Hệ Thống Các Giới Từ Chỉ Không Gian Trong Tiếng Đức Và Tiếng Việt

Ý nghĩa của từ là “tập hợp của một số thành phần ý nghĩa nhất định” trong đó bao gồm: ý nghĩa biểu vật, ý nghĩa biểu niệm và ý nghĩa biểu thái.

Sự vật, hiện tượng trong thực tế khách quan được phản ánh vào tư duy thành các khái niệm, được phản ánh vào ngôn ngữ thành các ý nghĩa biểu vật và từ các ý nghĩa biểu vật mà có được các ý nghĩa biểu niệm tương ứng”.

Theo tác giả Lý Toàn Thắng [57, tr.53] thì với ngữ nghĩa học tri nhận, từ có nghĩa là vì nó biểu đạt cái ý niệm có trong tâm trí của con người chúng ta về một thực thể nào đó. Ngoài ra, tác giả cũng nhận định như sau: “ngữ nghĩa học tri nhận chú trọng và nhấn mạnh vai trò của tri giác, cái tri giác và hình ảnh trong hoạt động tri nhận. Ý nghĩa liên đới với một biểu hiện tinh thần là ý niệm”.

Với Lê Quang Thiêm [58] thì “ngữ nghĩa học nghiên cứu nghĩa của các biểu thức, các đơn vị của ngôn ngữ trong hệ thống cũng như những hoạt động hành chức ở phương diện đồng đại cũng như trong tiến trình phát triển của ngôn ngữ”.

Từ những quan niệm trên cho thấy ý nghĩa của từ là do quan hệ phản ánh của các thực thể thế giới khách quan ra bên ngoài. Đây cũng chính là điểm khác biệt giữa ý nghĩa của từ trong ngôn ngữ học và ngôn ngữ học tri nhận.

Qua đó, chúng ta có thể nhận thấy rõ quan niệm về nghĩa của từ trong ngữ nghĩa học truyền thống và ngữ nghĩa học tri nhận là hoàn toàn khác nhau. Khi hiểu và phân biệt rõ được sự khác biệt này sẽ giúp chúng ta hiểu rõ hơn về các khía cạnh nghĩa của từ. Nếu như các nhà ngôn ngữ học phi tri nhận quan tâm tới nghĩa biểu vật của từ thì các nhà ngôn ngữ tri nhận luận lại quan tâm tới ý niệm trong tâm trí chúng ta về một thực thể nào đó tồn tại xung quanh con người.

1.3.4. Hệ thống các giới từ chỉ không gian trong tiếng Đức và tiếng Việt

Hầu hết giới từ chỉ địa điểm đi với tặng cách. Theo mô hình của Schröder có sự phân chia tiếp của giới từ chỉ địa điểm tĩnh tại [120, tr. 26].


Hình 1 Mô hình khối lập phương Xét về mặt nội dung ý nghĩa thì trong tiếng 1

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 217 trang tài liệu này.

Hình 1: Mô hình khối lập phương

Xét về mặt nội dung ý nghĩa thì trong tiếng Đức có 9 giới từ chỉ không gian. Nếu không gian được xem là một hình hộp tương ứng với một vật thể như trình bày

Đối chiếu giới từ chỉ không gian auf - in trong tiếng Đức với trên - trong trong tiếng Việt - 7

dưới đây là vật thể để đối chiếu, thì các giới từ như các vật thể khác có vị trí tương quan với khối hình hộp tức vật thể đối chiếu này theo 3 trục a, b và c cùng với một trục thứ tư d là vật thể nằm giữa hai vật thể đối chiếu khác. Các giới từ được thể hiện về mặt không gian mang đặc điểm tĩnh và chuyển động như sau:

a) Trục a: trước/ sau

Trong tiếng Đức có hai giới từ sử dụng cho trục này:

- vor (trước) đi với một danh từ với nghĩa là vật thể đó tồn tại trước vật thể được đối chiếu, ví dụ:

(11) Nun muss er vor dem Gericht stehen. (Bây giờ nó phải đứng trước tòa).

- hinter (sau) đi với một danh từ với nghĩa là vật thể đó tồn tại sau vật thể được đối chiếu, ví dụ:

(12) Er sitzt hinter dem Baum. (Nó ngồi sau cái cây).

Mối tương quan giữa vật thể đối chiếu với các vật thể đi với giới từ tương quan với vật thể đối chiếu được trình bày như sơ đồ sau:

Hình 2 a vor trước b hinter sau b Trục b trên dưới Trong tiếng Đức có ba giới 2

Hình 2: a. vor (trước) b. hinter (sau)

b) Trục b: trên/ dưới

Trong tiếng Đức có ba giới từ sử dụng cho trục này:

- unter (dưới) đi với một danh từ với nghĩa là vật thể đó tồn tại dưới vật thể được đối chiếu, ví dụ:

(13) Unter dem Tisch sitz ein Hund. (Con chó ngồi dưới bàn).

- auf (trên sát bề mặt) đi với một danh từ với nghĩa là vật thể đó tồn tại trên

nhưng sát với vật thể được đối chiếu, ví dụ:

(14) Das Buch liegt auf dem Tisch. (Cuốn sách nằm trên bàn).

- über (trên cách bề mặt) đi với một danh từ với nghĩa là vật thể đó tồn tại

trên nhưng cách vật thể được đối chiếu một khoảng cách, ví dụ:

(15) Das Bild hängt über dem Tisch. (Bức tranh treo trên cái bàn).

Mối tương quan giữa vật thể đối chiếu với các vật thể đi với giới từ tương quan với vật thể đối chiếu được trình bày như sơ đồ sau:

Hình 3 c unter dưới d auf trên e über trên bên trên c Trục c trong ngoài Trong tiếng 3

Hình 3: c. unter (dưới) d. auf (trên) e. über (trên, bên trên)

c) Trục c: trong/ ngoài

Trong tiếng Đức có ba giới từ sử dụng cho trục này:

- in (trong) đi với một danh từ với nghĩa là vật thể đó tồn tại bên trong vật thể được đối chiếu, ví dụ:

(16) Er ist im Haus. (Nó đang ở trong nhà).

- an (sát cạnh) đi với một danh từ với nghĩa là vật thể đó tồn tại cạnh nhưng

sát với vật thể được đối chiếu, ví dụ:

(17) Der Stuhl steht an der Wand. (Ghế đặt sát tường).

- neben (cạnh nhưng cách một quãng) đi với một danh từ với nghĩa là vật thể đó tồn tại bên cạnh nhưng cách vật thể được đối chiếu một khoảng cách, ví dụ:

(18) Er setzt sich neben mich. (Anh ấy ngồi xuống cạnh tôi).

Mối tương quan giữa vật thể đối chiếu với các vật thể đi với giới từ 4

Mối tương quan giữa vật thể đối chiếu với các vật thể đi với giới từ 5

Mối tương quan giữa vật thể đối chiếu với các vật thể đi với giới từ 6

Mối tương quan giữa vật thể đối chiếu với các vật thể đi với giới từ tương quan với vật thể đối chiếu được trình bày như sơ đồ sau:


Hình 4: f. in (trong) g. an (sát cạnh) h. neben (cạnh)

d) Trục d: giữa (hai vật thể)

Trong tiếng Đức có một giới từ sử dụng cho trục này:

zwischen (nằm giữa) đi với hai danh từ với nghĩa là vật thể đó tồn tại nằm giữa hai hay nhiều vật thể đối chiếu, ví dụ:

(19) Das Auto liegt zwischen den Bäumen. (chiếc ô tô nằm giữa hai cái cây)

Mối tương quan giữa vật thể đối chiếu với các vật thể đi với giới từ tương quan với vật thể đối chiếu được trình bày như sơ đồ sau:

Hình 5 i zwischen giữa 1 3 4 1 Giới từ vor hinter trước sau trong tiếng Đức Để 7

Hình 5: i. zwischen (giữa)

1.3.4.1. Giới từ vor/ hinter(trước/ sau) trong tiếng Đức

Để giải thích mối quan hệ địa điểm của giới từ “vor (trước)” và “hinter (sau)” ta nên hiểu khái niệm “tầm nhìn” vì về nguồn gốc nó nói về hệ thống trước/ sau của con người. Benveniste cho rằng con người được coi như là cột mốc hay còn gọi là thước đo cho sự hình thành ngôn ngữ và cột mốc hoặc thước đo này có thể được nhìn thấy trong định hướng không gian. [54, tr.93]; [81, tr.194] “Tất cả các điểm ngoài tòa nhà này trong phạm vi lối vào thuộc tầm nhìn của tòa nhà” [113, tr.28]. Vor (trước) mô tả rằng một đối tượng đứng trong tầm nhìn của đối tượng khác, trong khi đó hinter (sau) mô tả một đối tượng thấy ở mặt kia của tầm nhìn của đối tượng khác.

(20) Die Garage ist hinter dem Haus. (Nhà để xe ở sau ngôi nhà).

Trong diễn đạt này Garage (nhà để xe) được mô tả thông qua giới từ hinter (sau) như là vị trí của mặt sau ngôi nhà.

(21) Der Baum steht vor dem Haus. (Cái cây đứng trước ngôi nhà). [81]

Ở đây “cái cây” có thể đảm nhiệm hai vị trí hoặc là ở mặt trước ngôi nhà hoặc giữa ngôi nhà và người nhìn.

Mansour, M. A. (1988) cho rằng đối với những đối tượng mặt trước và mặt sau không rõ ràng thì vor (trước) hinter (sau) được hiểu theo từng hướng đối với đối tượng tham chiếu. [113]

(22) Sie sitzt hinter den Baum. (Cô ta ngồi dưới cái cây).

Trong phạm vi chuyển động, “vor” mô tả sự chuyển động trên hoặc ở mặt trước của đối tượng. [88, tr. 368]

Hình 6 vor trước cái bàn 23 Stell den Schrank vor den Tisch 88 Hãy đặt cái đèn đứng 8

Hình 6: vor - trước cái bàn

(23) Stell den Schrank vor den Tisch! [88]

(Hãy đặt cái đèn đứng trước cái bàn!)

Đối với giới từ “hinter, mục đích của sự chuyển động là mặt sau của đối tượng [88, tr.375]. Khi sự chuyển động hướng đến mặt trước/ mặt sau của đối tượng với khoảng cách nhỏ, mà không có đối tượng thứ ba giữa các đối tượng tham chiếu thì mối quan hệ của các đối tượng tham chiếu được diễn đạt thông qua direkt vor/direkt hinter (ngay trước/ ngay sau). [113, tr.116]

(24) Er stellt sich in der Schlange direkt hinter mich. (Anh ta xếp hàng ngay sau tôi).

1.3.4.2. Giới từ “trước, sau” (vor, hinter) trong tiếng Việt

Giới từ trước đứng trước danh từ và đại từ nhân xưng và diễn tả một 9

Giới từ “trước” đứng trước danh từ và đại từ nhân xưng và diễn tả một đối tượng thấy ở mặt trước của đối tượng khác. Đối tượng tham chiếu có điều kiện là phải xác định được đâu là mặt trước và mặt sau. Hướng chuyển động của con người thông thường đi lên trước, do đó xác đinh được mặt trước và mặt sau của một người. [54]

Mặt sau (Hinteseite)


Hình 7: trước - vor

Mặt trước (Vorderseite)

(25) Trước mắt chúng tôi là biển cả. (Vor uns liegt das Meer)

Nhà được xác định mặt trước là mặt có cửa và hướng ra đường. Mặt khác mà được xây song song với mặt trước được gọi là mặt sau.


Mặt sau Hinteseite Mặt trước Vorderseite Cửa Tur Hình 8 trước nhà vor 26 Chiếc ô 10

Mặt sau (Hinteseite)

Mặt trước (Vorderseite)


Cửa (Tur)

Hình 8: trước nhà - vor

(26) Chiếc ô tô đỗ trước nhà. (Das Auto wird vor dem Haus geparkt)

Dĩ nhiên không thể xác định mặt trước và mặt sau của tất cả các đồ vật.

Trong trường hợp này một đối tượng đứng “trước” hoặc “sau” một đối tượng khác phụ thuộc vào mối quan hệ không gian giữa người nhìn, đối tượng tham chiếu và đối tượng được định vị. Lý Toàn Thắng cho rằng người Việt Nam thường sử dụng chiến lược “ego - facing - bản ngã đối mặt” để mô tả mối quan hệ không gian “trước” và “sau” của đối tượng, có nghĩa là đối tượng mà ở gần người nhìn/người nói hơn, thì đứng “trước” đối tượng khác. [54]

Hình 9 sau gốc cây hinter 27 Cậu bé đứng sau gốc cây Der Junge steht hinter dem Baum 11

Hình 9: sau gốc cây - hinter

(27) Cậu bé đứng sau gốc cây (Der Junge steht hinter dem Baum)

Hình 10 trước gốc cây vor 28 Cậu bé đứng trước gốc cây Der Junge steht vor dem 12


Hình 10: trước gốc cây - vor

(28) Cậu bé đứng trước gốc cây (Der Junge steht vor dem Baum)

Giới từ trước /sau được sử dụng theo cách nhìn thông qua trên/dưới.[54]

(29) Ba lô trên lưng (Rucksack auf dem Rücken).

(30) Ba lô sau lưng. (Rucksack auf dem Rücken.)

(31) Huân chương trên ngực. (Medaille vor der Brust.)

(32) Huân chương trước ngực. (Medaille vor der Brust.)

Trong các ví dụ (29) và (31) lưng ngực được coi là một mặt phẳng mà ta có thể dựa những đồ vật vào. Cả hai bộ phận cơ thể đều thuộc phần trên của con người do vậy theo nguyên tắc “hình thái tiêu chuẩn”, chúng ta sử dụng giới từ trên. Ngược lại lưng ngực trong ví dụ (30) và (32) như là các bộ phận của đối tượng có mặt trước và mặt sau. Lưng là ở mặt sau của người nói và cần giới từ sau. Ngực thuộc mặt trước của người nói và cần giới từ trước.

1.3.4.3. Giới từ “an/ auf/ über/” (trên), và “unter” (dưới) trong tiếng Đức

Giới từ an là một trong ba giới từ phổ biển nhất trong tiếng Đức 113 tr 80 An 13

Giới từ “an” là một trong ba giới từ phổ biển nhất trong tiếng Đức [113 tr.80]. “An” mang nhiều chức năng và có nhiều cách sử dụng, diễn tả mối quan hệ gần trực tiếp hoặc tiếp xúc hai vật thể hoặc một đối tượng ở một bên của một đối tượng khác. [88, tr.363]


Hình 11: an - trên

(33) Das Bild hängt an der Wand (34) Peter steht an der Tafel [88]

(Bức tranh treo trên tường) (Peter đang đứng trên bảng )

Ví dụ (34) Peter đang đứng trên bảng không phải là đứng trên bề mặt chiếc bảng mà có nghĩa là anh ta đang đứng cạnh bảng giống như trong tiếng Việt khi giáo viên mời học sinh lên bảng làm bài.

Theo Weinrich, giới từ “an” cũng mô tả sự tiếp xúc không gian, sự tiếp xúc này chỉ ra rằng các điều kiện không gian chặt chẽ được nói đến một hành động [142, tr.624]: Ich warte dich am Hauptbahnhof/ am Strand/ an der Straβenrad...

(Tôi đợi bạn tại nhà ga/ tại bãi biển/ tại lề đường ...) Thông qua “an” một đối tượng được xác định một vị trí của đối tượng khác với khoảng không giới hạn hoặc một đường thẳng giới hạn. [113, tr.82]

Giới từ an mô tả chuyển động mà đi đến bên cạnh vị trí của đối tượng 14

Giới từ “an” mô tả chuyển động mà đi đến bên cạnh vị trí của đối tượng để cuối cùng đạt được mối quan hệ “an” tĩnh tại. [88, tr.363]


Hình 12: an - vào tường

(35) Er schiebt den Schrank an die Wand. (Anh ta đẩy tủ vào tường.)

Theo Mansour, M. A. (1988) thì giới từ “andiễn tả chuyển động đến bề mặt của cơ thể. Trong trường hợp này “an” cần có sự tiếp xúc và sự tiếp xúc có thể được giải thích ở bên dưới. [113, tr.143]

Hình 13 an trên trần nhà 36 Du soll die Lampe an die Decke hängen Bạn nên treo cái đèn 15

Hình 13: an - trên trần nhà

(36) Du soll die Lampe an die Decke hängen. (Bạn nên treo cái đèn trên trần.)

Ở đây giới từ “an” mô tả chuyển động đến các đối tượng tuyến tính mà dẫn đến khu vực gần trực tiếp. [88, tr.363]

(37) Wir fahren an den Strand. (Chúng tôi lái xe ra bãi biển.)

Đối với giới từ “auf”, Helbig/ Busch mô tả mối quan hệ thông qua giới từ bằng hình ảnh sau [88, tr.364].

Hình 14 auf trên bàn 38 Das Buch A liegt auf dem Tisch B Quyển sách A nằm trên bàn B Ở 16

Hình 14: auf - trên bàn

(38) Das Buch (A) liegt auf dem Tisch (B). (Quyển sách (A) nằm trên bàn (B).)

Ở đây ta khẳng định rằng hai đối tượng tham chiếu tiếp xúc với nhau [88, tr.364]. Mặt đất được coi như là điểm nhìn để xác định vị trí của A và B với nhau. Theo trục dọc xác định rằng đối tượng đứng trên mặt đất và “auf - trên” đối tượng khác. [54, tr.166]. Cụ thể ở đây đối tượng A đứng trên mặt đất và đứng trên đối tượng khác là B.

Ý nghĩa của über cũng phụ thuộc vào điểm nhìn và miêu tả vị trí cao hơn vị trí đỉnh đầu [142, tr.637]. Tuy nhiên, über khác với auf là không có sự tiếp xúc của đối tượng tham chiếu [81, tr.194]; [113, tr.58]. Helbig/ Buscha mô tả mối quan hệ của đối tượng tham chiếu thông qua giới từ über như sau [88, tr.382]:

Hình 15 über trên bàn 39 Das Bild hängt über dem Tisch Bức tranh treo trên bàn 88 Ở 17

Hình 15: über - trên bàn

(39) Das Bild hängt über dem Tisch. (Bức tranh treo trên bàn.) [88]

Ở đây ví dụ được diễn đạt thông qua giới từ “über” rằng “bức tranh” cao hơn “cái bàn”. Schröder cho rằng “über” tạo ra một khoảng đi qua mà không được bỏ đi khi chuyển động theo hình tròn. [113, tr.58]

Giới từ über cũng biểu thị hướng chuyển động từ dưới lên trên (phụ thuộc vào động từ), trên khoảng không trung nhưng không có sự tiếp xúc với khu vực, hoặc chạm đến vật liên quan [88, tr.382].


Hình 16 über trên chiếc bàn 40 Häng mal das Bild über den Tisch Hãy treo bức tranh trên 18

Hình 16: über - trên chiếc bàn

(40) Häng mal das Bild über den Tisch! (Hãy treo bức tranh trên chiếc bàn!)

Ở đây từ treo mang nghĩa chuyển động, tuy nhiên giới từ “über” miêu tả sự chuyển động với sự tiếp xúc có thể tưởng tượng được một vật bên trên một vật khác nhưng không có sự tiếp xúc bề mặt vật này chạm vào vật kia. [113, tr.126]

Giới từ “unter” mô tả chính xác đối tượng của “über/auf” rằng một đối tượng sâu hơn hoặc thấp hơn đối tượng khác là tham chiếu. Tuy nhiên không quan trọng liệu có sự tiếp xúc giữa các đối tượng tham chiếu hay không. [113, tr.60]

Hình 17 unter dưới bàn 41 Unter dem Tisch sitzt ein Hund Con chó ngồi dưới bàn 113 19

Hình 17: unter - dưới bàn

(41) Unter dem Tisch sitzt ein Hund. (Con chó ngồi dưới bàn.) [113]

Hình 18 unter dưới cốc 20

Hình 18: unter - dưới cốc

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 11/01/2024