Một Số Chỉ Tiêu Phát Triển Kinh Tế - Xã Hội Của Lào Giai Đoạn 2011-2015 Và 2020


thông qua việc phân chia vai trò và nhiệm vụ của các cấp quản lý; thực hiện hiệu quả các Luật được Quốc hội Lào thông qua.

Bảo đảm tình hình an ninh quốc phòng; khuyến khích ổn định chính trị, hoà bình và trật tự xã hội; kiểm soát tốt người dân; nâng cao năng lực và hiện đại hoá quân đội.

Vận động các nguồn lực trong xã hội cho mục tiêu phát triển, tận dụng và sử dụng các nguồn tài nguyên hiệu quả và bền vững hơn; mở rộng quan hệ bạn bè và hợp tác với các quốc gia trong khu vực và tầm thế giới; mở rộng năng lực liên kết và cạnh tranh trên cấp độ thế giới thông qua đầu tư trong nước và nước ngoài; tạo lập hệ thống cơ sở hạ tầng toàn diện; và xây dựng các chính sách khuyến khích đầu tư vào mọi khu vực kinh tế…

Thúc đẩy công cuộc công nghiệp hoá và hiện đại hoá; tập trung vào các lĩnh vực và khu vực có tiềm năng và điều kiện phát triển giảm khoảng cách phát triển với phần còn lại của thế giới; thực hiện các dự án lớn hiệu quả để tạo cơ sở tốt cho phát triển công nghiệp; và khuyến khích các doanh nghiệp nhỏ và vừa, các doanh nghiệp hợp tác, và các hộ gia đình để tận dụng công nghệ mới nhằm tăng cường năng suất lao động và hiệu quả làm việc.

b/ Mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội

Mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của Lào được cụ thể hoá thành các mục tiêu cụ thể về kinh tế vĩ mô, khu vực kinh tế, xã hội, tài nguyên thiên nhiên và môi trường, hội nhập quốc tế. Trong đó, tác giả trình bày mục tiêu kinh tế vĩ mô và mục tiêu hội nhập quốc tế.

Mục tiêu kinh tế vĩ mô:

Tăng trưởng GDP ít nhất 8%/năm. Khu vực nông lâm nghiệp tăng trưởng 3,5%/năm, chiếm tỷ trọng 23% GDP vào năm 2015; khu vực công nghiệp tăng trưởng 15%/năm, chiếm tỷ trọng 39% GDP; khu vực dịch vụ tăng trưởng 6,5%/năm, chiếm tỷ trọng 38% GDP. Tính đến năm 2015, GDP đầu người đạt mức 1.700 USD (tỷ giá 8.500 Kip/USD).

Duy trì tỷ lệ lạm phát thấp hơn tốc độ tăng trưởng kinh tế và giữ cho tỷ giá ổn định; mức độ biến động của giá trị đồng Kip so với các đồng ngoại tệ tối đa ở mức 5%/năm.


Giá trị xuất khẩu tăng bình quân 18%/năm và giá trị nhập khẩu tăng bình quân 5%/năm; khu vực sản xuất và thủ công tăng tối đa 13%/năm, chiếm 15% GDP; tăng dự trữ ngoại hối lên mức đủ bảo đảm sáu tháng nhập khẩu.

Cơ cấu nền kinh tế dịch chuyển theo định hướng của Đảng. Tiêu dùng tư nhân ở mức 75% GDP, chi tiêu Chính phủ đạt mức 8% GDP, đầu tư của cả khu vực Nhà nước và tư nhân đạt mức 32%, nhập khẩu 50% và xuất khẩu 35% GDP vào năm 2015. Bảo đảm cán cân thanh toán và cán cân vãng lai hợp lý.

Đến năm 2005, thu ngân sách (bao gồm cả viện trợ) đạt tối thiểu 19-21% GDP, thu nội địa đạt mức 16-18% GDP, thâm hụt ngân sách không vượt quá 3-5% GDP/năm. Tăng trưởng huy động vốn tiền gửi 25,6%/năm, hoặc 39,5% GDP.

Quá trình tăng trưởng hướng tới sự bền vững về môi trường và tuân thủ các tiêu chuẩn về môi trường. Tạo công ăn việc làm. Phân phối lợi nhuận công bằng giữa các vùng và công chúng.

Bảng 4.1: Một số chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội của Lào giai đoạn 2011-2015 và 2020

Chỉ tiêu

Tới năm 2015

Tới năm 2020

Tăng trưởng kinh tế bình quân

8%/năm

>8%/năm

Tăng trưởng khu vực nông nghiệp

3,5%

3,3%

Tăng trưởng khu vực công nghiệp

15%

12,8%

Tăng trưởng khu vực dịch vụ

6,5%

7,8%

Tỷ trọng khu vực nông nghiệp/GDP

23%

19%

Tỷ trọng khu vực công nghiệp/GDP

39%

39%

Tỷ trọng khu vực dịch vụ/GDP

38%

37%

Tỷ lệ lạm phát

< GDP(%)

Tăng trưởng xuất khẩu

18%

18%

Tỷ giá (Kip/USD)

<±5%

<±5%

Tỷ lệ tiết kiệm GDP

39,5%

n/a

Thu ngân sách/GDP

19-21%

24-26%

Thâm hụt ngân sách/GDP

3-5%

3-5%

Đầu tư/GDP

32%

35-36%

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 193 trang tài liệu này.

Nguồn:[65, tr.209].

Mục tiêu hội nhập quốc tế:

Phát triển thương mại quốc tế, tăng cường tỷ lệ thương mại quốc tế từ 83% năm 2010 lên 100% hoặc cao hơn trong năm 2015.


Hội nhập hoàn toàn vào Cộng đồng ASEAN vào năm 2015, là vấn đề chính trong ba trụ cột của ASEAN là: An ninh, Kinh tế, và văn hoá xã hội.

Thực hiện kế hoạch hợp tác tiểu vùng sông Me Kong mở rộng và hợp tác phát triển tam giác Lào - Việt Nam - Campuchia.

Tham gia vào sự thành lập khu vực ASEAN không ma tuý.

4.1.2. Định hướng điều hành chính sách tiền tệ của Ngân hàng nước Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào tới năm 2020

a/ Định hướng chung:

Ổn định trong dài hạn giá trị của đồng nội tệ, kiểm soát hiệu quả lượng tiền cung ứng trong nền kinh tế, tiếp tục theo đuổi cơ chế tỷ giá thả nổi có điều tiết, duy trì sự ổn định của tỷ giá, khuyến khích sử dụng đồng nội tệ; nâng cao năng lực hoạt động và hiện đại hoá hệ thống ngân hàng để ổn định giá trị đồng nội tệ và đóng góp vào phát triển kinh tế - xã hội; tăng cường hiệu quả công tác thanh tra, giám sát của Ngân hàng nước CHDCND Lào để bảo đảm ổn định và an toàn thị trường tài chính.

b/ Định hướng cụ thể:

Về hoàn thiện các công cụ của CSTT, Ngân hàng nước CHDCND Lào tập trung vào việc hoàn thiện hệ thống công cụ CSTT gián tiếp để điều tiết các điều kiện tiền tệ trong nền kinh tế, hạn chế việc sử dụng các công cụ trực tiếp vốn dĩ đã ảnh hưởng không tốt tới thị trường tiền tệ trong một số giai đoạn.

Các công cụ lãi suất tái chiết khấu, tái cấp vốn sẽ được điều chỉnh theo hướng tăng tính nhất quán và định hướng cho CSTT và thị trường tiền tệ.

Công cụ dự trữ bắt buộc sẽ được rà soát lại với mục tiêu cơ bản là tạo sự ổn định, an toàn cho hệ thống ngân hàng, góp phần giải quyết tình trạng đô la hoá đang khá phổ biến tại Lào.

Nghiệp vụ thị trường mở sẽ được tiếp tục hoàn thiện để tạo một nền tàng cơ sở vững chắc cho công tác điều hành thông qua việc củng cố các quy định về phát hành, chuyển nhượng giấy tờ có giá, tiêu chí các thành viên tham gia thị trường và các quy định về hoạt động, giao dịch trên thị trường mở. Ngân hàng nước CHDCND Lào cũng tạo điều kiện để các nhà môi giới trên thị trường tiền tệ có điều kiện hình thành và phát triển, góp phần làm tăng tính minh bạch và hiệu quả của thị trường này.

Về phía chính sách tỷ giá, Ngân hàng nước CHDCND Lào đặt mục tiêu ổn


định giá trị của đồng Kip, giảm tình trạng đô la hoá, gia tăng dự trữ ngoại hối và tiến tới cán cân thanh toán ổn định. Cơ chế tỷ giá được xác định là cơ chế thả nổi có điều tiết dưới sự quản lý của Nhà nước và để thực hiện cơ chế này, nhiệm vụ đặt ra là phải có các biện pháp quản lý các nguồn thu về ngoại tệ, nhất là từ các hoạt động xuất khẩu, đầu tư trực tiếp nước ngoài, viện trợ cũng như thiết lập một cơ chế thanh toán không dùng tiền mặt nhằm kiểm soát hiệu quả hơn các giao dịch ngoại tệ.

Về phát triển hệ thống ngân hàng, Ngân hàng nước CHDCND Lào cũng định hướng phải tăng cường hiệu quả công tác thanh tra, giám sát hệ thống ngân hàng và các tổ chức tài chính nhằm tạo lập sự an toàn và ổn định trong hoạt động ngân hàng. Để thực hiện, Ngân hàng nước CHDCND Lào dự kiến ban hành các quy định về an toàn hoạt động ngân hàng trên cơ sở các chuẩn mực quốc tế và khuyến khích các ngân hàng và tổ chức tài chính nghiêm túc tuân thủ.

c/ Các mục tiêu cụ thể của CSTT tới năm 2015:

Kiểm soát tỷ lệ lạm phát thấp hơn tốc độ tăng trưởng kinh tế.

Duy trì sự ổn định của tỷ giá và bảo đảm dự trữ ngoại hối tối thiểu sáu tháng nhập khẩu.

Tốc độ tăng trưởng huy động tiền gửi 25,6%/năm, hoặc tương đương 29,5% GDP.

Cố gắng tăng tỷ lệ tiền gửi nội tệ chiếm 49% tổng vốn huy động.

Cố gắng tăng tỷ lệ tiết kiệm nhằm tăng tín dụng đối với khu vực kinh tế 22,9%/năm hoặc tương đương 32,9% GDP, tập trung vào hệ thống các doanh nghiệp nhỏ và vừa.

d/ Các biện pháp thực hiện:

Ổn định giá trị đồng nội tệ bằng việc thực hiện hiệu quả CSTT, chính sách tỷ giá, và các chính sách quản lý ngoại hối khác.

Tăng cường năng lực quản lý của hệ thống NHTM và các hệ thống tài chính, và đa dạng hoá các loại hình các NHTM.

Nâng cao năng lực và ổn định hệ thống ngân hàng trên tất cả các phương diện; hội nhập hệ thống tài chính vào hệ thống tài chính quốc tế.

Tạo thêm nhiều cơ hội cho người dân địa phương sử dụng các sản phẩm và dịch vụ của hệ thống ngân hàng.


4.2. NHỮNG GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN ĐIỀU HÀNH CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ CỦA NGÂN HÀNG NƯỚC CỘNG HOÀ DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO TRONG QUÁ TRÌNH HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ

4.2.1. Nhóm giải pháp về hoàn thiện khung chính sách tiền tệ

4.2.1.1. Điều hành chính sách tiền tệ kiên định theo các mục tiêu ưu tiên

Về cả mặt lý thuyết lẫn thực tiễn, CSTT có mục tiêu ưu tiên sẽ giúp công tác điều hành CSTT nhất quán hơn và tăng tính định hướng cho thị trường. Việc không xác định được mục tiêu hoặc mục tiêu ưu tiên không rõ ràng sẽ dẫn đến việc lúng túng, giật cục trong quá trình điều hành của NHTW, không những làm giảm đi hiệu quả chính sách mà có thể gây ra bất ổn kinh tế vĩ mô.

Hiện nay, Ngân hàng nước CHDCND Lào đang theo điều hành CSTT đa mục tiêu, bao gồm: duy trì sự ổn định của đồng nội tệ, tăng trưởng tài sản quốc nội, ổn định lạm phát, tăng trưởng kinh tế theo kế hoạch 5 năm, và duy trì ổn định tài chính (Ví dụ, mục tiêu của CSTT trong năm 2012 là duy trì tỷ lệ lạm phát thấp hơn tốc độ tăng trưởng GDP, duy trì tăng trưởng tổng phương tiện thanh toán dưới 25%, và hạn chế biến động tỷ giá với hai đồng ngoại tệ là USD và THB trong phạm vi

±5% là ba mục tiêu chủ chốt). Việc theo đuổi các mục tiêu khác, đặc biệt là mục tiêu tăng trưởng kinh tế, sẽ có thể làm ảnh hưởng tới mục tiêu quan trọng nhất của CSTT là ổn định giá trị đồng nội tệ, thể hiện ở mức lạm phát thấp và ổn định. Do vậy, Ngân hàng nước CHDCND Lào cần xác định lại mục tiêu ưu tiên của CSTT là ổn định giá trị của đồng nội tệ (thể hiện qua tỷ lệ lạm phát thấp và ổn định), đồng thời theo đuổi mục tiêu này trong cả trung dài hạn, để không rơi vào tình trạng theo đuổi các mục tiêu ngắn hạn như tăng trưởng kinh tế mà bỏ qua mục tiêu dài hạn.

Hình 4.1 miêu tả tác động của CSTT tới sản lượng và giá cả khi nền kinh tế đối mặt với cú sốc cầu tích cực, ví dụ chi tiêu Chính phủ tăng, giảm thuế, tiêu dùng tự định và đầu tư tăng, xuất khẩu ròng tăng... Ban đầu đường cầu AD1 dịch chuyển sang phải tới AD2, thu nhập tăng khiến nhu cầu nắm giữ tiền của công chúng tăng lên, đường cầu tiền MD1 dịch chuyển sang phải tới đường MD2. Nếu Ngân hàng nước CHDCND Lào cố gắng duy trì mức lãi suất hiện hành bằng cách tăng cung tiền từ MS1 tới MS2, đường tổng cầu AD2 sẽ tiếp tục dịch sang phải tới AD3. Nền kinh tế đạt mức sản lượng cao hơn trước khi có cú sốc nhưng sẽ phải đối mặt với


mức lạm phát cao hơn, thể hiện ở mức giá cả P3 [9, tr. 20]. Đây là giải pháp Ngân hàng nước CHDCND Lào không nên áp dụng, do mục tiêu duy trì lạm phát ở mức thấp và ổn định không thực hiện được.

Hình 4.1: Phản ứng của CSTT không trung hòa ảnh hưởng của cú sốc tích cực

Để ổn định nền kinh tế khi đối mặt với cú sốc cầu tích cực, Ngân hàng nước CHDCND Lào nên thực hiện CSTT thắt chặt thông qua việc hút tiền từ lưu thông. Thông qua hút tiền về, đường cung tiền MS1 sẽ dịch chuyển sang trái tới MS2. Mức lãi suất cao hơn sẽ có tác động lấn át hoàn toàn mức tăng của tổng cầu phát sinh do cú sốc tích cực. Đường tổng cầu AD2 sẽ dịch chuyển quay lại vị trí ban đầu tại AD1; nền kinh tế duy trì mức sản lượng và giá cả ban đầu trước khi xảy ra cú sốc.

Hình 4.2: Phản ứng của CSTT trung hoà ảnh hưởng của cú sốc tích cực


Với CSTT đa mục tiêu, Ngân hàng nước CHDCND Lào đang kỳ vọng vừa đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng, vừa kiểm soát giá cả - lạm phát, ổn định tiền tệ cũng như sử dụng CSTT như một công cụ bổ trợ ổn định ngân sách, xoá đói giảm nghèo, bảo đảm an ninh quốc gia. Trong thời gian qua, Lào đã thực hiện được các mục tiêu này do tiềm năng phát triển kinh tế của Lào còn ở mức cao và nền kinh tế mới chỉ hội nhập phần nào vào kinh tế khu vực là chủ yếu; tuy nhiên, trong thời gian tới, tiềm năng phát triển sẽ bị thu hẹp lại sau khoảng thời gian tăng trưởng quá nhanh. Hơn nữa, những cú sốc từ bên trong và bên ngoài sẽ xuất hiện với tần suất lẫn mức độ mạnh hơn khi CHDCND Lào tham gia sâu vào nền kinh tế thế giới, tạo ra những thách thức và khó khăn mới cho việc thực hiện đồng thời các mục tiêu của CSTT.

Do đeo đuổi CSTT đa mục tiêu, lựa chọn tỷ giá là một trong những mục tiêu trung gian của CSTT, trong khi tình trạng đô la hoá trong nền kinh tế ở mức cao, Ngân hàng nước CHDCND Lào luôn gặp khó khăn trong việc kiểm soát lượng cung tiền trong nền kinh tế, từ đó khó có thể tác động tới các mục tiêu khác như tăng trưởng kinh tế hay lạm phát. Chính vì vậy, Ngân hàng nước CHDCND Lào cần tìm một neo mới cho CSTT sao cho có thể chủ động kiểm soát lạm phát, ổn định giá cả, duy trì lạm phát ở mức thấp và ổn định trong thời gian tới.

Mục tiêu trung gian là cung tiền: trường hợp của Lào có thể nhận thấy hệ số nhân tiền biến động mạnh và vòng quay tiền tệ thiếu ổn định. Thêm vào đó, thị trường tài chính phát triển ở mức độ thấp, các kênh truyền dẫn của CSTT chưa thực sự rõ ràng và phát huy được hiệu quả cao nhất. Những nhân tố này khiến cho khả năng lựa chọn cung tiền là mục tiêu trung gian của CSTT không thực sự hiệu quả.

Mục tiêu trung gian là lãi suất: thị trường tài chính phát triển ở mức thấp, mức lãi suất trên thị trường chủ yếu dựa vào mức lãi suất của các NHTM chứ chưa quyết định bởi cung cầu trên thị trường vốn nên lựa chọn lãi suất làm mục tiêu trung gian không phải là một biện pháp khả thi.

Mục tiêu trung gian là tỷ giá: dòng vốn đầu tư nước ngoài đổ vào trong nước thiếu ổn định và khả năng can thiệp của dự trữ ngoại hối ở mức thấp nên phương án này cũng không khả thi.

Như vậy, trong bối cảnh tình trạng đô la hoá vẫn ở mức cao, Ngân hàng nước CHDCND Lào nên cùng một lúc sử dụng linh hoạt mục tiêu trung gian là cung tiền


và sử dụng tỷ giá danh nghĩa như là một neo cho điều hành CSTT. Trong trung hạn, Ngân hàng nước CHDCND Lào cần thực hiện các bước chuẩn bị để chuyển sang một neo danh nghĩa duy nhất cho CSTT.

Mặc dù lạm phát mục tiêu là một xu thế đang được nhiều quốc gia trên thế giới thực hiện thành công, việc theo đuổi mục tiêu ổn định giá cả không có nghĩa là theo đuổi CSTT lạm phát mục tiêu tại Lào. Kể từ cuối những năm 1980, xu hướng của thế giới là tăng cường tính độc lập của NHTW trong điều hành CSTT và tập trung vào một mục tiêu duy nhất trong đó lạm phát mục tiêu được coi là xu hướng khuôn khổ hoạt động cho CSTT. Có thể khẳng định việc duy trì lạm phát thấp đạt mức mục tiêu đề ra của Chính phủ là rất quan trọng cho sự phát triển của nền kinh tế, nhưng để áp dụng lạm phát mục tiêu đòi hỏi phải có một cơ chế truyền tải hiệu quả thông qua các hoạt động trơn tru của thị trường tài chính. Trong khi đó, thị trường tài chính của Lào vẫn còn chưa thực sự phát triển thì việc áp dụng lạm phát mục tiêu tại thời điểm này sẽ không hiệu quả. Tuy vậy, về dài hạn, lạm phát mục tiêu đang trở thành một xu thế đáng kể và là một sự chuyển đổi cần thiết, đặc biệt đối với các nước đang phát triển như Lào.

4.2.1.2. Xác định vùng lạm phát mục tiêu làm căn cứ điều hành chính sách tiền tệ

Việc xác định một mức lạm phát mục tiêu cần đạt được một cách chính thức trong mối tương quan với tốc độ tăng trưởng kinh tế GDP như hiện nay có thể dẫn tới các động thái chính sách thuận chu kỳ mà gây ảnh hưởng đến khả năng kiểm soát lạm phát của Ngân hàng CHDCND Lào. Do vậy, trong trung và dài hạn, Ngân hàng nước CHDCND Lào nên xem xét áp dụng một vùng lạm phát mục tiêu thay vì xác định một điểm lạm phát kế hoạch như hiện nay.

Hiện nay, việc định lượng các mục tiêu về lạm phát và tăng trưởng thường dựa vào các mức đã đạt được năm trước mà ít có sự dự báo những biến động trong kỳ kế hoạch cũng như những tác động trễ của chính sách trong các thời kỳ trước. Hơn nữa, việc ấn định mục tiêu ở một con số mà không quy định khung dao động trong điều kiện đầy biến động sẽ gây nên khó khăn cho công tác điều hành CSTT cũng như làm giảm mức độ tin cậy của công chung về khả năng thực hiện cam kết của Ngân hàng CHDCND Lào. Bởi không thể theo đuổi đồng thời hai mục tiêu trái

Xem tất cả 193 trang.

Ngày đăng: 28/04/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí