thấy qua cách diễn đạt ra Bắc (nach Nordvietnam) và vào Nam (nach Südvietnam). [28]. Cần lưu ý rằng “phía Bắc” (Nordvietnam) và “phía Nam” (Südvietnam) trong trường hợp này là kết quả của việc mở rộng ý nghĩa. “Bắc” (nördlich) và “Nam” (südlich) về nguồn gốc là hướng trời và theo thời gian mang ý nghĩa là tên của hai khu vực: Bắc Việt Nam và Nam Việt Nam.
Đặc biệt, nhận thức không gian ở các khu vực khác nhau (miền Bắc, miền Trung, miền Nam) (Nordvietnam, Mittelvietnam, Südvietnam) cũng khác nhau. Lý Toàn Thắng miêu tả năm yếu tố ảnh hướng đến nhận thức không gian gồm: địa hình (cao – thấp) (hoch- niedrig), địa điểm có sông, hướng di chuyển Đất – Bãi biển, hướng di chuyển Bắc – Nam, hướng di chuyển Địa điểm đóng – địa điểm mở. Theo đó ta có sơ đồ sau về nhận thức khu vực của miền Bắc: [54]. (Hoa Binh ist eine Stadt mit vielen Bergen. Neben Gia Lam fließt ein Fluss. In Quang Ninh gibt es Strände. Die Stadt Ho Chi Minh liegt in Südvietnam. Früher war die Stadt Ha Dong sehr geschlossen und von Wäldern bedeckt)
Cần lưu ý rằng từ “vào” không chỉ đứng trước các đối tượng có ba chiều mà còn trước đối tượng có hai chiều, ví dụ như: tường, bàn, mâm ...
(125) Nó quay mặt vào tường. (Er dreht sich zur Wand.)
(126) Đứng vào góc tường! (Steh an die Ecke!)
(127) Ngồi vào mâm đi anh!
(Setz dich zu Tisch zum Essen!)
Khi người Việt Nam nói vào tường, nó không có nghĩa là “*in die Wand” (trong tường), vì tất nhiên ta không thể di chuyển đến tường. Để giải thích cách sử dụng của từ “vào” trong trường hợp này, tác giả muốn nhắc lại khái niệm “đường bao”. Không chỉ con người mà còn các đối tượng vô hình cũng có một khu vực
Có thể bạn quan tâm!
- Mọ T Số V N Đề Về Ngo N Ngữ Học So Sánh Đối Chiếu Và Đối Chiếu Ngo N Ngữ
- Giới Từ “Auf” Chỉ Địa Điểm Tĩnh Tại Đối Chiếu Với Tiếng Việt.
- Nghĩa Không Gian Được Định Vị Trên Vị Trí Địa Lý
- Giới Từ “In” Chỉ Phương Hướng Chuyển Động Đối Chiếu Với Tiếng Việt.
- Một Vài Biểu Hiện Của Sự Đa Dạng Tri Nhận Trong Phạm Vi Không Gian Ngôn Ngữ Học
- Sự Tri Nhận Không Gian Của Giới Từ “Auf/ In” Trong Tiếng Đức Đối Chiếu Với Tiếng Việt
Xem toàn bộ 217 trang tài liệu này.
xung quanh riêng. Thông qua từ “vào” trong ví dụ (125) và (126) cho rằng đối tượng được định vị nằm trong vùng xung quanh của đối tượng tham chiếu là “tường” và “góc”. Việc sử dụng từ “vào” trong câu (127) phụ thuộc nhiều vào văn hóa Việt Nam. Người Việt truyền thống không ăn trên bàn mà thường ăn trên mặt đất. Toàn bộ gia đình ngồi quanh một chiếc mâm, dưới mâm trải chiếc chiếu hoặc đặt trên nền nhà, trên mâm có các món ăn được bày ra. Cách diễn đạt “ngồi (sich setzen) vào (in) mâm (Tablett)” với người Việt Nam thì không được hiểu rằng ta ngồi trên mâm mà là ta ngồi xuống xung quanh mâm để ăn cơm.
2. Nghĩa phương tiện
Ở cách sử dụng này, có thể thấy rất rõ rằng, sự bao chứa là mối quan hệ có tính dị biệt hơn cả. Khi auf được sử dụng chủ yếu với các phương tiện vận tải có bề mặt hoặc sàn rộng để có thể bao chứa và nâng đỡ các vật thể hoặc du khách có trọng lượng ... Nếu phương tiện vận tải nhỏ thì sự bao chứa càng trở nên dị biệt hơn nữa, và auf càng trở nên khó chấp nhận hơn qua việc so sánh những ví dụ như sau:
(128) Die Kinder im Bus. (im = auf) (Những đứa trẻ trên xe buýt.)
(129) Die Besatzung auf dem Boot. (Đội thủy thủ trên thuyền.)
Như đã nói ở trên, khi auf dùng với các phương tiện qua những ví dụ thì nó mang tính chuyển động và phải được áp dụng trong trường hợp phương tiện vận tải đang di chuyển, cho dù có thể ở một khoảnh khắc cụ thể khi chúng tạm thời không di chuyển thì người ta vẫn sử dụng auf mang tính chuyển động.
Trong tiếng Việt cũng vậy, khi nói đến các phương tiện đang di chuyển để nói đến sự bao chứa và nâng đỡ thông qua những ví dụ:
(130) Người khách hàng trên taxi. [48]
(Der Kunde im Taxi (im = auf).)
(131) Người câu cá trên xuồng. [48] (Die Fischer auf dem Kanu.)
2.2.2. Đặc điểm ngữ nghĩa giới từ tri nhận không gian “in” trong tiếng Đức đối chiếu với tiếng Việt
Theo các tác giả (Dirven, 1993; Hawkins, 1998; Herskovits, 1986, 1988; Hottenroth, 1993; Lindstromberg, 1998; Miller và Johnson-Laird, 1976; Quirk và các
cộng sự, 1985, Vandeloise, 1991, 1994) thì từ in và từ cùng gốc với nó trong ngôn ngữ Ấn - Âu (đặc biệt trong tiếng Đức, tiếng Hà Lan và tiếng Pháp) đã được nghiên cứu rất sâu rộng và cặn kẽ. Vì vậy, trong việc phân tích từ in trong luận án này nhằm cung cấp một luận giải có tính phương pháp luận về phạm vi của sự đa nghĩa gắn với từ in. Ngoài ra việc phân tích in sẽ là bước khởi đầu hữu ích để tìm hiểu ngữ nghĩa gắn với các tiểu từ tri nhận không gian khác mà liên quan đến LM có bao giới.
Theo tác giả Tyler và Evan, (bản dịch của Lâm Quang Đông và Nguyễn Minh Hà [140, tr.287] thì “điển cảnh của in tạo nên một quan hệ không gian trong đó TR được định vị trong LM có ba yếu tố cấu trúc nổi bật là khu vực bên trong, bao giới và bên ngoài”. Ngoài quan hệ không gian đã được ấn định, điển cảnh của in gắn với yếu tố chức năng của sự bao chứa. Điển cảnh của in được thể hiện trong hình, LM được thể hiện bằng đường viền đậm còn TR bằng hình tròn đậm.
Hình 29: in - trong
LM có bao giới phi điển hình: Như chúng ta biết, vì sự ý niệm hóa của con người có tính linh hoạt nên các thành tố chức năng và không gian cần thiết có thể được hiểu là song song tồn tại với các khung cảnh không gian không bao gồm các LM ba chiều điển hình. Qua một số ví dụ sau cho thấy LM được ý niệm hóa là mặt phẳng, như vậy là chỉ có hai chiều. Do những LM như vậy được tri nhận là có khu vực bên trong nghĩa là có bao giới và bên ngoài, chúng được ý niệm hóa là có bao giới và vì thế điển cảnh của in có thể được sử dụng:
(132) Der Fisch schwimmt im See. (Cá bơi ở trong hồ.)
(133) Die winzige Oase befindet sich im Dessert. (Ốc đảo nhỏ trong sa mạc.)
Trong ví dụ (132), ta ý niệm hóa con cá bị (bao chứa) bởi cái hồ. Tuy nhiên ở đây thì cái hồ không phải là LM ba chiều điển hình. Do hồ có khu vực bên trong (phần tạo nên ao), bao giới là nước, bùn, đất, bờ hồ và bên ngoài hồ, khung cảnh không gian cụ thể này có thể được tri nhận là bao gồm một LM có bao giới và do đó
nó tạo nên quan hệ bao chứa. Ở đây ao bao chứa cá thường được bao lại bởi các vật cản như bờ hồ hay tường bao kè đá ngăn hạn chế sự chuyển động và do vậy khung cảnh không gian này có bao gồm LM ba chiều điển hình. Nhưng chúng ta cũng cần lưu ý rằng không chỉ LM được ý niệm hóa trong những ví dụ có bao giới có vật cản mà nó còn xuất hiện trong cả những ví dụ có bao giới mà không có vật cản vật lý nào cản trở sự chuyển động cả, như trong ví dụ (133) cho thấy như vậy. Điều này có nghĩa là bởi có một LM được ý niệm hóa có khu vực bên trong đối lập với bên ngoài, kéo theo việc hiện hữu bao giới, đồng thời làm nảy sinh sự ấn định về bao chứa. Trong ví dụ (133), LM sa mạc được ý niệm hóa là bao chứa TR ốc đảo, dù không có rào cản vật lý nào như tường bao bao giới quanh sa mạc.
Tương tự, in thể hiện quan hệ không gian - chức năng trong khung cảnh không gian như các châu lục, biển, đại dương, quốc gia, khu vực, tỉnh thành cũng như sự phân giới về địa lý, vật lý khác nhau như đô thị, v.v.
(134) Deutschland in Europa (Nước Đức ở Châu Âu)
(135) London ist die größte Stadt in England (London là thành phố lớn nhất ở Anh)
(136) Sie lebt in der Stadt Berlin
(Cô ấy sống ở thành phố Berlin)
Tương tự như vây, trong trong tiếng Việt cũng biểu thị các khung cảnh không gian trong đó điều kiện không khí đóng vai trò chủ đạo được ý niệm hóa là bao bọc TR thể hiện qua các ví dụ như sau:
(137) Đứa bé bị ướt trong mưa. (Das Kind war im Regen nass.)
(138) Chiếc lá bay trong gió. (Blatt weht im Wind.)
Ở đây điểm mấu chốt trong kiểu sử dụng này là khung cảnh không gian mưa, gió trong không khí cũng được hình dung là một thực thể. Do vậy, một đối tượng vật lý không chỉ được hình dung là có thể được hàm chứa trong không gian mà còn có thể được bao bọc hoàn toàn bởi không gian xung quanh nó, và có thể được thay đổi từ vị trí thông thường của nó như ví dụ (138).
2.2.2.1. Giới từ “in” chỉ địa điểm tĩnh tại đối chiếu với tiếng Việt.
Theo Mansour, M. A [113, tr.96] và Weinrich, H [142, tr.632], giới từ in diễn tả mối quan hệ bên trong được tạo ra thông qua một không gian và đối tượng có trong không gian này.
Schröder cũng nêu ra chức năng khác của in. “Với in, các tên riêng về địa điểm (không có mạo từ) như đất nước, núi, thắng cảnh và hướng trời được coi là khu vực định vị” [120, tr.126]. Weinrich đề cập đến không gian của địa điểm thông qua giới hạn tự nhiên hoặc giới hạn chính trị. [142]
(139) Sie war im Osten.
(Cô ta ở hướng Đông.)
(140) Es ist einfach toll, im Gebirge zu wandern. (Thật tuyệt khi đi bộ trên núi.)
Giới từ “in - trong” diễn tả một đối tượng ở trong một đối tượng khác là một không gian. Trong tiếng Việt, giới từ “trong” thường đi với các động từ mà không có sự chuyển động, ví dụ: nằm, làm việc ...
(141) Cái váy đỏ ở trong va li rồi nhé.
(Das Rotes Kleid ist schon im Koffer.)
Do vậy những nghĩa lý tưởng của giới từ in được hiện thực hóa trong hoạt động của ngôn ngữ theo năm nghĩa sau:
1. Nghĩa không gian
2. Nghĩa tại chỗ
3. Nghĩa trạng thái
4. Nghĩa viền bao quanh
5. Nghĩa tiếp cận được bằng tri giác
1. Nghĩa không gian
Về tiểu từ không gian “in”, thảo luận của Vandeloise (1991, 1994) về các phương diện chức năng của sự bao chứa đã chứng tỏ một cách thuyết phục rằng thành tố không gian không thể chỉ đánh đồng với riêng các yếu tố không gian mà thôi [140, tr.282] (bản dịch Lâm Quang Đông và Nguyễn Minh Hà). Sơ đồ trong hình sau lấy từ quan điểm của Vandeloise.
Hình 30: Vandeloise, 1994: 172
Theo Vandeloise hình ảnh được thể hiện trong hình có thể được tri nhận là một chiếc bóng đèn hoặc một cái chai và ông có thể thoải mái miêu tả quan hệ giữa vật định vị dịch chuyển (TR - trajector) bóng đèn và mốc định vị (LM - Landmark) đui đèn như:
(142) Die Glühbirne ist in der Fassung. (Bóng đèn trong đui đèn.)
Ở đây điển cảnh của in tạo nên một quan hệ không gian trong đó TR được định vị trong LM có ba yếu tố cấu trúc nổi bật là khu vực bên trong, bao giới và bên ngoài. Ngoài quan hệ không gian đã được ấn định thì ở đây điển cảnh của in gắn với yếu tố chức năng của sự bao chứa.
Trong tiếng Việt từ trong được hiểu là một vật thể ở trong một cái bao chứa, khi đó vật thể chứa đựng là ĐTQC và vật thể được chứa đựng là ĐTĐV. Có một số dạng được đề cập mà phổ biến là sự chứa đựng không khép kín trong không gian, dạng này có thể thuộc về các vật có mặt lồi lõm giống như rổ, bát, cốc, túi, ...
(143) Quả cam trong túi. (Orange in der Tasche.)
(144) Sữa trong cốc. (Milch in der Tasse.)
Một dạng chứa đựng không khép kín khác có thể thuộc về các đối tượng giống hình trụ, hoặc có thể bao gồm các không gian được giới hạn bằng hai mặt phẳng tại một góc.
(145) Cái bàn trong góc. (Der Tisch in der Ecke.)
(146) Những bông hoa khô trong quyển sách. (Die getrockneten Blumen sind im Buch.)
2. Nghĩa tại chỗ
“Mối tương quan trải nghiệm giữa việc định vị một cách chắc chắn là TR cơ bản nằm yên trong một vị trí nhất định” [140]. Theo cách hiểu truyền thống nghĩa là TR nằm yên đồng vị với một vùng không gian nổi bật do LM ấn định trong một
khoảng thời gian dài và cách hiểu này cung cấp nghĩa bổ sung vốn không rõ ràng trong điền cảnh. Nghĩa này được minh họa qua những ví dụ như sau:
(147) Er heilt im Krankenhaus.
(Anh ấy đang điều trị trong bệnh viện.)
(148) Er ist im Raum.
(Anh ấy ở trong phòng.)
Trong ví dụ (147) thì TR là anh ấy được định vị tại LM (bệnh viện) trong một thời gian dài và có mục đích cụ thể là chữa bệnh, như vậy rõ ràng bệnh viện thuộc một tòa nhà LM có bao giới. Còn trong ví dụ (148) TR (anh ấy) vẫn được định vị là ở trong phòng, và TR được hiểu là đang ở vị trí mặc định là ở nhà. Do vậy TR được định vị một cách chắc chắn, đảm bảo trong một LM có bao giới có thể trong một khoảng thời gian dài.
Trong tiếng Việt, giới từ “trong” thường đi cùng với giới từ “ngoài” được sử dụng khi nói về phòng khác nhau trong một ngôi nhà hoặc căn hộ. Ở Việt Nam người ta thường thiết kế nhà sao cho phòng khách nằm ngay ở cửa nhà so với các phòng khác. Phòng ngủ thì thường ẩn giấu vì phòng này là không gian riêng của con người. Do đó sẽ có diễn dạt sau:
(149) Mẹ ơi, mẹ đang ở ngoài phòng khách à? Con đang ở trong phòng ngủ. (Mama, bist du im Wohnzimmer? Ich bin im Schlafzimmer.)
Đối tượng TR được định vị có ở trong những phòng khác nhau LM và yêu cầu các giới từ khác nhau cho vị trí của chúng. Từ đó suy ra rằng mối quan hệ không gian giữa các phòng khác nhau mà có đối tượng tham chiếu thì việc lựa chọn giới từ trong tiếng Việt cũng có liên quan. Trái ngược với từ trong thì ngoài mô tả rằng một đối tượng ở bên ngoài phạm vi của một đối tượng khác. Giới từ này phù hợp với các giới từ trong tiếng Đức là “auβer” và “auβhalb”.
(150) Cô bé đứng ngoài đường tròn.
(Das Mädchen steht außerhalb des Kreises.)
Ngoài ra giới từ “ngoài” mô tả một đối tượng nằm ngoài không gian mà một đối tượng khác đang nằm trong.
(151) Tớ đợi cậu ngoài cửa nhé!
(Ich warte auf dich vor der Tür, ja!)
Ở đây cho rằng người nói đứng cạnh cửa và ngoài ngôi nhà mà một người khác đang ở trong. “Cửa” không phải là một không gian mà chỉ là một bề mặt, tuy nhiên cách diễn đạt “ngoài cửa” được chấp nhận vì “cửa” trong trường hợp này tượng trưng cho ngôi nhà. Lý Toàn Thắng đưa ra lý do cho sự mở rộng ý nghĩa này là một số từ không cần thiết sẽ bị bỏ đi theo thời gian.
Ông giải thích quá trình này thông qua sơ đồ sau:
Trong tiếng Việt thường hay có diễn đạt “ngoài biển“ (am Meer), “ngoài đồng“ (auf dem Feld), “ngoài vườn” (auf dem Feld), “ngoài đường” (auf der Straße), ... nếu không nhắc đến một địa điểm nhất định. Các danh từ đứng sau giới từ “ngoài”, giống nhau ở một điểm là chúng là một nơi tự do không có trần hoặc tường bao quanh. Hình ảnh sau đây sẽ mô tả sự to lớn của không gian khác nhau trong tiếng Việt: trong nhà (im Haus) < ngoài sân (auf dem Hof) < ngoài vườn (im Garten) < ngoài ngõ (in der Gasse) < ngoài đường (in der Straße) < ngoài đồng (auf dem Feld) < ngoài đê (auf dem Deich) < ngoài bãi sông (am Fluss) <đường (Straße) > ngõ (Gasse) > vườn (Garten) > sân (Hof) > nhà (Haus) > buồng (Zimmer) ...
Mối quan hệ không gian giữa người nhìn/người nói và đối tượng được định vị quyết định sự lựa chọn giới từ trong câu nói trong nhiều trường hợp. Ba câu nói sau với các giới từ khác nhau trong tiếng Việt được dịch giống nhau sang tiếng Đức. Việc sử dụng giới từ phụ thuộc vào vị trí của người nhìn và của đối tượng được định vị.
(152) Cậu bé đứng trong hàng rào. (Der Junge steht neben dem Zaun.)
(153) Cậu bé đứng ngoài hàng rào. (Der Junge steht neben dem Zaun.)