Đổi mới điều hành chính sách tiền tệ của Ngân hàng nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế - 23


KẾT LUẬN CHƯƠNG 4


Chương 4 của luận án đã trình bày ba nội dung nghiên cứu chính là kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của Lào giai đoạn 2011 - 2020 và định hướng điều hành CSTT của Ngân hàng CHDCND Lào, các giải pháp cần thực thi để tăng cường hiệu quả CSTT trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, và đi kèm là một số kiến nghị.

Trên cơ sở bốn nội dung quan trọng trong mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội 5 năm, tác giả đã chỉ ra mục tiêu cụ thể và các giải pháp điều hành CSTT của Ngân hàng nước CHDCND Lào phải được hình thành trên cơ sở ổn định giá trị của đồng nội tệ trong dài hạn như là mục tiêu ưu tiên hàng đầu.

Tác giả đã trình bày hệ thống năm nhóm giải pháp quan trọng bao gồm: (1) hoàn thiện khung chính sách tiền tệ; (2) hoàn thiện nghiệp vụ điều hành chính sách tiền tệ; (3) điều hành tỷ giá linh hoạt và đổi mới chính sách quản lý ngoại hối, xử lý tình trạng đô la hoá; (4) phát triển bền vững hệ thống ngân hàng thông qua lành mạnh hoá hệ thống và hoàn thiện công tác thanh tra giám sát, ngân hàng; (5) nâng cao tính độc lập của Ngân hàng nước CHDCND Lào.

Để bảo đảm các giải pháp trên có thể thực hiện được một cách đồng bộ, phát huy hiệu quả, tác giả đã trình bày bốn kiến nghị quan trọng với Chính phủ, Bộ Tài chính, Bộ Công thương, và các bộ ngành khác có liên quan như tăng cường phối hợp giữa các bộ ngành, thúc đẩy sự phát triển của thị trường tài chính, hoàn thiện chính sách thương mại, xây dựng hệ thống thông tin tuyên truyền hiệu quả.


KẾT LUẬN


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 193 trang tài liệu này.

Trong bối cảnh ngày càng hội nhập sâu hơn vào nền kinh tế thế giới với những cải cách kinh tế nhằm gia nhập Tổ chức thương mại thế giới WTO, nền kinh tế CHDCND Lào ngày càng chịu ảnh hưởng nhiều hơn từ các nhân tố bên ngoài. Tuy nhiên, với bối cảnh nền kinh tế đang phát triển và đang trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế nhưng nền tài chính quốc gia còn đang ở giai đoạn sơ khởi, Ngân hàng nước CHDCND Lào đã và đang phải đối mặt với rất nhiều thách thức trong điều hành CSTT. Luận án "Đổi mới điều hành chính sách tiền tệ của Ngân hàng nước Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế" đã tập trung nghiên cứu một cách có hệ thống về những vấn đề lý luận và thực tiễn về điều hành CSTT của Ngân hàng nước CHDCND Lào trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế. Các kết quả đạt được của luận án được thể hiện trên các khía cạnh chính sau đây:

Thứ nhất, luận án đã thực hiện tìm kiếm, trình bày và phân tích các nghiên cứu về CSTT và hội nhập kinh tế quốc tế tại Lào, Việt Nam, và các quốc gia trên thế giới làm cơ sở cho NCS tham khảo, học tập.

Đổi mới điều hành chính sách tiền tệ của Ngân hàng nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế - 23

Thứ hai, luận án đã trình bày cơ sở lý luận về CSTT, điều hành CSTT trong bối cảnh hội nhập kinh tế. Luận án đã tập trung làm rõ các vấn đề liên quan đến tác động của CSTT tới nền kinh tế trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế thông qua việc sử dụng mô hình IS - LM - BP nhằm rút ra kết luận về khả năng tác động cũng như mức độ hiệu quả của CSTT trong từng điều kiện cụ thể.

Thứ ba, luận án đã tập trung phân tích một cách toàn diện và có hệ thống công tác điều hành CSTT của Ngân hàng nước CHDCND Lào, và đánh giá những thành công cũng như tồn tại trong công tác này trong 4 giai đoạn tương ứng với đòi hỏi và bối cảnh kinh tế vĩ mô cũng như mục tiêu của CSTT. Việc phân tích đã được tiến hành một cách bài bản từ việc đánh giá tình hình phát triển về tiền tệ và hệ thống ngân hàng tại Lào với quy mô của khu vực tiền tệ đã phát triển nhanh chóng, nền kinh tế Lào có mức độ đô la hoá cao và sự phát triển nhanh chóng của hệ thống NHTM tại Lào hiện nay để chứng minh rằng Ngân hàng nước CHDCND Lào đang gặp phải những khó khăn nhất định trong việc thực hiện các biện pháp điều hành


hướng tới các mục tiêu của CSTT. Trên cơ sở đó, thực trạng điều hành CSTT của Ngân hàng nước CHDCND Lào trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế đã được phân tích chi tiết với những nhận định về thành công, tồn tại, và nguyên nhân của công tác điều hành CSTT trong giai đoạn nghiên cứu.

Thứ tư, trên cơ sở những nguyên nhân gây ra tồn tại trong hoạt động điều hành CSTT cũng như căn cứ vào kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của Lào và định hướng điều hành CSTT của Ngân hàng nước CHDCND Lào giai đoạn 2011 - 2020, luận án đã xây dựng một hệ thống bao gồm năm nhóm giải pháp về hoàn thiện khung CSTT, điều hành CSTT linh hoạt, đổi mới chính sách tỷ giá và quản lý ngoại hối, lành mạnh hoá hệ thống ngân hàng và tăng cường tính độc lập cho NHTW; và bốn kiến nghị đi kèm cần thực thi để tăng cường hiệu quả CSTT trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế.

Tóm lại, luận án với 4 chương đã giải quyết khá triệt để mục tiêu nghiên cứu đề ra. Hoàn thiện luận án này, NCS mong muốn đóng góp một phần kiến thức của mình vào vấn đề điều hành CSTT của Ngân hàng nước CHDCND Lào trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay. Tuy nhiên, do hạn chế về nguồn số liệu, luận án không tránh khỏi có những thiếu sót nhất định. NCS mong nhận được sự đánh giá của các nhà khoa học để luận án được hoàn chỉnh hơn và NCS có thể có được kiến thức sâu rộng hơn về lĩnh vực nghiên cứu.


DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN


1. Santy Phonmeuanglao (2013), "Thực trạng lạm phát tại CHDCND Lào và một số gợi ý cho điều hành chính sách tiền tệ", Tạp chí khoa học và đào tạo ngân hàng, Số 136, tr.61-71.

2. Santy Phonmeuanglao (2014), "Một số gợi ý đối với công tác điều hành chính sách tiền tệ của ngân hàng nước CHDCND Lào trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế", Tạp chí Thông tin đối ngoại, Số 122, tr.72.


TÀI LIỆU THAM KHẢO


* Tài liệu tiếng Việt

1. Amkha Vongmeunka (2012), Hoàn thiện quản lý nhà nước về kinh tế đối ngoại của nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào, Luận án tiến sĩ, Học viện Hành chính, Hà Nội.

2. Đặng Thị Huyền Anh (2012), Tác động tỷ giá thực đến cán cân thương mại Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế, Luận án tiến sĩ, Học viện Ngân hàng, Hà Nội.

3. Đỗ Đức Bình, Nguyễn Thường Lạng (2004), Giáo trình kinh tế quốc tế, Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật.

4. Nguyễn Kim Dung (2004), Xác lập các điều kiện tiền đề của việc hoạch định và điều hành CSTT ở Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế, Luận án tiến sĩ, Học viện Ngân hàng, Hà Nội.

5. Đỗ Văn Độ (2012), Phát triển bền vững thị trường tiền tệ liên ngân hàng Việt Nam trong tiến trình hội nhập quốc tế, Luận án tiến sĩ, Học viện Ngân hàng, Hà Nội.

6. Nguyễn Thị Thu Hiền (2012), Nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng thương mại nhà nước Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, Luận án tiến sĩ, Học viện Ngân hàng, Hà Nội.

7. Hoàng Thị Lan Hương (2013), Hoàn thiện chính sách tỷ giá ở Việt Nam giai đoạn 2010 - 2020, Luận án tiến sĩ, Trường Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội.

8. Mai Lan Hương (2010), Vai trò của Nhà nước đối với hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam, Luận án tiến sĩ, Trường Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội.

9. Dương Thu Hương (2005), Hoàn thiện chính sách tiền tệ và giải pháp điều hành phối hợp với các chính sách kinh tế vĩ mô khác nhằm bảo đảm ổn định và phát triển kinh tế giai đoạn 2000 - 2020, Luận án tiến sĩ, Học viện Ngân hàng, Hà Nội.


10. Khamkinh Phanthavong (2003), Đổi mới hệ thống ngân hàng nhà nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào trong nền kinh tế thị trường, Luận án tiến sĩ, Trường Đại học kinh tế quốc dân, Hà Nội.

11. Nguyễn Văn Khách (2006), Giải pháp đổi mới hoạt động Ngân hàng Nhà nước Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, Luận án tiến sĩ, Học viện Ngân hàng, Hà Nội.

12. Chu Khánh Lân (2012), "Nguyên nhân lạm phát tại Việt Nam và những gợi ý chính sách", Tạp chí khoa học và đào tạo ngân hàng, Số 119, tr.10-22.

13. Chu Khánh Lân, Nguyễn Minh Phương (2012), Điều hành chính sách tiền tệ tại Việt nam trong bối cảnh hiện nay - Thực trạng và giải pháp, Đề tài nghiên cứu khoa học, Học viện Ngân hàng.

14. Lê Văn Luyện (2003), Những giải pháp đảm bảo an toàn cho hoạt động ngân hàng Việt Nam trong điều kiện hội nhập với hệ thống tài chính, tiền tệ quốc tế, Luận án tiến sĩ, Học viện Ngân hàng, Hà Nội.

15. Mi Moua (2003), Giải pháp tín dụng ngân hàng nhằm góp phần thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế tại CHDCND Lào, Luận án tiến sĩ, Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội.

16. Chu Thị Hồng Minh (2005), Một số ý kiến trao đổi xung quanh thực trạng hệ thống công cụ chính sách tiền tệ - Vấn đề tiếp tục đổi mới và hoàn thiện để đáp ứng yêu cầu hội nhập, Nghiên cứu khoa học tại hội khoa học của Ngân hàng Nhà nước.

17. Milan và Ekaterina (2010), Phát triển của Lào thông qua việc mở rộng nhanh chóng khu vực tài nguyên tự nhiên: Những thử thách và lựa chọn chính sách cho CHDCND Lào, Báo cáo dự án.

18. Phạm Thị Như (chủ nhiệm) (2010), Chính sách tiền tệ của Việt Nam sau khi gia nhập Tổ chức thương mại thế giới, Đề tài khoa học, Học viện Ngân hàng.

19. Tô Kim Ngọc (2005), Giáo trình lý thuyết tiền tệ - ngân hàng, Nxb Thống kê.

20. Tô Kim Ngọc (2012), Giáo trình lý thuyết tiền tệ - ngân hàng, Nxb Dân trí.


21. Tô Kim Ngọc, Lê Thị Tuấn Nghĩa (2012), Phối hợp chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa ở Việt Nam, Hội thảo cấp Ngành Phối hợp chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa trong điều tiết kinh tế vĩ mô.

22. Phouphet Kyophilavong (2009), Đánh giá chính sách vĩ mô của Lào, Đại học Quốc gia Lào.

23. Phouphet Khamphounvong (2010), Giải pháp đổi mới hoạt động Ngân hàng Trung ương Lào trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế, Luận văn thạc sĩ, Ngân hàng Nhà nước Lào.

24. PhongTiSouk Siphomthaviboun (2011), Hoàn thiện chính sách thương mại quốc tế của Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào, Luận án tiến sĩ, Trường Đại học kinh tế quốc dân, Hà Nội.

25. Bùi Duy Phú (2008), Phân tích định lượng về tác động của chính sách tiền tệ tới một số nhân tố vĩ mô của Việt Nam trong thời kỳ đổi mới, Luận án tiến sĩ, Trường Đại học kinh tế quốc dân, Hà Nội.

26. Quốc hội (2010), Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia.

27. Hà Thị Sáu (2011), Nghiệp vụ thị trường mở, công cụ quan trọng trong điều hành chính sách tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Kỷ yếu hội thảo quốc tế Chính sách tiền tệ phối hợp với các chính sách kinh tế vĩ mô khác trong điều kiện kinh tế thế giới biến động.

28. Somphao Phaysith (2012), Cầu tiền tại CHDCND Lào và một số khuyến nghị chính sách, Luận án tiến sĩ, Trường Đại học kinh tế quốc dân, Hà Nội.

29. Nguyễn Thị Kim Thanh (2005), Những vấn đề đặt ra và giải pháp hoàn thiện mục tiêu, cơ chế truyền tải của chính sách tiền tệ trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế, Đề tài nghiên cứu cấp Ngành ngân hàng.

30. Nguyễn Thị Kim Thanh (2008), Hoàn thiện cơ chế truyền tải chính sách tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế, Luận án tiến sĩ, Học viện Ngân hàng, Hà Nội.

31. Đoàn Phương Thảo (2010), Đổi mới hoạt động thị trường mở của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Luận án tiến sĩ, Trường Đại học kinh tế quốc dân, Hà Nội..


32. Phan Nữ Thanh Thủy (2007), Hoàn thiện chính sách tiền tệ Việt Nam trong quá trình hội nhập quốc tế, Luận án tiến sĩ, Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh.

33. Phạm Thị Thư (2010), Chính sách tiền tệ của Việt Nam sau khi gia nhập Tổ chức thương mại thế giới, Đề tài nghiên cứu cấp cơ sở, Đại học quốc gia, Hà Nội.

34. Nguyễn Văn Tiến, Chu Khánh Lân (2009), Hoàn thiện môi trường quản lý và kiểm soát thị trường tài chính trong thời kỳ hậu suy thoái kinh tế, Kỷ yếu hội thảo khoa học cấp Học viện Hội nhập tài chính quốc tế và những vấn đề đặt ra cho hệ thống giám sát tài chính Việt Nam, Học viện Ngân hàng, Hà Nội.

35. Phạm Quốc Trụ (2011), Kinh tế Việt Nam sau ba năm gia nhập WTO, http://nghiencuubiendong.vn/ [truy cập ngày 15-9-2014].

36. Khuất Duy Tuấn (2012), Điều hành chính sách tiền tệ nhằm kiểm soát lạm phát trong quá trình chuyển đổi nền kinh tế ở Việt Nam, Luận án tiến sĩ, Trường Đại học kinh tế quốc dân, Hà Nội.

37. Hà Huy Tuấn (2003), Cơ sở lý luận và thực tiễn của quá trình hội nhập quốc tế về tài chính ở Việt Nam, Luận án tiến sĩ, Học viện Tài chính, Hà Nội.

38. Ủy ban Kinh tế Quốc hội Việt Nam (2012), Lạm phát mục tiêu và hàm ý đối với khuôn khổ chính sách tiền tệ ở Việt Nam, Dự án nghiên cứu.

Tài liệu tiếng Anh

39. Arnone, Marco, Laurens, B. and Segalotto, J. F. (2006), Measures of Central Bank Autonomy: Empirical Evidence for OECD, Developing, and Emerging Market Economies, IMF Working Paper, No. 06/228.

40. Bank of England Act (1998).

41. Bernanke, B.S. (2008). Policy Coordination Among Central Banks. At the Fifth European Central Bank Central Banking Conference, "The Euro at Ten: Lessons and Challenges", Frankfurt, Germany, November 14, 2008.

Xem tất cả 193 trang.

Ngày đăng: 28/04/2022