Theo cách hiểu thông thường, tương đương là “ngang nhau, xấp xỉ nhau”. Cơ sở của các xác định “ngang nhau, xấp xỉ nhau” ở các đơn vị đối chiếu thường có hai khả năng: 1) Nếu các đơn vị đối sánh được xét cả hai mặt như một chỉnh thể (mặt âm và nghĩa) thì ta có đơn vị tương đương cả hai mặt đó, nó vừa giống nhau về mặt âm vừa giống nhau về nghĩa, trường hợp này chúng ta có các từ song song, song hành trong các ngôn ngữ; 2) Cơ sở đối sánh chỉ là mặt nghĩa, đây chính là phạm vi xác định tương đương mà chúng ta đang bàn, tức cũng có nghĩa là khả năng tương đương được xác định chủ yếu về mặt nghĩa của đơn vị. Muốn xác định các tương đương đòi hỏi phải đi vào tìm các tương ứng nội dung xác định của các đơn vị. Tương đương là ngang bằng nhưng không giống nhau hoàn toàn, không đồng nghĩa. Như vậy, tương đương được xác định bằng sự ngang bằng một nội dung xác định của đơn vị, sự ngang bằng chính là sự trùng nhau ở một phần cơ bản của nội dung nghĩa xác định các đơn vị tương ứng. [58, tr.287-288]
Do đó, luận án dựa vào lí thuyết của ngôn ngữ học tri nhận để tiến hành đối chiếu ngữ nghĩa của các giới từ không gian “auf/ in” trong tiếng Đức với “trên/ trong” trong tiếng Việt.
1.4.4. Mọ t số v n đề về ngo n ngữ học so sánh đối chiếu và đối chiếu ngo n ngữ
Trong luạ n án này, khi đối chiếu các giới từ auf/ in trong tiếng Đức với trên/ trong trong tiếng Việt, tác giả sử dụng phu o ng pháp so sánh đối chiếu (comparison, contrast), hay nói ngắn gọn, phu o ng pháp đối chiếu là phu o ng pháp quan trọng nhất. Tre n thế giới, khi bàn về phu o ng pháp đối chiếu, Fisiak,
J. (1981) đu a ra định nghĩa phu o ng pháp đối chiếu là mọ t trong những “phu o ng pháp nghie n cứu so sánh hai hay nhiều ngo n ngữ hoạ c tiểu loại của ngo n ngữ nhằm tìm ra sự tu o ng đồng và khác biẹ t giữa chúng”. Ở Viẹ t Nam, theo tác giả Bùi Mạnh Hùng (2008), phu o ng pháp đối chiếu đu ợc xem là “viẹ c so sánh giữa hai đối tu ợng trong đó có mọ t đu ợc lấy làm chuẩn” [24, tr.149].
Tương tự tác giả Le Quang Thie m (2005), trong ngo n ngữ học hiẹ n đại cũng viết, “phu o ng pháp đối chiếu là mọ t hẹ thống, mọ t tổng thể các phu o ng thức, thủ pháp pha n tích nhằm làm sáng tỏ cái chung và cái rie ng, cái giống và cái khác nhau của các ngo n ngữ” [58, tr.343].
Nhu vạ y, có thể nói rằng bản chất của phu o ng pháp đối chiếu là tìm ra những điểm tu o ng đồng và dị biẹ t giữa hai đối tu ợng đu ợc đối chiếu. Để thực hiẹ n viẹ c đối chiếu cần có các tie u chí và quy trình cụ thể. Khi xét về tie u chí đối chiếu, tác giả Bùi Mạnh Hùng (2008) cho rằng trong đối chiếu ngo n ngữ, chúng ta cần chỉ ra được các đối tu ợng tu o ng đu o ng nhau mới có thể so sánh đu ợc với nhau, nghĩa là so sánh đối chiếu A với B và ngược lại. Be n cạnh đó, tác giả cũng cũng đề cạ p đến quy trình đối chiếu đu ợc thực hiẹ n qua ba bu ớc: Bu ớc 1: Mie u tả; Bu ớc 2: Xác định các tie u chí đối chiếu và Bu ớc 3: Đối chiếu. Trong luạ n án sẽ áp dụng phu o ng pháp và quy trình đối chiếu của Bùi Mạnh Hùng (2008) để tìm ra những điểm tu o ng đồng và khác biẹ t trong việc sử dụng giới từ chỉ không gian auf/in trong tiếng Đức và tiếng Việt. Trên cơ sở đó, có được những tổng kết cụ thể về mức độ tương đồng và khác biệt giữa các giới từ định vị không gian trong tiếng Đức và tiếng Việt. Ở bu ớc mie u tả, luạ n án tạ p trung mie u tả các đặc điểm ngữ nghĩa nhóm giới từ định vị không gian chỉ địa điểm tĩnh, chuyển động auf/ in trong tiếng Đức với trên/ trong trong tiếng Việt và cơ sở tri nhận của chúng. Qua đó, dựa trên kết quả miêu tả ở bước 1, luận án có thể khái quát, xác định được các tiêu chí đối chiếu các nghĩa cũng như cơ sở tri nhận của giới từ định vị không gian trong tiếng Đức và tiếng Việt.
Cuối cùng, luạ n án tiến hành đối chiếu auf/ in trong tiếng Đức với trên/ trong trong tiếng Việt để tìm ra sự tu o ng đồng và khác biẹ t giữa các yếu tố tre n trong hai ngo n ngữ. Để tiến hành đối chiếu, luạ n án sử dụng phu o ng pháp đối chiếu song song. Tức là, luạ n án tạ p trung xem xét các hình thức thể hiẹ n nọ i dung nào đó trong hai ngo n ngữ từ đó tìm ra những điểm tu o ng đồng và khác biẹ t giữa chúng.
1.5. Tiểu kết
Chương một đã tổng kết được các công trình nghiên cứu và cơ sở lý thuyết liên quan đến đề tài. Các công trình nghiên cứu trên thế giới và trong nước đã đề cập đến các vấn đề nghiên cứu khác nhau của giới từ định vị không gian. Tuy nhiên, phần lớn các nghiên cứu tập trung nghiên cứu ngữ nghĩa của giới từ định vị không gian. Những nghiên cứu gần đây đã chú ý đến vấn đề tri nhận của các giới từ này và nổi bật là nghiên cứu của Tyler và Evans [140] và nghiên cứu của Brenda [70].
Có thể bạn quan tâm!
- Nghĩa Của Giới Từ Trong Ngữ Nghĩa Học Truyền Thống Và Ngữ Nghĩa Học Tri Nhận
- Hệ Thống Các Giới Từ Chỉ Không Gian Trong Tiếng Đức Và Tiếng Việt
- Giới Từ “In” (Trong) Và “Neben” (Bên Cạnh) Trong Tiếng Đức
- Giới Từ “Auf” Chỉ Địa Điểm Tĩnh Tại Đối Chiếu Với Tiếng Việt.
- Nghĩa Không Gian Được Định Vị Trên Vị Trí Địa Lý
- Đặc Điểm Ngữ Nghĩa Giới Từ Tri Nhận Không Gian “In” Trong Tiếng Đức Đối Chiếu Với Tiếng Việt
Xem toàn bộ 217 trang tài liệu này.
Ở chương này luận án cũng đã bàn luận một cách súc tích về các lý thuyết liên quan đến đề tài. Việc đưa ra các quan điểm về giới từ trong tiếng Đức và tiếng Việt nhằm tìm ra được khái niệm về giới từ để giúp cho việc lựa chọn các tư liệu nghiên cứu được chính xác và định nghĩa về giới từ chỉ không gian trong tiếng Đức của luận án. Việc phân loại giới từ cũng như phân biệt chúng với các từ loại khác nhằm xác định rõ đặc điểm của giới từ định vị không gian trong tiếng Đức và tiếng Việt. Giới từ định vị không gian “auf/ in” được coi là điển hình cho nhóm giới từ định vị không gian. Đây là các giới từ đơn, thuộc nhóm giới từ định vị và mang nghĩa không gian. Việc phân biệt ngữ nghĩa theo quan điểm truyền thống và quan điểm tri nhận giúp cho việc hiểu và phân tích nghĩa của giới từ định vị không gian trong tiếng Đức đối chiếu với tiếng Việt được rõ ràng hơn. Khi nói đến tri nhận là nói đến cách chúng ta nhìn các sự vật, hiện tượng thế giới xung quanh hay nói cách khác là thế giới xung quanh được phản ánh vào tâm trí chúng ta như thế nào. Dựa vào trải nghiệm của mỗi người mà chúng ta có những lý giải khác nhau về cùng một sự vật hiện tượng mà chúng ta nhận thức và thụ cảm. Tri nhận liên quan đến rất nhiều vấn đề: ngữ nghĩa, không gian, quan điểm đa nghĩa về không gian trong ngôn ngữ học tri nhận, ẩn dụ ý niệm, các mô hình tri nhận, tri nhận nghiệm thân, tri nhận với không gian lấy con người là trung tâm của vũ trụ, chiến lược định vị và định hướng trong không gian, …
Tóm lại, trong chương một tác giả đã trình bày các lý thuyết cơ bản liên quan đến đề tài làm cơ sở cho việc so sánh đối chiếu về đặc điểm ngữ nghĩa và cơ sở tri nhận của giới từ định vị không gian tiếng Đức với tiếng Việt ở trong các chương tiếp theo. Qua đó tác giả cũng hệ thống những giới từ không gian trong tiếng Đức và đối chiếu với tiếng Việt để làm cơ sở tập trung nghiên cứu hai giới từ “auf/in” trong các chương tiếp theo.
Chương 2
ĐẶC ĐIỂM NGỮ NGHĨA CÁC GIỚI TỪ CHỈ KHÔNG GIAN “AUF/ IN” TRONG TIẾNG ĐỨC ĐỐI CHIẾU VỚI TIẾNG VIỆT
Dẫn nhập
Chương này nhóm tác giả tập trung vào các tiểu từ không gian liên quan đến mốc định vị (Landmark - LM) có bao giới. Chúng tôi sẽ bắt đầu với ngữ nghĩa của auf và in. Vì tiểu từ không gian này gắn với mạng nghĩa đặc biệt phức tạp và đa dạng, do vậy chúng tôi sẽ giới hạn phần thảo luận của mình vào một tập hợp hạn chế các nghĩa tiêu biểu cho cách thức con người tương tác với LM có bao giới và cách thức đó tạo nên một loạt các nghĩa đối lập. Ngoài ra, các giới từ không gian “auf/in” khi đứng sau động từ có thể là các giới từ chỉ địa điểm, chỉ hướng hoặc phó từ, tuy nhiên sự phân biệt này không phải bao giờ cũng rõ ràng. Vì thế, để tránh sa vào cuộc tranh luận các giới từ không gian “auf/in” khi đứng sau động từ là các giới từ chỉ địa điểm, chỉ hướng hay phó từ, chúng tôi chọn cách gọi chung là “từ không gian” khi chúng đứng sau động từ.
2.1. Giới từ chỉ không gian trong tiếng Đức
Một nhóm từ với ý nghĩa địa điểm tạo thành phần chính trong giới từ tiếng Đức. Theo Schröder, giới từ chỉ không gian trong tiếng Đức được chia thành hai nhóm là giới từ chỉ địa điểm tĩnh và giới từ chỉ hướng chuyển động. Theo Mansour,
M. A. (1988) thì giới từ chỉ địa điểm tĩnh tại không mô tả sự thay đổi địa điểm, trong khi đó giới từ chỉ hướng chuyển động lại mô tả sự thay đổi địa điểm [113, tr.23]. Tuy nhiên, không dễ để xác định liệu một giới từ nhất định thuộc về một nhóm này hay nhóm nào khác, do đó việc mô tả địa điểm của giới từ không phải dễ dàng. Ở đây khái niệm địa điểm đóng một vai trò quan trọng, khái niệm này liên quan đến nhận thức. Nhận thức và mô tả địa điểm còn phụ thuộc vào các khía cạnh của người nhận thức và hướng đến mặt đất. Sau đó, các nhân tố này dẫn đến sự khác nhau khi sử dụng giới từ trong tiếng Đức và tiếng Việt. Phần quan trọng của luận án là đề cập đến các giới từ thay đổi mà ý nghĩa của chúng được xếp vào giới từ chỉ địa điểm tĩnh tại hoặc giới từ chỉ phương hướng chuyển động bằng cách thay đổi cách. Ví dụ:
(71) Ich war heute im Park. (Hôm nay tôi ở công viên.) khác với
(72) Ich gehe jetzt in den Park. (Bây giờ tôi đang đi đến công viên).
Ví dụ (71) mô tả việc ở lại một khu vực, khi đối cách được sử dụng thì hướng và sự mở rộng lên cái gì được mô tả. Ở một số ngữ cảnh tặng cách cũng diễn tả sự chuyển động tuy nhiên chỉ trong không gian giới hạn. Trong câu Ich gehe im Park spazieren (tôi đi dạo trong công viên) chỉ ra rằng chủ ngữ Ich chuyển động trong khu vực Park mà không dời khỏi đó.
2.2. Giới từ “auf/in” trong tiếng Đức đối chiếu với tiếng Việt
Trong văn phạm tiếng Đức thì hai giới từ này có tần suất thường xuyên xuất hiện trong hầu hết mọi câu và chiếm tỷ lệ lớn trong khối lượng từ của văn phạm. Theo cuốn ngữ pháp tiếng Đức (Die Grammatik Unentbehrlich für richtiges Deutsch) thì giới từ in đứng đầu với tỷ lệ 23% được sử dụng tùy theo ngữ cảnh mang nghĩa khác nhau, tương đương với nghĩa tiếng Việt thì in có nghĩa là trong, và theo từ điển tiếng Việt thì từ trong có các nghĩa như sau:
Nghĩa thứ nhất để nói đến:
- Phía những vị trí thuộc phạm vi được xác định nào đối lập với từ ngoài ví dụ: trong rừng, ngồi trong nhà, quần áo để trong tủ, ý kiến trong cuộc họp, người trong họ.
- Phía sau, so với phía trước, hoặc phía những vị trí gần trung tâm, so với những vị trí ở xa trung tâm ví dụ: nhà trong, sống trong thành phố, đứng vòng trong vòng ngoài, đưa bóng vào trong vòng cấm địa.
- Vùng địa lí ở vào phía nam so với địa phương xác định nào đó lấy làm mốc, trong phạm vi đất nước Việt Nam ví dụ: đàng trong, người miền trong, trong nam ngoài Bắc, vào công tác trong Sài Gòn.
- Nói đến khoảng thời gian trước thời điểm xác định nào đó không bao lâu, ví dụ như: về quê từ trong Tết, hồi trong năm hai người có gặp nhau một lần.
Nghĩa thứ 2 để nói đến:
- Từ biểu thị điều nêu ra sau đó là điều kiện, hoàn cảnh, môi trường của hoạt động, sự việc được nói đến ví dụ: sống trong nhung lụa, trưởng thành trong chiến đấu, bị trói buộc trong vòng lễ giáo, những điều cần thiết trong cuộc sống, đau xót trong lòng.
- Từ biểu thị điều nêu ra sau đó là giới hạn về thời gian của hoạt động, sự việc được nói đến ví dụ: đi ngay trong đêm nay, công trình hoàn thành trong ba năm, trong vòng một tiếng nữa phải xong, phát biểu trong năm phút.
Giới từ auf chiếm 6% cũng được sử dụng trong ngữ cảnh khác nhau trong văn phạm tiếng Đức và mang nghĩa trên trong tiếng Việt nhưng ở nhiều ngữ cảnh khác thì auf còn có các nghĩa như trên, dưới, lên, xuống, ra, vào đã được tác giả khảo sát, liệt kê trong phần phụ lục và đối chiếu với tiếng Việt ở chương này. Theo từ điển tiếng Việt thì từ trên có một số nghĩa như sau:
- Từ trên về không gian để nói đến phía những vị trí cao hơn trong không gian so với một vị trí xác định nào đó, hay so với các vị trí khác nói chung ví dụ: máy bay bay trên trời, trên trời dưới đất, đứng trên cao nhìn xuống, nhà ở tận trên tầng chín.
- Từ “trên” nói đến vùng địa lí cao hơn so với một vùng xác định nào đó, hay so với các vùng khác nói chung như: lên phía mạn trên, trên rừng dưới biển, tàu từ trên Lào Cao về Hà Nội.
- Nói đến phía những vị trí ở trước một vị trí hay so với các vị trí khác nói chung, trong một trật tự sắp xếp nhất định như: ngồi ở hàng ghế trên, như đã nói ở phần trên, lên nhà trên, làng trên xóm dưới.
- Nghĩa tiếp theo của từ “trên” nói đến phía những vị trí cao hơn so với một vị trí xác định nào đó, hay so với các vị trí nói chung, trong một hệ thống cấp bậc, thứ bậc như: học sinh các lớp trên, quyết định từ trên tỉnh đưa xuống, vâng lời người trên, các tầng lớp trên trong xã hội.
-“Trên” nói đến mức cao hơn hay số lượng nhiều hơn một mức, một số lượng xác định nào đó như: học lực trên trung bình, con lợn được trên bốn mươi cân, quần áo dành cho trẻ em trên mười tuổi, sản lượng đạt trên mười tấn.
- Ngoài ra “trên” là từ biểu thị điều nêu ra sau đó là đích nhắm tới của một hoạt động theo hướng từ thấp đến cao: chạy lên trên đồi, bay vút lên trên trời cao, mầm cây trồi lên trên mặt đất, sờ tay lên trán, ngước mắt nhìn lên trên trần nhà.
- Là từ biểu thị điều nêu ra sau đó là vị trí của vật được nói đến ở sát bề mặt của một vật nào đó đỡ từ bên dưới, hay sát bề mặt ở phía có thể nhìn thấy rõ: sao trên trời, trên tường treo một bức tranh, quyển sách để trên bàn.
- Là từ biểu thị điều nêu ra sau đó là nơi diễn ra sự việc, hoạt động được nói đến: gặp nhau trên đường đi công tác, nghe giảng trên lớp, phát biểu trên tivi. Là từ biểu thị điều nêu ra sau đó là cơ sở quy định phạm vi, nội dung, tính chất của hoạt
động nhận thức, ý kiến được nói đến như: góp ý trên tình bạn, làm việc trên cơ sở tự nguyện, bài thi đạt điểm 75 trên 100.
- Từ “trên” mang các nghĩa khác nhau như “trên cơ” để nói đến việc hơn hẳn về khả năng, trình độ hoặc cơ hội (trong một lĩnh vực nào đó) ví dụ như: một đối thủ trên cơ, đội bóng trên cơ (trên tài); “trên dưới” nói đến cả người trên lẫn người dưới, không trừ một ai: trên dưới đồng lòng, “gã nói năng bặm trợn, trên dưới chả nể sợ ai, rất vũ phu nhưng cũng rất mềm mại tùy lúc ...” (Chu Lai).
- “Trên dưới” để nói đến số lượng trên chút ít hoặc dưới chút ít: cuộc họp có trên dưới 20 người, sản lượng đạt trên dưới mười tấn, “cả hai đều đã trên dưới năm chục tuổi, tóc bạc gần nửa, răng rụng vài ba chiếc ...” (Nguyễn Khải); “trên đe dưới búa” để ví tình thế bị dồn ép từ cả hai phía đối lập cho nên làm thế này không được mà làm trái lại cũng không xong, rất khó đối xử; “trên hết” trên tất cả, hơn hết cả: vui là trên hết, “Ông anh tôi dù thương quí em đến đâu cũng vẫn vợ là trên hết” (Bùi Bình Thi); “trên kính dưới nhường” nói đến cách ăn ở đúng mực, biết kính trọng người trên, nhường nhịn người dưới “Nên ra trên kính dưới nhường, Chẳng nên đạp hắt bên đường mà đi” (ca dao); “trên tài” giống nghĩa từ “trên cơ” muốn nói hơn hẳn về khả năng, trình độ (trong một lĩnh vực nào đó): hát trên tài cả ca sĩ chuyên nghiệp, trên tài mọi người về tài ăn nói.
2.2.1. Đặc điểm ngữ nghĩa giới từ định vị không gian “auf” đối chiếu với tiếng Việt
Trong các hoạt động định vị không gian của giới từ, chúng ta đều thấy rõ luôn có những sự khác biệt nhất định về ý nghĩa của chúng trong từng đối tượng định vị và tình huống cụ thể. “Auf” là một trong những tiểu tập hợp giới từ cơ bản liên quan đến trục thẳng đứng giống như các giới từ über/ unter, oberhalb/ unterhalb. Dẫu sao thì rõ ràng là nếu muốn giải thích các cách diễn đạt thông thường của các câu như Das Buch ist auf dem Tisch (quyển sách ở trên bàn) so với câu Der Hund ist unter dem Tisch (con chó ở dưới bàn), chúng ta cần nhận ra rằng các tiểu từ không gian này thực sự quy chiếu tới trục thẳng đứng. Nói về định hướng (orientation), Langacker (1987) đã bàn đến tính cần thiết phải nhận biết trục thẳng đứng và trục nằm ngang liên quan đến các cách thức có thể quan sát, nhìn nhận một khung cảnh không gian. Theo tác giả thì “định hướng ... gắn với việc sắp xếp theo các trục của trường thị giác (hoặc một hệ thống tọa độ tương tự nào đó)” [102, tr.133]. Những mô tả điển hình của khung cảnh không gian phản ánh trường
thị giác của chúng ta khi thực hiện việc quan sát ở một tư thế đứng thẳng chuẩn tắc. Langacker cũng thảo luận về không gian có định hướng (oriented space) như một thành tố cần thiết để chúng ta hiểu rõ được sự khác biệt giữa các tiểu từ không gian nhất định.
Nói về sự quy chiếu tới trục nằm ngang và trục thẳng đứng, chúng tôi nhận thấy rằng điển cảnh của một tiểu từ không gian nói riêng không có liên quan đến sự quy chiếu đó, do vậy không thể dẫn đến kết luận rằng tất cả các tiểu từ không gian đều gợi ra sự định hướng như vậy. Đối với các tiểu từ không gian như über / unter, oberhalb/ unterhalb thường gợi ra một cấu hình không gian mà trong đó vật định vị dịch chuyển (trajector - TR) được định vị theo trục thẳng đứng so với mốc định vị (LM), nghĩa là nó ở vị trí cao hơn hoặc thấp hơn, còn các tiểu từ như in (trong), innerhalb (bên trong) hoặc außerhalb (ngoài) có vẻ như không quy chiếu tới bất cứ trục nào. Quan điểm liệu một tiểu từ không gian nào đó có quy chiếu tới trục nằm ngang hoặc trục thẳng đứng hay không chính là một phần trong nội dung mục từ cơ bản của nó cũng giống với quan điểm của Langacker (1987) và Talmy (2000).
Cần đặc biệt lưu ý rằng trong tiếng Việt vị trí giữa đối tượng định vị và người nhìn đóng vai trò quan trọng trong việc sử dụng giới từ “trên” hoặc “dưới”. Ở ví dụ (46) Bức tranh treo trên tường (Das Bild hängt an der Wand), bức tranh không treo “trên (auf)”, mà treo “trên - cạnh tường (an)” tường, nhưng ta phải nhìn lên trên để nhìn nó, có nghĩa là chúng ta không sử dụng “auf” mà phải dùng “an” nghĩa là cạnh tường nói đến hướng quy chiếu khác với cách nhìn của người Việt. Người Đức hướng quy chiếu nhìn theo hướng thẳng đứng, còn người Việt hướng quy chiếu nằm ngang. Bức tranh cao hơn người nhìn, ở đây giới từ trên (trên bề mặt tường) được sử dụng. Trong ví dụ (47) Trên trời có đám mây xanh (Im Himmel gibt es blaue Wolken) cũng được giải thích tại sao chúng ta không diễn đạt là trong (in) trời (Himmel), mà lại là “trên trời” (im Himmel). Trước đây ta coi trái đất là một bề mặt và tất cả trên bầu trời là ở vị trí cao hơn vị trí chúng ta dưới mặt đất và vị trí này được miêu tả bằng “trên”, có nghĩa là trong lòng giữa khoảng không. Trong ví dụ (49), người Việt nói Dưới sông này có nhiều cá lắm (In diesem Fluss gibt es sehr viele Fische) ta suy ra được cách sử dụng của giới từ “dưới” rằng người nhìn/người nói đang ở bờ của con sông, vì bề mặt nước của sông thấp hơn bờ. Khi người nhìn đang ở sông, thì ta sẽ dùng giới từ “ở” thay vì “dưới”. Vị trí của người nhìn đã thay đổi, không phải là tại mà là ở sông. Người Đức nói.