián tiếp: điều chỉnh lãi suất điều hành, quy định tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với tiền gửi ngoại tệ, quy định trần lãi suất đối với tiền gửi ngoại tệ, quy định trạng thái ngoại tệ đối với các NHTM.

Về phía công cụ trực tiếp, việc sử dụng các công cụ trực tiếp là cần thiết trong bối cảnh tỷ giá biến động quá mạnh, gây ảnh hưởng tới ổn định thị trường ngoại tệ do có tác động trực tiếp, mạnh và nhanh tới cung cầu trên thị trường ngoại tệ. Khi cần thiết, Ngân hàng nước CHDCND Lào tiến hành can thiệp mua bán ngoại tệ trên thị trường ngoại hối để duy trì tỷ giá biến động trong mục tiêu xác định. Ngoài ra, Ngân hàng nước CHDCND Lào có thể siết chặt những nhu cầu được phép vay vốn bằng ngoại tệ, quy định chặt chẽ những nhu cầu và số lượng ngoại tệ được phép mua tại các NHTM nhằm hạn chế tình trạng thất thoát ngoại tệ không cần thiết ra nước ngoài.

Về phía công cụ gián tiếp, Ngân hàng nước CHDCND Lào có thể tạo sự chênh lệch cao giữa lãi suất nội tệ và ngoại tệ thông qua việc tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc bằng ngoại tệ, quy định trạng thái ngoại tệ thấp hơn đối với các NHTM.

Quy định tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với tiền gửi bằng ngoại tệ ở mức cao sẽ có tác dụng làm tăng chi phí huy động vốn bằng ngoại tệ của các NHTM tăng lên. Để bảo đảm lợi nhuận, các NHTM buộc phải lựa chọn tăng lãi suất cho vay hoặc giảm lãi suất huy động. Khi lãi suất vay ngoại tệ tăng lên, lợi ích từ việc vay với lãi suất thấp không còn, các tổ chức kinh tế sẽ hạn chế vay bằng ngoại tệ mà chuyển sang vay bằng nội tệ, vừa hạn chế được rủi ro tỷ giá. Điều này khiến cho hệ thống NHTM chủ yếu phải hạ lãi suất huy động ngoại tệ và lượng ngoại tệ huy động có thể đem gửi ở nước ngoài, hoặc đầu tư ra nước ngoài với mức sinh lời cao hơn, rủi ro thấp hơn. Lãi suất huy động ngoại tệ hạ xuống sẽ làm giảm ích lợi từ việc nắm giữ ngoại tệ, từ đó khuyến khích công chúng bán lại ngoại tệ trên thị trường.

Quy định trạng thái ngoại tệ đối với các NHTM cũng là một biện pháp hiệu


quả thường được sử dụng nhằm hạn chế tình trạng đầu cơ ngoại tệ của các NHTM bên cạnh việc phòng ngừa rủi ro tỷ giá. Quy định này sẽ hạn chế tình trạng găm giữ ngoại tệ của các NHTM, buộc các tổ chức có trạng thái dương bán ngoại tệ để tạo cung cho thị trường, góp phần hạ nhiệt tỷ giá. Lượng ngoại tệ dư thừa, Ngân hàng nước CHDCND Lào có thể mua vào thông qua việc đặt tỷ giá mua của Sở giao dịch cao hơn hẳn so với tỷ giá mua vào của các NHTM để khuyến khích các tổ chức này bán lại ngoại tệ mua được từ công chúng, tạo điều kiện tăng dự trữ ngoại hối.

Trong dài hạn, với xu thế mở cửa nền kinh tế, tự do hoá thương mại và đầu tư, cùng với việc chuyển sang áp dụng cơ chế tỷ giá hối đoái linh hoạt hơn, các công cụ trực tiếp, mang tính hành chính của chính sách tỷ giá sẽ dần được hạn chế sử dụng, thậm chí loại bỏ mà thay vào đó là sử dụng các công cụ gián tiếp. Khi hội nhập sâu hơn vào kinh tế quốc tế, xa hơn nữa là tiến hành thực hiện tự do hoá các giao dịch vốn, mức độ mở cửa thương mại ngày càng gia tăng thì việc can thiệp vào tỷ giá thông qua việc mua bán ngoại tệ trên thị trường ngoại hối không hề dễ dàng. Với lượng dự trữ ngoại hối thấp như hiện nay và khả năng gia tăng dự trữ ngoại hối là tương đối thấp như đầu tư nước ngoài vào Lào có dấu hiệu giảm sút, nhu cầu nhập khẩu trong thời gian tới sẽ tăng trở lại khi nền kinh tế dần khôi phục… trong khi việc dần tự do hoá giao dịch vốn sẽ khiến tần suất và độ lớn của các cú sốc về dòng vốn và tỷ giá tăng lên, Ngân hàng nước CHDCND Lào không phải lúc nào cũng đủ khả năng can thiệp mua bán ngoại tệ nhằm cân bằng cung cầu.

Thứ sáu, không nên neo giữ đồng bản tệ với một ngoại tệ mạnh mà tỷ giá cần được xác định trên cơ sở thiết lập một rổ ngoại tệ như Trung Quốc và Ấn Độ để có mức tỷ giá chính xác hơn với vị thế của quốc gia trong cạnh tranh thương mại quốc tế đồng thời tránh được cú sốc cho nền kinh tế. Hiện nay CHDCND Lào đang neo giữ đồng nội tệ vào hai ngoại tệ là USD và THB, việc cân nhắc xác định mức tỷ giá đa phương đối với các đối tác thương mại chính nên được xem xét. Đồng thời, Ngân hàng nước CHDCND Lào cần định kỳ đánh giá các nhân tố tác động vào tỷ giá và mức độ biến động, và xu thế của tỷ giá nhằm xác định chính xác giá trị đồng nội tệ. Chính sách tỷ giá tốt cần có khả năng dự báo những diễn biến tỷ giá trong tương lai nhằm giúp CHDCND Lào chủ động can thiệp kịp thời vào thị trường ngoại hối nhằm nâng cao hiệu quả truyền dẫn CSTT qua kênh tỷ giá.


4.2.3.2. Thực hiện các biện pháp giảm dần và xoá bỏ tình trạng đô la hoá

Đô la hoá là hiện tượng mà một nền kinh tế sử dụng quá nhiều ngoại tệ trong các giao dịch thay vì sử dụng đồng nội tệ của mình. Đô la hoá sẽ có lợi khi mà đồng tiền trong nước mất giá quá nhanh, và nếu đồng ngoại tệ kia là một đồng tiền được giao dịch phổ biến trên thế giới, sử dụng trong thanh toán quốc tế sẽ hạn chế được rủi ro tỷ giá, khi ấy, nền kinh tế có điều kiện phát triển ổn định hơn. Thế nhưng, thay vì phát huy các mặt lợi, đô la hoá đem lại nhiều mặt tiêu cực hơn. Nó làm giảm hiệu quả của các chính sách kinh tế vĩ mô của chính phủ, các biện pháp CSTT của NHTW, thậm chí phụ thuộc quá nhiều vào CSTT của nước ngoài, khi đó, tính độc lập của nền kinh tế sẽ không còn. Trong trường hợp của CHDCND Lào, nền kinh tế Lào rất dễ bị tổn thương trước những thay đổi của nền kinh tế Thái Lan và Mỹ do hiện tượng đô la hoá tại CHDCND Lào đang diễn ra ở mức độ cao. Khi đó việc điều tiết thị trường bằng thay đổi tỷ giá không còn nhiều tác dụng, cung cầu hàng hoá trên thị trường bị bóp méo. Đặc biệt, vai trò là người cho vay cuối cùng của NHTW sẽ không được thực hiện nếu tình trạng đô la hoá xảy ra nghiêm trọng. Khi đó, một trong những kênh truyền tải CSTT đã bị vô hiệu hoá.

Kinh nghiệm của Việt Nam cho thấy, cho dù mức độ đô la hoá tại Việt Nam không cao như của CHDCND Lào nhưng với tâm lý sử dụng ngoại tệ như tài sản tích trữ thay vì nội tệ đã gây khó khăn trong điều hành CSTT của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Vì vậy để nâng cao hiệu quả truyền dẫn CSTT thông qua một thị trường tài chính - tiền tệ lành mạnh và an toàn, cần thiết phải chống lại hiện tượng đô la hoá tại CHDCND Lào.

Thứ nhất, đó là phải nâng cao vị thế của đồng nội tệ, bằng cách phát triển kinh tế, nâng cao tiềm lực kinh tế của quốc gia một cách bền vững, từ đó, mới có cơ sở ổn định đồng tiền trong nước, đảm bảo niềm tin của nhân dân vào đồng tiền của mình. Đồng thời cũng hạn chế sự lệ thuộc vào việc sử dụng đô la Mỹ hay THB Thái Lan trong giao dịch thương mại quốc tế, bằng cách sử dụng đa dạng các đồng tiền mạnh trên thế giới như EUR, GBP, JPY… Ngoài ra, Ngân hàng nước CHDCND Lào cần thực hiện nhóm giải pháp ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát để củng cố vị thế và ổn định được giá trị đối nội và đối ngoại của đồng nội tệ. Chừng nào các giải pháp ổn định vĩ mô chưa phát huy được hiệu quả thì việc thực hiện các

Xem tất cả 193 trang.

Ngày đăng: 28/04/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí