Tỷ Lệ Lạm Phát Và Tăng Trưởng Cung Tiền Của Lào Giai Đoạn 2006 - 2010


kinh tế tài chính toàn cầu; trao đổi thương mại với thế giới chưa ở mức cao nên đã tránh được một phần các tác động từ những cú sốc từ bên ngoài nền kinh tế.


Biểu đồ 3 14 Tỷ lệ lạm phát và tăng trưởng cung tiền của Lào giai đoạn 1


Biểu đồ 3.14: Tỷ lệ lạm phát và tăng trưởng cung tiền của Lào giai đoạn 2006 - 2010

Nguồn: Thống kê tài chính quốc tế, IMF.

Nhìn chung, điều hành CSTT của Lào trong bối cảnh hội nhập kinh tế và khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế từ năm 2008 đến 2009 có một số đặc điểm cần lưu ý như sau:

Thứ nhất, nền kinh tế tăng trưởng quá nhanh thông qua kích thích tổng cầu đã tạo áp lực lớn lên cán cân thanh toán của Lào. Mặc dù lạm phát cả năm 2009 chỉ ở mức 3,9%, giá bất động sản đã tăng lên mạnh và nhu cầu nội địa gia tăng khiến cho mất cân đối vĩ mô cả bên trong và bên ngoài xảy ra. Dự trữ ngoại hối của Ngân hàng nước CHDCND Lào duy trì ở mức ổn định là nhờ vào sự gia tăng quyền rút vốn đặc biệt (65 triệu USD) từ IMF, và huy động USD từ các NHTM thông qua việc bán các công cụ nợ của NHTW (43 triệu USD). Tuy nhiên, tổng dự trữ đã thấp hơn 80% giá trị các khoản nợ, giảm từ mức 150% của năm 2008 [47]. Tài sản ngoại tệ ròng của hệ thống ngân hàng cũng giảm tới 215 triệu USD. Với thực trạng tổng tài sản ngoại tệ của hệ thống ngân hàng chỉ bảo đảm thanh toán được 51% các khoản nợ, khả năng chống chọi của hệ thống ngân hàng trước các cú sốc từ bên ngoài và bên trong đã suy giảm đi đáng kể.

Thứ hai, áp lực từ cán cân thanh toán còn xuất phát từ chính sách kinh tế vĩ mô nới lỏng của Chính phủ Lào. Thâm hụt ngân sách trong năm 2009 tăng lên 7,2% GDP so với mức 4,4% GDP năm 2008 chủ yếu do tăng các khoản chi ngoài ngân


sách. Khoản chi này được tài trợ bởi Ngân hàng nước CHDCND Lào cho các tỉnh đề đầu tư vào cơ sở hạ tầng đã làm giảm đi tính độc lập của CSTT. Mặc dù tốc độ tăng trưởng tín dụng cao hỗ trợ tăng trưởng kinh tế nhưng tăng trưởng tổng cầu đã khiến cho cán cân vãng lai (loại bỏ các nguồn thu từ tài nguyên) thâm hụt từ mức 6% trong năm 2007 đã tăng lên tới 12% trong năm 2009. Trong khi nguồn vốn đầu tư nước ngoài giảm xuống do sự trì hoãn của các dự án đầu tư vào khai thác tài nguyên và xây dựng thuỷ điện trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế, thì sự gia tăng thâm hụt cán cân vãng lai càng làm trầm trọng hơn sự sụt giảm trong tài sản ngoại tệ ròng của hệ thống ngân hàng. Thực trạng này tiềm ẩn rủi ro đối với quốc gia mà có tình trạng đô la hoá cao khi cầu tiền nội tệ trở nên rất nhạy cảm đối với tình trạng kinh tế vĩ mô bất ổn và mức độ dễ tổn thương của hệ thống NHTM.


Biểu đồ 3 15 Thâm hụt ngân sách và thâm hụt cán cân vãng lai của Lào giai 2


Biểu đồ 3.15: Thâm hụt ngân sách và thâm hụt cán cân vãng lai của Lào giai đoạn 2000 - 2010

Nguồn: World Economic Outlook, IMF.

Năm 2010 là năm cuối cùng trong kế hoạch tăng trưởng kinh tế - xã hội 5 năm lần thứ 6. Dựa trên mục tiêu tăng trưởng chung cho cả giai đoạn, Chính phủ nước CHDCND Lào đã đặt ra mục tiêu cho năm 2010 như sau: duy trì ổn định tiền tệ trong dài hạn, góp phần hỗ trợ phát triển kinh tế xã hội, huy động tiền gửi đạt 23,7% hoặc bằng 28,4% GDP, tăng tỷ lệ tiền gửi bằng đồng Kip so với tổng tiền gửi là 48%, tăng trưởng tín dụng 28,8% hoặc bằng 27,2%/GDP [60, tr.44]. Giống như mục tiêu năm 2009, Ngân hàng nước CHDCND Lào tiếp tục củng cố, nỗ lực xây dựng và phát triển hệ thống ngân hàng để từng bước đưa hệ thống tài chính Lào hiện đại và tinh vi hơn, đáp ứng những điều kiện cần thiết để thành lập thị trường chứng khoán.


Để duy trì ổn định tiền tệ quốc gia, Ngân hàng nước CHDCND Lào đã thực hiện CSTT linh hoạt, thận trọng bằng cách sử dụng các công cụ khác nhau như tăng lãi suất ngắn hạn từ 4% lên 5% trong tháng 9/2010 đối với khoản vay dưới 1 tuần. Ngân hàng nước CHDCND Lào đã hạn chế các khoản vay trực tiếp ngoài ngân sách cho các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng; tuy nhiên, với các khoản cho vay đã cam kết trong những năm trước thì năm nay vẫn phải tiếp tục giải ngân.

Mục tiêu của CSTT là giữ cho tỷ lệ lạm phát thấp hơn tốc độ tăng trưởng kinh tế. Để đạt được điều này, ngoài công cụ lãi suất như đã nói ở trên, Ngân hàng nước CHDCND Lào còn sử dụng chính sách tỷ giá hối đoái để kiềm chế lạm phát ở con số mong muốn. Chính sách này nhằm hạn chế sự biến động của Kip trong biên độ 5% so với những đồng tiền chính là USD và THB. Đến cuối năm 2010, đồng Kip tăng giá 3% so với USD, giảm 5% so với THB. Ngoài ra, Ngân hàng nước CHDCND Lào vẫn duy trì tỷ lệ dự trữ bắt buộc như những năm trước, đồng thời tiếp tục phát triển nghiệp vụ thị trường mở bằng cách phát hành trái phiếu NHTW như kế hoạch, cung tiền đáp ứng nhu cầu thanh khoản thường xuyên cho hệ thống ngân hàng. Với những nỗ lực của mình, mặc dù tỷ lệ lạm phát tính trung bình cho cả năm là 6% nhưng tăng trưởng kinh tế của Lào so với các nước trên thế giới tương đối cao.


Biểu đồ 3 16 Tăng trưởng tín dụng tín dụng cho doanh nghiệp Nhà nước và 3


Biểu đồ 3.16: Tăng trưởng tín dụng, tín dụng cho doanh nghiệp Nhà nước, và tín dụng tư nhân giai đoạn 2006 - 2010

Nguồn: Thống kê tài chính quốc tế, IMF.

Tín dụng tiếp tục tăng trưởng mặc dù Ngân hàng nước CHDCND Lào điều hành CSTT theo hướng thận trọng. Cụ thể, tín dụng tăng 46%, con số này cho thấy tăng trưởng tín dụng đã hạ nhiệt hơn rất nhiều so với tốc độ 77% và 88% của hai


năm trước đó. Cung tiền tiếp tục tăng từ 31% đến 39% vào cuối năm. Hai chỉ tiêu này một lần nữa chứng tỏ mặc dù Ngân hàng nước CHDCND Lào hướng tới mục tiêu ổn định tiền tệ nhưng các biện pháp vẫn có phần nới lỏng để theo đuổi mục tiêu tăng trưởng kinh tế đã đặt ra.

Biểu đồ 3 17 Đóp góp vào tăng trưởng tín dụng của Lào giai đoạn 2005 2011 4

Biểu đồ 3.17: Đóp góp vào tăng trưởng tín dụng của Lào giai đoạn 2005 - 2011

Nguồn: [47].

Chính sự tăng lên trong tổng cầu của nền kinh tế và lạm phát gia tăng đã tạo áp lực lên cán cân thanh toán. Sự gia tăng của dòng vốn đầu tư nước ngoài, cùng với việc IPO thành công và sự ra đời của thị trường cổ phiếu, và nguồn vốn ngoại của các ngân hàng nước ngoài chảy vào nên kinh tế đã làm tăng dự trữ ngoại hối lên 727 triệu USD, tương đương 2,5 tháng nhập khẩu hàng hoá phi tài nguyên. Mặc dù vậy, cán cân thanh toán được tính bằng cán cân vãng lai trừ đi nguồn vốn FDI và ODA vẫn thâm hụt ở mức 5% GDP, khiến cho cân bằng bên ngoài của nền kinh tế phụ thuộc nhiều vào sự biến động của nguồn vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài ngắn hạn.

Biểu đồ 3.18: Cán cân vãng lai của Lào giai đoạn 2004 - 2010

Nguồn: [47].


Giai đoạn 2006 - 2010 đánh dấu sự thành công trong công tác điều hành CSTT của Ngân hàng nước CHDCND Lào. Tốc độ tăng trưởng kinh tế vượt mức kế hoạch đề ra, xấp xỉ 8%/năm, tỷ lệ lạm phát bình quân giảm hẳn so với giai đoạn trước, 5,1%. Ngân hàng nước CHDCND Lào đã góp phần ổn định tỷ giá, thúc đẩy tăng trưởng tín dụng, khuyến khích hoạt động xuất nhập khẩu trong bối cảnh nền kinh tế hội nhập ngày càng sâu hơn vào kinh tế khu vực và thế giới.

Bảng 3.4: Tình hình thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm lần thứ 6 của CHDCND Lào


Kế hoạch

Thực hiện

Tăng trưởng kinh tế (%)

>7.5

7.9

Tỷ lệ lạm phát bình quân (%)

7

5.1

Thu ngân sách/GDP (%)

14-16

17

Chi ngân sách/GDP (%)

20-22

22.29

Cung tiền M2/GDP (%)

24.22

22.7

Tỷ giá Kip/USD

11,179

9,198

Xuất khẩu/GDP (%)

20.08

23.5

Nhập khẩu/GDP (%)

28.57

27.3

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 193 trang tài liệu này.

Nguồn: [61].

Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, khi mà các nước trên thế giới đang phải đối mặt với nhiều khó khăn thì Lào có thể đứng vững và hoàn thành xuất sắc những kế hoạch của mình. Một trong những yếu tố góp nên thành công đó chính là việc sử dụng các công cụ CSTT khôn ngoan, linh hoạt, phù hợp với tiềm năng tăng trưởng kinh tế của đất nước.

Các công cụ của CSTT trong giai đoạn này được vận dụng linh hoạt, khi nới lỏng để hỗ trợ tăng trưởng kinh tế nhưng khi nhận thấy có dấu hiệu tăng trưởng nóng đã được điều chỉnh thắt chặt lại phù hợp, thận trọng để giảm đà tăng trưởng dần mà không gây ra các cú sốc. Các công cụ gián tiếp đã được sử dụng nhiều hơn như nghiệp vụ thị trường mở, tái chiết khấu thay cho các công cụ trực tiếp trong giai đoạn trước. Ngân hàng nước CHDCND Lào cũng triển khai các biện pháp để cải thiện quá trình truyền dẫn CSTT như điều hành linh hoạt chính sách tỷ giá, tạo sự ổn định trên thị trường ngoại hối, xây dựng thị trường liên ngân hàng phát triển, hỗ trợ hệ thống ngân hàng thương mại củng cố năng lực tài chính, hỗ trợ phát triển thị


trường cổ phiếu, hạn chế tài trợ cho thâm hụt ngân sách,…

Hội nhập kinh tế quốc tế của Lào vào khu vực và thế giới thông qua việc thực hiện các chính sách kinh tế mở cửa trên cơ sở độc lập và lợi ích chung, đã có tác dụng thúc đẩy sự hợp tác về kinh tế và thương mại, cũng như đàm phán thương mại tại các cấp song phương, khu vực, tiểu khu vực, và đa phương. Hợp tác thương mại đã phương và hợp tác kinh tế với các quốc gia ASEAN và khu vực châu Á… đã đem lại những thành công đáng kể như sau:

Về hợp tác thương mại đa phương: Mặc dù Lào chưa trở thành thành viên của WTO, quá trình đàm phán đã có những dấu hiệu tích cực. Sự chuẩn bị cho mục tiêu gia nhập WTO đã thúc đẩy quá trình tăng cường năng lực của nhiều khu vực và các lĩnh vực liên quan (đơn cử, sự cải thiện trong các văn bản về luật và quy định được thể hiện trong các Luật thuế giá trị gia tăng, Luật doanh nghiệp, Luật sở hữu trí tuệ, Luật lâm nghiệp, Luật bảo vệ cây trồng, Luật khuyến khích đầu tư, Nghị định về thủ tục nhập khẩu…).

Hợp tác kinh tế với ASEAN và các quốc gia trong khu vực: Lào đã ký kết hiệp định ATIGA, và một hiệp định với ACIA đang trong quá trình thực hiện, là hai bước tiền đề để gia nhập AFTA. Một hiệp định đã được thực hiện với ASEAN Service Trade Agreement cho bảy nhóm dịch vụ, và nhóm thứ tám đang được đàm phán.

Hợp tác kinh tế với ASEAN và các đối tác đối thoại: hiệp định giữa ASEAN - Trung Quốc đã hoàn thành quá trình đàm phán và có hiệu lực vào tháng 1/2010. Hiệp định hợp tác kinh tế giữa ASEAN và Nhật Bản được thực hiện từ tháng 1/2008. Trong năm 2009, thoả thuận thiết lập tự do hoá thương mại giữa ASEAN và Úc, New Zealand đã được ký kết… Những hiệp định này được thiết lập trên mục tiêu thúc đẩy hơn nữa hợp tác với ASEAN nói riêng và châu Á nói chung.

Thực hiện Hiệp định thương mại châu Á - Thái Bình Dương: tích cực tham gia vào đàm phán về hiệp định thương mại, kế hoạch giảm thuế, thuận lợi hoá thương mại và dịch vụ trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương.

Hợp tác thương mại song phương: ký kết các hiệp định thương mại song phương với các quốc gia láng giềng như Việt Nam, Trung Quốc, Thái Lan, nâng tổng số các hiệp định song phương lên tới con số 18.

Tuy nhiên, để thực hiện các mục tiêu của kế hoạch tăng trưởng kinh tế - xã hội 5 năm lần thứ 7, nền kinh tế Lào và điều hành CSTT vẫn phải đối mặt với một


số thử thách lớn như:

Thứ nhất, sự bất ổn của kinh tế thế giới tiếp tục ảnh hưởng tới Lào khi mức độ hội nhập kinh tế quốc tế của Lào tăng dần. Mặc dù triển vọng kinh tế của khu vực châu Á nói chung và khu vực Đông Nam Á vẫn ở mức tích cực, giá dầu tăng cao, các khoản nợ công và nước ngoài gia tăng, và sự mất cân đối của thị trường bất động sản có thể làm giảm đi tốc độ phục hồi kinh tế. Những khó khăn này sẽ có hiệu ứng lan truyền tới nền kinh tế Lào thông qua sự biến động của giá hàng hoá xuất khẩu như đồng và vàng, cũng như ảnh hưởng tiêu cực tới dòng vốn đầu tư nước ngoài chảy vào trong nước. Những ảnh hưởng này đòi hỏi sự chủ động và linh hoạt trong đối phó với các cú sốc bất lợi từ phía điều hành CSTT của Ngân hàng nước CHDCND Lào.

Thứ hai, Chính phủ Lào cần thực hiện những biện pháp để phòng ngừa những rủi ro từ bên trong nền kinh tế nhằm bảo đảm ổn định tài chính và ổn định kinh tế vĩ mô. Khi cơ chế tỷ giá ổn định, neo vào đồng USD và THB tiếp tục được áp dụng thì CSTT lẫn CSTK cần được thực thi một cách thận trọng để hạn chế tối đa áp lực lên cân bằng bên ngoài và bảo đảm lạm phát không tăng đột biến. Ổn định tài chính cũng cần phải được gắn liền với công tác đảm bảo sự làm mạnh của hệ thống NHTM đang có sự phát triển quá nhanh chóng thông qua việc mở rộng CSTT và thu hút các ngân hàng nước ngoài.

Thứ ba, các mục tiêu kinh tế xã hội đòi hỏi cần có sự cải thiện trong chất lượng đầu tư công nhằm bảo đảm Chính phủ Lào có thể tài trợ cho các dự án đầu tư thiết yếu cho sự phát triển kinh tế nhưng vẫn nằm trong khả năng chi trả của Chính phủ và nền kinh tế. Điều này cũng đòi hỏi nền kinh tế Lào phải được nhanh chóng chuyển sang cơ chế hoạt động của nền kinh tế thị trường, trong đó vai trò của đầu tư công và các DNNN chỉ dừng ở mức các chủ thể hoạt động với mục tiêu định hướng và hỗ trợ nền kinh tế.

3.2.2.4. Giai đoạn từ năm 2011 đến nay: Chính sách tiền tệ thận trọng, linh hoạt nhằm ổn định kinh tế vĩ mô

Bước sang năm 2011, Đại hội Đảng lần thứ 7 của nước CHDCND Lào tiếp tục đặt ra kế hoạch 5 năm lần thứ 7 giai đoạn 2011 - 2015. Mục tiêu kinh tế của giai đoạn 2011-2015 này là GDP tăng trưởng ít nhất 8%, xuất khẩu tăng trưởng bình


quân 18%/năm và tỷ lệ lạm phát thấp hơn so với tốc độ tăng trưởng kinh tế (8%). Theo đó, mục tiêu CSTT cụ thể cho năm tài chính 2011 là tiếp tục duy trì biên độ tỷ giá không quá 5%, tổng tiền gửi tăng 22% hoặc 32,8%/GDP, tỷ lệ đồng nội tệ/M2 đạt tới 59,2%, tín dụng cho nền kinh tế tăng 20% hoặc bằng 31,7%/GDP, hệ thống thanh toán được xây dựng theo hướng hiện đại, các NHTM phát triển theo nhiều hình thức đa dạng hơn, đồng thời mở rộng thị trường vốn và tiến đến hoàn thiện thị trường tài chính để bắt kịp với các nước trong khu vực.


Biểu đồ 3 19 Tỷ lệ lạm phát so với cùng kỳ năm trước và so với đầu kỳ 5


Biểu đồ 3.19: Tỷ lệ lạm phát so với cùng kỳ năm trước và so với đầu kỳ của Lào giai đoạn 2010 - 2012

Nguồn: Thống kê tài chính quốc tế, IMF.

Tiếp đà tăng của lạm phát trong năm 2010, năm 2011, chỉ số giá tiêu dùng tại Lào tăng đột biến do thiên tai và sự tăng giá của hàng hoá trên thị trường thế giới. Tính đến tháng 4 năm 2011, tỷ lệ lạm phát so với cùng kỳ năm trước đạt 9,8% đã đỏi hòi Ngân hàng nước CHDCND Lào phải chuyển hướng điều hành CSTT sang mục tiêu kiềm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô. Để duy trì ổn định giá trị tiền tệ đồng thời vẫn đóng góp vào công cuộc phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, Ngân hàng nước CHDCND Lào đã điều hành CSTT khá thận trọng và linh hoạt. Nhận định lạm phát gia tăng chủ yếu xuất phát từ các cú sốc ở phía cung nên các biện pháp được thực hiện như sau [62, tr.19]:

Duy trì lãi suất chiết khấu có kỳ hạn dưới 7 ngày ở mức 5%/năm.

Duy trì tỉ lệ dự trữ bắt buộc ở mức 5% đối với tiền gửi nội tệ và 10% đối với tiền gửi ngoại tệ.

Thực hiện nghiệp vụ thị trường mở thông qua việc phát hành trái phiếu

Xem tất cả 193 trang.

Ngày đăng: 28/04/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí