NHTW theo như kế hoạch.
Cung cấp thanh khoản cho hệ thống NHTM thông qua thực hiện các giao dịch mua và mua lại.
Nâng cao năng lực quản lý ngoại hối và thúc đẩy việc sử dụng đồng nội tệ thông qua việc ban hành các văn bản quản lý hoạt động thanh toán của khách hàng, ngân hàng, giám sát các giao dịch ngoại tệ ra vào nền kinh tế.
Tiến hành kiểm tra, thanh tra hoạt động kinh doanh của hệ thống NHTM và các tổ chức tài chính khác như tổ chức tài chính vi mô, công ty cho thuê tài chính…
Thực hiện các biện pháp này, cung tiền cả năm 2011 chỉ tăng 25,2% so với mức tăng 39% vào năm 2010; tỷ lệ M2/GDP tăng lên mức 42,4%. Nguyên nhân dẫn tới sự tăng lên của cung tiền là tín dụng cho nền kinh tế tăng 40,2%, trong đó tín dụng đối với khu vực tư nhân chiếm tỷ trọng 71,86% và khu vực DNNN chiếm tỷ trọng 28,15%. Trong thành phần của cung tiền thì tiền gửi ngoại tệ tăng 26,99%, chiếm tỷ trọng 44,64% tổng cung tiền, tiếp tục thể hiện xu hướng giảm nhẹ so với các giai đoạn trước. Mặt bằng lãi suất trong nền kinh tế được điều chỉnh phù hợp với diễn biến kinh tế trong và ngoài nước. Lãi suất huy động của hệ thống NHTM với đồng nội tệ có kỳ hạn dưới 12 tháng giảm từ nước 9,18%/năm xuống còn 8,8%/năm trong khi lãi tiền gửi ngoại tệ lại tăng nhẹ. Mặt bằng lãi suất cho vay giảm nhẹ đối với mọi loại tiền, từ 14,45%/năm xuống còn 13,84%/năm đối với tiền vay nội tệ [62, tr.23, 24].
Tỷ lệ lạm phát bình quân năm 2011 ở mức 7,58%, thấp hơn tốc độ tăng trưởng kinh tế là 8,0%. Đây là thành công trong điều hành vĩ mô nói chung của Chính phủ Lào và điều hành CSTT nói riêng của Ngân hàng nước CHDCND Lào.
Tuy nhiên, cán cân thanh toán năm 2011 lại diễn biến xấu hơn so với năm 2010 khi mức thặng dư 103,47 triệu USD đã chuyển thành mức thâm hụt 57,15 triệu USD. Dự trữ ngoại hối giảm 7,76% so với năm 2010 và chỉ đủ cho 3,4 tháng nhập khẩu. Cán cân vãng lai thâm hụt chủ yếu do thâm hụt cán cân thương mại 568,89 triệu USD nên mặc dù cán cân vốn và tài chính thặng dư 465,85 triệu USD thông qua nhiều kênh như vốn đầu tư trực tiếp và gián tiếp nước ngoài vẫn không đủ đề bù đắp. Cán cân vãng lai sau khi loại bỏ vốn FDI và ODA thâm hụt ở mức 4% GDP, khiến cho cân bằng bên ngoài tiếp tục đối mặt nhiều hơn với các cú sốc
về thương mại, vốn đầu tư ngắn hạn, và gây ra quan ngại về sự ổn định của hệ thống NHTM. Bên cạnh đó, sự sụt giảm trong dự trữ ngoại hối cho thấy khả năng phòng chống các cú sốc của nền kinh tế giảm xuống trong bối cảnh nền kinh tế đang hội nhập sâu hơn vào kinh tế quốc tế, đồng nghĩa với việc tần suất và mức độ của các cú sốc đang tăng lên.
Biểu đồ 3.20: Cán cân thanh toán của Lào giai đoạn 2007 - 2012 (%GDP) | Biểu đồ 3.21: Cơ cấu vốn FDI chảy vào Lào giai đoạn 2007 - 2012 (triệu USD) |
Có thể bạn quan tâm!
- Thực Trạng Điều Hành Chính Sách Tiền Tệ Của Ngân Hàng Nước Cộng Hòa Dân Chủ Nhân Dân Lào Trong Quá Trình Hội Nhập Kinh Tế Quốc Tế
- Diễn Biến Lãi Suất Tiền Gửi Và Lãi Suất Cho Vay Của Lào Giai Đoạn 2003 - 2005 (%)
- Tỷ Lệ Lạm Phát Và Tăng Trưởng Cung Tiền Của Lào Giai Đoạn 2006 - 2010
- Diễn Biến Tỷ Giá Kip/usd, Kip/thb, Và Usd/thb Tại Lào Giai Đoạn 2006 - 2012
- Định Hướng Phát Triển Kinh Tế Và Điều Hành Chính Sách Tiền Tệ Của Nước Cộng Hoà Dân Chủ Nhân Dân Lào Đến Năm 2020
- Một Số Chỉ Tiêu Phát Triển Kinh Tế - Xã Hội Của Lào Giai Đoạn 2011-2015 Và 2020
Xem toàn bộ 193 trang tài liệu này.
Nguồn: [Error! Reference source not found.].
Năm 2012, nền kinh tế Lào tiếp tục đà tăng trưởng của năm trước khi Ngân hàng nước CHDCND Lào vẫn tiếp tục thực hiện CSTT nới lỏng thận trọng thông qua các biện pháp [61, tr.20]:
Duy trì tỷ lệ dự trữ bắt buộc ở mức 5% đối với tiền gửi nội tệ và 10% đối với tiền gửi ngoại tệ.
Duy trì lãi suất chiết khấu với kỳ hạn dưới 7 ngày ở mức 5%/năm, dưới 14 ngày ở mức 6,25%/năm, và dưới 1 năm ở mức 12,5%/năm.
Thực hiện các nghiệp vụ thị trường mở thông qua phát hành trái phiếu NHTW trên thị trường sơ cấp lẫn thứ cấp.
Thể hiện vai trò người cho vay cuối cùng đối với các NHTM khi xảy ra rủi ro.
Can thiệp trên thị trường ngoại hối khi cần thiết, nới lỏng chính sách tỷ giá bằng việc cho phép công chúng mua bán ngoại tệ không cần chứng minh nhân dân, cho phép mở rộng các điểm chuyển đổi ngoại tệ đáp ứng nhu cầu của công chúng.
Cung tiền và tín dụng của hệ thống NHTM năm 2012 tăng 33,66% và
51,74% so với cuối năm trước. Tỷ trọng tiền gửi ngoại tệ trong tổng phương tiện thanh toán giảm xuống còn 42,48% cho thấy những nỗ lực của Ngân hàng nước CHDCND Lào trong việc giảm thiểu tình trạng đô la hoá. Việc mở rộng tiền tệ đã góp phần làm giảm xuống hơn nữa mặt bằng lãi suất của nền kinh tế, từ đó thúc đẩy nhu cầu vay vốn, không chỉ phục vụ các dự án đầu tư vào khoảng sản, nông lâm nghiệp, và thuỷ điện mà còn phục vụ nhu cầu vốn cho các dự án về thương mại và dịch vụ. Tuy nhiên, việc mở rộng tín dụng quá nhiều cũng khiến cho hệ thống NHTM Lào phải đối mặt với rủi ro thanh toán các khoản nợ, đặc biệt là các khoản nợ bằng ngoại tệ.
Biểu đồ 3.22: Tình trạng đô la hoá của Lào giai đoạn 2007 - 2011 (%GDP) | Biểu đồ 3.23: Tình trạng khả năng thanh toán của tài sản nước ngoài ròng của Lào giai đoạn 2008 - 2011 (%) |
Nguồn: [Error! Reference source not found.].
Tỷ lệ lạm phát ở mức 3,86% trong khi tăng trưởng kinh tế đạt mức 8,3% cho thấy tiềm năng tăng trưởng rất lớn của nền kinh tế Lào. Cán cân thanh toán thặng dư tạo điều kiện để dự trữ ngoại hối tăng lên mức 739,6 triệu USD.
Sang năm 2013, Ngân hàng nước CHDCND Lào đặt ra nhiệm vụ hoàn thiện khung CSTT với mục tiêu duy trì sự ổn định dài hạn của đồng nội tệ và đa dạng hoá các công cụ CSTT. Bên cạnh đó, Ngân hàng nước CHDCND Lào tiếp tục cải thiện các vấn đề về thể chế, pháp luật điều chỉnh hoạt động giám sát ngân hàng cho phù hợp với tiêu chuẩn của Basel I và tiến tới Basel II. Khuyến khích hệ thống NHTM mở rộng mạng lưới, hiện đại hoá công nghệ, tiến hành giám sát chặt chẽ các luồng vốn dịch chuyển giữa trong nước và nước ngoài, thúc đẩy thanh toán không dùng
tiền mặt và giảm tình trạng đô la hoá là các mục tiêu khác được đề ra trong báo cáo của Ngân hàng nước CHDCND Lào. Các công cụ gián tiếp tiếp tục được Ngân hàng nước CHDCND Lào triển khai tương tự như năm 2012 [63, tr.7]:
Duy trì tỉ lệ dự trữ bắt buộc ở mức 5% đối với tiền gửi nội tệ và 10% đối với tiền gửi ngoại tệ.
Duy trì lãi suất chiết khấu với kỳ hạn dưới 7 ngày ở mức 5%/năm, dưới 14 ngày ở mức 6,25%/năm, và dưới 1 năm ở mức 12,5%/năm.
Thực hiện các nghiệp vụ thị trường mở thông qua phát hành trái phiếu NHTW trên thị trường sơ cấp lẫn thứ cấp.
Thể hiện vai trò người cho vay cuối cùng đối với các NHTM khi xảy ra rủi ro.
Thực hiện CSTT nới lỏng hợp lý, CSTT đã hỗ trợ nền kinh tế Lào tiếp tục phát triển. Tính tới cuối quý 2 năm 2013, cung tiền tăng 4,91% so với cuối năm 2012, trong khi tín dụng tăng 18,54%. Tỷ lệ lạm phát được duy trì ổn định ở mức 5,78% trong nửa đầu năm 2013. Đồng Kip lên giá 2,71% so với USD, 2,45% so với THB do lượng vốn đầu tư đổ vào các thị trường châu Á gia tăng đáng kể đi kèm với sự mất giá của đồng USD so với tiền tệ của các quốc gia châu Á cho tới nửa đầu năm 2013.
Dù mới chỉ đi được một nửa chẳng đường trong quá trình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm lần thứ 7, nền kinh tế Lào đã có những bước phát triển khá vững chắc. Hai năm liền tăng trưởng kinh tế đạt mức bằng và trên 8%, tỷ lệ lạm phát được kiểm soát dưới mức tăng trưởng, tỷ giá ổn định, hệ thống tài chính có nhiều phát triển đột phá với sự đi vào hoạt động của thị trường chứng khoán…
Nhìn chung, các công cụ của CSTT ngày càng được vận dụng linh hoạt và tạo sự ổn định cho điều hành chính sách. Bên cạnh đó, Ngân hàng nước CHDCND Lào tập trung vào cải thiện các kênh truyền dẫn của CSTT như kênh giá tài sản, lãi suất và tín dụng thông qua việc quản lý chặt chẽ hơn hoạt động kinh doanh của các TCTD, đẩy mạnh quá trình phát triển thị trường ngoại hối, thị trường chứng khoán.
Tuy nhiên, CHDCND Lào vẫn cần chú ý một số vấn đề nổi cộm khi tham gia vào kinh tế quốc tế, đặt áp lực lên công tác điều hành CSTT, như sau:
Thứ nhất, trong nhập khẩu, nhập khẩu phục vụ tiêu dùng tăng mạnh hơn và chiếm tỷ trọng lớn hơn so với nhập khẩu phục vụ hoạt động đầu tư. Trong khi đó,
xuất khẩu vẫn phụ thuộc chủ yếu vào xuất khẩu khoáng sản (chiếm tỷ trọng 46,7% giá trị xuất khẩu). Thực trạng này cho thấy nền kinh tế Lào đã bị "căn bệnh Hà Lan"
- Dutch disease khi nguồn thu từ xuất khẩu tài nguyên được sử dụng chủ yếu cho nhập khẩu hàng hoá tiêu dùng. Tuy nhiên, do nhập khẩu tăng nên dự trữ ngoại hối chỉ đủ cho 3,25 tháng nhập khẩu. Rủi ro đối với nền kinh tế Lào là với sự tăng nhanh của tín dụng phục vụ nhu cầu tiêu dùng hơn là thúc đẩy xuất khẩu thông qua nhập khẩu các hàng hoá phục vụ đầu tư bên ngoài lĩnh vực khoáng sản và thuỷ điện sẽ làm cho dự trữ ngoại hối trong tương lai ngày càng mỏng hơn khi quy đổi ra tháng nhập khẩu. Với lượng dự trữ ngoại hối thấp, khả năng can thiệp trên thị trường ngoại tệ để ổn định tỷ giá là một vấn đề đáng quan ngại (đặc biệt với một quốc gia có tình trạng đô la hoá ở mức cao như Lào).
Biểu đồ 3.24: Cán cân thanh toán của Lào giai đoạn 2007 - 2012 (% GDP)
Nguồn: [Error! Reference source not found.].
Thứ hai, sự tăng trưởng nhanh chóng của hệ thống NHTM, các tổ chức tài chính phi ngân hàng khi hội nhập vào kinh tế quốc tế cùng với sự mở rộng cung tiền, tín dụng khiến cho tỷ lệ cho vay trên huy động của hệ thống NHTM tăng lên gần 100%. Áp lực về thanh khoản và sự cạnh tranh cao giữa các NHTM trong khi các sản phẩm, dịch vụ trong hệ thống chưa phát triển dẫn đến tình trạng cạnh tranh chủ yếu về giá. Sự cạnh tranh này sẽ đẩy mặt bằng lãi suất tăng lên trong tương lai, gây ra khó khăn cho hệ thống doanh nghiệp cũng như khiến cho tình hình thanh khoản của hệ thống NHTM trở nên rất nhạy cảm với những thay đổi về điều hành CSTT của Ngân hàng nước CHDCND Lào. Ngoài ra, thực trạng này đòi hỏi sự đổi mới về cả chiều rộng lẫn chiều sâu trong công tác thanh tra, giám sát các TCTD của
Ngân hàng Trung ương vốn dĩ còn rất hạn chế về năng lực, kinh nghiệm.
Biểu đồ 3.25: Tỷ lệ cho vay trên huy động của hệ thống NHTM tại Lào giai đoạn 2005 - 2012
Nguồn: [48].
Thứ ba, hội nhập sâu hơn vào kinh tế quốc tế đã đem lại lợi ích cho tăng trưởng kinh tế nhưng nền kinh tế Lào cũng phải đối mặt với nhiều hơn từ sự cạnh tranh thông qua việc dỡ bỏ những rào càn về thương mại như thuế quan, hạn ngạch. Chính phủ Lào cũng phải thực hiện việc xem xét lại những quy định về thương mại trong quá trình chuẩn bị gia nhập WTO và thực hiện những cam kết WTO sau khi được chính thức công nhận là thành viên của tổ chức này vào ngày 26/10/2012. Điều này đã chứng tỏ rằng Lào đang chuyển từ một nền kinh tế kế hoạch tập trung sang một hình thức mới, trong đó quốc gia này đang tìm kiếm những phương cách tốt nhất để xây dựng tinh thần kinh doanh và các thị trường tự do ở trong nước. Tuy nhiên, theo khảo sát về doanh nghiệp của WB, nền kinh tế Lào mới chỉ thực hiện những bước cải thiện tối thiểu trong quá trình cải cách hệ thống doanh nghiệp, thủ tục doanh nghiệp, cũng nhưng hệ thống pháp luật để khuyến khích sự phát triển của khu vực tư nhân. Nếu tình trạng này không được khắc phục thì hệ thống doanh nghiệp trong nền kinh tế sẽ gặp khó khăn khi phải đối mặt với sự cạnh tranh khốc liệt từ doanh nghiệp nước ngoài. Sau đó, sự yếu kém của hệ thống doanh nghiệp sẽ ảnh hưởng nhiều tới khả năng trả nợ các NHTM và các khoản nợ xấu, nợ quá hạn phát sinh khi nguồn vốn tín dụng có sự đình trệ đột ngột sẽ làm cho tình hình kinh doanh của hệ thống NHTM lẫn nền kinh tế xấu đi rất nhanh. Áp lực khi nợ xấu phát sinh, hoạt động của hệ thống NHTM bị đình trệ do mức độ chấp nhận rủi ro sụt
giảm, sẽ khiến cho hiệu lực của công tác điều hành CSTT bị giảm đi đáng kể.
Biểu đồ 3.26: Mức độ cản trở trong hoạt động đầu tư theo xếp hạng quốc tế của một số quốc gia
Nguồn: [48].
Nhìn chung, với tốc độ tăng trưởng ấn tượng 8,3% trong năm 2012, Lào đã trở thành nền kinh tế có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất Đông Nam Á trong khi đó, lạm phát chỉ tăng nhẹ ở mức 3,86%. Tốc độ tăng GDP của Lào tuy có được ADB đánh giá chủ yếu là do khai thác và xuất khẩu tài nguyên nhưng sự tăng trưởng liên tục trong 10 năm cho thấy những thành quả đó là sự nỗ lực của nhiều phía, trong đó không thể phủ nhận vai trò của điều hành CSTT của Ngân hàng nước CHDCND Lào trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế.
3.3. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG ĐIỀU HÀNH CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ CỦA NGÂN HÀNG NƯỚC CỘNG HOÀ DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO TRONG QUÁ TRÌNH HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ
3.3.1. Những thành công
Trong bối cảnh nền kinh tế trong nước còn khó khăn, phải luôn đối mặt với nhiều biến động từ bên ngoài khi tham gia hội nhập kinh tế quốc tế, và so với các mục tiêu kinh tế - xã hội mà Đảng, Chính phủ Lào đề ra, công tác điều hành CSTT của Ngân hàng nước CHDCND Lào đã thu được những kết quả đáng ghi nhận.
Thứ nhất, CSTT góp phần quan trọng nhằm ổn định kinh tế vĩ mô, tạo điều kiện thuận lợi cho tăng trưởng kinh tế, xoá đói giảm nghèo
Về cơ bản, điều hành CSTT của nước Ngân hàng nước CHDCND Lào đã đạt được các mục tiêu đề ra là ổn định tiền tệ, kiểm soát lạm phát, góp phần ổn định
kinh tế vĩ mô và tạo điều kiện thuận lợi cho mục tiêu tăng trưởng kinh tế. Có thể nhận thấy, từ giai đoạn những năm đầu hội nhập kinh tế quốc tế, nền kinh tế Lào luôn gặp phải tình trạng lạm phát cao, tăng trưởng kinh tế thấp thì cho tới nay, tình trạng này đã được kiểm soát tốt. Tăng trưởng kinh tế cao đi đôi với kiểm soát lạm phát dưới mức tăng trưởng là một thành công nổi bật của công tác điều hành CSTT. Trong bối cảnh nền kinh tế thế giới gặp hứng chịu hậu quả của cuộc khủng hoảng tài chính, suy thoái kinh tế, và nợ công gia tăng thì nền kinh tế Lào cho thấy sự tăng trưởng ổn định trong cả tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt mức cao cũng như duy trì tỷ lệ lạm phát ở mức thấp. Bên cạnh đó, sự thành công của đất nước Lào trong việc giảm tỷ lệ đói nghèo hướng tới mục tiêu thiên niên kỷ vào năm 2015 cũng có một phần đóng góp không nhỏ của điều hành CSTT.
Biểu đồ 3.27: Tăng trưởng kinh tế của Lào giai đoạn 1997 - 2013 | Biểu đồ 3.28: Tỷ lệ lạm phát của Lào giai đoạn 1997 - 2013 |
Nguồn: World Economic Outlook, IMF.
Thứ hai, CSTT đã đáp ứng nguồn vốn đầu tư cho nền kinh tế đang trong giai đoạn phát triển
Trong bối cảnh nguồn vốn dành cho nhu cầu đầu tư và tiêu dùng trong nền kinh tế tăng cao, nguồn vốn đầu tư từ nước ngoài tuy dồi dào nhưng lại dễ biến động, và mới chỉ đáp ứng được một phần nhu cầu, CSTT đã được thực hiện theo hướng bảo đảm nguồn vốn cho phát triển kinh tế - xã hội. Nguồn vốn tín dụng dồi dào đã giúp cho những ngành xuất khẩu trong nước có được đầy đủ cơ sở vật chất để tiến hành các hoạt động sản xuất kinh doanh đồng thời đã giúp cho các hoạt động xây dựng cơ sở hạ tầng (các dự án thuỷ điện, các dự án khai thác tài nguyên) để thu