Nghĩa Của Giới Từ Trong Ngữ Nghĩa Học Truyền Thống Và Ngữ Nghĩa Học Tri Nhận

Hentschel, E./ Weydt, H. viết thông qua giới từ, mối quan hệ giữa hai yếu tố được diễn đạt và do vậy giới từ có một tên khác là quan hệ từ. [89, tr.275].

Sommerfeldt/Starke cũng giải thích tương tự: Thuật ngữ “giới từ” (tiếng Latinh praeponere “thêm vào trước”) liên quan đến việc thêm từ loại này vào trước từ phụ thuộc thông thường” [121, tr.142].

Theo cấu trúc giới từ được chia thành hai loại: giới từ chính yếu và giới từ thứ yếu. Giới từ chính yếu được dùng trong ngôn ngữ hiện đại không được phái sinh hoặc kết hợp và thuộc từ loại tương đối đóng. Hầu hết giới từ của loại này đi cùng với tặng cách hoặc đối cách, ví dụ: đi với cả hai cách: in, auf, hinter, tặng cách: aus, bei, mit, đối cách: durch, gegen, ohne.

Tác giả Helbig/ Buscha cho rằng mối quan hệ chi phối thuộc các đặc điểm quan trọng của giới từ, có nghĩa là “Giới từ cần có danh từ đi kèm (hoặc là đại danh từ), danh từ phụ thuộc vào giới từ trong câu, thông thường đi với một cách nhất định” [88, tr.357].

Các học giả bàn luận về giới từ trong tiếng Đức đều nhất trí xem giới từ là một từ độc lập được dùng với danh từ, cụm danh từ hoặc đại từ, để biểu thị mối quan hệ giữa những từ này với những từ khác trong câu. Tiếng Đức là ngôn ngữ biến hình nhưng giới từ không bị biến đổi hình thái theo cách như danh từ, động từ, tính từ... Tuy nhiên, chính giới từ xác định cách của đại từ hoặc danh từ đi kèm với nó. Helbig/ Buscha cũng viết “Giới từ thường đứng trước danh từ hoặc đại từ và đòi hỏi chúng biến đổi theo cách phù hợp để hình thành cụm giới từ” [88].

Việc phân loại các giới từ trong tiếng Đức dựa vào hai tiêu chí là ngữ nghĩa và ngữ pháp. Phân loại theo ngữ nghĩa chỉ thuần túy phân thành các nhóm nhỏ theo nội dung ý nghĩa, ít có tác dụng sử dụng. Cách phân loại theo ngữ pháp gắn liền với phạm trù cách có ý nghĩa thiết thực, đặc biệt cho việc dạy và học tiếng Đức với tư cách là một ngoại ngữ.

1.3.1.1. Phân loại giới từ trong tiếng Đức

a) Phân loại giới từ theo ngữ nghĩa

Theo hướng tiếp cận truyền thống, Hentschel, E./ Weydt, H phân chia các giới từ tiếng Đức ra thành 7 nhóm dựa vào tiêu chí ngữ nghĩa gồm: giới từ chỉ mục đích (um… willen), giới từ chỉ nguyên nhân (wegen, dank ...), giới từ chỉ điều kiện

(bei), giới từ chỉ tương phản (trotz), giới từ chỉ địa điểm (in, auf, neben …), giới từ chỉ tình thái (mit, von) và giới từ chỉ thời gian (in, um, nach) [89].

Đi theo hướng phân loại này, Helbig, G./ Buscha, J nhận thấy rằng các giới từ trong tiếng Đức đều có ngữ nghĩa riêng của nó và cần phải có sự phân loại chi tiết hơn [88]. Cụ thể, các tác giả đã thống kê được 361 giới từ trong tiếng Đức với các ý nghĩa cụ thể để tiến hành phân loại. Đây là một sự phân loại được xem là rất chi tiết bởi ngoài các nhóm giới từ truyền thống, Helbig, G./ Buscha, J (2001) còn chỉ ra các nhóm nhỏ hơn dựa vào ý nghĩa như: nghĩa trạng từ (entgegen, gegen, wider), điểm mốc (für), phân chia (auf, für …), nghĩa liên tiếp (zu), nghĩa nối tiếp (außer, neben), nghĩa giảm thiểu (ab), nghĩa thành phần (mit, von), nghĩa hạn định (außer, ohne), nghĩa thay thế (anstelle, anstatt …), nghĩa sử dụng từ ngữ bóng bẩy (aus, außerhalb, bei …), nghĩa khởi xướng (durch, seitens, von).

b) Phân loại giới từ theo ngữ pháp

Tiếng Đức là một ngôn ngữ biến hình, cụ thể là có 4 cách: cách 1 (Nominativ) là chủ cách làm chủ ngữ trong câu; cách 4 (Akkusativ) là đối cách làm bổ ngữ trong câu; cách 3 (Dativ) là tặng cách làm bổ ngữ gián tiếp trong câu và cách 2 (Genitiv) là sở hữu cách làm các thành phần khác trong câu.

Giới từ tiếng Đức đứng trước danh từ, đại từ, quán từ... và đòi hỏi những từ sau nó theo các cách khác nhau, nhiều nhất là đòi hỏi cách 3 và cách 4 và cuối cùng là cách 2. Căn cứ vào tiêu chí này, người ta chia giới từ thành hai cấp độ:

- Giới từ cấp độ 1: có cấu tạo đơn giản, thường đi cùng với cách 3 và cách 4. Chúng còn được phân chia chi tiết hơn thành 3 nhóm: các giới từ chỉ đi với cách 4; các giới từ chỉ đi với cách 3 và các giới từ đi với cả cách 4 và cách 3. Ví dụ như cụm giới từ cố định như: in, auf, hinter, với Dativ như: aus, bei, mit, với Akkusativ: durch, gegen, ohne...

- Giới từ cấp độ 2: phức tạp hơn được hình thành từ việc kết hợp giới từ với danh từ và hình thành một từ mới. Ví dụ giới từ an đi với từ hand hình thành từ mới là anhand, anstelle, ... hoặc những nhóm từ hình thành từ giới từ như: auf der Basis, aus Anlass, ... Phần lớn những giới từ cấp độ 2 đi kèm với nó là cách 2, ít khi nó đi với cách 3 và cách 4 [88].

Theo như trích dẫn phân chia cấp độ của Weinrich (2005) tồn tại 20 giới từ cấp độ 1, chúng thường ngắn, từ một đến 2 âm tiết và xuất hiện với tần số cao trong

ngôn ngữ, trong khi giới từ cấp độ 2 thường phức tạp hơn. Theo Wolfgang Boettcher, W. (2009) giới từ được hình thành từ động từ, danh từ, tính từ và trạng từ. Đặc điểm quan trọng nhất của giới từ này là giới từ được đòi hỏi một danh từ một cách nhất định. Ví dụ đi với giới từ này là cách 4, giới từ kia là cách 3. Vì thế mà danh từ đi sau giới từ được quy định bởi giới từ và nó sẽ biến đổi theo cách 4, 3,

2. Theo Helbig/ Buscha (2001), Sommerfledt/ Starke (1998); Boettcher, W. (2009) và Hentschel, E./ Weydt, H. (2003), giới từ có thể đứng cùng danh từ ở cách 4, cách 3 hoặc cách 2 như sau:

Thứ nhất là, giới từ với cách 4 (Akkusativ): bis, durch, für, gegen, je, ohne, per, pro, um, wider.

Thứ hai là, giới từ với cách 3 (Dativ): aus, bei, binnen, dank, entgegen, gegenüber, laut, gemäß, mit, nach, (mit) samt, seit, von, zu, zuliebe.

Thứ ba là, giới từ với cách 2 (Genitiv): abseits, anstatt, anstelle, aufgrund, außerhalb, diesseits, inmitten, innerhalb, jenseits, kraft, oberhalb, seitens, trotz, um … willen, unfern, ungeachtet, unterhalb, unweit, während, wegen, zugunsten.

(3) Trotz dem Rat des Vaters ging das Kind auf das Eis. (Mặc lời khuyên của cha, cậu bé vẫn đi trượt băng)

Thứ tư là, đặc điểm nữa là giới từ không chỉ chỉ định về cách 2, 3, 4 mà còn chỉ định về chức năng. Ví dụ: Nếu liên quan đến sự vật tĩnh trong phòng thì giới từ là cách 3 (Dativ), nếu liên quan đến sự vật động mà thay đổi vị trí, không gian thì giới từ là cách 4 (Akkusativ).

Thứ năm là, giới từ với cách 4 (Akkusativ), cách 3 (Dativ), cách 2 (Genitiv):

entlang.

(4) Den Fluss entlang gehen wir (Chúng tôi đi dọc theo sông)

(5) Die Kinder haben sich entlang der Straße aufgestellt. (Những đứa trẻ xếp hàng/ đứng dọc theo đường).

(6) Entlang des Weges wuchsen alte Linden. (Những cây bồ đề già mọc dọc đường)

Akkusativ đứng ở vị trí sau, nếu entlang đứng sau thì danh từ là Akkusativ, còn entlang đứng trước thì danh từ là cách 3 (Dativ) hoặc cách 4 (Genitiv).

Thứ sáu là, những giới từ không có cách cố định trong vài trường hợp mà không cần xác định cách của danh từ đó là cách nào. Trong một số văn phạm ngữ pháp thì “als” và “wie” cũng là những giới từ không xác định.

(7) Ich arbeite als Lehrer. (Tôi làm việc như là một giáo viên)

Weinrich, H (2005) cho rằng đối với những cách cụ thể thì giới từ xuất hiện bằng cách đi kèm với mạo từ, trong một vài trường hợp thì nó có thể được rút ngắn.

am = an dem,

ans = an das,

aufs = auf das,

beim = bei dem,

durchs = durch das,

fürs = für das,

gegens = gegen das,

hinterm = hinter dem,

hintern = hinter den,

hinters = hinter das,

im = in dem,

ins = in das,

überm = über dem,

übern = über den,

übers = über das,

ums = um das,

unterm = unter dem,

untern = unter den,

unters = unter das,

vom = von dem,

vorm = vor dem,

vors = vor das,

zum = zu dem,

zur = zu der.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 217 trang tài liệu này.

Đối chiếu giới từ chỉ không gian auf - in trong tiếng Đức với trên - trong trong tiếng Việt - 6

1.3.1.2. Ngữ nghĩa của giới từ

Trong tiếng Đức, thông thường các giới từ được chia thành 3 loại như sau:


8 giới từ đi với cách 3 Dativ (Präpositionen mit Dativ): ab, aus, bei, mit, nach, seit, von, zu.

6 giới từ đi với cách 4 Akkusativ (Präpositionen mit Akkusativ): durch, für, gegen, ohne, um, bis.

9 giới từ đi với cả cách 3 Dativ lẫn cách 4 Akkusativ (Wechselpräpositionen): an, auf, in, vor, neben, hinter,

unter, über, zwischen.

Tuy nhiên, có một cách chia khác cũng rất quen thuộc đó là chia giới từ thành từng nhóm theo ý nghĩa bản thân những giới từ đó. Chúng ta có 2 nhóm lớn, đó là:

Lokale Präpositionen (Nhóm giới từ chỉ địa điểm)

Temporale Präpositionen (Nhóm giới từ chỉ thời gian)

a) Lokale Präpositionen (Giới từ chỉ địa điểm)

Nhóm giới từ này trả lời cho 3 câu hỏi: Wohin? (Đến đâu?), Wo? (Ở đâu?) và Woher? (Từ đâu?) sử dụng với các giới từ như: nach, in, zu, an, auf, bei, aus, von đi với các cách 3 và 4 (Dativ, Akkusativ).

b) Temporale Präpositionen (Giới từ chỉ thời gian)

Trước hết chúng ta sẽ nói về những giới từ chỉ từng đơn vị thời gian cụ thể theo mức độ giảm dần tính theo cấp độ lớn đến nhỏ:

Với đơn vị thời gian là năm: Có 2 cách dùng


Không dùng giới từ:

(8) In 2015 lerne ich Deutsch

(Tôi học tiếng Đức vào năm 2015)

Dùng giới từ in đi kèm với Jahr:

(9) Im Jahr 2015 lerne ich Deutsch (Tôi học tiếng Đức vào năm 2017)

Đây là 2 cách dùng để chỉ năm phổ biến nhất. Ngoài ra, còn có một số cách viết khác rất ít phổ biến, mà người học nên hạn chế dùng như: Im Jahre 2015, in 2015.

Với đơn vị thời gian là tháng và mùa: thì dùng giới từ in ở cách 3 (Dativ). Vì các mùa hay các tháng đều mang giống đực, nên chúng ta sẽ dùng in dem = im

Xuân, hạ, thu, đông: Im Frühling, Sommer, Herbst, Winter (vào mùa xuân, mùa hạ, mùa thu, mùa đông)

Tháng 1 đến tháng 12: Im Januar (vào tháng 1), ..., im Dezember (vào tháng 12).

Thứ Hai đến Chủ Nhật: Am Montag (vào thứ hai), am Sonntag (vào chủ nhật). Các buổi sáng, sáng muộn, trưa, chiều, tối: Am Morgen (vào buổi sáng), am Vormittag (vào buổi sáng muộn), am Mittag (vào buổi trưa), am Nachmittag (vào buổi chiều), am Abend (vào buổi tối).

Với đơn vị thời gian là giờ: Chúng ta dùng giới từ um ở cách 4 (Akkusativ)

(10) 9:00: Um 9 Uhr (vào lúc 9 giờ)

1.3.2. Khái niệm “giới từ” trong tiếng Việt

Nhiều nhà ngôn ngữ học Việt Nam cho rằng giới từ được xếp vào quan hệ từ, là một từ loại riêng và được nghiên cứu song song với các loại từ khác như danh từ, động từ, tính từ v.v ....

Không chỉ tập trung vào việc chỉ ra chức năng của giới từ, tác giả Nguyễn Kim Thản làm rõ vị trí của giới từ trong hệ thống, cụ thể là giới từ là một loại hư từ thuộc nhóm quan hệ từ. Ông cho rằng: “Giới từ là một loại hư từ (trong nhóm quan hệ từ) có tác dụng nối liền từ phụ (hoặc từ tổ phụ) với từ chính (hoặc từ tổ chính) biểu thị quan hệ ngữ pháp giữa hai đơn vị đó” [39, tr. 330-347]. Ngoài ra, tác giả cho rằng các từ “trên, dưới, trong, ngoài, trước, sau” thuộc phạm trù “thời vị từ” vì chúng “đứng trước danh từ, chúng và danh từ là đồng ngữ, có ý nghĩa ngữ pháp về địa điểm, thời gian hay khối lượng, … và thành phần của câu (hay của từ tổ)”.

Nói đến giới từ, Diệp Quang Ban không gọi là “quan hệ từ” mà gọi từ loại này là “kết từ”. Ông cũng phân chia kết từ thành hai lớp: lớp kết từ chính phụ (giới từ) và lớp kết từ đẳng lập (liên từ). Tác giả quan niệm: “Kết từ chính phụ dùng để nối kết thành tố phụ vào thành tố chính (nối kết từ phụ với từ chính, thành phần phụ với thành phần chính của câu” [2, tr.137]. Ngoài ra ông [1] cũng cho rằng “Kết từ là những hư từ dùng để liên kết các từ với nhau hoặc các vế trong câu” và “Trong nhiều ngôn ngữ, kết từ được phân biệt rõ thành giới từ và liên từ”. Trên thực tế, Diệp Quang Ban [1, tr.164] đã viết giới từ dùng để nối danh từ với thành tố chính hoặc bổ ngữ gián tiếp của động từ với thành tố chính. Nhưng Nguyễn Lai lại xếp giới từ vào nhóm từ chỉ hướng vận động [29].

Trong khi Diệp Quang Ban và Hoàng Hữu Thung [2] xếp giới từ vào nhóm kết từ thì Bùi Đức Tịnh [60] cho rằng giới từ là tiếng dùng để chỉ sự tương quan ý nghĩa giữa một tiếng và túc từ của nó.

Với Cao Xuân Hạo [20, tr.113] và đồng tác giả lại tách giới từ và liên từ ra thành hai loại riêng biệt, giới từ được coi là “những từ được dùng để đánh dấu quan hệ chính phụ, tức là cho biết ngữ đoạn đi sau nó là phụ (phụ của câu thì gọi là trạng ngữ, phụ của ngữ danh từ thì gọi là định ngữ, phụ của ngữ vị từ thì gọi là bổ ngữ)”.

Còn tác giả Nguyễn Cảnh Hoa [23, tr.92-107] đã nhận định các tác giả nghiên cứu về giới từ tiếng Việt chỉ đề cập đến một loại giới từ là giới từ đơn. Qua đó tác giả cũng đã liệt kê một số giới từ đơn tiếng Việt phổ biến thông dụng như: bằng, bởi, cho, của, cùng, do, dưới, đặng, để, đến, giữa, hòng, lại, lên, ngoài, nhằm, nhờ, như, nơi, ở, qua, quanh, ra, sang, sau, tại, tận, theo, tới, trên, trong, trước, từ, vào, về, vì, với, xuống.

Đinh Văn Đức [15, tr.250] định nghĩa giới từ như sau: “Giới từ trong ngôn ngữ truyền thống, từ xa xưa đến hiện tại, vẫn được coi là những loại từ thuộc phạm trù hư từ.” Theo ông, giới từ dùng để liên kết từ với từ. Khi nói đến giới từ, chúng ta hiểu rằng ý nghĩa của giới từ không hình thành một cách dễ dàng từ thực từ như nhiều người vẫn thường nghĩ. Giới từ là một công cụ biểu đạt cho một khía cạnh logic. Giới từ, cũng như liên từ, là công cụ để liên kết các khái niệm trong tư duy của con người, những khái niệm không phải chỉ là nghĩa, còn ngôn ngữ thì biểu nghĩa chứ không trực tiếp biểu niệm. [15, tr.256-257].

Trong luận án tiến sĩ của Vũ Văn Thi (1995) đã mô tả thuật ngữ này, giới từ kết nối các từ/ nhóm từ với nhau “Giới từ là một loại hư từ thuộc nhóm quan hệ từ, có chức năng thể hiện mối quan hệ cú pháp giữa thành phần chính và thành phần phụ trong câu” [61].

Tuy nhiên, giới từ trong tiếng Việt được phân biệt không rõ ràng với liên từ, vì có “những quan hệ từ thuộc về giới từ và liên từ” mang chức năng của cả hai từ loại, ví dụ: , hay, nhưng, của, , nhờ, dù/ dầu. Và tác giả cho rằng điều này còn phụ thuộc vào ngữ cảnh liệu rằng một từ mang chức năng là giới từ hay liên từ.

Khái niệm “giới từ” cũng nằm trong từ điển thuật ngữ ngôn ngữ. Ở đây ý nghĩa của giới từ được các tác giả Đỗ Việt Hùng, Hà Quang Năng, Đặng Ngọc Lệ và Nguyễn Như Ý (2001) giải thích: “Giới từ là biểu thị mối quan hệ của đối tượng với đối tượng, hiện tượng, cảnh huống. Ý nghĩa này được biểu hiện không phải bằng ý nghĩa từ vựng chân thật mà bằng đặc điểm hoạt động của chúng với tư cách là các hư từ chỉ quan hệ” [25, tr.104]. Nguyễn Văn Thành cũng đưa ra định nghĩa về giới từ như sau: “Giới từ là tiếng dùng để liên lạc một tiếng với tiếng túc từ của nó”. [49]

Trong cuốn Từ điển giải thích thuật ngữ ngôn ngữ học, Nguyễn Như Ý định nghĩa về giới từ: “Giới từ - từ loại có ý nghĩa phạm trù đặc trưng là biểu thị quan hệ của đối tượng với đối tượng, hiện tượng, cảnh huống. Ý nghĩa này được biểu hiện không phải bằng ý nghĩa từ vựng chân thực mà bằng đặc điểm hoạt động của chúng với tư cách là các hư từ chỉ quan hệ” [25]. Cũng nhấn mạnh vào chức năng của giới từ, Phan Khôi quan niệm: “Giới từ dùng để giới thiệu danh từ hoặc đại danh từ đến với động từ, danh từ hoặc đại danh từ khác để tỏ ra sự quan hệ giữa chúng nó với nhau” [Phan Khôi 1997, tr.195]. Từ những quan điểm trên của các nhà Việt ngữ học, có thể thấy rằng giới từ tiếng Việt, được hầu hết các nhà nghiên cứu khẳng định sự tồn tại của nó. Giới từ tiếng Việt từng được gọi với nhiều thuật ngữ khác nhau tương đương với, chẳng hạn “hư từ” hay “hư từ chân chính” như Nguyễn Anh Quế (Hư từ trong tiếng Việt hiện đại), Nguyễn Minh Thuyết (trong Thảo luận về vấn đề xác định hư từ trong tiếng Việt), “hư từ cú pháp” như Đinh Văn Đức (trong Ngữ pháp tiếng Việt), Lê Biên (trong Từ loại tiếng Việt hiện đại), hay “quan hệ từ” như Nguyễn Kim Thản (trong Lược sử ngôn ngữ học),

Nguyễn Hữu Quỳnh (trong Tiếng Việt hiện đại), “kết từ” như Diệp Quang Ban (trong Một số vấn đề về câu tồn tại trong tiếng Việt).

1.3.3. Nghĩa của giới từ trong ngữ nghĩa học truyền thống và ngữ nghĩa học tri nhận

Trong cuộc sống hàng ngày từ xa xưa con người giao tiếp với nhau bằng ngôn ngữ, ngôn ngữ rất đa dạng mang nhiều ngữ nghĩa khác nhau, nhưng ngôn ngữ, dưới dạng tổng quát nhất, có thể được xác định nghĩa như là một “phương tiện giao tiếp quan trọng nhất của xã hội loài người”. Thông qua ngôn ngữ giúp con người giao tiếp một cách dễ dàng, hiểu nhau và chính là một quá trình truyền tải thông tin và nhận thông tin ngữ nghĩa.

Có rất nhiều quan điểm khác nhau về ngữ nghĩa học. Theo Lyons [111] “ngữ nghĩa học là sự nghiên cứu nghĩa từ vựng và nghĩa ngữ pháp của ngôn ngữ tự nhiên”.

Các tác giả Evans và Green [83, tr.157] cũng đã nêu: ngữ nghĩa học tri nhận giúp chúng ta khám phá bản chất của sự tương tác giữa con người với nhau và sự hiểu biết của họ về thế giới bên ngoài. Từ đó, con người xây dựng lên một lý thuyết về cấu trúc tri nhận phù hợp với những gì họ trải nghiệm. Hai tác giả cũng đã đưa ra bốn nguyên lí chủ đạo của ngữ nghĩa học tri nhận: cấu trúc tri nhận có tính nghiệm thân, cấu trúc của ngữ nghĩa là cấu trúc tri nhận, biểu hiện ý nghĩa có tính chất bách khoa toàn thư và kết cấu ý nghĩa là sự ý niệm hóa. Khác với ngữ nghĩa học truyền thống, nhiều nhà nghiên cứu ngữ nghĩa học tri nhận như: Croft và Cruse [77], Evans [82], Lakoff [101] và Langacker [102] cho rằng nghĩa tồn tại trong đầu óc con người. Ngoài ra một số nhà nghiên cứu khác cũng cho rằng, nghĩa của từ được xuất phát từ trải nghiệm tri giác hàng ngày về những gì chúng ta nghe, nhìn, và cảm nhận thấy từ thế giới xung quanh mình. Những khái niệm của chúng ta về thế giới xung quanh được gọi là các mô hình tinh thần mà các mô hình này được xây dựng dựa trên sự tiếp nhận, sự tưởng tượng, kiến thức và những trải nghiệm có thể được thay đổi và cập nhật. [92], [100]

Còn Đỗ Hữu Châu thì cho rằng khó có được lời giải đáp nhất trí về thế nào là “nghĩa” [5, tr.6]. Thay cho định nghĩa về “nghĩa”, tác giả đã phân lập cái gọi là “nghĩa” thành các phương diện mà nghĩa học có thể hoặc phải quan tâm và chú ý đến. Ngoài ra, Lý Toàn Thắng [57, tr.53] cũng đã đưa ra nhận định của Đỗ Hữu Châu [4, tr.105-106] về ý nghĩa của từ như sau:

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 11/01/2024